Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022

 CHÍNH TẢ: (Tập chép)

CHUYỆN BỐN MÙA

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Chép chính xác, trình bày đúng bài chính tả trong sách giáo khoa. Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả

- Làm được bài tập 2a, bài tập 3a.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả l/n.

3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt, yêu bốn mùa.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung đoạn viết, bảng phụ ghi nội dung bài tập.

 - Học sinh: Vở bài tập.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.

 - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.

 

doc 46 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19:
Thứ.....ngày.....tháng.....năm.........
TẬP ĐỌC (2 TIẾT):
CHUYỆN BỐN MÙA
I . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Hiểu ý nội dung: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 3 (M3, M4)
2. Kỹ năng: Đọc đúng, và rõ ràng toàn bài, nghỉ hơi hợp lý sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. Chú ý các từ: mầm sống, bếp lửa, vườn bưởi, rước, tựu trường,...
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích bốn mùa, yêu thích môn học.
*THGDBVMT: Mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều có những vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó với con người. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
2.Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
-- GV YC trưởng nhóm báo cáo KQ ôn bài, chuẩn bị bài của các bạn trong nhóm
-GV đánh giá, nhận xét về kết quả học tập của học sinh học 
-Mời TBVN bắt nhịp bài hát Bốn mùa yêu thương
-GV kết nối nội dung bài và ghi tựa bài: Chuyện bốn mùa
- Học sinh thực hiện theo YC.
- Học sinh lắng nghe
-Học sinh hát tập thể
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa..
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: mầm sống, bếp lửa, vườn bưởi, rước, tựu trường,...
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Đâm chồi nảy lộc, Đơm, Bập bùng.
 *Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Đọc mẫu diễn cảm bài văn.
- Đọc giọng kể cảm động nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
-Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng mầm sống, bếp lửa, vườn bưởi, rước, tựu trường,... 
+Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế
c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa từ: Đâm chồi nảy lộc, Đơm, Bập bùng.
- Giáo viên hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp:
*Dự kiến một số câu:
+ Có em/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ có giấc ngủ ấm trong chăn.//
+ Cháu có công ấp ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc.//
e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm
g. Đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
-Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm
+ HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp).
-HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm)
+Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp.
* Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó
- Học sinh hoạt động theo cặp, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Học sinh chia sẻ cách đọc
+ ...
+ 
- Các nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
- Lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc lại toàn bộ bài tập đọc.
TIẾT 2:
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc)
- Cho học sinh quan sát tranh, và thảo luận nhóm tìm các nàng tiên, xuân, hạ, thu, đông. 
-YC trưởng nhóm điều hành chung 
- GV trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2
µTBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp.
- Mời đại diện các nhóm chia sẻ
+Bốn nàng tiên trong chuyện tượng trưng cho những mùa mùa mùa nào trong năm? 
+ Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông?
+ Các em co biết vì sao khi xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc? 
+ Mùa xuân có gì hay theo lời của bà Đất ? 
+ Theo em, lời bà Đất và lời nàng đông nói về mùa xuân có gì khác nhau không?
- Và để biết được mùa đông, mùa thu, mùa hạ có gì hay, chia lớp thành 3 nhóm tìm hiểu theo những câu hỏi sau:
+ Mùa Hạ có gì hay theo lời của nàng Xuân?
+ Mùa Thu có gì hay theo lời của lời nàng Hạ?
+ Mùa Đông có gì hay theo lời của nàng Thu?
- Trong các mùa các em thích nhất mùa nào?
=> Kết luận, ghi nội dung bài
- HS nhận nhiệm vụ
- Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm
- HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo
- Dự kiến ND chia sẻ:
+ Xuân, hạ, thu, đông.
+ Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
+ Vào xuân, thời tiết ấm áp, có mưa xuân, rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc.
+ Xuân làm cho cây tươi tốt.
+ Không khác nhau, vì cả hai đều nói điều hay về mùa xuân.
+ Nhưng phải có nắng của em Hạ 
+Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất 
+ Có em mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn 
- Tự trả lời theo ý mình..
-HS lắng nghe, ghi nhớ
4. HĐ Đọc diễn cảm: (10 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc mẫu lần hai. 
- Hướng dẫn học sinh cách đọc.
- Cho các nhóm tự phân vai đọc bài.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất.
Lưu ý:
 - Đọc đúng:M1,M2
 - Đọc hay:M3, M4
- Lớp theo dõi.
- Học sinh lắng nghe.
- Các nhóm tự phân vai đọc lại bài.
- Lớp lắng nghe, nhận xét.
-HS bình chọn học sinh đọc tốt nhất, tuyên dương bạn.
5. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) 
- Qua bài này giúp em hiểu điều gì?
 *THGDBVMT: Mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đều có những vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó với con người. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
6.HĐ sáng tạo (2 phút)
- Sắm vai nhân vật (bốn mùa) trong truyện để đọc lại câu chuyện. 
 - Nhận xét tiết học 
- Dặn học sinh về luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau...
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 .
TOÁN:
TIẾT 91: TỔNG CỦA NHIỀU SỐ
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết tổng của nhiều số.
- Biết cách tính tổng của nhiều số.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm tính tổng của nhiều số.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1 (cột 2), bài tập 2 (cột 1, 3), bài tập 3a.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3phút)
- Giáo viên đánh giá - nhận xét kết quả học tập của học sinh học trong giai đến giữa HKI.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Tổng của nhiều số.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Nhận biết tổng của nhiều số.
- Biết cách tính tổng của nhiều số.
*Cách tiến hành:
Việc 1: Ghi phép tính 2 +3 + 4 =?
- Gọi học sinh nêu kết quả.
- Đây là tổng của nhiều số. “Tổng của 2, 3, 4” hay “hai cộng ba cộng bốn”.
- Gọi học sinh nêu lại phép tính và kết quả.
- Hướng dẫn viết theo cột dọc: viết các số hạng thẳng cột và tổng cũng thẳng cột.
Việc 2: Hướng dẫn cách tính và ghi kết quả của 12 + 34 + 40 = 
Việc 3: Hướng dẫn tính tổng của nhiều số, trong đó các số hạng là số có hai, một chữ số. 15 + 46 + 29 + 8 =
- Tính như sách giáo khoa, lưu ý là phép tính có nhớ, ghi kết quả thẳng cột theo từng hàng và tính từ phải sang tráị.
* Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2
-HS quan sát, thực hiện nhẩm tính 
- Nêu kết quả: 2+3+4=9
- Học sinh nghe
- 2 cộng 3 cộng 4 bằng 9
- Theo dõi
 2 2 cộng 3 bằng 5,
+ 3 5 cộng 4 bằng 9, viết 9.
 4
 9
- Theo dõi, trả lời.
- Theo dõi, nêu kết quả.
- Nghe.
3. HĐ thực hành: (14 phút)
*Mục tiêu: 
- Nhận biết tổng của nhiều số.
- Biết cách tính tổng của nhiều số.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân –> Cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
-GV giao nhiệm vụ cho HS thực hành
-GV trợ giúp HS hạn chế
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1 (cột 2): 
- Yêu cầu học sinh chia sẻ kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
- Phép tính 6+6+6+6 có gì đặc biệt?
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 2 (cột 1,3): 
- Hướng dẫn ghi kết quả thẳng theo từng cột, lưu ý có nhớ ở hàng chục.
- Yêu cầu 2 em lên bảng chia sẻ kết quả.
- Nhận xét bài làm từng em.
- Trong các phép tính, có phép tính nào có gì đặc biệt?
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 3: 
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ, các số liệu để làm.
- Các phép tính ta vừa tính có gì đặc biệt?
- Mỗi phép tính có mấy số hạng bằng nhau?
- Giáo viên nhận xét chung.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
µBài tập chờ:
Bài tập 1 (cột 1): Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
-Trợ giúp cho HS ( nếu cần)
Bài tập 2 (cột 4): Yêu cầu học sinh tự làm bài và báo cáo kết quả với giáo viên.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
-Thực hiện theo YC của trưởng nhóm
*Dự kiến ND chia sẻ:
+HS làm bài cá nhân
+ Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh chia sẻ kết quả: 20; 24
- Nhận xét.
- Các số hạng đều bằng nhau.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh nghe.
- Học sinh thực hiện:
 14 
+ 33 
 21 
 68 
 15
+ 15
 15
 15 
 60 
- HS tương tác, nhận xét.
+ Có 1 phép tính; các số hạng đều bằng nhau.
-Lắng nghe
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Theo dõi
- Học sinh chia sẻ:
12kg +12kg + 12kg = 36kg
5 l + 5 l + 5 l +5 l = 20 l
- Nhận xét.
- Các số hạng trong mỗi phép tính đều bằng nhau.
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên:
3 + 6 + 5 = 14
7 + 3 + 8 = 18
- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên:
 24
+ 24
 24
 24 
 96 
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- HS nêu lại cách tính tổng của nhiều số?
- Gọi học sinh trả lời: 2 + 2 + 2 bằng bao nhiêu?
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
4. HĐ sáng tạo: (1 phút)
-Nhẩm nhanh kết quả của bài tập sau: 5cm + 5cm +10 cm + 10cm =?
 12kg + 18kg + 20 kg =?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài: Phép nhân
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
TNHX:
LÀM GÌ ĐỂ TRƯỜNG HỌC SẠCH SẼ VÀ AN TOÀN (Tiết 2)
 (VNEN)
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
ĐƯỜNG GIAO THÔNG
(Chương trình hiện hành)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiên giao thông.
- Biết được sự cần thiết phải có một số biển báo giao thông trên đường.
2. Kỹ năng: Học sinh nhận biết được một số biển báo giao thông.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy logic, NL quan sát,...
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:
+ Sách giáo khoa, tranh ở sách giáo khoa.
+ 5 bức tranh khổ A3 vẽ cảnh bầu trời trong xanh, sông, biển, đường sắt, 1 ngã tư đường phố, trong 5 bức tranh này chưa vẽ các phương tiện giao thông.
+ 5 tấm bìa: Trong đó 1 tấm ghi chữ đường bộ; 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thủy, 1 tấm ghi hàng không
+ Một số bộ bìa, mỗi bộ gồm 12 tấm bìa nhỏ (6 tấm vẽ 6 biển báo và 6 tấm viết tên 6 biển báo như trong sách giáo khoa).
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, kỹ thuật khăn trải bàn, động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Giáo viên nhận xét về tình hình học tập của học sinh trong học kì I.
- Giáo viên giới thiệu: Để giúp cho các em nhận biết 1 số biển báo trên đường bộ và tại khu vực có đường sắt chạy qua. Đồng thời biết kể tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông... Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em học bài: Đường giao thông.
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa, 1 vài học sinh nhắc lại tên bài.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh nhận biết được các loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
- Biết tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông.
*Cách tiến hành:
Việc 1: Quan sát tranh và nhận biết các loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
Mục tiêu: Học sinh nhận biết được các loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
Cách tiến hành: Làm việc cả lớp
Bước 1:
- Giáo viên dán 5 bức tranh khổ A3 lên bảng.
- Giáo viên gọi 5 học sinh lên bảng phát cho mỗi học sinh 1 tấm bìa (1 tấm ghi đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thủy, 1 tấm ghi hàng không)
- Yêu cầu học sinh gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp.
Bước 2:
- Giáo viên gọi 1, 2 học sinh nhận xét kết quả làm việc của các bạn.
Kết luận: Có 4 loại đường giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Trong đường thủy có đường sông và đường biển.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận.
Việc 2: Làm việc với sách giáo khoa.
Mục tiêu: Biết tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông.
Cách tiến hành: Làm việc theo cặp – Chia sẻ trước lớp
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình ở trang 40, 41 trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi với các bạn (hoặc có thể tự đặtra các câu hỏi để hỏi nhau). Ví dụ:
+ Bạn hãy kể tên các loại xe đi trên đường bộ?
+ Đố bạn, loại phương tiện giao thông nào có thể đi được trên đường sắt?
+ Hãy nói tên các loại tàu thuyền đi trên sông hay trên biển mà bạn biết?
+ Đố bạn máy bay có thể đi được đường nào?
Bước 2:
- Giáo viên mời 1 số học sinh trả lời trước lớp
- Cả lớp, giáo viên theo dõi nhận xét.
Bước 3:
- Giáo viên và học sinh thảo luận 1 số câu hỏi sau: Ngoài các phương tiện giao thông trong các hình ở sách giáo khoa em còn biết những phương tiện giao thông có ở địa phương em?
*GV kết luận: Đường bộ dành cho xe đạp, xe máy, xe ô tô, đường sắt dành cho tàu hỏa đường thủy dành cho thuyền, phà ca nô, tàu thủy... còn đường hàng không dành cho máy bay.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận.
Việc 3: Trò chơi Biển báo nói gì?
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 6 biển báo được giới thiệu trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh chỉ và nói tên từng loại biển báo. Hướng dẫn các em đặt câu hỏi để phân biệt các loại biển báo. Ví dụ:
+ Biển báo này có hình gì? Màu gì?
+ Đố bạn loại biển báo nào thường có màu xanh?
+ Loại biển báo nào thường có màu đỏ?
+ Bạn phải lưu ý điều gì khi gặp những biển báo này?
Bước 2:
- Giáo viên mời 1 số học sinh trả lời trước lớp.
- Đối với biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn 
(Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách ứng xử khi gặp biển báo này)
- Trường hợp không có xe lửa đi tới thì nhanh chóng vượt qua đường sắt.
- Nếu có xe lửa sắp đi tới mọi người phải đứng cách xa đường sắt ít nhất 5 m để đảm bảo an toàn.
- Đợi cho đoàn tàu đi qua hẳn rồi mới nhanh chóng đi qua đường sắt.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ bằng câu hỏi gợi ý:
+ Trên đường đi học em có nhìn thấy biển báo không? Nói tên những biển báo mà em đã nhìn thấy?
+ Theo em, tại sao chúng ta cần phải nhận biết 1 số biển báo trên đường giao thông?
Bước 3: Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm 2 em
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa. Trong mỗi nhóm, mỗi học sinh sẽ được chia 1 tấm bìa nhỏ.
- Khi giáo viên hỏi: “Biển báo nói gì?” thì học sinh tìm nhanh đến đến kết quả.
- Giáo viên theo dõi nhận xét, tuyên dương cặp nào tìm đến nhau nhanh nhất.
Kết luận: Các biển báo được dựng lên ở các loại đường giao thông nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Có rất nhiều loại biển báo trên loại đường giao thông khác nhau. Trong bài học chúng ta chỉ làm quen với 1 số biển báo thông thường.
- Cho học sinh nhắc lại.
- Học sinh quan sát kĩ 5 bức tranh.
- 5 học sinh gắn 5 tấm bìa vào tranh.
- 2 học sinh nhận xét, chia sẻ-> Hs dưới lớp tương tác.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh quan sát các hình –tháo luận N2 -> chia sẻ trước lớp.
*Dự kiến ND chia sẻ
+Xe đạp, xe ô tô, xe máy, 
+Tàu hoả, 
+Tàu thuỷ, thuyền buồm, ..
+Đường hàng không
- Học sinh thảo luận theo YC câu hỏi.
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh quan sát 6 biển báo, thảo luận.
- Học sinh lên trình bày trước lớp.
- Học sinh khác tương tác
- Học sinh liên hệ dựa theo câu hỏi.
- Học sinh nhận bộ bìa.
- Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các bạn.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh nhắc lại.
4. HĐ vân dụng: (5 phút)
- Em hãy kể tên một số loại đường giao thông (hoặc một số phương tiên giao thông mà em biết)?.
- Biết được sự cần thiết phải có một số biển báo giao thông trên đường.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy. 
5. HĐ sáng tạo: (2 phút)
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh cùng gia đình luôn có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài: An toàn khi đi các phương tiện giao thông.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 .. .. ..
Thứ.....ngày.....tháng.....năm.........
KỂ CHUYỆN:
CHUYỆN BỐN MÙA
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được đoạn 1 ( BT1); biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện (BT2). Một số học sinh biết dựng lại câu chuyện theo các vai (BT3).
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện, yêu thích vẻ đẹp của bốn mùa.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát, ... 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:	
- Giáo viên: Tranh minh họa từng đoạn câu chuyện. Trang phục đơn giản cho học sinh đóng vai.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Giáo viên nhận xét tình hình học kể chuyện của học sinh trong học kì I.
-TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể
- GV kết nối bài - Ghi đầu bài lên bảng
- Học sinh lắng nghe, rút kinh nghiệm.
-Học sinh hát bài Bốn mùa yêu thương.
- Lắng nghe.
2. HĐ kể chuyện. (22 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh biết kể lại từng đoạn câu chuyện, biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Một số học sinh biết dựng lại câu chuyện theo vai. (M3, M4) 
*Cách tiến hành:
Việc 1: Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
* GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Giáo viên YC. HS nêu yêu cầu của bài. 
+ Yêu cầu quan sát tranh trong sách giáo khoa, đọc lời bắt đầu dưới mỗi tranh.
+ Cho học sinh suy nghĩ, kể trong nhóm.
*TBHT điều hành nội dung HĐ chia sẻ:
- Gọi lần lượt một số học sinh kể nội dung từng tranh. 
- Cùng học sinh nhận xét.
- Gọi đại diện kể đoạn 1 câu chuyện trước lớp. 
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
- Giáo viên theo dõi, đặt câu hỏi gợi ý khi thấy học sinh lúng túng.
Việc 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu gì?
- Gợi ý học sinh kể chuyện theo đoạn.
- Cho học sinh suy nghĩ, kể trong nhóm.
- Cho đại diện các nhóm kể trước lớp.
- Kể toàn bộ câu chuyện.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh có cách kể hay.
Việc 3: Dựng lại câu chuyện theo các vai: Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu gì?
- Dựng lại chuyện theo vai là kể lại câu chuyện bằng cách để mỗi nhân vật tự nói lời của mình.
- Hướng dẫn phân vai, kể trong nhóm.
- Từng nhóm học sinh phân vai thi kể trước lớp. 
- Cùng học sinh nhận xét.
Lưu ý:
- Kể đúng văn bản: Đối tượng M1, M2
- Kể theo lời kể của bản thân: M3, M4
* HS HĐ nhóm
- Thực hiện theo YC, tương tác
- Quan sát. 
- Hoạt động nhóm
- HS trong nhóm kể: lần lượt từng em kể trước nhóm. Các bạn trong nhóm nghe, chỉnh sửa.
*Dự kiến nội dung HĐ chia sẻ:
- Đại diện các nhóm lên kể. Mỗi em chỉ kể 1 tranh.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 học sinh nêu yêu cầu bài.
- Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Theo dõi.
-HS nêu YC
- Kể trong nhóm.
- Chia sẻ trước lớp
+ Học sinh xung phong kể.
- Học sinh khác nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Dựng lại câu chuyện 
- Theo dõi
- Phân vai kể trong nhóm
- Từng nhóm kể trước lớp.
- Cùng giáo viên nhận xét.
3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (5 phút)
*Mục tiêu:
- Hiểu nội dung: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Thảo luận trong cặp -> Chia sẻ trước lớp
*GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
*TBHT điều hành HĐ chia sẻ 
- Câu chuyện kể về việc gì?
- Câu chuyện cho ta biết điều gì?
=>GV kết luận: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa trong năm đều có một vẻ đẹp riêng, có thời tiết, khí hậu riêng và đều có ích cho cuộc sống.
Khuyến khích đối tượng M1 trả lời CH1, M2 trả lời CH2
- HS chia sẻ N2
- Dự kiến ND chia sẻ
- Học sinh trả lời.
- Bốn mùa đều có một vẻ đẹp 
- Học sinh lắng nghe.
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3phút)
- Hỏi lại tên câu chuyện.
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
- Khi kể chuyện ta phải chú ý điều gì?
(Kể bằng lời của mình. Khi kể phải thay đổi nét mặt, cử chỉ, điệu bộ).
- Giáo dục học sinh: yêu thích vẻ đẹp của bốn mùa.
5. HĐ sáng tạo: (2phút)
-Về nhà tìm những câu chuyện có nội dung tương tự như bài học để đọc,...
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về kể lại câu chuyện cho người thân nghe
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
 CHÍNH TẢ: (Tập chép)
CHUYỆN BỐN MÙA
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Chép chính xác, trình bày đúng bài chính tả trong sách giáo khoa. Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả
- Làm được bài tập 2a, bài tập 3a.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả l/n.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt, yêu bốn mùa.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung đoạn viết, bảng phụ ghi nội dung bài tập.
	- Học sinh: Vở bài tập.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Nhận xét bài làm của học sinh ở tiết trước, khen em viết tốt.
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát bài: Mùa hè của bé
- GV kết nối nội dung bài -> Ghi đầu bài lên bảng.
- Lắng nghe.
- Học sinh hát tập thề
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài chép để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả: Đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
*TBHT điều hành HĐ chia sẻ:
+ Đoạn chép này ghi lời của ai trong Chuyện bốn mùa?
+ Bà Đất nói gì?
+ Đoạn chép có những tên riêng nào? Những tên riêng ấy phải viết như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con: tựu trường, ấp ủ, 
- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.
- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.
- Học sinh nêu những điểm (âm, vần) hay viết sai.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được nội dung đoạn viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý: 
* Dự kiến ND chia sẻ:
+ Bà Đất.
+ Khen các nàng tiên mỗi người một vẻ, đều có ích, đêù đáng yêu.
+ Trả lời.
- Luyện viết vào bảng con, 1 học sinh viết trên bảng lớp.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Học sinh nêu.
- Học sinh lắng nghe.
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh viết lại chính xác một đoạn trong bài:
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Cho học sinh viết bài (viết từng câu theo hiệu lệnh của giáo viên)
Lưu ý: 
-Tư thế ngồi - Cách cầm bút - Tốc độ của các đối tượng hạn chế
- Lắng nghe
- Học sinh viết bài vào vở 
4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)
*Mục tiêu: 
- Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.
- Giáo viên đánh giá- nhận xét nhanh 4 - 5 bài
Viết của học sinh.
- Học sinh đổi chéo vở chấm bài cho nhau.
- Lắng nghe.
5. HĐ làm bài tập: (6 phút)
*Mục tiêu: Giúp học sinh rèn quy tắc chính tả: l/n.
*Cách tiến hành:
Bài 2a: Hoạt động cá nhân – Chia sẻ trước lớp
-GV trợ giúp HS hạn chế
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng chia sẻ kết quả.
- Nhận xét, chữa bài. 
Bài 3a: TC Ai nhanh, ai đúng
- Tổ chức cho đại diện của mỗi dãy 3 học sinh lên bảng thi tìm và viết đúng 3 chữ bắt đầu bằng l, 3 chữ bắt đầu bằng n. Đội nào nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
- Giáo viên tổng kết, nhận xét trò chơi.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu và làm bài.
- Dự kiến KQ của học sinh chia sẻ 
+ lưỡi, lá lúa, năm, nằm.
- Lắng nghe.
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh dưới lớp cùng giáo viên làm ban giám khảo, tìm ra đội thắng cuộc.
- Học sinh lắng nghe.
6. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Cho học sinh nêu lạ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_19_nam_hoc_2021_2022.doc