Giáo án Toán 2 - Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu

Giáo án Toán 2 - Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết nhiều hơn, ít hơn

- Vận dụng GQVĐ liên quan: Tìm xem hai nhóm đối tượng nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu qua việc so sánh hai số hơn kém bao nhiêu đơn vị.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- 20 khối lập phương

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con

 

docx 4 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 3430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 2 - Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI: NHIỀU HƠN HAY ÍT HƠN BAO NHIÊU
 (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết nhiều hơn, ít hơn
- Vận dụng GQVĐ liên quan: Tìm xem hai nhóm đối tượng nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu qua việc so sánh hai số hơn kém bao nhiêu đơn vị.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 20 khối lập phương
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát tranh:
+ Bạn nào có nhiều kẹo hơn? Nhiều hơn bao nhiêu cái?
- GV đặt vấn đề: Có thể dùng đồ dùng học tập để thể hiện số kẹo của mỗi bạn. Từ đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài mới
B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Mục tiêu: HS nhận biết được nhiều hơn, ít hơn 
Cách tiến hành:
Bước 1: Giới thiệu nhiều hơn, ít hơn
- GV yêu cầu HS dùng kinh nghiệm của cuộc sống, chưa cần giải thích:
+ Sử dụng đồ dùng dạy học thể hiện số kẹo của bạn trai, bạn gái. Nhận biết số lớn, số bé, phần chênh lệch
+ Quan sát hình ảnh mô hình kẹo của hai bạn để nhận biết số kẹo chênh lệch của bạn trai và bạn gái
- GV dùng đồ dùng dạy học khái quát quan hệ nhiều hơn, ít hơn:
+ Số kẹo bạn trai là số bé (6).
+ Số kẹo bạn gái là số lớn (9).
+ Số kẹo bạn gái nhiều hơn bạn trai cũng chinh là số kẹo bạn trai ít hơn bạn gái (phần chênh lệch).
+ GV đặt câu hỏi: Nếu không có đồ dùng thay thế số kẹo, ta sẽ làm phép tính như thế nào để biết nhiều hơn hay ít hơn bao nhiều?
- GV chỉ vào từng thành phần của phép tính, cho HS nói.
Bước 2: Thực hành 
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi thực hiện các bài tập 1, 2
Bài 1: 
GV cho HS sử dụng đồ dùng học tập, mỗi nhóm lấy số khối lập phương tùy ý, miễn là đảm bảo yeu cầu của bài để thể hiện bạn trai có nhiều hơn bạn gái 2 kẹo
Bài 2:
- GV hướng dẫn mẫu, yêu cầu HS nhận biết việc cần làm
+ Quan sát hình ảnh.
Nêu số lớn, số bé và số chỉ phần chênh lệch.
+ Thực hiện phép tỉnh để tìm phần chênh lệch.
+ Dùng các từ nhiều hơn, ít hơn để kết luận.
- GV yêu cầu HS bắt cặp với bạn bên cạnh viết phép tính phần a), b) tương tự theo mẫu:
- HS quan sát tranh, lắng nghe câu hỏi của GV
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS sử dụng ĐDDH để thể hiện
+ HS quan sát ảnh nhận biết:
Bạn trai có ít hơn bạn gái 3 cái kẹo
Bạn gái có nhiều hơn bạn trai 3 cái kẹo
- HS lắng nghe GV
- HS viết ra bảng con: 9 – 6 = 3 (tìm phần chênh lệch)
- HS nói:
Ban gái có nhiều hơn bạn trai 3 cái kẹo.
Bạn trai có ít hơn bạn gái 3 cái kẹo.
- HS thực hiện theo nhóm đôi, lấy số khối lập phương để thể hiện
- HS quan sát mẫu, lắng nghe GV hướng dẫn, nhận biết việc cần làm
- HS thảo luận nhóm đôi viết các phép tính

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_2_nhieu_hon_hay_it_hon_bao_nhieu.docx