Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 10 - Năm học 2022-2023 - Trường TH Lê Văn Tám

Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 10 - Năm học 2022-2023 - Trường TH Lê Văn Tám

I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

HS có khả năng:

1. Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

2. Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,.

3. HS biết lắng nghe chia sẻ của bạn và thể hiện được sự hỗ trợ khi bạn đề nghị.

II. ĐỒ DÙNG

1. Giáo viên: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài.

2. Học sinh: Nhật kí

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

1. Chào cờ (15 - 17’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Chào mừng năm học mới (15 - 16’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát

- GV dẫn dắt vào hoạt động.

- GV cho HS nêu nhận xét, ý kiến về phong trào hưởng ứng Tủ sách anh em.

- GV cho HS chuẩn bị nhật kí để trao đội đọc với nhau những điều hay lẽ phải, những cái học được từ phong trào.

3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát.

- HS lắng nghe

- HS nêu nhận xét, ý kiến về phong trào hưởng ứng Tủ sách anh em.

- HS chuẩn bị nhật kí để trao đội đọc với nhau những điều hay lẽ phải, những cái học được từ phong trào.

- HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe

 

docx 34 trang Huy Toàn 23/06/2023 6013
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 10 - Năm học 2022-2023 - Trường TH Lê Văn Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 – BUỔI SÁNG
Ngày soạn: 05/11/2022
Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2022
Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – SINH HOẠT DƯỚI CỜ
I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT
HS có khả năng:
1. Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. 
2. Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...
3. HS biết lắng nghe chia sẻ của bạn và thể hiện được sự hỗ trợ khi bạn đề nghị. 
II. ĐỒ DÙNG
1. Giáo viên: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...
2. Học sinh: Nhật kí
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Chào cờ (15 - 17’)
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
2. Sinh hoạt dưới cờ: Chào mừng năm học mới (15 - 16’)
* Khởi động:
- GV yêu cầu HS khởi động hát
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
- GV cho HS nêu nhận xét, ý kiến về phong trào hưởng ứng Tủ sách anh em.
- GV cho HS chuẩn bị nhật kí để trao đội đọc với nhau những điều hay lẽ phải, những cái học được từ phong trào.
3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề 
- HS điểu khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
- HS hát.
- HS lắng nghe
- HS nêu nhận xét, ý kiến về phong trào hưởng ứng Tủ sách anh em.
- HS chuẩn bị nhật kí để trao đội đọc với nhau những điều hay lẽ phải, những cái học được từ phong trào.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe
________________________________________________________________
Ngày giảng: Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2022
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
VIẾT: BÀI HÁT TRỒNG CÂY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nghe viết lại chính xác bài thơ Bài hát tới trường (12 dòng thơ đầu). Qua bài viết củng cố cách trình bày bài thơ 4 chữ. Chữ đầu dòng thơ viết hoa, lùi 3 ô li . 
- Nhớ quy tắc viết chính tả c/k, l/n. Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống c/k, l/n, giải đúng câu đố..
- Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ trong bài chính tả.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực: Phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, hợp tác và tự chủ, tự học.
b.Phẩm chất: Bài học rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận: có ý thức thẩm mĩ và trình bày văn bản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Máy tính, tivi. 
Học sinh: SGK, VBT, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Mở đầu: 2’
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- GV nêu MĐYC của bài học.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức 7’
Mục tiêu: Nắm được hình thức và nội dung bài viết.
- GV đọc mẫu 3 khổ thơ đầu bài Bài hát tới trường.
- GV mời 1 HS đọc lại 3 khổ thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn HS nhận xét về nội dung và hình thức của 3 khổ đầu bài thơ:
+ 3 khổ thơ đầu nói về điều gì? 
+ Tên bài được viết ở vị trí nào?
+ Cần viết mấy dòng thơ? Mỗi dòng có mấy tiếng? Cách viết thế nào?
+ Những dòng đối thoại viết thế nào?
- Cho HS luyện viết từ các em dễ viết sai: sạch sẽ, trong xanh, gương mặt, ...
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- 1 HS đọc lại.
- HS trả lời các câu hỏi.
+ 3 khổ thơ đầu nói về ngày mới bắt đầu, các bạn nhỏ đến trường, giữ gìn vệ sinh, hỏi chuyện nhau về đồ dùng học tập.
+ Giữa trang vở, cách lề vở khoảng 4 ô li.
+ Cần viết 12 dòng thơ, mỗi dòng 4 tiếng; chữ đầu dòng viết hoa, chữ đầu của mỗi dòng lùi vào 3 ô so với lề vở.
+ Có gạch đầu dòng trước mỗi dòng thơ, sau câu hỏi có dấu chấm hỏi.
- HS luyện viết ra bảng con theo lời đọc của GV
3. Luyện tập, thực hành 22’
a. HS nghe – viết
- GV hướng dẫn tư thế ngồi viết.
- GV đọc cho học sinh viết bài. GV đọc thong thả từng dòng thơ, mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.
- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.
- Chấm, chữa bài
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).
- GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.
b. Luyện tập làm bài tập chính tả.
Mục tiêu: Nhớ quy tắc viết chính tả c/k, l/n. Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống c/k, l/n, giải đúng câu đố.
Bài tập 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống
Cách tiến hành:
- GV chiếu YC của BT 2 lên bảng, YC 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc chính tả c/k
- GV mời một số HS lên bảng hoàn thành BT 
trên bảng phụ.
- GV mời một số HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài:
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Bài tập 3: Chọn chữ phù hợp với ô trống hoặc với tiếng in đậm rồi giải câu đố
Cách tiến hành:
- GV chiếu YC của BT 3 lên bảng, YC 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- GV mời một số HS lên bảng hoàn thành BT 
trên bảng phụ.
- GV mời một số HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài:
a) Chữ l hay n?
Không phải bò, không phải trâu
Uống nước ao sâu, lên cày ruộng cạn.
à Là cái bút máy.
b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
Thân hình chữ nhật
Chữ nghĩa đầy mình
Ai muốn giỏi nhanh
Đọc tôi cho kĩ.
à Là quyển sách.
- HS lắng nghe.
- HS nghe – viết.
- HS soát lại.
- HS tự chữa lỗi.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS quan sát, 1 HS đọc. Lớp đọc thầm theo.
- HS nhắc lại quy tắc chính tả: 
c + a, o, ô, ơ, u, ư; k + e, ê, i.
- 3 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vở.
- Một số HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
- HS lắng nghe, sửa bài.
- HS quan sát, 1 HS đọc. Lớp đọc thầm theo.
- HS làm bảng phụ, cả lớp làm vở.
- Một số HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
- HS lắng nghe, sửa bài.
4.Vận dụng, trải nghiệm 4’
- HS vận dụng kiến thức bài tập chính tả tìm và viết lại 1 số cụm từ sử dụng l/n
- Đố vui cùng bạn và người thân đọc đúng các cụm từ đó.
-HS thực hiện vận dụng
4. Củng cố - dặn dò 2’
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu kiến thức cho Hs.
- GV hệ thống lại kiến thức.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
______________________________________________
Tiết 2: TIẾNG VIỆT
CHỮ HOA H
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ cái H viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết đúng câu ứng dụng: Học tập tốt, lao động tốt cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ đúng quy định.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Năng lực: Tự chủ tự học .Giao tiếp và hợp tác.Giải quyết vấn để và sáng tạo. 
- Phẩm chất : Bài học rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận: có ý thức thẩm mĩ và trình bày văn bản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, tivi, mẫu chữ hoa H và câu ứng dụng.
2. Học sinh: Vở Luyện viết, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Mở đầu: 
- Hát bài : Múa vui. 
- GV yêu cầu HS viết: 1 dòng chữ G, 1 dòng chữ Giữ vào bảng con.
- GV nhận xét, đánh giá. 
- HS thực hiện.
- HS viết bảng con.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức ( 12-14’)
3.1. GTB: 
- GV giới thiệu chữ hoa H - GV ghi đầu bài. 
3.2. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét (5-7’)
a. GV gắn mẫu chữ hoa H cỡ vừa lên bảng.
- GV giới thiệu: Đây là chữ hoa H cỡ vừa.
- Yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm 2 những câu hỏi sau: (3 phút)
+ Chữ hoa H cỡ vừa cao mấy li? Rộng mấy li? 
+ Chữ hoa H gồm mấy nét? 
à GV nhận xét, tuyên dương và chốt: Chữ hoa H cỡ vừa gồm 3 nét, cao 5 li.....
- GV chỉ mẫu và miêu tả chữ hoa H cỡ vừa: Nét 1 là sự kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và thẳng ngang (lượn 2 đầu). Nét 2 là sự kết hợp của 3 nét cơ bản: khuyết ngược, khuyết xuôi và móc phải. Nét 3 là nét sổ thẳng đứng.
b. GV hướng dẫn HS cách viết chữ hoa H:
* Cách viết: 
+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái, dừng ở đường kẻ 6.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút và hơi lượn xuống viết nét khuyết ngược, nối liền sang nét khuyết xuôi. Đoạn cuối của nét này lượn lên viết nét móc phải, dừng bút ở đường kẻ 2.
+ Nét 3: Lia bút lên trên vào giữa chữ và viết nét sổ thẳng đứng (nét sổ thẳng chia đôi chữ viết hoa H thành hai phần bằng nhau).
* Chú ý: Cuối nét 1 và đầu nét 2 đều hơi lượn, chụm vào nhau thành góc nhọn. Để khoảng cách giữa 2 nét khuyết vừa phải ( không hẹp quá và cũng không rộng quá) 2 đầu khuyết đối xứng với nhau.
- Lần 1: GV vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết.
- Lần 2: GV tô khan vào chữ mẫu, nêu lại quy trình.
- GV yêu cầu HS viết trên không theo cô.
- GV yêu cầu HS viết bảng con (kín bảng) 
- GV nhận xét, tuyên dương. 
c. GV nêu quy trình viết chữ hoa H cỡ nhỏ: 
- Quan sát, so sánh độ cao, bề rộng của chữ H cỡ vừa và chữ H cỡ nhỏ? 
-> Quy trình viết như chữ hoa H cỡ vừa nhưng về độ cao, bề rộng bằng một nửa chữ hoa H cỡ vừa. Lưu ý điểm đặt bút dừng. 
3.3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng (5- 7')
* Từ ứng dụng cỡ vừa: Học
- GV yêu cầu HS đọc từ ứng dụng. 
- Từ ứng dụng có chữ hoa nào? 
- Hãy quan sát và nêu độ cao khoảng cách của từ ứng dụng.	
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chỉ và nêu quy trình viết chữ Học cỡ vừa. 
* Từ ứng dụng cỡ nhỏ: Học
- Quan sát so sánh độ cao bề rộng của chữ Học cỡ vừa và chữ Học cỡ nhỏ? 
-> Quy trình viết như chữ Học cỡ vừa. Độ cao bề rộng của chữ Học cỡ nhỏ bằng một nửa chữ Học cỡ vừa. Lưu ý điểm đặt bút ở đường kẻ .. điểm dừng bút ở đường kẻ .
* Cụm từ ứng dụng 
- GV yêu cầu đọc to cụm từ ứng dụng “Học tập tốt, lao động tốt.”
- GV: Cụm từ ứng dụng muốn khuyên chúng ta: không tự đề cao, không coi thường người khác, không khoe khoang, luôn nói đúng sự thật, gan dạ dám nghĩ, dám làm . 
- Cụm từ ứng dụng có mấy chữ? Chữ nào có con chữ hoa?
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu thanh:
Những chữ có độ cao 2,5 li: H, l, g.
Chữ có độ cao 2 li: đ, p.
Chữ có độ cao 1,5 li: t.
Những chữ còn lại có độ cao 1 li: o, c, â, ô, a, n.
- GV nhận xét,..... 
- GV chỉ và nêu quy trình viết câu ứng dụng. 
* Chú ý điểm đặt bút và điểm dừng bút, viết liền mạch.......
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS quan sát, thảo luận, nhận xét chữ H hoa cỡ vừa.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS viết trên không.
- HS viết bảng con.
- HS nhận xét bài viết của bạn. 
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc Học
- HS nêu
- HS nêu
- HS viết bảng con. 
- HS chia sẻ.
- HS đọc 
- HS lắng nghe
- HS nêu
- HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái theo hướng dẫn của GV.
- HS quan sát, lắng nghe.
3. Thực hành, luyện tập (15- 17')
 - Yêu cầu HS nêu nội dung, yêu cầu của bài viết? 
- GV đưa bài mẫu.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi viết. (Thư giãn bằng trò chơi: “Cô cần”)
- GV hướng dẫn viết.
* Dòng 1: H (cỡ vừa)
- Dòng 1 viết được mấy chữ hoa H?
-> Mỗi dấu chấm ta viết được 1 chữ. 
* Dòng 2,3: H (cỡ nhỏ)
- Viết được mấy chữ hoa H ở dòng 2
* Dòng 4: Học (cỡ vừa)
- Dòng 4 viết chữ gì? Viết được mầy chữ Học ?
 * Dòng 5,6: có 6 điểm toạ độ các em viết được mấy chữ Học ?
 *Cụm từ ứng dụng 1: 1 dòng em viết được mấy cụm từ?
- GV đánh giá nhanh 1 số bài.
- GV nhận xét chung cả lớp.
- HS nêu.
- HS quan sát. 
- HS quan sát.
- HS nêu.
- HS viết dòng 1
- HS nêu.
- HS viết dòng 2,3
- HS nêu
- HS viết dòng 4
- HS nêu
- HS viết dòng 5,6
- HS nêu.
- HS viết cụm từ ứng dụng.
- HS lắng nghe.
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Cho HS vận dụng viết chữ hoa H vào các vật liệu khác nhau như tờ bìa, giấy luyện chữ đẹp......
- Thi tìm tên các bạn trong lớp bắt đầu bằng chữ hoa H để viết lại
- HS thực hiện vận dụng, trải nghiệm
5. Củng cố - dặn dò (2 – 3’)
Mục tiêu: Ghi nhớ cách viết chữ hoa H
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học,dặn dò viết bài.
- HS nêu
- HS lắng nghe.
__________________________________________
Tiết 3: TOÁN
PHÉP CỘNG CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100 (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
 - HS nhận biết được các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng cộng 2 số có 2 chữ số
 - Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng trong phạm vi 100 (cộng có nhớ).
2. Năng lực
- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực Toán học.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Máy tính,, 
2. HS: Các thẻ chục que tính, 7 và 5 que tính rời. 
III.CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động Mở đầu 3’
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em ghi nhớ và vận dụng cách thực hiện các bài toán có liên quan về cộng có nhớ trong phạm vi 100
- GV ghi tên bài: Luyện tập 
2. HĐ Luyện tập, thực hành 25’
Mục tiêu: vận dụng tính toán nhanh, chính xác các bài tập
 Bài 2: Số?
- GV nêu BT.
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng cộng (qua 10) để tính nhẩm (nêu ngay kết quả) các phép tính đã cho. 
- GV cho HS nối tiếp báo cáo kq
 19
 58
 47
 66
+ 43
+ 26
+ 14
+ 25
 62
 84
 61
 91
GV theo dõi nhận xét
Bài 3. Tìm lỗi sai sửa lại cho đúng
2 phép tính đầu thuộc dạng cộng có nhớ thì bạn quen không nhớ thêm 1 vào số chục, phép tính số 3 là cộng không nhớ thì bạn lại nhớ thêm 1 cộng vào số chục nên sai kết quả
Học sinh sửa lại cho đúng
- GV HDHS quan sát tranh minh họa, đọc bài toán.
Bài 4: 
- Yêu cầu HS phân tích đề toán.:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV bao quát lớp làm bài vào vở ô li.
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày bài làm của mình.
- GV tổ chức thi đua báo cáo kết quả. Đánh giá 1 số bài của học sinh
3. Hoạt động vận dụng Trò chơi “Bắt vịt” 7’
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi vịt mang theo phép cộng trong dạng bài học, các con tìm kết quả đúng thì bắt được vịt , sai thì bị phạt theo yêu cầu của bạn thắng
- GV nêu rõ mục tiêu (củng cố kiến thức gì), luật chơi (như đã nêu), tổ chức chơi trong tiết học, cuối cùng có đánh giá kết quả. 
- Khi chơi, GV có thể cho HS ghép thành cặp đôi hoặc nhóm để cùng chơi.
- Tổng kết trò chơi, khen ngợi HS
- HD chuẩn bị bài sau: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 tiếp theo dạng 47 +5
- HS hát và vận động theo bài hát Em học toán
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
2.
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân.
- Trình bày bài bảng con và trong vở.
- HS đọc kết quả và giải thích cách cộng
- Lớp nhận xét, đối chiếu
3.
Học sinh quan sát giúp bạn voi tìm lỗi sai trong bài, nối tiếp nêu miệng
Lớp theo dõi nhận xét bổ sung
 29
 37
 42
+47
+54
+36
 76
 91
 78
4.
- HS làm việc cá nhân, quan sát tranh, đọc đề toán.
- Có 28 dê đen và 14 dê trắng
+ Hỏi có tất cả bao nhiêu con dê?
- HS làm vào vở ô li.
Có tất cả số dê là:
28 + 14 = 42 (con)
Đáp số: 42 con
- HS báo cáo kết quả.
- Nhận xét bài trên bảng của bạn.
- HS lắng nghe luật chơi, cách chơi.
- Thông qua trò chơi:
- HS tham gia chơi 
- Lắng nghe
__________________________________________
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC
NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 Sau bài học giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất sau đây:
1. Năng lực đặc thù:
- HS nói/ viết được lời xin lỗi gửi tới người mà em mắc lỗi
2. Năng lực chung:
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
 3. Phẩm chất: Rèn tính trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
+ Giáo viên: Giáo án. Máy chiếu, máy tính
+ Học sinh: giấy vẽ, bút màu, tranh ảnh/ bài viết về quê hương
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động Mở đầu : Khởi động
1.1.Ổn định ( Kiểm tra bài cũ )
1.2. Dạy bài mới
GV tổ chức cho HS hát, múa bài “Lớp chúng mình
GV đánh giá, chuyển sang bài mới
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: Khám phá:
Hoạt động 1: Nói hoặc viết lời xin lỗi và gửi tới người mà em mắc lỗi.
- GV yêu cầu HS viết một lá thư ngắn gửi lời xin lỗi tới người mình mắc lỗi. Yêu cầu: Lá thư thể hiện được thái độ hối lỗi và mong muốn chân thành được tha lỗi.
- GV cho HS làm bài cá nhân.
- GV cho HS chia sẻ nội dung lá thư trước lớp.
GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét, yêu cầu HS về nhà gửi thư xin lỗi cho người mình mắc lỗi.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
THƯ GIÃN
Vận dụng 
Hoạt động 2: Đóng vai kể tiếp câu chuyện bạn Cáo
GV cho HS thảo luận nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau:
*Nhiệm vụ 1: Đóng vai, kể tiếp câu chuyện bạn Cáo.
*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo các tiêu chí sau:
+ Phương án đưa ra: hợp lí
+ Đóng vai: sinh động, hấp dẫn
+ Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc
- GV quan sát các nhóm làm việc, hỗ trợ khi cần thiết.
- GV gọi đại diện các nhóm đóng vai, kể tiếp câu chuyện.
GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
+ Nêu 3 điều em học được qua bài học?
* Hoạt động nối tiếp (Củng cố, dặn dò)
+ Nêu 3 điều em thích ở bài học?
Nhận xét tiết học
HS múa hát theo nhạc
HS lắng nghe
HS nghe, nắm rõ yêu cầu
- HS làm bài cá nhân: Viết thiệp/ giấy nhớ/ 
- 5-6 HS đọc chia sẻ lời xin lỗi của mình.
- Lớp nhận xét, góp ý
- HS lắng nghe, thực hiện
HS thảo luận nhóm 4, đóng vai và kể tiếp câu chuyện bạn Cáo theo sự hướng dẫn của GV:
Ví dụ: Bạn Cáo không được các bạn khác chơi cùng nữa vì đã mắc lỗi nhưng lại còn đổ lỗi cho bạn Thỏ. Cáo nhận thấy điều đó và cthấy ăn năn, hối hận. Cáo tìm đến Thỏ và Sóc để xin lỗi. Thỏ và Sóc tha lỗi cho Cáo, và nói: “Chúng tớ sẽ tha lỗi cho cậu vì cậu đã biết nhận ra lỗi lầm của mình. Hy vọng cậu sẽ không bao giờ mắc lại lỗi lầm đó nữa.”
- 1-2 nhóm đóng vai
- Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý
- HS lắng nghe
 HS nêu
- HS nêu
________________________________________________________________
Ngày giảng: Thứ tư ngày 9 tháng 11 năm 2022
Tiết 1: TOÁN
PHÉP CỘNG CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100 (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I. Kiến thức, kĩ năng
- HS nhận biết và tìm được kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 47+5 dựa vào phép cộng có nhớ trong phạm vi 20
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng trong phạm vi 100 (cộng có nhớ).
2. Năng lực
- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực Toán học.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 1.GV:Máy tính, .
2.HS: Các thẻ chục que tính, 7 và 5 que tính rời. 
III.CÁC HOẠT DỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Mở đầu 5’
- GV cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng
- GV giới thiệu trò chơi.
- Chọn đội chơi: Cô sẽ chọn ra 2 đội chơi, mỗi đội sẽ có 3 bạn chơi. 
- Nêu luật chơi.
- Cho HS chơi.
- GV đưa 1 số phép cộng khi đặt tính sai hoặc quên không nhớ để học sinh tìm
- Gọi HS đánh giá và bình chọn đội thắng cuộc
- GV tổng kết trò chơi, chọn đội thắng cuộc và khen HS.
*GV dẫn dắt vào bài mới: 
Tiết 48: Cộng có nhớ trong phạm vi 100 (Tiết 1)
2. Hoạt động Hình thành kiến thức 15’
* Giới thiệu phép tính 47+5 và thao tác tìm kết quả bằng đồ dùng
- Cho HS quan sát tranh
- Bạn trong tranh đang làm gì?
- T/c cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Em dự đoán xem bạn sẽ làm gì để tìm được kết quả của phép tính 47+5?
- T/C cho Hs theo dõi video.
- Y/C HS sử dụng khối lập phương hay que tính, tìm kết quả 37+25 theo nhóm đôi.
- GV gọi 1 nhóm lên bảng: 1 bạn nói cách thực hiện, 1 bạn thao tác bằng khối lập phương hay que tính.
- Gọi 1,2 nhóm khác nêu ý kiến đánh giá
- Vậy kết quả của phép tính 47 + 5 bằng bao nhiêu?
- YC theo dõi đáp án của bạn trong video 
- GV chốt và khen ngợi học sinh 
2.2: HDHS cách đặt tính và tính theo cột dọc phép tính 47+5
- GV HD HS cách đặt tính và tính theo cột dọc.
+ Cho hs phân tích số 47,5
- Em nào cho cô biết số 37 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Để thực hiện phép tính theo cột dọc 47 +5 thì các em sẽ làm như thế nào?
- GV chốt cách thực hiện đúng ghi lên bảng 
- Gọi HS nhắc lại nối tiếp cách tính
=> GV chốt: Phép tính 47 +5: Đây là phép cộngdạng số có 2 chữ số với cho số có 1 chữ số trong phạm vi 100 có nhớ
? Vậy để thực hiện phép cộng số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số các con làm thế nào?
? Em cần ghi kết quả các phép tính dạng này ra sao?
- Y/C học sinh nêu vài ví dụ về phép tính dạng 47+ 5. Chú ý khi cộng hàng đơn vị ghi số hàng đơn vị và số chục nhớ 1 cộng thêm vào chữ số hàng chục
- Chú ý đặt tính số đơn vị thẳng số đơn vị, số chục thẳng số chục
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành 10’
MT: Giúp HS biết cách đặt tính và ghi kết quả thẳng cột khi thực hiện các phép cộng dạng cộng số có hai chữ số với số có 2 chữ số có nhớ.
* BT1: Tính
-Y/c hs mở SGK trang 60 để đọc thầm bài tập 1.
- Gọi 1 HS đọc đầu bài 
- GV hỏi: Bài tập 1 yêu cầu gì?
- Các phép tính này được viết như thế nào?
- Y/C HS làm bài tập số 1 vào bảng concá nhân.
- Gọi 4 HS chia sẻ, mỗi hs một phép tính.
- Y/C hs nêu ý kiến về bài làm của các bạn.
- GV chốt kết quả đúng
 25
 58
 63
 77
+ 6
+ 4
+ 8
+7
 31
 62
 71
 84
- Vậy qua bài tập 1, các em cần chú ý gì khi thực hiện các phép tính này?
- GV chốt kiến thức chung:
+ Thực hiện cộng từ phải sang trái, thực hiện cộng từ hàng đơn vị đến hàng chục, lưu ý nhớ cộng thêm 1 chục vào hàng chục
+ Khi viết, ta viết các chữ số thẳng cột với nhau
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm 5’
*Tổ chức trò chơi“Cây hoa điểm tốt” 
- GV giới thiệu tên trò chơi: “Cây hoa điểm tốt” 
- GV nêu luật chơi: 4 bạn 1 nhóm. Các nhóm sẽ cùng thi nhau viết thật nhanh phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100 vào bông hoa sau đó lên dán vào cây.
- Tổ chức cho HS chơi.
- Tổng kết trò chơi.
- GV nói kết thúc bài học: Qua trò chơi giúp HS củng cố kiến thức và mở rộng tự tìm thêm nhiều phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100
- HS lắng nghe
- 2 đội - mỗi đội 3 HS
+ Đội Sơn Ca.
+ Đội Họa mi.
- HS lắng nghe
- HS chơi
- 1 HS đánh giá 2 đội chơi và bình chọn nhóm chơi tốt nhất.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
+ Bạn đang tìm cách tính kết quả phép tính 47 + 5 bằng khối lập phương hay que tính.
- HS thảo luận nhóm đôi TL câu hỏi
- HS xem Video HS thao tác. 
- HS sử dụng khối lập phương hay que tính, tìm kết quả 47+5 theo nhóm đôi
- 1 nhóm lên bảng chia sẻ cách thực hiện
- HS trả lời: Bằng 52 
HS theo dõi
- HS phân tích số
+ Số 47 gồm 4 chục và 7 đơn vị. 
+ Số 5 gồm 0 chục và 5 đơn vị
- HS nối tiếp chia sẻ cách tính 
HS chú ý lắng nghe
+ Cộng từ phải sang trái. Cộng từ hàng đơn vị đến hàng chục.
+ Viết các chữ số ở kết quả - tổng- thẳng cột với các số ở trên- các số hạng
- 1 số HS nêu ví dụ
- HS nhắc lại:
+ B1: Đặt tính thẳng cột, viết dấu cộng và dấu gạch ngang.
+ B2: tính từ phải sang trái, lưu ý nhớ 1 vào cột số chục..
 Bài 1: Tính.
- 1 HS đọc to, cả lớp theo dõi.
- HS TL.
- HSTL.
- 4 HS lên bảng trình bày trên bảng các.
- HS nêu ý kiến đánh giá bài của bạn
Cách đặt tính số hạng thứ 2 chỉ có hàng đơn vị nên lệch về bên phải 1 chữ số so với số hạng thứ nhất, Nhớ 1 cộng thêm vào hàng chục
- HS lắng nghe
- HS thực hiện chơi
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
____________________________________________________
Tiết 4: TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Nhím nâu kết bạn
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ hoạt động, đặc điểm, đặt được câu nói về hoạt động của học sinh.
- Biết yêu quý bạn bè, có tinh thần hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học.
2. HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ mở đầu
- GV yêu cầu HS đọc lại bài Nhím nâu kết bạn
2. Luyện tập – Thực hành
Bài 1: Theo bài đọc, vì sao nhím trắng và nhím nâu có những ngày mùa đông vui vẻ, ấm áp? (đánh dấu V vào ô trống trước đáp án đúng)
- GV gọi HS đọc yêu cầu .
- GV mời HS trả lời .
? Em học được điều gì từ câu chuyện?
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: Chọn và viết lại những từ ngữ nói về nhím trắng.
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV gọi 1-2 HS chưa bài.
- GV gọi HS nhận xét
- GV hỏi: Những từ ngữ nói về nhím trắng là từ chỉ gì?
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Điền g hoặc gh vào chỗ trống.
a. Suối ....ặp bạn rồi
.......óp thành sông lớn.
Sông đi ra biển
Biển thành mênh mông. b.Quả ......ấc nào mà chín
Cũng .......ặp được mặt trời.
c. Nắng ......é vào cửa lớp
Xem chúng em học bài. 
+ BT yêu cầu gì?
-GV gọi 3 HS lần lượt chữa bài. 
? Khi nào điền g, gh?
-GV nhận xét, tuyên dương
 Bài 4: Viết vào chỗ trống.
a. Từ có tiếng chứa iu hoặc ưu.
M: líu lo, lưu luyến,........................
b. Từ có tiếng chứa iên hoặc iêng.
M: hiền lành, siêng năng...................
+ GV cho HS chơi truyền điện. GV gọi HS bất kì tìm từ có chưa tiếng “iu hoặc ưu”, “iên hoặc iêng”. HS tìm đúng từ sẽ gọi bạn khác tìm đến khi có hiệu lệnh kết thúc của GV.
- Sau khi HS chơi xong, GV cho HS hoàn thiện bài vào VBT kết hợp giải nghĩa từ HS chưa rõ
- GV nhận xét, kết luận 
Bài 5: Chọn a hoặc b 
- GV yêu cầu HS chọn câu a hoặc b hoàn thành vào VBT
- GV yêu cầu 3 HS chữa bài 
? Mỗi đoạn thơ nói đến loài vật nào?
-GV nhận xét, đánh giá.
Bài 6: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.(nhường bạn, giúp đỡ, chia sẻ, chăm chỉ)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời.
- GV gọi 2 nhóm phân công thành viên lên diễn tả lại tình huống a, b
? Bạn bè cần cư xử với nhau thế nào?
-GV nhận xét, kết luận, tuyên dương.
Câu 7. Viết một câu về hoạt động em thích trong giờ ra chơi.
-GV yêu cầu 1-2 HS trả lời
? Khi viết câu lưu ý gì?
- GV nhận xét, tuyên dương
Câu 8. Viết 3 - 4 câu kể về một giờ ra chơi ở trường em.
- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- GV cho HS trả lời từng gợi ý trong VBT 
+ Trong giờ ra chơi, em và các bạn thường vui chơi ở đâu(trong lớp hay ngoài sân)?
+ Em và các bạn thường chơi trò chơi gì?
+ Em thích hoạt động nào nhất?
+ Em cảm thấy thế nào sau mỗi giờ ra chơi?
- GV hỏi HS :
+ Khi viết đoạn văn cần chú ý điều gì ?
-GV cho HS viết đoạn văn ra vở và thu chấm trước lớp ( Nếu có thời gian )
3. Vận dụng
- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau
- Học sinh đọc bài
- 1 HS đọc
- HS trả lời
 + Vì nhím trắng và nhím nâu được ở cùng nhau
- HS nhận xét.
- HS trả lời
- HS đọc yêu cầu 
- HS trả lời : 
+ Những từ ngữ nói về nhím trắng: Tốt bụng, thân thiện, quý bạn, vui vẻ
- HS nhận xét, đổi chéo vở kiểm tra.
- HS: từ chỉ đặc điểm 
-HS đọc yêu cầu 
+ Bài yêu cầu Điền g hoặc gh vào chỗ trống 
- HS chữa bài.
a. g	 b.g	 c . gh
- HS trả lời
-HS đọc đề bài 
- HS tham gia trò chơi 
a. Từ có tiếng chứa iu hoặc ưu: líu lo, lưu luyến, ríu rít, ưu ái,quả lựu, .
b. Từ có tiếng chứa iên hoặc iêng: hiền lành, siêng năng, túi tiền, cồng chiêng, .
- HS hoàn thiện bài
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào VBT
- HS chữa bài, nhận xét
- HS trả lời: đoạn a: con gà, con cừu đoạn b: con kiến.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS thảo luận nhóm và trả lời 
a. chia sẻ b. giúp đỡ c. nhường bạn
-2 nhóm lên diễn tả lại tình huống.
-HS trả lời 
- HS làm bài vào VBT
+ Vào giờ ra chơi, em thường chơi nhảy dây với các bạn.
- HS trả lời: Viết hoa chữ cái đầu câu, cuối câu có dấu chấm.
- HS đọc yêu cầu đề bài .
- HS trả lời theo ý của mình.
-HS trả lời 
+ Viết đoạn văn liền mạch, ngăn cách nhau bằng dấu chấm .
-HS viết đoạn văn .
-HS chia sẻ
________________________________________________________________
Ngày giảng: Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2022
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
NÓI VÀ NGHE: THỜI KHOÁ BIỂU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng: 
Đọc đúng văn bản Thời khóa biểu: giọng đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau từng cột, từng dòng.
Nắm được được các thông tin trong văn bản TKB, hỏi đáp được cùng bạn về các thông tin, như: các tiết học diễn ra như thế nào theo thứ, buổi; những môn học bắt buộc; những hoạt động khác (tự học có hướng dẫn; hoạt động vui chơi, giải trí); số tiết, 
Hiểu tác dụng của TKB đối với HS: giúp theo dõi các tiết học trong từng buổi, từng ngày; chuẩn bị bài vở để học tốt, 
Phát triển năng lực và phẩm chất:
Năng lực: Hình thành các năng lực chung; phát triển năng lực ngôn ngữ; Góp phần hình thành năng lực tự chủ, tự học của HS.
Phẩm chất: Có ý thức tự giác trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Máy tính, tivi.
Học sinh: SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Mở đầu ( 2-3’)
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- GV giới thiệu MĐYC của bài học.
- Trong các bài học trước, các em đã biết thế nào là Mục lục sách, Tự thuật, Danh sách học sinh, Nội quy học sinh. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết đọc một Thời khóa biểu, hiểu tác dụng của TKB.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức (18 - 20’)
HĐ 1: Đọc thời khóa biểu (BT1)
a. Đọc mẫu văn bản TKB 
- GV chiếu TKB lên bảng để hướng dẫn HS cách đọc.
- GV đọc mẫu văn bản TKB theo từng ngày (thứ - buổi - tiết): đọc chậm, rõ ràng, rành rẽ, ngắt nghỉ hơi hợp lí, đọc đến đâu chỉ thước đến đấy.
Thứ Hai//
Buổi sáng: Tiết 1 – Hoạt động trải nghiệm.// Tiết 2 – Tiếng Việt.// Hoạt động vui chơi (25 phút).// Tiết 3 – Tiếng Việt.// Tiết 4 – Toán.//
Buổi chiều: Tiết 1 – Giáo dục thể chất.// Tiết 2 – Ngoại ngữ.// Tiết 3 – Tự học có hướng dẫn.// 
Thứ Ba//
Buổi sáng: Tiết 1 – Toán.// Tiết 2 – Tiếng Việt.// Hoạt động vui chơi (25 phút).// Tiết 3 – Tiếng Việt.// Tiết 4 – Đạo đức.//
Buổi chiều: Tiết 1 – Tự nhiên và xã hội.// Tiết 2 – Tự học có hướng dẫn.// Tiết 3 – Hoạt động trải nghiệm.//
 Thứ Tư// Thứ Năm// Thứ Sáu// 
b. HDHS luyện đọc TKB theo TT: thứ - buổi – tiết
- GV cho HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm TKB.
- GV mời một số HS đứng lên đọc TKB, mỗi HS đọc một ngày. GV giúp đỡ HS khi cần thiết.
- Chỉ thước mời 2 tổ đọc TKB ngày thứ Tư. Nhắc các em đọc chậm, rõ, ngắt nghỉ hơi dài hơn bình thường.
- GV chỉ thước mời 2 tổ đọc TKB thứ Năm.
- GV chỉ thước mời 2 nửa lớp thi đọc.Mỗi nửa lớp đọc TKB một ngày bất kì.
- Cả lớp đọc ĐT 1 ngày bất kì theo chỉ của GV.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS l

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_10_nam_hoc_2022_2023_truong_th_l.docx