Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 30: Đựng nhiều nước, đựng ít nước
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: Bước đầu hình thành biểu tượng về dung tích qua việc so sánh để nhận biết đựng nhiều hơn, ít hay bằng nhau giữa hai đồ chứa chất lỏng.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Biết cách so sánh dung tích các vật chứa.
1.2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động học tập.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
2. Phẩm chất:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
GV: Giáo án điện tử, một số vật dụng chứa chất lỏng.
HS: SGK.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TOÁN – LỚP 2 CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ QUA 10 TRONG PHẠM VI 20 TUẦN: 10 BÀI 30 : ĐỰNG NHIỀU NƯỚC, ĐỰNG ÍT NƯỚC ( Sách Chân trời sáng tạo tập 1 – SGK trang 75 ) MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: - Tư duy và lập luận toán học: Bước đầu hình thành biểu tượng về dung tích qua việc so sánh để nhận biết đựng nhiều hơn, ít hay bằng nhau giữa hai đồ chứa chất lỏng. - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Biết cách so sánh dung tích các vật chứa. 1.2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động học tập. - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. Phẩm chất: - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ. Tích hợp: Toán học và cuộc sống. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC: GV: Giáo án điện tử, một số vật dụng chứa chất lỏng. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút): * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. Ôn lại các hình đã học. * Phương pháp: Trò chơi. * Hình thức: Cả lớp - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Chuyền banh” để ôn lại các phép tính cộng trừ cơ bản đã học. - HS tiến hành chơi nhạc ngừng đến HS nào HS đó trả lời nhanh câu hỏi. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu về đựng nhiều hơn, đựng ít hơn, đựng bằng nhau (15 phút) * Mục tiêu: HS biết về đựng nhiều hơn, đựng ít hơn, đựng bằng nhau * Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận *Hình thức: Cá nhân, nhóm. a. Tạo tình huống về sức chứa: - GV cho HS quan sát 2 chai rỗng không có nước (chọn 2 chai nước gây nhiễu tranh luận) yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Chai nào đựng nhiều nước hơn? - GV đặt vấn đề cho HS giải quyết: Làm sao để biết chính xác chai nào đựng được nhiều nước hơn? Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 đưa ra câu trả lời. - Yêu cầu các nhóm trình bày. - GV thực hành hướng dẫn HS theo cách SGK. + Lấy nước đổ đầy vào một trong 2 chai. ( đánh thứ tự A-B trên chai) + Sau đó, đổ chai nước đầy vào chai còn lại. + HS dự đoán điều gì xảy ra? b. Làm quen các thuật ngữ: - GV giới thiệu các bình đựng nước. - Yêu cầu HS quan sát và trả lời về sức chứa các bình. - GV nhận xét, kết luận. - HS quan sát, trả lời. - HS thảo luận nhóm 4 đưa ra câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày câu trả lời. - HS quan sát, tiến hành dự đoán. - HS kết luận. - HS lắng nghe. - HS nêu: +Bình A đựng ít hơn bình B +Bình B đựng nhiều hơn bình A +Bình A và bình C đựng bằng nhau 3. Hoạt động 3: Thực hành (10 phút) * Mục tiêu: HS thực hành quan sát biết so sánh dung tích các vật chứa * Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận *Hình thức: Cá nhân, nhóm. Bài 1: - GV nêu tình huống để HS quan sát 2 chai đựng đầy nước (GV lưu ý: Chọn cái chai khác nhau để HS gây tranh cãi về sức chứa) và 1 số ly cùng loại (không có nước). Phát cho các nhóm các chai và li giống nhau. - Yêu cầu HS GQVĐ thảo luận theo nhóm 4: Chai nào đựng nhiều nước hơn? - GV quan sát HS học sinh thảo luận và thực hành. - Yêu cầu 1 nhóm lên thực hành trên mẫu ở bàn GV. Các nhóm còn lại quan sát- nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, chốt. - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm 4. - Các nhóm thực hành đổ nước ở mỗi chai ra các ly, quan sát ghi nhận. - Nhóm đại diện đổ nước ở mỗi chai ra các ly,chai nào đổ ra được nhiều ly hơn thì chai đó đụng nhiều nước hơn. - HS lắng nghe. 4. Hoạt động 4: Củng cố (5 phút) - GV chốt kiến thức. - GV nhận xét tiết học. - Nhắc nhở HS về nhà thực hiện “hoạt động thực tế”: Cùng người thân tìm hiểu xem đồ vật nào đựng được nhiều nước hơn. Và chia sẻ lại ở lớp vào tiếp học tiếp theo nhé! - HS lắng nghe.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_30_dung_nhieu.docx