Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 59: Giờ, phút, xem đồng hồ (Tiết 3)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 59: Giờ, phút, xem đồng hồ (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.

- Biết thời điểm, khoảng thời gian.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.

2. Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.

Phẩm chất: chăm chỉ (quý trọng thời gian), trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Mô hình đồng hồ 2 kim và đồng hồ điện tử.

- HS: Mô hình đồng hồ.

 

docx 3 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 8300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 59: Giờ, phút, xem đồng hồ (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH DẠY HỌC
 MÔN: TOÁN – LỚP 2
TUẦN: 22	
BÀI 59: GIỜ, PHÚT, XEM ĐỒNG HỒ (TIẾT 3)
(Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 29, 30)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
- Biết thời điểm, khoảng thời gian.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.
2. Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
Phẩm chất: chăm chỉ (quý trọng thời gian), trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Mô hình đồng hồ 2 kim và đồng hồ điện tử.
- HS: Mô hình đồng hồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút):
* Mục tiêu: 
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Bạn ơi, tôi mấy giờ? 
+ Nội dung chơi: Quay kim đồng hồ để học sinh xem đồng hồ.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
* Kết luận giới thiệu bài: Giờ, phút, xem đồng hồ.
2. Hoạt động 2: Luyện tập (22 phút)
* Mục tiêu: 
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
- Biết thời điểm, khoảng thời gian.
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày. 
* Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, thảo luận.
* Hình thức: Thảo luận nhóm. 
* Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Chia nhóm cho HS thảo luận.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Khi sửa bài, GV giúp HS, khi các nhóm trả lời sai.
Ví dụ: a) Mỗi ngày em ngủ khoảng 9 phút.
Chỉ tính giấc ngủ buổi đêm:
- Em ngủ lúc mấy giờ? 
- Em thức dậy lúc mấy giờ? 
Xoay 1 ô hình đồng hồ hoặc dùng tia số để học. 
- 7 giờ 8 giờ 9 giờ 10 giờ 11 giờ 12 giờ 1 giờ 2 giờ 3giờ 4 giờ 5 giờ 6 giờ 7 giờ. 
- Cũng có thể giúp HS nhận biết khoảng thời gian 9 phút.
-Từ lúc các em làm bài Luyện tập 3 đến bây giờ là khoảng 9 phút.
- Có phải một ngày em chỉ ngủ 9 phút?
* Mở rộng: ích lợi của việc ngủ đủ thời gian.
* Bài 5: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- YC học sinh phải nhận biết được các thời điểm trong hoạt động “Đến trường học”. Các thời điểm diễn ra hoạt động đó: “7 giờ” và “7 giờ 15 phút”. So sánh các thời điểm nêu trên để trả lời câu hỏi của bài toán.
- Các bạn đến trường đúng giờ, sớm hay muộn giờ?
* GV giải thích:
Hẹn 7 giờ, có mặt lúc 7 giờ là đúng giờ.
Hẹn 7 giờ, có mặt trước 7 giờ là sớm giờ.
Hẹn 7 giờ, có mặt sau 7 giờ là trễ giờ.
- Yêu cầu HS giải thích Vì sao em biết các bạn ở tranh 1 đến trường sớm giờ? Sớm bao nhiêu phút.
- GV giúp HS nói về ích lợi của việc có mặt đúng giờ và nhắc nhở HS tạo thói quen có mặt đúng giờ.
- Nhận xét sửa bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố (5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức mới học.
* Phương pháp: Thảo luận nhóm.
* Vui học:	•
- Khi sửa bài, GV chấp nhận các cách giải thích khác nhau:
*Chẳng hạn:
- Tổng độ dài dài đoạn thẳng CD và EB bằng độ dài đoạn thẳng АН.
- Tổng độ dài đoạn thẳng AC và DE bằng độ dài đoạn thẳng HB.
- Vậy hai quãng đường màu đỏ và xanh dài bằng nhau.
* Đất nước em:
- GV giới thiệu để đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội, thường người ta đi bằng xe ô tô, tàu hoả (khoảng hơn 1 ngày), đi bằng máy bay (chỉ mất 2 giờ do máy bay bay rất nhanh và không ngừng dọc đường).
- GV giới thiệu đôi nét về Phú Quốc.
- HS tìm vị trí Thủ đô Hà Nội và đảo Phú Quốc trên bản đồ.
- Học sinh tham gia chơi nêu giờ trên đồng hồ.
- HS thảo luận nhóm 4 tìm hiểu bài, thảo luận và thực hiện.
- Lắng nghe
- Các nhóm trình bày, các nhóm khác phản biện.
- 9 giờ tối.
- 6 giờ sáng
- Nghe
+ Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả.
*Dự kiến KQ chia sẻ:
- Các bạn đến trường sớm hơn.
- Các bạn đến trường muộn giờ.
- Các bạn đến trường đúng giờ.
- Các bạn ở tranh 1 đến trường sớm giờ. Sớm 30 phút.
- Các bạn ở tranh 2 đến trường muộn giờ. muộn 15 phút.
- Các bạn ở tranh 3 đến trường đúng giờ. 
- Nhóm bốn HS tìm hiểu, nhận biệt hai đường đi màu đỏ và xanh, so sánh độ đài hai quãng đường.
- HS nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_59_gio_phut_x.docx