Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019

I/ MỤC TIÊU GIÁO DỤC : Giúp HS :

- Đây là tháng có 2 ngày lễ kỷ niệm quan trọng là 8/3 và 26/3.

- HS phải tham gia đầy đủ các cuộc thi do đoàn đội tổ chức.

- Tìm hiểu và thảo luận về những ngày này sẽ có thêm những hiểu biết về phụ nữ Việt nam và Đoàn thanh niên.

II/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :

1/ Nội dung :

- Tổng kết một tháng hoạt động thi đua

- Lấy một số HS có nhiều bài đạt điểm 10.

2/Hình thức hoạt động :

- Trao đổi, thảo luận theo cá nhân, nhóm lớp.

- Bình chọn cá nhân xuất sắc trong tháng.

- Đề nghị khen thưởng của lớp.

 

doc 31 trang haihaq2 3470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ 2 ngày 25 tháng 03 năm 2019
Chào cờ
( Tập trung toàn trường )
--------------------------********************--------------------------
TẬP ĐỌC
KHO BÁU
I. Mục tiêu
- Ñoïc raønh maïch toaøn baøi; ngaét, nghæ hôi ñuùng ôû caùc daáu caâu vaø cuïm töø roõ yù.
- Hieåu ND: Ai yeâu quyù ñaát ñai, chaêm chæ lao ñoäng treân ruoäng ñoàng, ngöôøi ñoù coù cuoäc soáng aám no, haïnh phuùc. (traû lôøi ñöôïc caùc CH 1,2,3,5)
 * KNS: - Tự nhận thức.
 - Xác định giá trị bản thân.
 - Lắng nghe tích cực.
* TCTV: GV giúp đỡ HS đọc trọn câu( đối với HS yếu).
II. Chuẩn bị
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
2. Bài mới 
Giới thiệu: 
* Hướng dẫn HS luyện đọc.
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu đoạn 1, 2. Chú ý giọng đọc: 
 Giọng kể, đọc chậm rãi, nhẹ nhàng. Đoạn 2 đọc giọng trầm, buồn, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi của hai ông bà và sự hão huyền của hai người con.
 Đoạn cuối đọc với giọng hơi nhanh, thể hiện hành động của hai người con khi họ tìm vàng.
Hai câu cuối, đọc với giọng chậm khi hai người con đã rút ra bài học của bố mẹ dặn.
b) Luyện phát âm
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. 
- Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm)
- Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn 
- Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó yêu cầu HS chia bài thành 3 đoạn.
- Trong đoạn văn này, tác giả có dùng một số thành ngữ để kể về công việc của nhà nông. Hai sương một nắng để chỉ công việc của người nông dân vất vả từ sớm tới khuya. Cuốc bẫm, cày sâu nói lên sự chăm chỉ cần cù trong công việc nhà nông.
- Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng câu văn đầu tiên của bài. Nghe HS phát biểu ý kiến, sau đó nêu cách ngắt giọng đúng và tổ chức cho HS luyện đọc.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- GV giuùp HS giaûi nghóa caùc töø ngöõ khoù ñöôïc chuù giaûi cuoái baøi.
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
- Caû lôùp vaø GV nhaän xeùt.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: 
- HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
- Chia bài thành 3 đoạn theo hướng dẫn của GV: 
+ Đoạn 1: Ngày xưa một cơ ngơi đàng hoàng.
+ Đoạn 2: Nhưng rồi hai ông bà mỗi ngày một già yếu các con hãy đào lên mà dùng.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Nghe GV giải nghĩa từ.
- Luyện đọc câu: 
Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về khi đã lặn mặt trời.//
- Noái tieáp ñoïc.
- HS ñoïc töø ngöõ chuù giaûi.
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm thi đọc cá nhân, nối tiếp.
TIẾT 2
* Tìm hiểu bài 
- HS ñoïc thaàm bài vaø trả lời câu hỏi trong sách
- Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân.
- Nhờ chăm chỉ làm ăn, họ đã đạt được điều gì?
-Tính nết của hai con trai của họ ntn?
- Tìm từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi, già nua của hai ông bà?
- Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì?
- Theo lời cha, hai người con đã làm gì?
- Kết quả ra sao?
- Kết luận: Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.
- Theo em, kho báu mà hai anh em tìm được là gì?
- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? 
* Luyện đọc lại:
- Gọi HS đọc cá nhân đoạn, bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
3.Củng cố – Dặn dò 
- Qua câu chuyện con hiểu được điều gì?
- Dặn dò về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài: Cây dừa. Nhận xét tiết học.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
- Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Họ hết cấy lúa, lại trồng khoai, trồng cà, họ không cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay.
- Họ gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.
- Hai con trai lười biếng, ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền.
- Già lão, qua đời, lâm bệnh nặng.
- Người cha dặn: Ruộng nhà có một kho báu các con hãy tự đào lên mà dùng.
- Họ đào bới cả đám ruộng lên để tìm kho báu.
- Họ chẳng thấy kho báu đâu và đành phải trồng lúa.
- Là sự chăm chỉ, chuyên cần.
- Câu chuyện khuyên chúng ta phải chăm chỉ lao động. Chỉ có chăm chỉ lao động, cuộc sống của chúng ta mới ấm no, hạnh phúc.
- HS đọc.
- Nhận xét bạn đọc.
- Về nhà đọc lại bài và xem trước bài sau.
------------------------------**************************-----------------------------
Toán
Kiểm tra 
------------------------------***************************-----------------------------
	Buổi chiều
Thủ công
( GV2 )
------------------------------**************************-----------------------------
KỂ CHUYỆN
 KHO BÁU
I. Mục tiêu
- Dựa vào gợi ý cho trước, kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1).
* KNS:- Tự nhận thức.
 - Xác định giá trị bản thân.
 - Lắng nghe tích cực.
II. Chuẩn bị
 GV: Bảng phụ chép nội dung gợi ý kể 3 đoạn câu chuyện. 
 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định : 
2 Bài mới 
Giới thiệu: Trong giờ kể chuyện hôm nay lớp mình sẽ kể lại câu chuyện Kho báu. 
v Hướng dẫn kể chuyện 
a) Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý
+Bước 1: Kể trong nhóm
- Cho HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý trên bảng phụ.
- Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý.
+Bước 2: Kể trước lớp
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể.
- Tổ chức cho HS kể.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung khi bạn kể.
- Tuyên dương các nhóm HS kể tốt.
- Khi HS lúng túng GV có thể gợi ý từng đoạn. Ví dụ: 
+Đoạn 1
- Nội dung đoạn 1 nói gì?
- Hai vợ chồng thức khuya dậy sớm ntn?
- Hai vợ chồng đã làm việc không lúc nào ngơi tay ntn?
- Kết quả tốt đẹp mà hai vợ chồng đạt được?
- Tương tự đoạn 2, 3.
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gọi 3 HS xung phong lên kể lại câu chuyện.
- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và xem trước bài sau.
- Cả lớp.
- Kể lại trong nhóm. Khi HS kể các em khác theo dõi, lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Mỗi HS trình bày 1 đoạn.
- 3 HS tham gia kể.
- Nhận xét bạn kể. 
- Hai vợ chồng chăm chỉ.
- Họ thường ra đồng lúc gà gáy sáng và trở về khi đã lặn mặt trời.
- Hai vợ chồng cần cù làm việc, chăm chỉ không lúc nào ngơi tay. Đến vụ lúa họ cấy lúa rồi trồng khoai, trồng cà, không để cho đất nghỉ.
- Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.
- Mỗi HS kể lại một đoạn.
- 1 đến 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
------------------------------**************************-----------------------------
Tự học
(Hoàn thành bài tập)
------------------------------**************************-----------------------------
Thứ 3 ngày 26 tháng 03 năm 2019
TOÁN
ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN
I. Mục tiêu
- Bieát quan heä giöõa ñôn vò vaø chuïc; giöõa chuïc vaø traêm; bieát ñôn vò nghìn, quan heä giöõa traêm vaø nghìn.
- Nhaän bieát ñöôïc caùc soá troøn traêm, bieát caùch ñoïc, vieát caùc soá troøn traêm.
II. Chuẩn bị
- Bộ đồ dùng học toán
- Mỗi HS chuẩn bị một bộ ô vuông biểu diễn số.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. Bài cũ 3. Bài mới 
Giới thiệu: 
v Ôn tập về đơn vị, chục và trăm.
- Gắn lên bảng 1 ô vuông và hỏi có mấy đơn vị?
- Tiếp tục gắn 2, 3, . . . 10 ô vuông như phần bài học trong SGK và yêu cầu HS nêu số đơn vị tương tự như trên.
- 10 đơn vị còn gọi là gì?
- 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
- Viết lên bảng: 10 đơn vị = 1 chục.
- Gắn lên bảng các hình chữ nhật biểu diễn chục và yêu cầu HS nêu số chục từ 1 chục (10) đến 10 chục (100) tương tự như đã làm với phần đơn vị.
- 10 chục bằng mấy trăm?
- Viết lên bảng 10 chục = 100.
v Giới thiệu 1 nghìn.
a. Giới thiệu số tròn trăm.
- Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm.
- Gọi 1 HS lên bảng viết số 100 xuống dưới vị trí gắn hình vuông biểu diễn 100.
- Gắn 2 hình vuông như trên lên bảng và hỏi: Có mấy trăm.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách viết số 2 trăm.
- Giới thiệu: Để chỉ số lượng là 2 trăm, người ta dùng số 2 trăm, viết 200.
- Lần lượt đưa ra 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 hình vuông như trên để giới thiệu các số 300, 400, . . .
- Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung?
- Những số này được gọi là những số tròn trăm.
b. Giới thiệu 1000.
- Gắn lên bảng 10 hình vuông và hỏi: Có mấy trăm?
- Giới thiệu: 10 trăm được gọi là 1 nghìn.
- Viết lên bảng: 10 trăm = 1 nghìn.
- Để chỉ số lượng là 1 nghìn, viết là 1000.
- HS đọc và viết số 1000.
- 1 chục bằng mấy đơn vị?
- 1 trăm bằng mấy chục?
- 1 nghìn bằng mấy trăm?
- Yêu cầu HS nêu lại các mối liên hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn.
v Luyện tập, thực hành.
a. Đọc và viết số.
- GV gắn hình vuông biểu diễn 1 số đơn vị, một số chục, các số tròn trăm bất kì lên bảng, sau đó gọi HS lên bảng đọc và viết số tương ứng.
b. Chọn hình phù hợp với số.
- GV đọc 1 số chục hoặc tròn trăm bất kì, yêu cầu HS sử dụng bộ hình cá nhân của mình để lấy số ô vuông tương ứng với số mà GV đọc.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò. 
- 10 đơn vị còn gọi là 1 chục.
- 1 chục bằng 10 đơn vị.
- HS nêu: 1 chục = 10; 2 chục = 20; . . . 10 chục = 100.
- 10 chục bằng 1 trăm.
- 1 trăm.
- Viết số 100.
- Có 1 trăm.
- 1, 2 HS lên bảng viết.
- HS viết vào bảng con: 200.
- Đọc và viết các số từ 300 đến 900.
- Cùng có 2 chữ số 0 đứng cuối cùng.
.
- Cả lớp đọc: 10 trăm bằng 1 nghìn.
- HS quan sát và nhận xét: Số 1000 được viết bởi 4 chữ số, chữ số 1 đứng đầu tiên, sau đó là 3 chữ số 0 đứng liền nhau.
- 1 chục bằng 10 đơn vị.
- 1 trăm bằng 10 chục.
- 1 nghìn bằng 10 trăm.
- HS nêu.
- Đọc và viết số theo hình biểu diễn.
- Thực hành làm việc cá nhân theo hiệu lệnh của GV. Sau mỗi lần chọn hình, 2 HS ngồi cạnh lại kiểm tra bài của nhau và báo cáo kết quả. 
------------------------------*************************------------------------------
CHÍNH TẢ (N- V)
KHO BÁU
I. Mục tiêu
- Nghe – vieát chính xaùc baøi CT, trình baøy ñuùng hình thöùc ñoaïn vaên xuoâi.
- Laøm ñöôïc BT2; BT (3) b.
- Em Đạt nhìn bảng chép bài.
II. Chuẩn bị
- Bảng lớp ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới 
Giới thiệu: Giờ Chính tả hôm nay các em sẽ viết một đoạn trong bài Kho báu và làm các bài tập chính tả phân biệt ua/ uơ; l/n; ên/ ênh. 
v Hướng dẫn nghe viết 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần chép
- Đọc đoạn văn cần chép.
- Nội dung của đoạn văn là gì?
- Những từ ngữ nào cho em thấy họ rất cần cù?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn văn những dấu câu nào được sử dụng?
- Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yeâu caàu HS vieát baûng con töø khoù : 
- Cho HS ñoïc töø khoù.
d) GV đọc đoạn chép 
- Em Đạt nhìn bảng chép bài.
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
v Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài.
- Caû lôùp vaø GV nhận xét, söûa chữa.
- Yêu cầu HS đọc các từ trên sau khi đã điền đúng.
- GV nhận xét, khen ngợi HS làm tốt.
Bài 3b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV chép thành 2 bài cho HS lên thi tiếp sức. Mỗi HS của 1 nhóm lên điền 1 từ sau đó về chỗ đưa phấn cho bạn khác. Nhóm nào xong trước và đúng thì thắng cuộc.
- Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn doø. 
- HS nhắc lại bài.
- 1 HS đọc. Lớp theo dõi. 
- Nói về sự chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân.
- Hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng đến lúc lặn mặt trời, hết trồng lúa, lại trồng khoai, trồng cà.
- 3 câu.
- Dấu chấm, dấu phẩy được sử dụng.
- Chữ Ngày, Hai, Đến vì là chữ đầu câu.
- Caû lôùp viết bảng con: cuốc bẫm, trở về, gà gáy.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Lôùp cheùp baøi vaøo vôû.
- 1 HS ñọc.
- 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở.
(voi huơ vòi ; mùa màng.
 Thuở nhỏ ; chanh chua).
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- 1 HS.
- 2 nhóm thi ñieàn.
Cái gì cao lớn lênh khênh
Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra.
Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào?
----------------------------************************--------------------------
TẬP VIẾT
CHỮ HOA Y
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa Y (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Yêu (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Yêu lũy tre làng (3 lần).
II. Chuẩn bị:
- Chữ mẫu Y . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định
2. Bài cũ :
Kiểm tra vở viết.
- Yêu cầu viết: X, Xuôi 
- GV nhận xét, khen ngợi HS viết đẹp.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
v Hướng dẫn viết chữ cái hoa 1.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ Y: 
- Chữ Y cao mấy li? 
- Viết bởi mấy nét?
- GV chỉ vào chữ Y và miêu tả: 
+ Gồm 2 nét là nét móc hai đầu và nét khuyết ngược.
- GV viết bảng lớp.
- GV hướng dẫn cách viết:
 Nét 1: viết như nét 1 của chữ U.
 Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, rẽ bút lên đường kẽ 6, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược, kéo dài xuống đường kẽ 4 dưới đường kẽ 1, dừng bút ở đường kẽ 2 phía trên. 
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
v Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
* Treo bảng phụ
- Giới thiệu câu: Y – Yêu luỹ tre làng.
-- - Quan sát và nhận xét:
- Nêu độ cao các chữ cái.
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
- Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
- GV viết mẫu chữ: Yêu lưu ý nối nét Y và êu.
-- - HS viết bảng con: Viết: : Y 
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Viết vở
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- Chấm, chữa bài.
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò. 
- Cả lớp viết bảng con.
- Lớp quan sát.
- 8 li.
- 2 nét.
- HS quan sát.
- HS theo dõi.
- Cả lớp.
- HS viết bảng con.
- HS đọc câu.
- Y : 5 li
- l, y, g : 2,5 li
- t : 1,5 li
- r : 1,25 li
- e, u, a, n : 1 li
- Dấu ngã (~) trên y
- Dấu huyền ( `) trên a
- Khoảng chữ cái o.
- HS viết bảng con.
- Vở Tập viết.
-------------------------------***********************------------------------------
GDKNS
(Bài 19 – Xem tài liệu)
-------------------------------***********************------------------------------
Buổi chiều
Toán ( TT )
Luyện tiết 137 VTH Toán
I. Mục tiêu
- Bieát quan heä giöõa ñôn vò vaø chuïc; giöõa chuïc vaø traêm; bieát ñôn vò nghìn, quan heä giöõa traêm vaø nghìn.
- Nhaän bieát ñöôïc caùc soá troøn traêm, bieát caùch ñoïc, vieát caùc soá troøn traêm.
II. Chuẩn bị
- VTH
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 - 3 HS lên nêu lại cách tìm số bị chia.
- Nhận xét.
* Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét.
Bài 2: Nối (theo mẫu).
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm, lớp tự làm bài vào VTH.
- Theo dõi, giúp đỡ HS.
Viết số
Đọc số
200
Hai trăm
400
Bốn trăm
600
Sáu trăm
800
Tám trăm
1000
Một nghìn
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài tương tự như bài 1.
- Nhận xét.
* Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về chuẩn bị bài: Luyện tập.
- HS thực hiện.
- Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
- HS làm bài. Sau đó nêu kết quả.
- HS nhận xét.
- HS làm bài vào vở, sau đó nêu kết quả.
- HS nhận xét bạn làm bài.
- Viết số hoặc chữ (theo mẫu).
- 2 HS lên bảng thực hiện lớp làm bài vào VTH
Viết số
Đọc số
100
Một trăm
500
Năm trăm
300
Ba trăm
700
Bảy trăm
900
Chín nghìn
- Nhận xét bài của bạn.
- HS đọc.
- Làm bài như BT 1. Sau đó nêu kết quả.
- Nhận xét bạn làm.
-------------------------------*************************------------------------------GDNGLL
TỔNG KẾT THÁNG HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ
I/ MỤC TIÊU GIÁO DỤC : Giúp HS :
Đây là tháng có 2 ngày lễ kỷ niệm quan trọng là 8/3 và 26/3.
HS phải tham gia đầy đủ các cuộc thi do đoàn đội tổ chức.
Tìm hiểu và thảo luận về những ngày này sẽ có thêm những hiểu biết về phụ nữ Việt nam và Đoàn thanh niên.
II/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1/ Nội dung :
Tổng kết một tháng hoạt động thi đua 
Lấy một số HS có nhiều bài đạt điểm 10.
2/Hình thức hoạt động :
Trao đổi, thảo luận theo cá nhân, nhóm lớp.
Bình chọn cá nhân xuất sắc trong tháng.
Đề nghị khen thưởng của lớp.
III/ CHUẨN BỊ : 
Bầu chọn tổ xuất sắc của tháng.
GVCN nêu mục đích, nội dung của buổi học.
GVCN cho câu hỏi gợi ý để HS viết bản thu hoạch của mình.
Tinh thần và thái độ trong việc tham gia các hoạt động trong tháng?
Số hoa điểm 10 đạt được trong tháng?
Tinh thần và thái độ học tập của HS trong tháng?
Có chấp hành tốt nề nếp trong tháng hay không?
IV/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
1/Hát tập thể bài : Em yêu trường em
Người dẫn chương trình tuyên bố lý do .
2/ Phần hoạt động :
*Hoạt động 1 : Viết bản thu hoạch
Tổ trưởng các tổ điều hành tổ mình sinh hoạt để viết bản thu hoạch theo gợi ý trên.
Sau đó đọc bản thu hoạch của mình cho tổ nghe.
Nhận xét.
*Hoạt động 2 : Báo cáo kết quả
Lần lượt từng tổ lên báo cáo kết quả của tổ mình.
Thư ký đến kiểm tra và cho điểm từng phần.
Tổng kết – Thông báo kết quả - Tuyên dương.
GVCN đóng góp ý kiến. Nhận xét tuyên dương những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong tháng. Nhắc nhở động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực.
GV kết luận chung về tiết dạy.
IV/ HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC : 
GVCN nhắc nhở HS cố gắng học tập, tham gia đầy đủ các phong trào 
Dặn dò : chuẩn bị tiết sau : Chủ điểm Hoà bình - Hữu nghị
-------------------------------*************************------------------------------
Thể dục
(GV2)
-------------------------------*************************------------------------------
Thứ 4 ngày 27 tháng 03 năm 2019
Thể dục
(GV2)
-------------------------------*************************------------------------------
TOÁN
SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM
I. Mục tiêu
- Bieát caùch so saùnh caùc soá troøn traêm.
- Bieát thöù töï caùc soá troøn traêm.
- Bieát ñieàn caùc soá troøn traêm vaøo caùc vaïch treân tia soá.
II. Chuẩn bị
-10 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, kích thước 25cm x 25cm. Có vạch chia thành 100 hình vuông nhỏ. Các hình làm bằng bìa có thể gắn lên bảng cho HS quan sát.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Ổn định: 
2. Bài cũ: Đơn vị, chục, trăm, nghìn
- GV kiểm tra HS về đọc, viết các số tròn trăm.
- Nhận xét và khen ngợi HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: Trong bài học này, các em sẽ được học cách so sánh các số tròn trăm.
v Hướng dẫn so sánh các số tròn trăm.
- Gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 1 trăm, và hỏi: Có mấy trăm ô vuông?
- Yêu cầu HS lên bảng viết số 200 xuống dưới hình biểu diễn.
- Gắn tiếp 3 hình vuông, mỗi hình vuông biểu diễn 1 trăm lên bảng cạnh 2 hình trước như phần bài học trong SGK và hỏi: Có mấy trăm ô vuông?
- Yêu cầu HS lên bảng viết số 300 xuống dưới hình biểu diễn.
- 200 ô vuông và 300 ô vuông thì bên nào có nhiều ô vuông hơn?
- Vậy 200 và 300 số nào lớn hơn?
- 200 và 300 số nào bé hơn?
- Gọi HS lên bảng điền dấu >, < hoặc = vào chỗ trống của:
	200 . . . 300 và 300 . . . 200
 * Luyện tập - thực hành
Bài 1: 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và cho biết: 100 và 200 số nào lớn hơn? Số nào bé hơn?
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài.
- GV nhaän xeùt. 
Bài 2 : (cá nhân)
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gọi HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi HS làm tốt.
Bài 3 : Thi điền nhanh
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS đếm các số tròn trăm từ 100 đến 1000 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- Chia 2 đội để HS thi điền.
- Cả lớp và GV nhận xét đội thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò. 
- 2,3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Có 200.
- 1 HS lên bảng viết số: 200.
- Có 300 ô vuông.
- 1 HS lên bảng viết. 
- 300 ô vuông nhiều hơn 200 ô vuông.
- 300 lớn hơn 200.
- 200 bé hơn 300.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào bảng con
- Thực hiện yêu cầu của GV và rút ra kết luận: 
- 300 300. 
- 500 > 300, 300 300;
 300 < 500.
- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số tròn trăm với nhau và điền dấu thích hợp.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở :
 100 300
 300 > 200 700 < 800
 500> 400 900 = 900
 700 500
 500 = 500 900 < 1000
- HS nhận xét.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền số còn thiếu vào ô trống.
100; 200 ; 300; 400; 500; 600; 700; 800; 900; 1000.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
------------------------------***********************-----------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN 
I. Mục tiêu
- Neâu ñöôïc teân vaø ích lôïi cuûa moät soá ñoäng vaät soáng treân caïn ñoái vôùi con ngöôøi.
- Keå ñöôïc teân moät soá con vaät hoang daõ soáng treân caïn vaø moät soá vaät nöôi trong nhaø.
II. Chuẩn bị
- Ảnh minh họa trong SGK . Các tranh ảnh, bài báo về động vật trên cạn. Phiếu trò chơi. Giấy khổ to, bút viết bảng.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Loài vật sống ở đâu ?
3. Bài mới 
Giới thiệu: Một số loài vật sống trên cạn.
v Giới thiệu bài
v Làm việc với tranh ảnh trong SGK
- Yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận các vấn đề sau: 
1.Nêu tên con vật trong tranh.
2.Cho biết chúng sống ở đâu?
3.Thức ăn của chúng là gì?
4.Con nào là vật nuôi trong gia đình, con nào sống hoang dại hoặc được nuôi trong vườn thú?
- Yêu cầu HS lên bảng, vừa chỉ tranh vừa nói.
- GV đưa thêm một số câu hỏi mở rộng:
+ Tại sao lạc đà đã có thể sống ở sa mạc?
+ Hãy kể tên một số con vật sống trong lòng đất.
+ Con gì được mệnh danh là chúa tể sơn lâm?
* Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên chỉ tranh và nói. Có thể đặt một số câu hỏi mời bạn khác trả lời. Bạn nào trả lời đúng thì có thể đặt câu hỏi khác mời bạn khác trả lời 
- GV kết luận: Có rất nhiều loài vật sống trên mặt đất như: Voi, ngựa, chó, gà, hổ có loài vật đào hang sống dưới đất như thỏ, giun Chúng ta cần phải bảo vệ các loài vật có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm.
v Động não
- Em hãy cho biết chúng ta phải làm gì để bảo vệ các loài vật?
- GV nhận xét những ý kiến đúng.
v Hoạt động nối tiếp
- Chơi trò chơi: Bắt chước tiếng con vật.
Cử 2 bạn đại diện cho bên nam và bên nữ lên tham gia.
- Các bạn này sẽ bốc thăm và bắt chước theo tiếng con vật đã được ghi trong phiếu.
- GV nhận xét và đánh giá bên thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- HS quan sát, thảo luận trong nhóm.
+ Hình 1: Con lạc đà, sống ở sa mạc. Chúng ăn cỏ và được nuôi trong vườn thú.
+ Hình 2: Con bò, sống ở đồng cỏ. Chúng ăn cỏ và được nuôi trong gia đình.
+ Hình 3: Con hươu, sống ở đồng cỏ. Chúng ăn cỏ và sống hoang dại.
+ Hình 4: Con chó. Chúng ăn xương, thịt và nuôi trong nhà.
+ Hình 5: Con thỏ rừng, sống trong hang. Chúng ăn cà rốt và sống hoang dại.
+ Hình 6: Con hổ, sống trong rừng. Chúng ăn thịt và sống hoang dại, hoặc được nuôi trong vườn thú.
+ Hình 7: Con gà. Chúng ăn giun, ăn thóc và được nuôi trong nhà.
- HS trả lời cá nhân.
+ Vì nó có bướu chứa nước, có thể chịu được nóng.
+ Thỏ, chuột, 
+ Con hổ.
- 2, 3 HS trả lời.
 HS thi đua.
-------------------------------************************---------------------------------
TẬP ĐỌC
 CÂY DỪA 
I. Mục tiêu
- Biết ngắt nhịp thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát.
- Hiểu ND: Cây dừa giống như con người, biết gắn bó với đất trời, với thiên nhiên. (trả lời được các CH1,CH2 : thuộc 8 dòng thơ đầu).
- HSY luyện đọc từng dòng thơ.
II. Chuẩn bị
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định : 
2. Bài cũ :
- Gọi HS lên đọc bài Kho báu và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Nhận xét, khen ngợi HS. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
v Luyện đọc 
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu bài thơ.
Giọng nhẹ nhàng. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
b) Luyện phát âm
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. 
- Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp, mỗi HS đọc 2 câu, 1 câu sáu và 1 câu tám.
c) Luyện đọc theo đoạn 
- Nêu yêu cầu đọc đoạn và hướng dẫn HS chia bài thành 3 đoạn.
- Hướng dẫn HS ngắt giọng các câu thơ khó ngắt.
- Ngoài ra cần nhấn giọng ở các từ địu, đánh nhịp, canh, đủng đỉnh. 
- Gọi HS đọc phần chú giải trong SGK.
v Tìm hiểu bài 
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài.
- Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?
- Tác giả đã dùng những hình ảnh của ai để tả cây dừa, việc dùng những hình ảnh này nói lên điều gì?
- Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) ntn?
- Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
v Học thuộc lòng
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng đoạn.
- GV xoá dần từng dòng thơ chỉ để lại chữ đầu dòng.
- Gọi HS nối tiếp nhau học thuộc lòng.
- Cả lớp và GV nhận xét..
4. Củng cố – Dặn dò 
- Gọi 1 HS học thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- 2 HS đọc và trả lời.
- HS theo dõi.
- Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: 
 rì rào, tỏa, bạc phếch, nở, quanh cổ, đủng đỉnh.
- HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi HS đọc 2 dòng thơ theo hình thức nối tiếp.
- Chia đoạn
Đoạn 1: 4 dòng thơ đầu.
Đoạn 2: 4 dòng thơ tiếp.
Đoạn 3: 6 dòng thơ cuối.
- Luyện ngắt giọng các câu văn: 
Cây dừa xanh/ tỏa nhiều tàu,/
Dang tay đón gió,/ gật đầu gọi trăng./
Thân dừa/ bạc phếch tháng năm,/
Quả dừa/ đàn lợn con/ nằm trên cao.//
Đêm hè/ hoa nở cùng sao,/
Tàu dừa-/ chiếc lược/ chải vào mây xanh.//
Ai mang nước ngọt,/ nước lành,/
Ai đeo/ bao hũ rượu/ quanh cổ dừa.//
- Đọc bài theo yêu cầu.
- HS đọc lại bài sau đó trả lời: 
+ Lá: như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh.
+ Ngọn dừa: như người biết gật đầu để gọi trăng.
+ Thân dừa: bạc phếch, đứng canh trời đất.
+ Quả dừa: như đàn lợn con, như những hủ rượu.
- Tác giả đã dùng những hình ảnh của con người để tả cây dừa. Điều này cho thấy cây dừa rất gắn bó với con người, con người cũng rất yêu quí cây dừa.
+ Với gió: dang tay đón, gọi gió cùng đến múa reo.
+ Với trăng: gật đầu gọi.
+ Với mây: là chiếc lược chải vào mây.
+ Với nắng: làm dịu nắng trưa.
+ Với đàn cò: hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
- HS trả lời theo ý hiểu cá nhân. 
- Mỗi đoạn 1 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh, đọc thầm.
- 3 HS thi đọc nối tiếp.
--------------------------**************************------------------------------
Tự học
( Hoàn thành bài tập )
-----------------------------***********************-------------------------------
Thứ 5 ngày 28 tháng 03 năm 2019
TOÁN
CÁC SỐ TRÒN CHỤC TỪ 110 ĐẾN 200
I. Mục tiêu
- Nhận biết được các số tròn chục từ 110 đến 200.
- Biết cách đọc, viết các số tròn chục từ 110 đến 200.
- Biết cách so sánh các số tròn chục.
II. Chuẩn bị
- Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục .
- Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ: Trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số, như phần bài học của SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định : 
2. Bài cũ: So sánh các số tròn trăm.
- Gọi HS lên bảng viết các số tròn chục mà em đã biết (đã học).
- Nhận xét và khen ngợi HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: Trong bài học hôm nay, các em sẽ học về các số tròn chục từ 110 đến 200.
- Số tròn chục là những số như thế nào?
v Giới thiệu các số tròn chục từ 110 đến 200.
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 110 và hỏi: Có mấy trăm và mấy chục, mấy đơn vị?
- Số này đọc là: Một trăm mười.
- Số 110 có mấy chữ số, là những chữ số nào?
- Một trăm là mấy chục?
- Vậy số 110 có tất cả bao nhiêu chục.
- Có lẻ ra đơn vị nào không?
- Đây là 1 số tròn chục.
- Hướng dẫn tương tự với dòng thứ 2 của bảng để HS tìm ra cách đọc, cách viết và cấu tạo của số 120.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và thảo luận để tìm ra cách đọc và cách viết của các số: 
130 < 140,0150 < 160, 170 < 180, 190 < 200.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Yêu cầu cả lớp đọc các số tròn chục từ 110 đến 200.
v So sánh các số tròn chục.
- Gắn lên bảng hình biểu diễn 110 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông?
- Gắn tiếp lên bảng hình biểu diễn số 120 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông?
- 110 hình vuông và 120 hình vuông thì bên nào có nhiều hình vuông hơn, bên nào có ít hình vuông hơn.
- Vậy 110 và 120 số nào lớn hơn, số nào bé hơn?
- Yêu cầu HS lên bảng điền dấu >, < vào chỗ trống.
- Ngoài cách so sánh số 110 và 120 thông qua việc so sánh 110 hình vuông và 120 hình vuông như trên, trong toán học chúng ta so sánh các chữ số cùng hàng của hai số với nhau.
- So sánh chữ số hàng trăm của 110 và 120
- Hãy so sánh chữ số hàng chục của 110 và 120 với nhau.
- Khi đó ta nói 120 lớn hơn 110 và viết 120>110, hay 110 bé hơn 120 và viết 110 < 120.
- Yêu cầu HS dựa vào việc so sánh các chữ số cùng hàng để so sánh 120 và 130.
v Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi 2 HS lên bảng, 1 HS đọc số để HS còn lại viết số.
- Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi.
Bài 2:
- Đưa ra hình biểu diễn số để HS so sánh, sau đó yêu cầu HS so sánh số thông qua việc so sánh các chữ số cùng hàng.
- GV nhận xét sửa chữa.
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Để điền dấu cho đúng, trước hết phải thực hiện so sánh số, sau đó điền dấu ghi lại kết quả so sánh đó.
- GV nhận xét khen ngợi.
4. Củng cố – Dặn dò 
- Dặn dò.
- 2 HS lên bảng : các số: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100.
- Là những số có hàng đơn vị bằng 0.
- Có 1 trăm, 1 chục và 0 đơn vị. Sau đó, lên bảng viết số như phần bài học trong SGK.
- Cả lớp đọc:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_28_nam_hoc_2018_2019.doc