SKKN Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3A1 - Trường Tiểu học số 2 Mường Mươn

SKKN Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3A1 - Trường Tiểu học số 2 Mường Mươn

 Tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong Chương trình giáo dục phổ thông nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Qua học tập môn học này học sinh được cung cấp những kiến thức cơ bản về tiếng Việt, từ đó giúp các em sử dụng thành thạo tiếng Việt trong nghe, nói, đọc, viết.

 Khi học sinh đọc tốt thì các em mới có thể chiếm lĩnh được kiến thức môn Tiếng Việt nói riêng cũng như các môn học khác nói chung, từ đó giúp các em hiểu biết rộng hơn, sâu hơn, suy nghĩ một cách lôgic hơn, dễ dàng tiếp thu được cái hay, cái đẹp của bài học, hướng tới học sinh lòng yêu cái thiện, góp phần hình thành nhân cách học sinh.

 Đối với học sinh lớp 3, nội dung đọc cần đạt kỹ năng cơ bản đó là: Đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí và bước đầu đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật và hiểu được nội dung văn bản.

 

pptx 21 trang thuychi 11968
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3A1 - Trường Tiểu học số 2 Mường Mươn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNGNĂM HỌC: 2020 - 2021Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3A1- Trường Tiểu học số 2 Mường Mươn.Người thực hiện: Lò Thị YếnĐơn vị công tác: Trường Tiểu học số 2 Mường MươnPhòng GD&ĐT huyện Mường Chà	Tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong Chương trình giáo dục phổ thông nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Qua học tập môn học này học sinh được cung cấp những kiến thức cơ bản về tiếng Việt, từ đó giúp các em sử dụng thành thạo tiếng Việt trong nghe, nói, đọc, viết. Khi học sinh đọc tốt thì các em mới có thể chiếm lĩnh được kiến thức môn Tiếng Việt nói riêng cũng như các môn học khác nói chung, từ đó giúp các em hiểu biết rộng hơn, sâu hơn, suy nghĩ một cách lôgic hơn, dễ dàng tiếp thu được cái hay, cái đẹp của bài học, hướng tới học sinh lòng yêu cái thiện, góp phần hình thành nhân cách học sinh.	Đối với học sinh lớp 3, nội dung đọc cần đạt kỹ năng cơ bản đó là: Đọc đúng, đọc rành mạch, trôi chảy, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí và bước đầu đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật và hiểu được nội dung văn bản. 	Nhưng để đạt được điều đó theo tôi là một việc không hề dễ dàng với người giáo viên vùng cao, đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có những biện pháp cụ thể riêng biệt để nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học 2019-2020, tôi đựơc Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy lớp 3A1- Tại Trung tâm. Lớp tôi có tổng số 28 em. Trong đó, 18 em là dân tộc Mông; 10 em là dân tộc Khơ Mú. Hầu hết, các em ngoan ngoãn, thật thà và chăm chỉ tới lớp, tới trường. Các em được học trong ngôi trường khang trang, sạch sẽ, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ. Bên cạnh những thuận lợi vẫn còn một số khó khăn như sau: Hầu hết các em là con em dân tộc Mông, dân tộc Khơ Mú do đặc điểm vùng miền nên khả năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp và học tập còn nhiều hạn chế, tốc độ đọc chậm, giọng đọc còn ngọng nên ảnh hưởng tới việc dạy và học. Nguyên nhân của hạn chế: Do học sinh chỉ sử dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp tại lớp. Còn ngoài lớp học như ở các giờ chơi, ở phòng ở bán trú hay ở nhà cùng cha mẹ các em sử dụng giao tiếp chủ yếu bằng tiếng mẹ đẻ như tiếng Mông, tiếng Khơ Mú. 	Đây là điều tôi luôn băn khoăn, trăn trở từ đó tôi đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp kết hợp với một chút kinh nghiệm của bản thân và đã thực hiện hiệu quả việc áp dụng biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học số 2 Mường Mươn. Với hi vọng giúp các em học sinh vùng cao đạt được những nội dung cơ bản của việc đọc. Sau đây xin mạnh dạn chia sẻ một số biện pháp mà tôi đã áp dụng thành công tại lớp.Thứ nhất: Trau dồi kĩ năng đọc mẫu	Muốn học sinh đọc tốt thì giáo viên phải đọc tốt. Do đó, trước khi dạy bài tập đọc tôi phải đọc đi đọc lại bài nhiều lần, tạo thói quen hứng thú và chú ý khi nghe đọc. Khi đọc tôi đứng ở vị trí bao quát lớp, thỉnh thoảng mắt dừng sách nhìn lên học sinh nhưng không làm cho bài đọc bị giãn đoạn.Thứ hai: Chú đọc rèn kĩ năng đọc theo nhóm đối tượng học sinh	Ngay từ đầu năm học để nắm bắt khả năng đọc của học sinh, tôi đã kểm tra kĩ năng đọc của các em và tiến hành phân loại các nhóm đối tượng học sinh như sau: (1) Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi hợp lí .(2) Đọc đúng, rõ ràng nhưng ngắt nghỉ hơi chưa hợp lí .(3) Đọc nhỏ, “thêm, bớt ” từ, đọc còn ê a, đọc sai từ, đọc không trôi chảy Đối với nhóm đối tượng (1): Tôi không mất nhiều thời gian để rèn đọc đúng cho các em từ đó tôi nâng yêu cầu lên bước đầu giúp các em biết đọc diễn cảm, đọc theo lời nhân vật.Thứ hai: Chú đọc rèn kĩ năng đọc theo nhóm đối tượng học sinh Đối với nhóm đối tượng (1): Tôi không mất nhiều thời gian để rèn đọc đúng cho các em từ đó tôi nâng yêu cầu lên bước đầu giúp các em biết đọc diễn cảm, đọc theo lời nhân vật.Ví dụ: Trong cùng khoảng thời gian như nhau nhóm đọc chậm tôi cho học sinh đọc nối đoạn, đọc 1 lần bài tập đọc. Nhóm đọc nhanh tôi cho học sinh đọc 2 lần bài tập đọc và luyện đọc diễn cảm. Đối với nhóm đối tượng (2,3): bản thân tôi luôn kiên trì, nhẫn nại trong việc rèn đọc cho học sinh tạo điều kiện để các em được đọc nhiều ở lớp, luôn động viên, khuyến khích, tạo cho các em sự tự tin trong học tập, nhất là trong lúc đọc. Đối với những học sinh đọc “thêm, bớt” từ thì yêu cầu các em đọc lại 2 -3 lần câu đó để các em tự phát hiện từ các em đã đọc dư hoặc thiếu từ ở đâu. Đối với những em ngọng âm s - x ( ngôi sao – ngôi xao); âm cuối m- p-t (em – e; học tập - học tật), thanh hỏi, thanh nặng (quả ổi- quả ội), tôi đã hướng dẫn các em nghe và nhìn khẩu hình miệng của giáo viên: Chẳng hạn, khi đọc tiếng “em” các em phải mím môi lại khi đọc sẽ phát âm đúng Cô đọc mẫu trò đọc theo, cứ thế kiên trì dẫn dắt các em sẽ tiến bộ. Việc rèn đọc cho những học sinh này không chỉ trong một số tiết học mà có khi phải thực hiện trong cả một học kì hoặc cả năm học Thứ ba: Rèn đọc cho học sinh theo từng dạng bài.1. Dạng bài văn xuôi. Trước khi dạy bài tập đọc tôi thường xác định từ và câu khó, câu dài để hướng dẫn học sinh. Đặc biệt lưu ý từ dễ đọc sai do đặc điểm phương ngữ . Tôi luôn hướng dẫn luyện đọc theo trình tự đọc câu – đoạn - bài. Bên cạnh việc đọc đúng tôi cũng luôn hướng dẫn các em biết ngắt nghỉ hơi hợp lí vì bài văn xuôi thường có những câu dài. Đồng thời, giúp học sinh biết nhấn giọng ở những từ chỉ màu sắc, tính chất, âm thanh, những từ chỉ hành động. Ví dụ: Bài “ Âm thanh thành phố”, tôi hướng dẫn học sinh nhấn giọng các từ: say mê, náo nhiệt, tiếng ve, tiếng kéo, Từ đó, cho học sinh thấy giữa khung cảnh náo nhiệt của thành phố vẫn còn có những âm thanh như tiếng đàn, tiếng nhạc làm say mê lòng người, làm cho học sinh thêm yêu quê hương, đất nước.Thứ ba: Rèn đọc cho học sinh theo từng dạng bài.2. Dạng bài thơ.	Tương tự như dạng bài văn xuôi trước tiên tôi cho học sinh luyện đọc đúng tiếng từ dễ lẫn, đọc những dòng thơ có trong bài. Và việc quan trọng không thể thiếu đó là hướng dẫn học sinh biết ngắt nhịp thơ. Tôi cho nhiều học sinh nêu cách ngắt nhịp theo cảm nhận của các em và sau đó tôi sẽ gợi mở để các em phát hiện ra cách ngắt nhịp đúng, có thể cho các em kí hiệu vào sách cho học sinh dễ nhớ. Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng ở một số từ ngữ trong bài để tạo âm hưởng cho bài đọc. Thứ ba: Rèn đọc cho học sinh theo từng dạng bài.Ví dụ: Bài thơ “ Cái cầu” tôi hướng dẫn học sinh đọc với giọng tình cảm nhẹ nhàng, thiết tha. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với cây cầu của cha.Những cái cầu ơi, / yêu sao yêu ghê! //Nhện qua chum nước / bắc cầu tơ nhỏ //Con sáo sang sông / bắc cầu ngọn gió //Con kiến qua ngòi / bắc cầu lá tre.//Thứ ba: Rèn đọc cho học sinh theo từng dạng bài.3. Dạng bài văn kể chuyện. Cũng tương tự như hai dạng bài trên nhưng cần lưu ý với dạng văn kể chuyện do nội dung gần gũi, giống như một cuộc trò chuyện nên học sinh dễ thuộc văn bản. Khi đọc tôi chú ý tới ngữ điệu. Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.Ví dụ: Bài Tập đọc- kể chuyện: “Bài tập làm văn”, giọng nhận vật “ tôi ” đọc với giọng tâm sự nhẹ nhàng, hồn nhiên; giọng “mẹ” đọc với giọng dịu dàng. 	Việc đọc diễn cảm tuy chưa là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh lớp 3 nhưng khi đọc tôi luôn giúp học sinh biết đọc phân biệt lời nhân vật và thay đổi giọng đọc trong đoạn, bài để giúp học sinh kể chuyện tốt.Ví dụ: Trong bài: “ Nhà bác học và bà cụ” tôi cho học sinh đọc phân biệt rõ lời người dẫn chuyện, lời bác học Ê – đi – xơn và lời bà cụ.Thứ ba: Rèn đọc cho học sinh theo từng dạng bài.4. Dạng bài văn bản hành chính. Yêu cầu của tôi khi học sinh đọc văn bản là các em cần cố gắng luyện đọc đúng; tiếp đến là xác định giọng đọc cho phù hợp thể loại văn bản. Ví dụ: Bài “ Thư gửi bà” bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc, thích hợp với từng kiểu câu.Thứ tư: Tổ chức luyện đọc lại Luyện đọc lại là một khâu không thể thiếu trong quy trình một bài tập đọc. Tùy vào trình độ học sinh, điều kiện lớp học, thời gian, nội dung và thể loại của bài tập đọc mà tôi có thể linh hoạt tổ chức nhiều hình thức luyện đọc lại nhằm mục đích củng cố kĩ năng đọc cần đạt, tránh gây nhàm chán đối với học sinh. Ví dụ: Khi tổ chức thi đọc tôi luôn chọn các em có cùng trình độ thi cùng tốp để các em thấy được mình cũng đọc tốt như các bạn đều được khen. Tổ chức nhiều hình thức thi đọc khác nhau như thi tiếp sức (văn xuôi), truyền điện (thơ)... để tránh nhàm chán.Thứ năm: Luyện đọc tốc độ Ngoài việc rèn và nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh bản thân tôi đã luyện cho học sinh đọc đúng tốc độ theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Cụ thể khi luyện đọc tôi đã hướng dẫn học sinh đọc giữ tốc độ không đọc ê-a, không đọc quá nhanh hoặc quá nhỏ. Để điều chỉnh tốc độ bằng cách trước khi dạy, tôi đếm trong bài có bao nhiêu tiếng rồi dự kiến bao nhiêu phút. Từ đó tôi dễ dàng giúp học sinh điều chỉnh tốc độ đọc đúng theo yêu cầu. Ví dụ: Bài Người liên lạc nhỏ - Tiếng Việt 3, tập 1. Đoạn 1,2 đọc với giọng chậm, bình thản, đoạn 3 thay đổi linh hoạt lời nhân vật. đoạn 4 đọc giọng nhanh, tươi vui.Thứ sáu: Luyện đọc hiểu Thứ sáu: Luyện đọc hiểu. Để nắm chắc, hiểu rõ nội dung văn bản thì cần rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu. Tôi kết hợp giữa việc đọc hiểu và luyện đọc, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đến đâu rèn đọc ngay đến đó.Luyện đọc hiểu gồm hai dạng bài: Bài tập trắc nghiệm và bài tập dùng lời.Ví dụ: Với bài tập đọc: “ Hũ bạc của người cha”. Đối với câu hỏi: Khi con trai đưa tiền ông lão vứt ngay xuống ao để làm gì? Dạng bài tập dùng lời: Tôi yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi. Với bài tập trắc nghiệm tôi yêu cầu học sinh đọc và khoanh tròn vào đáp án đúng. Tôi yêu cầu học sinh đọc thầm trả lời câu hỏi. Với bài tập trắc nghiệm tôi yêu cầu học sinh đọc và khoanh tròn vào đáp án đúng.. - Ngoài ra để thực hiện có hiệu quả biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3. Tôi luôn nhận xét, đánh giá học sinh nhẹ nhàng và tế nhị mang tính động viên khuyến khích học sinh. Tạo cho học sinh sự tự tin trong học tập. - Rèn đọc cho học sinh thông qua tất cả các môn học. - Tổ chức đa dạng, phong phú các hình thức học tập để lôi cuốn học sinh tập trung vào bài học. Kết quả thực hiện biện pháp Qua quá trình triển khai thực hiện biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3 đã nêu, tôi thấy cô và trò chúng tôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể: Với bản thân tôi nhờ có sự tiến bộ rõ rệt của học sinh mà ngày càng say sưa, hứng thú trong giảng dạy, tự tin khi dạy học môn Tiếng Việt. Còn đối với các em học sinh thân yêu của tôi: Các em đều tham gia đọc rất tự tin mà không còn e ngại khi đọc trước lớp ( kể cả khi có đông người dự), cảm thấy hứng thú với việc đọc, yêu thích đọc sách.Thời điểm thực nghiệm Nội dung so sánhĐầu nămCuối nămSL%SL% Đọc to, rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi hợp lí .8%20% Đọc to, rõ ràng nhưng chưa ngắt nghỉ hơi hợp lí .10%5% Đọc nhỏ, “thêm, bớt ” từ, đọc còn ê a, đọc sai từ, đọc không trôi chảy 10%3%Tổng số28100%28100%Kết luận Phần rèn đọc nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung đóng vai trò quan trọng là nền tảng giúp học sinh học tốt các môn khác, đồng thời giúp học sinh yêu thích Tiếng Việt hơn. Với việc áp dụng một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3 sẽ là tiền đề để tiếp tục rèn đọc cho các em lớp 4, 5 đạt kết quả tốt. Từ những kết quả đã đạt được tôi tin tưởng rằng có thể áp dụng việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3 với tất cả các lớp trong toàn trường và các trường bạn mà có học sinh thuộc vùng dân tộc như trường chúng tôi. Trên đây là biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3 trường PTDTBT TH Leng Su Sìn, tôi đã thực hiện và thấy có hiệu quả rất mong nhận được sự ủng hộ của Hội đồng ban giám khảo.KÍNH CHÚC CÁC THẦY CÔ MẠNH KHỎE, HẠNH PHÚC VÀ THÀNH ĐẠTXin chân thành cảm ơn !

Tài liệu đính kèm:

  • pptxskkn_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_3a1_truong_t.pptx