Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tiết 116 đến 120 - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tiết 116 đến 120 - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được 1 giờ có 60 phút.

- Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 và số 6.

- Cảm nhận mối liên hệ chặt chẽ giữa thời gian và cuộc sống, hình thành thói quen quý trọng thời gian.

- Phát triển các NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, mặt đồng hồ có thể quay được kim phút và kim giờ, phiếu bài tập, tranh tình huống như SGK

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, mỗi bàn học sinh mang đến một đồng hồ kim

 

docx 11 trang Hà Duy Kiên 4861
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tiết 116 đến 120 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Toán-Lớp 2Đ
Bài 68 : GIỜ - PHÚT (tiết 1) – Tiết 116
Ngày 28 tháng 02 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nhận biết được 1 giờ có 60 phút.
- Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 và số 6. 
- Cảm nhận mối liên hệ chặt chẽ giữa thời gian và cuộc sống, hình thành thói quen quý trọng thời gian.
- Phát triển các NL toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, mặt đồng hồ có thể quay được kim phút và kim giờ, phiếu bài tập, tranh tình huống như SGK
Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, mỗi bàn học sinh mang đến một đồng hồ kim
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
22’
1. Khởi động 
-Gv cho học sinh chia sẻ theo nhóm một số thông tin về một số hoạt động gắn với thời gian trong ngày của em. Nói cho nhau nghe đồng hồ giúp ích cho cuộc sống con người như thế nào, chẳng hạn đồng hồ cho chúng ta biết điều gì?( thời gian, đồng hồ nhắc em đi học đúng giờ,..)
- Gv cho học sinh nói cho bạn nghe các hoạt động diễn ra trong ngày, chẳng hạn: buổi sáng tớ thức dậy lúc 6 giờ,..
-Gv cho học sinh quan sát đồng hồ và thảo luận:
+Trên mặt đồng hồ có gì?
+Các chấm trên mặt đồng hồ có ý nghĩa gì?
-Cho học sinh đếm các vạch trên mặt đồng hồ để nhận biết có 12 vạch to. Giữa hai vạch to là các vạch nhỏ. Có tất cả 60 vạch.
-Gv nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.1.Hoạt động 1: Nhận biết 1 giờ = 60 phút
- GV cho HS quay kim một vòng (60 vạch) và quan sát kim giờ dịch chuyển một vạch to
-Gv chiếu slide miêu tả kim phút quay một vòng thì kim giờ dịch chuyển thêm một vạch to
-Gv nhận xét: 1 giờ = 60 phút
-Gv gọi học sinh nhắc lại
2.2.Hoạt động 2: Đọc giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6
-Gv yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác:
+Quay kim đồng hồ chỉ 9 giờ đúng; quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ
+Quay kim phút chỉ vào số 3; trả lời câu hỏi: kim phút đã chạy được bao nhiêu phút từ số 12 đến số 3?
-Gv giới thiệu cách đọc giờ: 9 giờ 15 phút
-GV quay kim đồng hồ ở vị trí 9 giờ 15 phút. Gv yêu cầu học sinh đọc và quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ 9 giờ 15 phút
-Gv và học sinh thực hiện tương tự với trường hợp kim phút chỉ vào số 6. Gv quay kim đồng hồ ở vị trí 9 giờ 30 phút. GV yêu cầu HS đọc và quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ 9 giừo 30 phút, Gv giới thiệu: “9 giờ 30 phút” hay còn gọi là 9 giờ rưỡi”
-Gv nhận xét, tuyên dương 
2.3.Hoạt động 3: Thực hành xem đồng hồ với một số đồng hồ khác có kim phút chỉ vào số 3, 6, 12
-Gv yêu cầu học sinh quay kim đồng hồ và đọc giờ chỉ trên đồng hồ với bạn
-Gv quan sát, giúp đỡ các bạn học sinh chậm
-Gv nhận xét, tuyên dương
3. Hoạt động thực hành, luyện tập 
*Bài 1: Gv mời 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
-Học sinh đặt câu hỏi và trả lời theo cặp/nhóm bàn: Mỗi đồng hồ chỉ mấy giờ?
-Gv mời đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp
-Gv đặt câu hỏi để HS chia sẻ cách xem đồng hồ trong mỗi trường hợp
-Gv nhận xét, tuyên dương
*Bài 2: Gv mời 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
a) Gv yêu cầu học sinh quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng giờ theo yêu cầu trong SGK, mỗi lần quay kim, đưa cho bạn xem, đọc giờ và cùng bạn kiểm tra xem cả hai đã quay đúng chưa, đã đọc đúng giờ chưa
b)Thực hiện tương tự như phần a: HS quay kim đồng hồ và giải thích cho bạn nghe, chẳng hạn: 13 giờ rưỡi là 1 giờ 30 phút chiều nên quay kim giờ chỉ vào số 1, kim phút chỉ vào số 6.
-Gv quan sát, giúp đỡ những Hs chậm
4. Hoạt động củng cố và nối tiếp: 
Hỏi: Hôm nay các em học bài gì?
-Các em áp dụng bài đã học vào cuộc sống như thế nào?
GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
-Học sinh chia sẻ trong nhóm
-Học sinh trao đổi với bạn các hoạt động diễn ra trong ngày
-Học sinh trả lời
-Học sinh thực hiện
-Học sinh thực hiện
-Học sinh quan sát
-Học sinh lắng nghe
-Học sinh nhắc lại
-Học sinh quay kim đồng hồ
-15 phút
-Học sinh nhắc lại cách đọc
-Học sinh thực hiện
-Học sinh thực hiện với sự hướng dẫn của giáo viên
-Học sinh thực hiện
-Học sinh nhận xét bạn
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh thực hiện theo nhóm/bàn
-Học sinh trình bày trước lớp
-Học sinh trả lời
- HS đọc yêu cầu
-Học sinh quay đồng hồ và chia sẻ với bạn
-Học sinh thực hiện quay kim đồng hồ và chia sẻ với bạn
HS nêu ý kiến 
HS lắng nghe
6’
2’
IV.Điều chỉnh sau bài dạy:
 ...
Toán-Lớp 2Đ
Bài 68 : GIỜ - PHÚT (tiết 2) – tiết 117
Ngày 01 tháng 3 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nhận biết được 1 giờ có 60 phút.
- Đọc được giờ trên đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 và số 6.	
- Cảm nhận mối liên hệ chặt chẽ giữa thời gian và cuộc sống, hình thành thói quen quý trọng thời gian.
- Phát triển các NL toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, mặt đồng hồ có thể quay được kim phút và kim giờ, phiếu bài tập, tranh tình huống như SGK
2.Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, mỗi bàn học sinh mang đến một đồng hồ kim
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
10’
15’
1. Khởi động 
-Gv cho học sinh chia sẻ theo nhóm một số thông tin về một số hoạt động gắn với thời gian trong ngày của em. Nói cho nhau nghe đồng hồ giúp ích cho cuộc sống con người như thế nào, chẳng hạn đồng hồ cho chúng ta biết điều gì?( thời gian, đồng hồ nhắc em đi học đúng giờ,..)
2. Hoạt động thực hành, luyện tập 
*Bài 3: Gv mời 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
-Gv yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác sau:
+Xem tranh, đọc các câu ghi giải thích bức tranh rồi chọn đồng hồ thích hợp
+Nói cho bạn nghe kết quả
-Gv khuyến khích Hs đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi theo cặp
-Gv nhận xét, tuyên dương
3. Hoạt động vận dụng
*Bài 4: Gv mời 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và nói cho bạn nghe về giờ mở cửa, đóng cửa của các địa điểm trong bức tranh
-Gv đặt thêm các câu hỏi để Hs liên hệ với hoạt động thực tiễn, chẳng hạn: Nếu Hà đến bể bơi trẻ em lúc 16:00 thì em có nhận xét gì?
-GV cho học sinh chia sẻ cho bạn nghe những thông tin về giờ đóng cửa, mở cửa của những địa điểm trong thực tế cuộc sống.
-Gv nhận xét, tuyên dương giúp học sinh chậm
4. Hoạt động củng cố và nối tiếp: 
Hỏi: Bài học hôm nay, các em đã học thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?
-Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
-Để xem đồng hồ chính xác, em nhắn bạn điều gì?
GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
Gv dặn học sinh chuẩn bị cho tiết học sau.
Học sinh chia sẻ trong nhóm 
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh thực hiện 
-Học sinh nói kết quả cho nhau
- HS đọc yêu cầu
-Học sinh đọc thông tin và chia sẻ với bạn
-Học sinh trả lời
-Học sinh chia sẻ thông tin
HS nêu ý kiến 
HS trả lời
-Học sinh lắng nghe
5’
IV.Điều chỉnh sau bài dạy:
 ...
Toán-Lớp 2Đ
Bài 69 : NGÀY - THÁNG (tiết 1) – tiết 118
Ngày 02 tháng 3 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, tháng.
- Biết đọc tên các ngày trong tháng.
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó trong tháng là thứ mấy trong tuần.
- Phát triển các NL toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, một số tờ lịch
2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Khởi động 
- Gv cho học sinh quan sát tranh khởi động và hỏi: Tranh vẽ gì?
-Cho học sinh quan sát tờ lịch tháng này, thảo luận nhóm và chia sẻ những thông tin biết được từ tờ lịch đó.
-Gv nhận xét, giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- Gv treo tờ lịch tháng Tư trong Sgk, giới thiệu: Đây là tờ lịch tháng Tư
- Gv hướng dẫn học sinh đọc các thông tin trên tờ lịch tháng tư:
+Tháng 4 có 30 ngày
+Ngày 13 tháng 4 là thứ tư
+Ngày 30 tháng 4 là thứ bảy
-Gv cho học sinh xem lịch: Hs lấy một tờ lịch tháng, thực hành đọc các thông tin của tờ lịch cho bạn nghe, chẳng hạn: Tháng 5 có 31 ngày, ngày 1 tháng 5 là chủ nhật
3. Hoạt động thực hành, luyện tập 
*Bài 1: Gv mời 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
- Cho học sinh quan sát tờ lịch tháng 10, chỉ và nói cho bạn nghe: Đây là tờ lịch tháng 10
-Cho học sinh đặt câu hỏi và trả lời theo cặp:
+Tháng 10 có mấy ngày?
+Ngày 20 tháng 10 là thứ mấy?
-Cho học sinh đọc và viết các ngày khoanh trên tờ lịch vào vở
-Gv nhận xét, tuyên dương
4. Hoạt động củng cố và nối tiếp: 
Hỏi: Hôm nay các em học bài gì?
-Các em áp dụng bài đã học vào cuộc sống như thế nào?
GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
-Học sinh trả lời
-Học sinh chia sẻ thông tin
-Học sinh quan sát
-Học sinh đọc thông tin dưới sự hướng dẫn của giáo viên
-Học sinh đọc thông tin trên tờ lịch cho bạn nghe
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh quan sát tờ lịch và đọc 
-Học sinh trao đổi trong nhóm
-30 ngày
-Là thứ năm
-Học sinh viết vào vở
HS nêu ý kiến 
HS lắng nghe
15’
10’
5’
IV.Điều chỉnh sau bài dạy:
 ...
Toán-Lớp 2Đ
Bài 69 : NGÀY - THÁNG (tiết 2) – Tiết 119
Ngày 03 tháng 3 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, tháng.
- Biết đọc tên các ngày trong tháng.
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó trong tháng là thứ mấy trong tuần.
- Phát triển các NL toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, một số tờ lịch
2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
15’
1. Khởi động 
- Gv cho học sinh quan sát tranh khởi động và hỏi: Tranh vẽ gì?
-Cho học sinh quan sát tờ lịch tháng này, thảo luận nhóm và chia sẻ những thông tin biết được từ tờ lịch đó.
-Gv nhận xét, giới thiệu bài
2. Hoạt động thực hành, luyện tập 
*Bài 2: Gv mời 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
-Cho học sinh đặt câu hỏi và trả lời theo cặp
-Cho đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp
-Gv đặt câu hỏi liên hệ với các sự kiện liên quan đến các ngày trong các tờ lịch trong bài
-Gv nhận xét, tuyên dương
*Bài 3: Gv mời 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
-Cho học sinh quan sát lịch dự báo thời tiết trong tháng 7 và thảo luận, trả lời câu hỏi
- Cho học sinh đặt thêm các câu hỏi về những thông tin có thể xem được từ tờ lịch đó
-Gv nhận xét, tuyên dương
3.Hoạt động vận dụng:
*Bài 4: Gv mời 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
-Gv yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác sau:
+Thực hành lấy một tờ lịch tháng rồi đánh dấu và ghi chú vào những ngày có sự kiện đặc biệt trong tờ lịch của em
+Chia sẻ với bạn những thông tin đặc biệt đó
-GV nhận xét, tuyên dương
4. Hoạt động củng cố và nối tiếp: 
Hỏi: Bài học hôm nay, các em đã học thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?
-Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
-Gv nhận xét, tuyên dương
-Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau
-Học sinh trả lời
-Học sinh chia sẻ thông tin
-Học sinh quan sát
- HS đọc yêu cầu
-Học sinh trao đổi trong nhóm
-Đại diện nhóm trình bày
-Học sinh trả lời
- HS đọc yêu cầu
-Học sinh quan sát, trả lời
-Học sinh đặt thêm câu hỏi cho bạn
- HS đọc yêu cầu
-Học sinh thực hiện
-Học sinh chia sẻ với bạn
HS nêu ý kiến 
HS lắng nghe
10’
5’
IV.Điều chỉnh sau bài dạy:
 ...
Toán-Lớp 2Đ
Bài 70 : LUYỆN TẬP CHUNG (tiết 1) – Tiết 120
Ngày 04 tháng 3 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Củng cố kĩ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, 6, 12. Củng cố kĩ năng xem lịch và xác định số ngày trong tháng, xác định một ngày nào đó trong tháng là thứ mấy trong tuần.
-Vận dụng kĩ năng xem đồng hồ, xem lịch vào giải quyết vấn đề trong cuộc sống
- Phát triển các NL toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, đồng hồ quay được kim giờ, kim phút, lịch tháng 
Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
22’
1. Khởi động 
-GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” theo nhóm hoặc cả lớp: Học sinh đọc một giờ rồi đố bạn đọc giờ đó theo cách khác. Chẳng hạn, HS đọc: 13 giờ còn gọi là mấy giờ, bạn trả lời: 13 giờ hay 1 giờ chiều.
-Gv cho học sinh chơi vài lượt, nhận xét, tuyên dương
2. Hoạt động thực hành, luyện tập 
*Bài 1: Gv mời 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
-Gv yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác sau:
+Đọc các câu mô tả tình huốngliên quan đế thời gian, quan sát đồng hồ rồi chọn đồng hồ thích hợp với mỗi câu
+Cho học sinh nói cho bạn nghe kết quả
-GV khuyến khích Hs đặt câu hỏi và trả lời theo cặp hoặc chia sẻ xem ở thời điểm đó trong ngày em làm những gì?
-Đại diện các nhóm trình bày
-Gv nhận xét, tuyên dương
*Bài 2: Gv mời 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
-Gv cho học sinh đọc thông tin trong SGK nói cho bạn nghe về giờ vào học và giờ mở cửa, đóng cửa ngân hàng
- Cho học sinh quan sát các đồng hồ chọn câu đúng, câu sai và giải thích tại sao
-Gv đặt thêm các câu hỏi để HS liên hệ với những thông tin về giờ đóng cửa, mở cửa của những địa điểm trong thực tế cuộc sống
-Gv nhận xét, tuyên dương, giúp đỡ học sinh chậm
*Bài 3: Gv mời 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
-Gv cho học sinh thực hiện theo cặp: HS quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng giờ theo yêu cầu trong SGK, mỗi lần quay kim, đưa cho bạn xem, đọc giờ và cùng bạn kiểm tra xem cả hai đã quay đúng chưa, đã đọc đúng giờ chưa.
-Gv cho đại diện các nhóm trình bày trước lớp
-GV nhận xét, tuyên dương, giúp đỡ học sinh chậm.
3. Hoạt động củng cố và nối tiếp: 
Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
HS lắng nghe luật chơi
HS chơi
HS lắng nghe
HS đọc yêu cầu bài
HS thực hiện thao tác dưới sự hướng dẫn của giáo viên
-Học sinh nói kết quả cho bạn nghe
-Học sinh thảo luận nhóm
-Đại diện các nhóm trình bày
HS đọc yêu cầu bài
-Học sinh đọc thông tin và nói cho bạn nghe
-Học sinh chọn đồng hồ và giải thích lí do
-Học sinh trả lời
HS đọc yêu cầu bài
-Học sinh thực hiện theo cặp 
-Đại diện nhóm trình bày
HS nêu ý kiến 
HS lắng nghe
3’
IV.Điều chỉnh sau bài dạy:
 ...

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_tiet_116_den_120_nam_hoc_2.docx