Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 85: Ôn tập phép cộng và phép trừ (Tiết 3)
I. Mục tiêu
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
- Giao tiếp toán học: Ồn tập về số và phép tính
- Tư duy và lập luận toán học: Tính nhẩm. Thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 1000. Vận dụng mối liên hệ cộng, trừ để tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ.
1.2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động học.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
- Vận dụng mối liên hệ cộng, trừ để tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ. Giải toán và dựa vào tóm tắt để giải bài toán.
2. Phẩm chất:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên:
- Sách Toán lớp 2 tập 2; bộ thiết bị dạy toán; hình vẽ, bản đồ Đất nước em
2. Học sinh:
- Sách học sinh tập 2, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con;
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TOÁN CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP CUỐI NĂM TUẦN 34 – BÀI 85: ÔN TẬP PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (3 tiết) TIẾT 3 I. Mục tiêu 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù: - Giao tiếp toán học: Ồn tập về số và phép tính - Tư duy và lập luận toán học: Tính nhẩm. Thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 1000. Vận dụng mối liên hệ cộng, trừ để tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ. 1.2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động học. - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. - Vận dụng mối liên hệ cộng, trừ để tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ. Giải toán và dựa vào tóm tắt để giải bài toán. 2. Phẩm chất: - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ. 3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: - Sách Toán lớp 2 tập 2; bộ thiết bị dạy toán; hình vẽ, bản đồ Đất nước em 2. Học sinh: - Sách học sinh tập 2, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con; III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: TIẾT 3 Hoạt động giáo viên Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) *Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. *Phương pháp: Trò chơi. *Hình thức: Cá nhân - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh hơn. + GV ghi lên bảng bài giải toán dạng trắc nghiệm. HS giơ thẻ A, B, C chọn đáp án đúng sau hiệu lệnh của GV + Vì sao em chọn? - Nhận xét, tuyên dương. → Giới thiệu bài học mới: Ôn tập phép cộng và phép trừ (tt) - HS tham gia chơi. + Lớp giơ thẻ chọn kết quả đúng. + Giải thích 2. Hoạt động 2: Luyện tập (30 phút) *Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức về số và phép tính, thực hiện tính cộng trừ các số trong phạm vi 1000 *Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, luyện tập thực hành *Hình thức: Cá nhân, nhóm đôi. Bài 8: - GV gọi HS nêu yêu cầu BT 8 - Yêu cầu HS xác định yêu cầu. + Bài toán cho gì? + Bài toán hỏi gì? - Cho HS làm bài cá nhân. - Gọi HS trình bày bài giải + Vì sao em chọn phép tính trừ? - Lưu ý HS khi so sánh để tìm xem nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu có một cách làm (thực hiện phép tính trừ), nhung có hai cách nói: + Nhiều hơn (khi so sánh số lớn với số bé). + Ít hơn (khi so sánh số bé với số lớn). - NX phần trình bày của HS. - Cho HS đổi vở kiểm bài Bài 9: - GV gọi HS nêu yêu cầu BT 9 + Bài toán cho gì? + Bài toán hỏi gì? - Cho HS làm bài cá nhân. - Gọi HS trình bày bài giải - Gọi các nhóm trình bày bài giải của mình so bài bạn - Giáo viên sửa bài: + Vì sao em chọn phép cộng? - NX phần trình bày của HS. - Cho HS đổi vở kiểm bài - 1 HS nêu - HS xác định yêu cầu. + Nam hái được 125 quả dâu, Hà hái được 167 quả + Nam hái được ít hơn Hà bao nhiêu quả? - HS làm bài cá nhân vào vở. - HS trình bày bảng lớn + Chọn phép trừ vì tìm xem ít hơn bao nhiêu. - HS đổi vở kiểm bài bạn - HS xác định: Giải bài toán theo tóm tắt + Thửa ruộng thứ nhất có 216 cuộn rơm, thửa ruộng thứ hai có 328 cuộn rơm + Cả hai thửa ruộng có bao nhiêu cuộn rơm. - HS thực hiện vào vở - HS trình bày bảng lớp + Chọn phép cộng vì bài toán yêu cầu tìm tất cả. - HS đổi vở kiểm bài 3. Hoạt động 3: Đất nước em (5 phút) *Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm, hiểu biết thêm một địa danh trên đất nước. *Phương pháp: Quan sát, nhận biết, thực hành. *Hình thức: Trò chơi. GV giới thiệu hoạt động thu hoạch lúa ở Long An + Giới thiệu máy gặt lúa + Giới thiệu máy cuộn rơm. + Các cuộn rơm có dạng hình gì?. - Giới thiệu: Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nước Việt Nam. - GV cho 2 HS thi đua tìm vị trí tỉnh Long An trên bản đồ. - Nhận xét, tuyên dương. HS quan sát ảnh, nhận biết: + Máy gặt lúa + Máy cuộn rơm + Các cuộn rơm có dạng hình khối trụ Lắng nghe HS tìm vị trí tỉnh Long An trên bản đồ (trang 114). 4. Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối (3 - 5 phút) *Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống kiến thức vừa luyện tập. *Phương pháp: Tự học. *Hình thức: Cá nhân - Yêu cầu HS ôn tập và thực hiện lại các bài toán đã làm, chuẩn bị bài cho buổi học sau. - Học sinh thực hiện ở nhà. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_85_on_tap_phe.docx