Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019

THỦ CÔNG:

LÀM CON BƯỚM (tiết 2)

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết cách làm con bướm bằng giấy.

2. Kỹ năng: Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối đều, phẳng. Với học sinh khéo tay: Làm được con bướm bằng giấy. Các nếp đều, phẳng. Có thể làm được con bướm có kích thước khác.

3. Thái độ: - Thích làm đồ chơi, rèn luyện đôi tay khéo léo cho học sinh.

4. Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá đồ vật; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: Mẫu con bướm bằng giấy. Quy trình làm con bướm bằng giấy có hình minh họa. Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. Kéo, hồ dán.

- Học sinh: Giấy thủ công.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.

 - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.

 

doc 46 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 2410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32:
Thứ hai ngày 21 tháng 4 năm 2019
TẬP ĐỌC (2 TIẾT):
CHUYỆN QUẢ BẦU
I . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Hiểu nội dung: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc đều có một tổ tiên.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 4 (M3, M4).
2. Kỹ năng: Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng. Chú ý các từ: ngập lụt, khoét rỗng, ùn ùn, mênh mông.
3. Thái độ: Học sinh ham học hỏi, tìm tòi kiến thức mới.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
* GD.QPAN: Kể chuyện về sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em làm nên sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù xâm lược
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương phápvà hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TIẾT 1:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
-TBHT điều hành trò chơi: Hái hoa dân chủ
-Nội dung chơi: học sinh thi đọc và TLCH bài Cây và hoa bên lăng Bác.
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- GV kết nối ND bài mới: Tại sao quả bầu bé mà lại có rất nhiều người ở trong? Câu chuyện mở đầu chủ đề Nhân dân hôm nay sẽ cho các con biết nguồn gốc các dân tộc Việt Nam: ghi tựa bài lên bảng Chuyện quả bầu.
-HS tham gia chơi
- HS bình chọn bạn thi tốt nhất
- Lắng nghe.
+ Mọi người đang chui ra từ quả bầu.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: ngập lụt, khoét rỗng, ùn ùn, mênh mông.
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu diễn cảm bài 
Chú ý giọng đọc: 
+ Đoạn 1: giọng chậm rãi.
+ Đoạn 2: giọng nhanh, hồi hộp, căng thẳng.
+ Đoạn 3: ngạc nhiên.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
-Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng ngập lụt, khoét rỗng, ùn ùn, mênh mông.
+ Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế
c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
+ Đoạn 1: Ngày xửa ngày xưa hãy chui ra.
+ Đoạn 2: Hai vợ chồng không còn một bóng người.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Giải nghĩa từ: con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.
- Giáo viên hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp:
*Dự kiến một số câu:
+ Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to,/ khoét rỗng,/chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày,/ bảy đêm,/ rồi chui vào đó,/ bịt kín miệng gỗ bằng sắp ong,/hết hạn bảy ngày/hãy chui ra//.
+Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm/ nhưng chẳng ai tin//.
Lưu ý: 
Quan sát, theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm
g. Đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
-Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm
+ HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp).
-HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm)
+Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó
+ Đặt câu với từ: sáp ong, tổ tiên.
- Học sinh hoạt động theo cặp, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Học sinh chia sẻ cách đọc
- Yêu cầu học sinh đọc bài: Cần chú ý ngắt giọng cho chính xác ở vị trí các dấu câu.
- Các nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
- Lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc lại toàn bộ bài tập đọc.
TIẾT 2:
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc đều có một tổ tiên.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc)
-YC trưởng nhóm điều hành chung 
- GV trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2
µTBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp.
* Mời đại diện các nhóm chia sẻ
+ Yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
- Con dúi là con vật gì?
- Sáp ong là gì?
- Con dúi làm gì khi bị hai vợ chồng người đi rừng bắt được?
- Con dúi mách cho hai vợ chồng người đi rừng điều gì?
- Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt?
- Tìm những từ ngữ miêu tả nạn lụt rất nhanh và mạnh.
- Sau nạn lụt mặt đất và muôn vật ra sao?
- Nương là vùng đất ở đâu?
- Tổ tiên nghĩa là gì?
- Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?
- Những con người đó là tổ tiên của những dân tộc nào?
- Hãy kể tên một số dân tộc trên đất nước ta mà bạn biết?
- Giáo viên kể tên 54 dân tộc trên đất nước.
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- Ai có thể đặt tên khác cho câu chuyện?
- Cho các nhóm thi đọc truyện.
µGV kết luận...
µGD.QPAN: Kể chuyện về sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em làm nên sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù xâm lược
- HS nhận nhiệm vụ
- Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm
- HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo
- Dự kiến ND chia sẻ:
+ Học sinh đọc thầm, thực hiện nhiệm vụ.
- Là loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây sống trong hang đất.
- Sáp ong là chất mềm, dẻo do ong mật luyện để làm tổ.
- Nó van lạy xin tha và hứa sẽ nói ra điều bí mật.
- Sắp có mưa to, gió lớn làm ngập lụt khắp miền và khuyên họ hãy chuẩn bị cách phòng lụt.
- Hai vợ chồng lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra.
- Sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến, mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông.
- Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người, cỏ cây vàng úa.
- Là vùng đất ở trên đồi, núi.
- Là những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay một dân tộc.
- Người vợ sinh ra một quả bầu. Khi đi làm về hai vợ chồng nghe thấy tiếng nói lao xao. Người vợ lấy dùi dùi vào quả bầu thì có những người từ bên trong nhảy ra.
- Dân tộc Khơ-me, Thái, Mường, Dao, H’mông, Ê-đê, Ba-na, Kinh.
-Tày, Hoa, Khơ-me, Nùng, 
- Học sinh theo dõi đọc thầm, ghi nhớ.
- Các dân tộc cùng sinh ra từ quả bầu. Các dân tộc cùng một mẹ sinh ra.
- Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam./ Chuyện quả bầu lạ./ Anh em cùng một tổ tiên./ 
+Thi đọc
+Bình chọn nhóm đọc tốt
- Lắng nghe, ghi nhớ vàtự hào về truyền thống của dân tộc ta
4. HĐ Đọc diễn cảm: (10 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành:
- Gọi HS M4 đọc mẫu toàn bài. 
- Yêu cầu HS tìm giọng đọc phù hợp cho bài văn
+ Với bài văn kể chuyện thế này, chúng ta cần đọc với giọng như thế nào cho phù hợp? 
- Yêu cầu HS Luyên đọc diễn cảm đoạn 2: Các nhóm điều khiển nhóm mình luyện đọc đoạn 2 của bài
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất.
Lưu ý:
 - Đọc đúng:M1,M2
 - Đọc hay:M3, M4
- 1 HS đọc - Lớp theo dõi.
- Thảo luận nhóm tìm ra giọng đọc của bài văn sau đó chia sẻ trước lớp.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện đọc đoạn
- HS đại diện 2 nhóm thi đọc trước lớp đoạn 2 (1 – 2 nhóm)
- HS nhận xét
- Lớp lắng nghe, nhận xét.
-HS bình chọn học sinh đọc tốt nhất, tuyên dương bạn.
5. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) 
- Hỏi lại tựa bài.
/?/Qua bài học, bạn biết được điều gì?
/?/ Qua bài học, bạn có mong muốn, đề xuất điều gì?
/?/ Chúng ta phải làm gì đối với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam?
- Liên hệ thực tiễn - Giáo dục học sinh: trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học
6.HĐ sáng tạo (2 phút)
- Đọc lại câu chuyện cho người thân nghe
-Tìm những văn bản có nội dung về chủ đề các dân tộc trên đất nước Việt Nam luyện đọc
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau Chiếc chổi tre.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 .
TOÁN:
TIẾT 151:ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1000
(BÀI CHỌN NGOÀI)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh ôn tập lại một số phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Chuẩn bị nội dung các bài toán.
	- Học sinh: Bút, vở.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, T.C học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- GV kết hợp với TBHT điều hành trò chơi: Đố bạn: 
-ND chơi: TBHT đọc phép tính để học sinh nêu kết quả tương ứng:
245 – 233 360 – 210 468 + 110
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1000.
- Học sinh chủ động tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2 HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Giúp học sinh ôn tập lại một số phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Nhóm - Chia sẻ trước lớp
+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS 
+GV trợ giúp HS hạn chế	
+ TBHT điều hành hoạt động chia sẻ
Bài 1: Đặt tính rồi tínhb) 457 + 321
 736 + 23
 541 + 305
a) 245 + 543
 220 + 627
 533 + 356
 226 + 251
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
b) 531 - 200
 687 - 135
 91 - 46
a) 965 - 254
 758 – 356
 97 - 35
- Yêu cầu 3 em lên bảng chia sẻ kết quả, mỗi em làm 1 ý.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 3: Tính nhẩm
a) 500 + 300 = 500 + 200 = 600 + 400=
b) 800 – 200 = 700 – 300 = 900 – 500 =
- Yêu cầu học sinh nối tiếp chia sẻ kết quả.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 4: 
 Con lợn to cân nặng 175 ki-lô-gam, con lợn bé cận nhẹ hơn con lợn to 42 ki-lô-gam. Hỏi con lợn bé cận nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
-Trưởng nhóm điều hành cho nhóm thực hiện theo yêu cầu-> chia sẻ trong nhóm
-Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp
*Dự kiến nội dung chia sẻ:
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- 2 lượt học sinh lên bảng làm, mỗi lượt 4 học sinh (dưới lớp làm vở)
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- 2 lượt học sinh lên bảng làm, mỗi lượt 3 học sinh 
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh nối tiếp báo cáo kết quả trước lớp.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Trao đổi nhóm 4.
-Học sinh tóm tắt -> giải bài.
Bài giải:
Con lợn bé cận nặng số ki-lô-gam là:
175 – 42 = 133 (kg)
 Đ/S: 133kg
-Các nhóm khác tương tác, sửa sai (nếu có).
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Giải bài toán sau: 
+Có ba bao gạo: bao thứ nhất có 45 kg, bao thứ hai có 35 kg, bao thứ ba có 50 kg. Hỏi cả ba bao gạo có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam?
- Qua bài học, bạn biết được điều gì?
- Qua bài học, bạn có băn khoăn, thắc mắc gì?
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
4. HĐ sáng tạo: (2 phút)
- Điền vào chỗ chấm để hoàn thiện nội dung bài tập và giải bài sau: 
+ Thùng thứ nhất chứa 48 lít nước mắm. Thùng thứ hai.... lít nước mắm. Hỏi .......lít nước mắm?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Tiếp tục ôn tập bảng nhân, bảng chia.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HÔỊ
BẦU TRỜI BAN NGÀY VÀ BAN ĐÊM (TIẾT1)
(VNEN)
..............................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 22 tháng 4 năm 2019
KỂ CHUYỆN:
CHUYỆN QUẢ BẦU
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc đều có một tổ tiên.
- Dựa theo tranh, theo gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1, BT2). Một số học sinh biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo mở đầu cho trước (BT3) (M3, M4).
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện. 
4. Năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát ,...
* GD.QPAN: Kể chuyện về sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em làm nên sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù xâm lược
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:	
- Giáo viên: Sách giáo khoa. Tranh minh hoạ trong bài. Các câu hỏi gợi ý từng đoạn.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- CT.HĐTQ điều hành cho học sinh thi đua kể lại câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia thi kể.
- Học sinh nhận xét
- Học sinh dưới lớp lắng nghe, nhận xét.
- Lắng nghe.
2. HĐ kể chuyện. (22 phút)
*Mục tiêu: 
- Dựa theo tranh, theo gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1, BT2). Một số học sinh biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo mở đầu cho trước (BT3) (M3, M4).
*Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp.
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- GV trợ giúp HS khi cần thiết
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Việc 1: Hướng dẫn kể chuyện
- Kể từng đoạn chuyện theo gợi ý 
Bước 1: Kể trong nhóm
- Giáo viên treo tranh và các câu hỏi gợi ý.
- Chia nhóm học sinh dựa vào tranh minh hoạ để kể.
Bước 2: Kể trước lớp
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Yêu cầu học sinh nhận xét sau mỗi lần học sinh kể.
Chú ý: Khi học sinh kể, giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý.
*Đoạn 1
- Hai vợ chồng người đi rừng bắt được con gì?
- Con dúi đã nói cho hai vợ chồng người đi rừng biết điều gì?
*Đoạn 2
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Cảnh vật xung quanh như thế nào?
- Tại sao cảnh vật lại như vậy?
- Em hãy tưởng tượng và kể lại cảnh ngập lụt.
*Đoạn 3
- Chuyện kì lạ gì xảy ra với hai vợ chồng?
- Quả bầu có gì đặc biệt, huyền bí?
- Nghe tiếng nói kì lạ, người vợ đã làm gì?
- Những người nào được sinh ra từ quả bầu?
Việc 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện (M3, M4) 
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài 3.
- Yêu cầu 2 học sinh đọc phần mở đầu.
- Phần mở đầu nêu lên điều gì?
- Đây là cách mở đầu giúp các em hiểu câu chuyện hơn.
- Yêu cầu 2 học sinh khá kể lại theo phần mở đầu.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
Lưu ý:
- Kể đúng văn bản: Đối tượng M1, M2
- Kể theo lời kể của bản thân: M3, M4
-Trưởng nhóm điều hành chung 
- HS thực hiện theo YC
*TBHT điều hành cho các bạn cùng chia sẻ 
*Dự kiến ND chia sẻ
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh, lần lượt từng học sinh kể từng đoạn của chuyện theo gợi ý. Khi1 học sinh kể thì các em khác lắng nghe.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi học sinh kể một đoạn truyện.
- Hai vợ chồng người đi rừng bắt được một con dúi.
- Con dúi báo cho hai vợ chồng biết sắp có lụt và mách hai vợ chồng cách chống lụt là lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết bảy ngày mới được chui ra.
- Hai vợ chồng dắt tay nhau đi trên bờ sông.
- Cảnh vật xung quanh vắng tanh, cây cỏ vàng úa.
- Vì lụt lội, mọi người không nghe lời hai vợ chồng nên bị chết chìm trong biển nước.
- Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông, sấm chớp đùng đùng.Tất cả mọi vật đều chìm trong biển nước.
- Người vợ sinh ra một quả bầu.
- Hai vợ chồng đi làm về thấy tiếng lao xao trong quả bầu.
- Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi vào quả bầu.
- Người Khơ-nú, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh, 
- Kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu dưới đây.
- Đọc sách giáo khoa.
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- 2 học sinh M4 kể lại.
3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Hiểu nội dung: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc đều có một tổ tiên.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Thảo luận trong cặp -> Chia sẻ trước lớp
+ Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho
- Câu chuyện kể về việc gì?
- Em rút ra được điều gì từ câu chuyện trên?
Khuyến khích đối tượng M1 trả lời CH1, M2 trả lời CH2
- Học sinh thực hiện theo YC
-TBHT điều hành cho các bạn cùng chia sẻ 
 - Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc đều có một tổ tiên.
- 
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3phút)
- Hỏi lại tên câu chuyện.
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
* GD.QPAN: Kể chuyện về sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em làm nên sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù xâm lược
6.HĐ sáng tạo: (2 phút)
- Đọc lại câu chuyện, hoá thân vào nhân vật con Dúi để kể lại câu chuyện cho người thân nghe (hoặc nhân vật hai vợ chồng trong câu chuyện). Lưu ý HS cần thể hiện đúng điệu bộ, giọng nói của từng nhân vật.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau: Bóp nát quả cam.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................
CHÍNH TẢ: (NGHE – VIẾT)
CHUYỆN QUẢ BẦU
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài tóm tắt Chuyện quả bầu; viết hoa đúng tên riêng Việt Nam trong bài chính tả.
- Làm được bài tập 2a, 3a.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả l/n.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng chép sẵn nội dung cần chép. Bảng chép sẵn nội dung hai bài tập.
	- Học sinh: Vở bài tập.
2.Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Nhận xét bài làm của học sinh ở tiết trước, khen em viết tốt.
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- Lắng nghe.
- Học sinh hát bài: Bầu Bí thương nhau
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài chép để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả: Đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.
- Giáo viên đọc mẫu tóm tắt nội dung: Bài thơ nói lên công lao to lớn của Bác hồ đối với nhân dân ta.
- Gọi 2 học sinh lần lượt đọc đoạn văn viết chính tả.
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
*TBHT điều hành HĐ chia sẻ
+ Đoạn chép kể về chuyện gì?
+ Các dân tộc Việt Nam có chung nguồn gốc ở đâu?
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
+ Những chữ đầu đoạn cần viết như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con: Khơ-mú, nhanh nhảu, Thái, Tày, Nùng, Mường, Hmông, Ê-đê, Ba-na.
- Nhận xét bài viết bảng của học sinh. 
- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc.
-2 học sinh lần lượt đọc.
- Học sinh trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được nội dung đoạn viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý:
* Dự kiến ND chia sẻ:
+ Nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam.
+ Đều được sinh ra từ một quả bầu.
+ Có 3 câu.
+ Chữ đầu câu: Từ, Người, Đó.
+ Tên riêng: Khơ-mú, Thái, Tày, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh.
+ Lùi vào một ô và phải viết hoa.
- Luyện viết vào bảng con, 1 học sinh viết trên bảng lớp.
- Lắng nghe.
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh nghe viết chính xác bài chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Giáo viên cho học sinh viết từng câu theo hiệu lệnh của giáo viên.
Lưu ý: 
- Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe.
- Học sinh viết bài vào vở.
4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)
*Mục tiêu: 
- Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo bài trong sách giáo khoa.
- Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Lắng nghe.
5. HĐ làm bài tập: (6 phút)
*Mục tiêu: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả l/n.
*Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS
- GV trợ giúp HS hạn chế
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 2a: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu học sinh nối tiếp chia sẻ kết quả.
- Giáo viên nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài 3a: TC Trò chơi Ai nhanh, ai đúng
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3a, tổ chức cho học sinh thi đua tìm từ.
- Giáo viên chốt kết quả đúng, tổng kết trò chơi tuyên dương đội thắng.
-Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài. 
- Học sinh làm bài
- Học sinh cùng tương tác
*Dự kiến ND- KQ chia sẻ:
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh nối tiếp chia sẻ: 
a) Bác lái đò
 Bác làm nghề chở đò đã năm năm nay. Với chiếc thuyền nan lênh đênh trên mặt nước, ngày này qua ngày khác, bác chăm lo đưa khách qua lại bên sông.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo.
- Lắng nghe.
6. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Cho học sinh nêu lại tên bài học.
- Qua bài học, bạn biết được điều gì?
- Qua bài học, bạn có ý kiến đề xuất gì?
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, không mắc lỗi cho cả lớp xem.
7. HĐ sáng tạo: (1 phút)
- Nhắc HS xem lại những từ khó và từ viết sai chính tả để ghi nhớ, tránh viết sai lần sau. Học thuộc các quy tắc chính tả: l/n
- Viết tên các bạn trong lớp có phụ âm đầu là l/n.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai. Xem trước bài chính tả sau: Tiếng chổi tre.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
..................................................................................................
THỂ DỤC: 
CHUYỀN CẦU. TRÒ CHƠI “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH”
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh 
- Biết cách chuyền cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
2. Kỹ năng: Rèn sức bền, dẻo, khéo léo. Tác phong nhanh nhẹn.
3. Thái độ: Có ý thức chấp hành, tuân thủ kỷ luật, tuân thủ luật chơi. Yêu thích vận động, thích tập luyên thể dục thể thao.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực, NL hoạt động thể dục, thể thao, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL quan sát – Thực hành,...
II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: 
	- Địa điểm : Sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
	- Phương tiện: Còi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
I/ MỞ ĐẦU
- Giáo viên: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Gọi 4 học sinh lên thực hiện lại động tác đã học ở tiết trước.
- Giáo viên nhận xét.
- Quan sát, nhắc nhở học sinh khởi động các khớp: cổ, cổ tay, hông, gối, 
II/ CƠ BẢN:
Việc 1: Chuyền cầu
- Phân tích kỹ thuật chuyền cầu đồng thời kết hợp thị phạm cho học sinh nắm được kỹ thuật của động tác.
- Điều khiển cho học sinh thực hiện -TBTDTT điều hành cho các bạn tập
-GV trợ giúp Hs nhút nhát đồng thời quan sát nhắc nhở.
Việc 2: Trò chơi “Ném bóng trúng đích”
- Phân tích lại và thị phạm cho học sinh nắm được cách chơi. 
- Nêu hình thức xử phạt 
- Sau đó cho học sinh chơi thử.
-Tổ chức cho Hs chơi thật
-HS chủ động tham gia chơi vui vẻ, an toàn
 (Khuyến khích học sinh M1 tham gia tích cực)
III/ KẾT THÚC:
- Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Hướng dẫn cho học sinh các động tác thả lỏng toàn thân.
- Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà ôn các động tác đã học.
4p
26p
13p
 2-3 lần
13p
 2-3 lần
5p
Đội Hình
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
Đội hình xuống lớp
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................
TOÁN:
TIẾT 152: LUYỆN TẬP CHUNG
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn có kèm đơn vị đồng.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải toán về ít hơn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1,3.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa. Bảng phụ ghi sắn nội dung bài tập 3.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- TBHT điều hành trò chơi: Đố bạn: 
-Nội dung chơi: TBHT đọc phép tính để học sinh nêu kết quả:
500 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng
700 đồ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_32_nam_hoc_2018_2019.doc