Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 6: Bảng cộng (3 tiết)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 6: Bảng cộng (3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1.Kiên thức, kĩ năng:

-Hệ thống hóa các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20

- Vận dụng bảng cộng :

- Tính nhẩm

-So sánh kết quả của tổng

- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép cộng, làm quen với tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng qua các trường hợp cụ thể

- Tính độ dài đường gấp khúc

-Giải toán

2. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.

3. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

4. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

5. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con;

 

docx 9 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 17960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 6: Bảng cộng (3 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ QUA 10 TRONG PHẠM VI 20
TUẦN: 6	 BÀI : BẢNG CỘNG (TIẾT 1)
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 46 )
MỤC TIÊU:
1.Kiên thức, kĩ năng:
-Hệ thống hóa các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20
- Vận dụng bảng cộng :
- Tính nhẩm
-So sánh kết quả của tổng
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép cộng, làm quen với tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng qua các trường hợp cụ thể
- Tính độ dài đường gấp khúc
-Giải toán
2. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
3. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
4. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
5. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5 phút):
* Mục tiêu: 
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: GIÓ THỔI 
- GV : Gió thổi, gió thổi !
- HS: Thổi gì , thổi gì ?
- GV: Thổi cách cộng qua 10 trong phạm vi 20
- HS: Gộp cho đủ chục rồi cộng với các số còn lại
- GV: 9 cộng với một số
- HS: 9 cộng với 1 rồi cộng với số còn lại
- Nhận xét, tuyên dương.
-> Giới thiệu bài học mới: Bảng cộng.
- HS tham gia chơi.
2. Thực hành (25 phút)
* Mục tiêu: Hệ thống hóa các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20.
* Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức: Cá nhân, nhóm.
a) Thực hành với bảng cộng. Khôi phục bảng cộng
 - Cho HS quan sát tổng quát bảng cộng ( chưa hoàn chỉnh) , nhận biết quy luật sắp xếp của bảng ( mỗi cột là một bảng cộng, trong mỗi cột: số hạng đầu không đổi, số hạng sau tăng dần).
- HDHS bổ sung các phép cộng còn thiếu ( 9 + 5; 9 + 8; 8 + 4, )
- HDHS đọc các phép cộng theo cột , theo hàng,theo màu ( đọc đầy đủ cả kết quả. Ví dụ: 
8 + 2 = 11). GV ghi kết quả vào bảng.
 - Với mỗi cột , GV hỏi cách cộng một vài trường hợp. Ví dụ : Vì sao 9 + 7 = 16 ?
- GV giúp HS giải thích tại sao các tổng trong các ô cùng màu lại bằng nhau . Ví dụ : 9 + 2=8 + 3
- GV kết luận
b) Thực hành với bảng cộng ( Sử dụng SGK)
Bài 1. 
- HS hoạt động nhóm đôi 
a. HS thực hiện như SGK
b. Lưu ý HS chỉ cần thực hiện các phép cộng có trong bảng
- GV nhận xét
- HS quan sát,nhận biết quy luật
- HS thực hiện
-HS đọc bảng cộng
- GV nhận xét
- HS trình bày
- HS làm việc theo nhóm, thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét
3. Củng cố (3-5 phút): 
* Mục tiêu: Hệ thống hóa các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Cách cộng qua 10 trong phạm vi 20 ( Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại )
Ví dụ: 
+ 5 cộng với một số ?
+ 6 cộng với một số ?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài Luyện tập.
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh yêu cầu 2/17 cho cha mẹ xem.
- HS trả lời
+ 5 cộng 5 rồi cộng số còn lại
+ 6 cộng 4 rồi cộng số còn lại
- Lắng nghe
- Học sinh thực hiện ở nhà.
TUẦN: 6	 BÀI : BẢNG CỘNG (TIẾT 2)
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 47 )
MỤC TIÊU:
1.Kiên thức, kĩ năng:
-Hệ thống hóa các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20
- Vận dụng bảng cộng :
- Tính nhẩm
-So sánh kết quả của tổng
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép cộng, làm quen với tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng qua các trường hợp cụ thể
- Tính độ dài đường gấp khúc
-Giải toán
2. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
3. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
4. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
5. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5 phút)
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động.
* Hình thức: Cả lớp 
- Giáo viên yêu cầu học sinh hát một bài hát
- GV dẫn dắt vào bài mới 
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
2. Luyện tập (22 phút)
* Mục tiêu: Luyện tập tính nhẩm, so sánh kết quả của tổng
* Phương pháp : Thực hành, đàm thoại, thảo luận
* Hình thức: Cá nhân, nhóm. 
 Bài 1. Tính nhẩm
- Nêu yêu cầu bài tập
- HS thực hiện cá nhân.
- Khi sửa bài GV yêu cầu HS giải thích ( kết quả có thể dựa vào bảng hoặc áp dụng cách cộng qua 10 trong phạm vi 20)
- GV nhận xét
 Bài 2. 
- Nêu yêu cầu bài tập
- HS theo nhóm đôi tìm hiểu mẫu và nhận biết : cần phải thực hiện tính toán để tìm số con chim có tất cả: 8 + 4 + 3 = 15.
- Khi sửa bài GV lưu ý HS có thể chọn cách tính thuận tiện : 6 + 5 + 4 ta có thể tính tổng của 6 và 4 trước rồi cộng với 5.
- GV nhận xét, chữa bài.
 Bài 3. 
- HS nêu yêu cầu
- Tìm hiểu mẫu: Tổng hai số trong khung hình là số tương ứng ở ngoài.
- HDHS làm mẫu
- Gọi HS trình bày trước lớp
- GV nhận xét, chữa bài
 Bài 4. 
- Tìm hiểu bài và tìm cách làm.
 - HS dựa vào bảng cộng để thực hiện.
Lưu ý sự liên quan giữa số hạng thứ hai và chữ
số chỉ đơn vị của tổng.
- GV nhận xét, sửa chữa 
Bài 5. 
- HS nêu yêu cầu
- HD HS dựa vào tính toán hoặc cảm nhận về sổ để thực hiện.
Ví dụ: 2 + 8 = 10 nên 3 + 8 > 10.
- GV nhận xét, sửa chữa 
- HS nêu yêu cầu
- HS thực hiện
8 + 3 = 11
6 + 7 = 13
4 + 7 = 11
4 + 9 = 13
9 + 5 = 14
5 + 8 = 13
- HS nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS thực hiện theo nhóm đôi
- HS nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS lắng nghe
- HS trình bày
- HS nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS trình bày
7 + 4 = 11
9 + 3 = 12
6 + 7 = 13
8 + 8 = 16
- HS nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào VBT
- HS nhận xét
3. Củng cố (3-5 phút): 
* Mục tiêu: Hệ thống hóa các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Cách cộng qua 10 trong phạm vi 20 ( Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại )
Ví dụ: 
+ 7 cộng với một số ?
+ 8 cộng với một số ?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài Luyện tập.
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh yêu cầu 2/17 cho cha mẹ xem.
- HS trả lời
+ 7 cộng 3 rồi cộng số còn lại
+ 8 cộng 2 rồi cộng số còn lại
- Lắng nghe
- Học sinh thực hiện ở nhà.
TUẦN: 6	 BÀI : BẢNG CỘNG (TIẾT 3)
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 48 )
I. MỤC TIÊU:
MỤC TIÊU:
1.Kiên thức, kĩ năng:
- Hệ thống hóa các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20
- Vận dụng bảng cộng :
- Tính nhẩm
- So sánh kết quả của tổng
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép cộng, làm quen với tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng qua các trường hợp cụ thể
- Tính độ dài đường gấp khúc
-Giải toán
2. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
3. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
4. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
5. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5 phút)
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh.
* Hình thức: Cả lớp 
- Giáo viên yêu cầu học sinh hát một bài hát
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS thực hiện
2. Luyện tập (22 phút)
* Mục tiêu: Luyện tập tính toán trong trường hợp có hai dấu phép cộng, làm quen với tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng qua các trường hợp cụ thể, tính độ dài đường gấp khúc
* Phương pháp : Thực hành, đàm thoại, thảo luận
* Hình thức: Cá nhân, nhóm. 
 Bài 6. 
- Nêu yêu cầu bài tập
- HS nhóm đôi tìm hiểu bài và thực hiện.
- HS có thể thực hiện bằng cách thử chọn lần
lượt hoặc suy luận:
7+ ( bọ rùa ) < 7 + 2
Bọ rùa phải che số bé hơn 2 nên ta chọn số 1.
- GV nhận xét 
 Bài 7. 
- Nêu yêu cầu bài tập
- HS nhóm bốn thảo luận, nhận biết yêu
cầu của bài và tìm cách giải quyết.
- HS có tliể tính tổng hoặc dựa vào mối quan
hệ giữa tổng và số hạng: Mỗi tổng đều có số hạng là 9, kết quả lớn hay bé tuỳ thuộc vào số hạng còn lại.
- GV nhận xét, sữa chữa 
Bài 8. 
- HS nêu yêu cầu
+GV giải thích từ “bến” (gọi tắt của bến tàu, bến thuyền)
- HD HS tìm hiểu bài nhận biết số trong
hình tròn là số cửa bến (bến số 13), kết quả 
mỗi phép tính là số của thuyền. Thuyền mang
số nào thì sẽ đậu ở bến đó.
- HS tính để thực hiện yêu cầu.
- GV nhận xét, sửa chữa
 Bài 9. 
-Tìm hiểu bài và tìm cách làm.
a) Để biết quãng đường mỗi bạn sên bò, HS
thảo luận tìm cách GQVĐ ; HS có thể đo nối tiếp; HS có thể đo từng từng đoạn rồi thực hiện phép tính cộng
b) So sánh.
13 cm > 1 dm (do 1 dm = 10 cm).
 10 cm = 1 dm
- GV nhận xét, sửa chữa 
Bài 10. 
- HS nêu yêu cầu
- HD HS nhận biết hai nhiệm vụ cần làm:
viết phép tính, nói câu trả lời.
- HS thực hiện
- Khi sửa bài, GV khuyến khích HS giải
thích tại sao chọn phép cộng (Tìm số bạn có
tất cả tương ứng vói thao tác gộp)
- GV nhận xét, sửa chữa 
- HS nêu yêu cầu
- HS thực hiện
- HS nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS thực hiện
- HS nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS trình bày
- HS nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS trình bày
- HS nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS trình bày
- HS nhận xét
3. Củng cố (3-5 phút): (5 phút)
* Mục tiêu: Hệ thống hóa các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Cách cộng qua 10 trong phạm vi 20 ( Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại )
Ví dụ: 
+ 9 cộng với một số ?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài Đường thẳng, đường cong.
4. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh yêu cầu 2/17 cho cha mẹ xem.
- HS trả lời
+ 9 cộng 1 rồi cộng số còn lại
- Lắng nghe
- Học sinh thực hiện ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_6_bang_cong.docx