Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 20 - Năm học 2021-2022
BÀI 55: BẢNG NHÂN 2 (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng nhân 2 và thành lập Bảng nhân 2
- Vận dụng Bảng nhân 2 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực: Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học: NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học toán, NL giải quyết vấn đề khoa học, NL giao tiếp toán học.
b. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: thẻ giấy ghi số: 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20; 10 thẻ 2 chấm tròn; một số tình huống đơn giản dẫn tới phép nhân trong Bảng nhân 2
2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, bộ đồ dùng học Toán
Ngày tháng năm 2021 TRƯỜNG TIỂU HỌC Giáo viên: Lớp: 2 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Toán Tuần 20- Tiết 96 BÀI 55: BẢNG NHÂN 2 (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Kiến thức, kĩ năng: Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng nhân 2 và thành lập Bảng nhân 2 Vận dụng Bảng nhân 2 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn. Phát triển năng lực và phẩm chất: Năng lực: Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học: NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học toán, NL giải quyết vấn đề khoa học, NL giao tiếp toán học. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: thẻ giấy ghi số: 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20; 10 thẻ 2 chấm tròn; một số tình huống đơn giản dẫn tới phép nhân trong Bảng nhân 2 Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, bộ đồ dùng học Toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Tiết 1: Đếm theo trăm Thời gian Nội dung và mục tiêu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3ph 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới - Giáo viên kết hợp với ban học tập tổ chức chơi trò chơi Bắn tên - Nội dung chơi: học sinh thi đọc thuộc một số phép tính và kết quả của bảng nhân 2. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh. - HS tham gia chơi - HS lắng nghe 21ph 2. Luyện tập, thực hành Bài 2: Tính (theo mẫu) Mục tiêu: biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân số có kèm đơn vị đo với một số - Yêu cầu HS đọc yêu cầu ?. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? ?. Khi thực hiện phép tính có đơn vị đo cần lưu ý gì? - Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài - Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả - GV trợ giúp HS hạn chế - Gọi HS khác nhận xét - GV nhận xét chung - HS đọc yêu cầu ?. tính ?. Ghi kết quả kèm đơn vị đo - HS làm bài cá nhân – kiểm tra chéo trong cặp - HS chia sẻ 2kg x 6 = 12kg 2kg x 10 = 10kg 2cm x 8 = 16cm 2dm x 9 = 18dm 2l x 7 = 14l 2l x 5 = 10l - HS nhận xét - HS lắng nghe Bài 3a: Nêu phép nhân thích hợp vào mỗi tranh vẽ Mục tiêu: biết vận dụng Bảng nhân 2 để giải quyết một số tình huống - Yêu cầu HS tìm hiểu yêu cầu - Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi nêu tình huống và phép nhân phù hợp với từng bức tranh - Chia sẻ kết quả Trò chơi: Ai nhanh hơn - Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3, tổ chức cho 2 đội học sinh thi đua viết phép nhân thích hợp. Đội nào đúng mà xong trước sẽ thắng cuộc. - Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng. - Điền phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ - HS làm theo cặp đôi nói cho nhau nghe tình huống phù hợp với từng bức tranh *Mỗi chậu hoa có 2 bông hoa hồng, có 5 chậu hoa. Vậy 2 được lấy 5 lần. *Mỗi bạn có 2 chiếc vợt bóng bàn, có 3 bạn. Vậy 2 được lấy 3 lần - HS chia sẻ kết quả - Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo. - Học sinh lắng nghe. Bài 3b: Kể một tình huống có sử dụng phép nhân 2 x 4 trong thực tế Mục tiêu: biết vận dụng Bảng nhân 2 để giải quyết một số tình huống - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS suy nghĩ bài làm - Cho HS thảo luận cặp đôi - Chia sẻ trước lớp câu trả lời - GV đánh giá phần chia sẻ của HS - HS đọc đề suy nghĩ bài làm - Thảo luận cặp đôi - Báo cáo kết quả trước lớp - HS nhận xét - HS lắng nghe 10ph 3. Vận dụng Trò chơi: Kết bạn Mục tiêu: Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế - GV tổ chức hướng dẫn cho HS tham gia trò chơi - Giáo viên tổng kết trò chơi - Học sinh tham gia chơi: Kết thành vòng tròn HS: Kết mấy? Kết mấy? Quản trò: Kết 4. Kết 4 HS: tìm cách để kết thành nhóm 4 Quản trò: Mỗi người có 2 chân, 4 người có mấy chân? HS: Nếu phép nhân để tìm tất cả số chân - HS chơi nhiều lần - HS nêu thêm tình huống có phép nhân trong thực tế - Học sinh lắng nghe. 1ph 5. Củng cố - dặn dò Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài ?. Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? - GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS. - HS nêu ý kiến - HS lắng nghe - HS lắng nghe IV. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày tháng năm 2021 TRƯỜNG TIỂU HỌC Giáo viên: Lớp: 2 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Toán Tuần 20 –Tiết 97 BÀI 56: BẢNG CHIA 5 ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU: Kiến thức, kĩ năng: Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng nhân 5 và thành lập Bảng nhân 5 Vận dụng Bảng nhân 5 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn. Phát triển năng lực và phẩm chất: Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học: NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học toán, NL giải quyết vấn đề khoa học, NL giao tiếp toán học. Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: thẻ giấy ghi số: 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45; 10 thẻ 5 chấm tròn; một số tình huống đơn giản dẫn tới phép nhân trong Bảng nhân 5 Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, bộ đồ dùng học Toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Tiết 1: Hình thành bảng nhân 5 Thời gian Nội dung và mục tiêu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 6ph 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và ôn lại Bảng nhân 2; kết nối bài mới - Giáo viên kết hợp với bạn học tập tổ chức chơi trò chơi Truyền bóng - Nội dung chơi: học sinh thi đọc thuộc một số phép tính và kết quả của bảng nhân 2. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh. - HS tham gia chơi - HS lắng nghe *Giới thiệu bài mới - Yêu cầu quan sát tranh trong SGK: nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh - Yêu cầu chia sẻ - GV đặt câu hỏi để HS nêu phép nhân - GV nhận xét - GV kết nối với nội dung bài mới và ghi tên bài lên bảng - HS quan sát và trao đổi nhóm đôi: mỗi hàng có 5 bạn đang tập thể dục, 3 hàng có 15 bạn - HS chia sẻ - HS trả lời: 5 được lấy 3 lần. Ta có phép nhân 5 x 3 = 15 - HS lắng nghe - HS mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 19ph 2. Hình thành kiến thức Thành lập bảng nhân 5 *Mục tiêu: lập bảng nhân 5 *GV cho HS trải nghiệm trên vật thật - Cho học sinh lấy 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bàn. - Gắn 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bảng và hỏi: ?. Có mấy chấm tròn? ?. Năm chấm tròn được lấy mấy lần? - 5 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 5 x 1 = 5 (ghi lên bảng phép nhân này). - Hướng dẫn học sinh lập các phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần học sinh lập được phép tính mới giáo viên ghi phép tính này lên bảng để có bảng nhân 5. - Chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 5. các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 5, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3,..., 10. - Học sinh đọc bảng nhân 5 vừa lập được *HS trải nghiệm trên vật thật - Quan sát hoạt động của giáo viên - Học sinh trả lời: ?. Có 5 chấm tròn ?. Năm chấm tròn được lấy 1 lần. - Học sinh đọc phép nhân: 5 nhân 1 bằng 5. - Lập các phép tính 5 nhân với 3, 4, 5, 6,..., 10 theo hướng dẫn của giáo viên. - Nghe giảng. - Cả lớp nói tiếp nhau đọc bảng nhân 5 lần Nhớ bảng nhân 5 + Thi đọc Bảng nhân 5 - Sau đó cho học sinh thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này. - Xoá dần bảng cho học sinh học thuộc lòng. - Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bảng nhân 5. - Tự học thuộc lòng bảng nhân 5. - Đọc bảng nhân. - Thi đọc thuộc bảng nhân 5 5ph 3. Thực hành, luyện tập Bài 1: Tính nhẩm *Mục tiêu: nhớ được bảng nhân 5 - Yêu cầu HS xác định yêu cầu bài tập - TBHT điều hành hoạt động chia sẻ - Mời các đại diện nhóm nối tiếp báo cáo kết quả. - Nhận xét bài làm học sinh. - HS thực hiện nghiêm túc YC - HS chia sẻ, tương tác cùng bạn. Kiểm tra chéo trong cặp. - Học sinh nối tiếp nêu kết quả. - HS lắng nghe 4ph 4. Vận dụng Trò chơi: Xì điện *Mục tiêu: học thuộc bảng nhân 5 - GV tổ chức hướng dẫn cho HS tham gia trò chơi. - HS tham gia chơi 1ph 5. Củng cố - dặn dò Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài ?. Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? - GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS. - HS nêu ý kiến - HS lắng nghe - HS lắng nghe IV. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày tháng năm 2021 TRƯỜNG TIỂU HỌC Giáo viên: Lớp: 2 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Toán Tuần 20 – Tiết 98 BÀI 56: BẢNG CHIA 5 ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Kiến thức, kĩ năng: Tìm được kết quả các phép tính trong Bảng nhân 5 và thành lập Bảng nhân 5 Vận dụng Bảng nhân 5 để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn. Phát triển năng lực và phẩm chất: Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học: NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học toán, NL giải quyết vấn đề khoa học, NL giao tiếp toán học. Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: thẻ giấy ghi số: 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45; 10 thẻ 5 chấm tròn; một số tình huống đơn giản dẫn tới phép nhân trong Bảng nhân 5 Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, bộ đồ dùng học Toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Tiết 2: Bài tập Thời gian Nội dung và mục tiêu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3ph 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới - Giáo viên kết hợp với bạn học tập tổ chức chơi trò chơi Bắn tên - Nội dung chơi: học sinh thi đọc thuộc một số phép tính và kết quả của bảng nhân 5. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh. - HS tham gia chơi - HS lắng nghe 21ph 2. Luyện tập, thực hành Bài 2: Tính Mục tiêu: biết vận dụng bảng nhân 5 để thực hiện phép tính nhân số có kèm đơn vị đo với một số - Yêu cầu HS đọc yêu cầu ?. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? ?. Khi thực hiện phép tính có đơn vị đo cần lưu ý gì? - Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài - Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả - Gọi HS khác nhận xét - GV nhận xét chung - HS đọc yêu cầu ?. tính ?. Ghi kết quả kèm đơn vị đo - HS làm bài cá nhân – kiểm tra chéo trong cặp - HS chia sẻ 5kg x 2 = 10kg 5kg x 4 = 20kg 5cm x 8 = 40cm 5dm x 9 = 45dm 5l x 7 = 35l 5l x 5 = 25l - HS nhận xét - HS lắng nghe Bài 3a: Nêu phép nhân thích hợp vào mỗi tranh vẽ Mục tiêu: biết vận dụng Bảng nhân 2 để giải quyết một số tình huống - Yêu cầu HS tìm hiểu yêu cầu - Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi nêu tình huống và phép nhân phù hợp với từng bức tranh - Chia sẻ kết quả Trò chơi: Ai nhanh hơn - Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3, tổ chức cho 2 đội học sinh thi đua viết phép nhân thích hợp. Đội nào đúng mà xong trước sẽ thắng cuộc. - Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng. - Điền phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ - HS làm theo cặp đôi nói cho nhau nghe tình huống phù hợp với từng bức tranh *Mỗi bể cá có 5 con cá, có 3 bình cá. Vậy 5 được lấy 5 lần. Ta có phép nhân: 5 x 3 = 15. Vậy có tất cả 15 con cá *Mỗi thuyền có 5 người, có 4 thuyền. Vậy 5 được lấy 4 lần. Ta có phép nhân: 5 x 4 = 20. Vậy có tất cả 20 người. - HS chia sẻ kết quả - Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo. - Học sinh lắng nghe. Bài 3b: Kể một tình huống có sử dụng phép nhân 5 x 3 trong thực tế Mục tiêu: biết vận dụng Bảng nhân 2 để giải quyết một số tình huống - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS suy nghĩ bài làm - Cho HS thảo luận cặp đôi - Chia sẻ trước lớp câu trả lời - GV đánh giá phần chia sẻ của HS - HS đọc đề suy nghĩ bài làm - Thảo luận cặp đôi - Báo cáo kết quả trước lớp - HS nhận xét - HS lắng nghe 10ph 3. Vận dụng Bài 4a: Hãy đếm thêm 5 *Mục tiêu:biết đếm thêm 5 ?. Bài toán yêu cầu làm gì? ?. Số đầu tiên trong dãy số này là số mấy? ?. Trong dãy số này, mỗi số đứng sau hơn số trước nó mấy đơn vị? - Cho HS nối tiếp báo cáo kết quả. - Nhận xét bài làm của HS ?. Đếm thêm 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống ?. Số đầu tiên trong dãy số này là số 5 ?. Mỗi số đứng sau hơn mỗi số đứng ngay trước nó 5 đơn vị. - HS chia sẻ kết quả - HS lắng nghe Bài 4b: Xếp các chấm tròn thích hợp với phép nhân 5 x5; 5 x 7 Mục tiêu: Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS suy nghĩ bài làm - Cho HS thảo luận nhóm 4 - Chia sẻ trước lớp câu trả lời - GV đánh giá phần chia sẻ của HS Trò chơi: Đố bạn - GV tổ chức cho HS tham gia chơi: nêu phép nhân và đố bạn xếp chấm tròn thích hợp - GV nhận xét, tuyên dương - HS đọc đề suy nghĩ bài làm - Thảo luận nhóm 4 - Báo cáo kết quả trước lớp - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe 1ph 5. Củng cố - dặn dò Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài ?. Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? - GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS. - HS nêu ý kiến - HS lắng nghe - HS lắng nghe IV. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày tháng năm 2021 TRƯỜNG TIỂU HỌC Giáo viên: Lớp: 2 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Toán Tuần 20 –Tiết 99 BÀI 57: LÀM QUEN VỚI PHÉP CHIA – DẤU CHIA I. MỤC TIÊU: Kiến thức, kĩ năng: Làm quen với phép chia qua các tình huống “chia đều” trong thực tiễn, nhận biết cách sử dụng dấu “chia”. Nhận biết ý nghĩa của phép chia trong một số tình huống gắn với thực tiễn. Phát triển năng lực và phẩm chất: Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học: NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học toán, NL giải quyết vấn đề khoa học, NL giao tiếp toán học. Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: 10 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán; một số tình huống đơn giản dẫn tới phép chia Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, bộ đồ dùng học Toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Tiết 1: Hình thành bảng nhân 5 Thời gian Nội dung và mục tiêu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 6ph 1. Khởi động *Mục tiêu: hiểu “chia đều”, bước đầu làm quen với thao tác thực hiện phép chia a. Nói với bạn - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi: ?. Em đã bao giờ nghe từ “chia đều” chưa? ?. Em hiểu “chia đều” là thế nào? - TBHT điều khiển cho các nhóm chia sẻ câu trả lời và nhận xét. - Giáo viên nhận xét. - HS trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi. - HS chia sẻ câu trả lời, nhận xét. - HS lắng nghe b. Thực hiện thao tác “chia đều” dưới sự hướng dẫn của GV - GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi: lấy ra 6 hình tròn, chia đều cho 2 bạn - Trả lời câu hỏi: ?. Mỗi bạn được mấy hình tròn? - GV nhận xét, kết nối với nội dung bài mới và ghi tên bài lên bảng. - HS thực hiện lần lượt thao tác: đưa cho bạn 1 hình tròn, đưa cho mình 1 hình tròn. Cứ như vậy cho đến khi hết số hình tròn. ?. Mỗi bạn được 3 hình tròn. - HS lắng nghe, lấy SGK và ghi tên bài học. 12ph 2. Hình thành kiến thức 1. Nhận biết phép chia, dấu chia *Mục tiêu: Làm quen với phép chia qua các tình huống “chia đều” trong thực tiễn, nhận biết cách sử dụng dấu “chia”. - GV thực hiện thao tác trực quan *6 hình tròn chia đều cho 2 bạn *Mỗi bạn được 3 hình tròn *Ta có phép chia 6 : 2 = 3 *Đọc là: Sáu chia hai bằng ba - GV giới thiệu dấu chia, yêu cầu HS lấy dấu chia trong bộ đồ dùng - Yêu cầu đọc dấu chia - HS quan sát, lắng nghe - HS quan sát, lấy dấu chia và giới thiệu với bạn. - HS đọc dấu chia. 2. Tình huống khác *Mục tiêu: Làm quen với phép chia qua các tình huống “chia đều” trong thực tiễn, nhận biết cách sử dụng dấu “chia”. - GV đưa tình huống và yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 4 làm trên bộ đồ dùng. - Tình huống: 8 hình tròn chia đều cho 4 bạn. ?. Mỗi bạn được mấy hình tròn? ?. Ta có phép chia nào? - Yêu cầu chia sẻ - GV nhận xét, tuyên dương - HS lắng nghe yêu cầu - HS thực hiện lần lượt các thao tác. Chia lần lượt cho mỗi bạn 1 hình tròn đến khi hết. ?. Mỗi bạn có 2 hình tròn. ?. Phép chia 8 : 2 = 4 - HS chia sẻ, nhận xét - HS lắng nghe 12ph 3. Thực hành, luyện tập Bài 1: Thực hiện hoạt động sau rồi nêu phép chia tương ứng *Mục tiêu: đưa ra được phép chia thích hợp với tình huống - Yêu cầu HS tìm hiểu yêu cầu bài - Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi thực hiện thao tác và nêu phép nhân phù hợp. - Chia sẻ kết quả Trò chơi: Ai nhanh hơn - Giáo viên treo bảng gài, tổ chức cho 2 đội thi đua gài phép chia thích hợp. Đội nào đúng mà xong trước sẽ thắng cuộc. - Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng. - Thực hiện hoạt động rồi nêu phép chia tương ứng. - HS làm theo cặp đôi và trao đổi với nhau. *Chia đều 8 hình tròn cho 2 bạn. Mỗi bạn được 4 hình tròn. Ta có phép chia 8 : 2 = 4. *Chia đều 6 hình tròn cho 3 bạn. Mỗi bạn được 2 hình tròn. Ta có phép chia 6 : 3 = 2 - HS chia sẻ kết quả - HS tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo. - HS lắng nghe. Bài 2: Xem tranh rồi nói phép chia thích hợp (theo mẫu) *Mục tiêu: đưa ra được phép chia thích hợp với tình huống - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS quan sát mẫu, một nhóm đọc mẫu - Yêu cầu HS suy nghĩ bài làm - Cho HS thảo luận cặp đôi - Chia sẻ trước lớp câu trả lời - GV đánh giá phần chia sẻ của HS - HS đọc đề - HS quan sát và đọc - HS suy nghĩ bài làm - Thảo luận cặp đôi a. Có 9 quả dâu tây, chia đều vào 3 đĩa. Mỗi đĩa có 3 quả dâu tây. Ta có phép chia: 9 : 3 = 3 b. Có 8 củ cà rốt, chia đều cho 4 bạn Thỏ. Mỗi bạn Thỏ được 2 củ cà rốt. Ta có phép chia: 8 : 4 = 2 - HS chia sẻ kết quả thảo luận, nhận xét. - HS lắng nghe Bài 3: Chọn phép chia thích hợp với mỗi tranh vẽ *Mục tiêu: đưa ra được phép chia thích hợp với tình huống - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS suy nghĩ bài làm - Cho HS thảo luận cặp đôi - Chia sẻ trước lớp câu trả lời Trò chơi: Khắc nhập, khắc nhập - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi: dán tranh và phép tính lên bảng. Chia lớp thành 2 đội chơi, tiếp sức chạy lên gắn phép tính phù hợp với tranh vẽ. - GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng. - HS đọc yêu cầu - HS suy nghĩ cách làm bài - HS thảo luận cặp đôi *15 củ cải trắng bó đều thành 3 bó, mỗi bó có 5 củ cải. Ta có phép chia: 15 : 3 = 5 *12 chiếc bánh xếp đều vào 2 đĩa, mỗi đĩa có 6 chiếc bánh. Ta có phép chia: 12 : 2 = 6 - HS chia sẻ - HS tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo. - HS lắng nghe 4ph 4. Vận dụng Tình huống - GV đưa tình huống, yêu cầu cầu HS thảo luận nhóm đôi. *Có 6 quyển vở xếp đều vào 2 ngăn, mỗi ngăn có 3 quyển vở. Ta có phép chia nào? - Yêu cầu HS đưa thêm tình huống - GV đánh giá - HS lắng nghe, thảo luận nhóm đưa câu trả lời. *Ta có phép chia: 6 : 2 = 3 - HS thực hiện theo nhóm đôi, đưa tình huống, và chia sẻ trước lớp, nhận xét. 1ph 5. Củng cố - dặn dò Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài ?. Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? - GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS. - HS nêu ý kiến - HS lắng nghe - HS lắng nghe IV. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày tháng năm 2021 TRƯỜNG TIỂU HỌC Giáo viên: Lớp: 2 KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Toán Tuần 20- Tiết 100 BÀI 58: PHÉP CHIA I. MỤC TIÊU: Kiến thức, kĩ năng: Nhận biết ý nghĩa của phép chia trong một số tình huống gắn với thực tiễn. Phát triển năng lực và phẩm chất: Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học: NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học toán, NL giải quyết vấn đề khoa học, NL giao tiếp toán học. Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: 10 hình vuông trong bộ đồ dùng học Toán; một số tình huống đơn giản dẫn tới phép chia Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, bộ đồ dùng học Toán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Thời gian Nội dung và mục tiêu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 6ph 1. Khởi động *Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới - GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi: lấy ra 8 hình tròn, chia đều cho 4 bạn - Trả lời câu hỏi: ?. Mỗi bạn được mấy hình tròn? - GV nhận xét - HS thực hiện lần lượt thao tác: đưa cho bạn 1 hình tròn, đưa cho mình 1 hình tròn. Cứ như vậy cho đến khi hết số hình tròn. ?. Mỗi bạn được 2 hình tròn. - HS lắng nghe - GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi: lấy ra 6 hình tròn, chia đều cho 2 bạn - Trả lời câu hỏi: ?. Mỗi bạn được mấy hình tròn? - GV nhận xét, kết nối với nội dung bài mới và ghi tên bài lên bảng. - HS thực hiện lần lượt thao tác: đưa cho bạn 1 hình tròn, đưa cho mình 1 hình tròn. Cứ như vậy cho đến khi hết số hình tròn. ?. Mỗi bạn được 3 hình tròn. - HS lắng nghe, lấy SGK và ghi tên bài học. 10ph 2. Hình thành kiến thức 1. Nhận biết phép chia, dấu chia *Mục tiêu:nhận biết ý nghĩa của phép chia trong một số tình huống gắn với thực tiễn. - GV thực hiện thao tác trực quan *8 hình vuông chia đều cho 4 bạn *Mỗi bạn được 2 hình tròn *Ta có phép chia 8 : 4 = 2 *Đọc là: Tám chia bốn bằng hai - GV giới thiệu dấu chia, yêu cầu HS lấy dấu chia trong bộ đồ dùng - Yêu cầu đọc dấu chia - HS quan sát, lắng nghe - HS quan sát, lấy dấu chia và giới thiệu với bạn. - HS đọc dấu chia. 2. Tình huống khác *Mục tiêu:nhận biết ý nghĩa của phép chia trong một số tình huống gắn với thực tiễn. - GV đưa tình huống và yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi làm trên bộ đồ dùng. - Tình huống: 6 hình tròn chia đều cho 2 bạn. ?. Mỗi bạn được mấy hình tròn? ?. Ta có phép chia nào? - Yêu cầu chia sẻ - GV nhận xét, tuyên dương - HS lắng nghe yêu cầu - HS thực hiện lần lượt các thao tác. Chia lần lượt cho mỗi bạn 1 hình tròn đến khi hết. ?. Mỗi bạn có 3 hình tròn. ?. Phép chia 6 : 2 = 3 - HS chia sẻ, nhận xét - HS lắng nghe 18ph 3. Thực hành, luyện tập Bài 1: Thực hiện hoạt động sau rồi nêu phép chia tương ứng *Mục tiêu: đưa ra được phép chia thích hợp với tình huống - Yêu cầu HS tìm hiểu yêu cầu bài - Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi thực hiện thao tác và nêu phép nhân phù hợp. - Chia sẻ kết quả Trò chơi: Ai nhanh hơn - Giáo viên treo bảng gài, tổ chức cho 2 đội thi đua gài phép chia thích hợp. Đội nào đúng mà xong trước sẽ thắng cuộc. - Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng. - Thực hiện hoạt động rồi nêu phép chia tương ứng. - HS làm theo cặp đôi và trao đổi với nhau. *Chia đều 10 hình vuông cho 5 bạn. Mỗi bạn được 2 hình vuông. Ta có phép chia 10 : 5 = 2. *Chia đều 12 hình vuông cho 3 bạn. Mỗi bạn được 4 hình vuông. Ta có phép chia 12 : 3 = 4 - HS chia sẻ kết quả - HS tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo. - HS lắng nghe. Bài 2: Xem tranh rồi nói phép chia thích hợp (theo mẫu) *Mục tiêu: đưa ra được phép chia thích hợp với tình huống - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS quan sát mẫu, một nhóm đọc mẫu - Yêu cầu HS suy nghĩ bài làm - Cho HS thảo luận cặp đôi - Chia sẻ trước lớp câu trả lời - GV đánh giá phần chia sẻ của HS - HS đọc đề - HS quan sát và đọc - HS suy nghĩ bài làm - Thảo luận cặp đôi *Có 9 cây con, xếp vào mỗi giỏ 3 cây. Xếp được 3 giỏ Ta có phép chia 9 : 3 = 3 - HS chia sẻ kết quả thảo luận, nhận xét. - HS lắng nghe 6ph 4. Vận dụng Bài 3: Xem tranh rồi nêu tình huống có phép chia *Mục tiêu: đưa ra được phép chia thích hợp với tình huống - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS suy nghĩ bài làm - Cho HS thảo luận nhóm 4 - Chia sẻ trước lớp câu trả lời - GV nhận xét - HS đọc yêu cầu - HS suy nghĩ cách làm bài - HS thảo luận cặp đôi - HS chia sẻ - HS lắng nghe 1ph 5. Củng cố - dặn dò Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài ?. Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? - GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS. - HS nêu ý kiến - HS lắng nghe - HS lắng nghe IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_20_nam_hoc_2021_2022.docx