SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng phát triển năng lực học sinh

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng phát triển năng lực học sinh

 Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên.

 Đặc biệt đối với học sinh lớp 2, việc dạy đọc cho các em rất quan trọng bởi các em có đọc tốt được thì khi học các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh.

 

pptx 35 trang thuychi 77716
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNGHỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THÀNH PHỐGiáo viên: NGUYỄN THỊ ÁNH Đơn vị: Trường Tiểu học Bình Hàn	BẢN MÔ TẢMột số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng phát triển năng lực học sinhNỘI DUNGLÍLÍ DO NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃTHỰC HIỆNKẾT LUẬN TÌM HIỂU NHỮNGYÊU CẦU CẦN ĐẠTKKẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢCLÍTHỰC TRẠNG Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên. Đặc biệt đối với học sinh lớp 2, việc dạy đọc cho các em rất quan trọng bởi các em có đọc tốt được thì khi học các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh.1. LÍ DO:Đó chính là lí do để tôi nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng phát triển năng lực học sinh. Trong thực tế việc áp dụng phương pháp, biện pháp dạy Tập đọc theo hướng phát triển năng lực vẫn còn một số giáo viên ngại thay đổi phương pháp, chưa tự tin trong lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học mới, tích cực. Một số giáo viên sử dụng phương pháp, hình thức dạy học chưa phong phú và chưa quan tâm đến mọi đối tượng học sinh. Một số giáo viên năng lực bao quát còn hạn chế nên việc phát triển năng lực cho các đối tượng học sinh chưa cao.2. Thực trạng của vấn đề:3. Những yêu cầu của một giờ học theo định hướng phát triển năng lực người học.3.1. Phát huy tính tích cực của người học:Trong quan niệm dạy học mới tổ chức một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học.3.2. Dạy học tích hợp và phân hóa:Dạy học tích hợp đòi hỏi giáo viên trước hết phải thấy được mối quan hệ nội môn. Cùng với tích hợp nội môn giáo viên còn biết tận dụng cơ hội để lồng ghép các yêu cầu liên môn như kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an ninh quốc phòng...Dạy học phân hóa có thể thực hiện bằng nhiều cách như: nêu câu hỏi, bài tập theo nhiều mức độ khác nhau; yêu cầu tất cả học sinh đều làm việc và lựa chọn vấn đề phù hợp với mình.3.3. Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học:Dạy tập đọc theo định hướng phát triển năng lực giáo viên cần tránh máy móc rập khuôn, không tuyệt đối hóa một phương pháp mà biết vận dụng các phương pháp phù hợp với đối tượng, bối cảnh, nội dung và mục đích của giờ học. Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới phương pháp dạy học, để có được những giờ dạy học tốt, giáo viên cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. 4. Các biện pháp dạy tập đọc theo hướng phát triển năng lực học sinh:4.1. Biện pháp 1: Biện pháp dạy đọc đúng theo hướng phát triển năng lực:Trong một tiết tập đọc, thời gian dành cho việc luyện đọc từ ngữ khó chỉ có một giới hạn nhất định vì vậy không nên luyện đọc tràn lan mà nên phân loại như: Từ khó đọc phần âm, từ khó đọc phần vần - để định hướng cho học sinh khi tự phát hiện từ khó trong bài thì cũng nên đọc các từ điển hình từ đó có thể đọc tốt các từ còn lại tương tự mà không nhất thiết phải luyện đọc tất cả các từ khó có trong bài. Ví dụ: Qua bài tập đọc “Bông hoa Niềm Vui”- Sách Tiếng Việt lớp 2- Tập 1. Tôi tổ chức cho học sinh đọc nối tiếp câu và đồng thời các em tự phát hiện ra những từ hay bị nhầm lẫn giữa các phụ âm đầu. Ngay từ đầu tôi đã hướng học sinh chú ý đến các phụ âm dễ lẫn như l với n; ch với tr. Như vậy các em phát hiện nhanh các từ: “Niềm vui” hay bị nhầm lẫn với “Liềm vui”; hay từ “lộng lẫy” hay nhầm lẫn với từ “nộng nẫy” hay “vun trồng” đọc nhầm lẫn với “vun chồng” + Đọc từ khó, từ dễ nhầm lẫn.Khi các em tự phát hiện thì các em sẽ tập trung, chú ý đọc đúng, đọc chuẩn các từ đó. Cách làm này đã giúp HS chủ động nắm bắt kiến thức, phát huy được tính tích cực của mình. Giáo viên cần phải dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để hướng dẫn học sinh ngắt hơi cho đúng. Trong một số bài văn xuôi, học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở một số câu dài để lấy hơi một cách tuỳ tiện (còn gọi là ngắt giọng sinh lý) mà không tính đến nghĩa, tạo ra những lỗi ngắt giọng sai.+ Luyện đọc đúng tiết tấu, ngữ điệu câu: Ví dụ: Những bông hoa màu/ xanh lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sớm. (Bài Bông hoa Niềm Vui - Tiếng việt 2 - tập I) Hoặc trong một số bài thơ, học sinh hay mắc lỗi ngắt nhịp do không tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ. Với thơ 4 tiếng các em thường ngắt nhịp 2/2, thơ 5 tiếng sẽ ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2, thơ lục bát sẽ ngắt nhịp theo nhịp chẵn 2/2 nên đã ngắt nhịp sai như: “ Cây dừa/ xanh tỏa / nhiều tàu Dang tay/ đón gió/ gật đầu/ gọi trăng.//” (Bài Cây dừa – Tiếng Việt 2 – Tập I) Để khắc phục những khó khăn trên, giáo viên có thể vận dụng một số nguyên tắc sau để hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ hơi cho đúng. * Không được tách 1 từ ra làm 2:Ví dụ: “Những bông hoa màu /xanh lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sớm.” (Bài Bông hoa Niềm Vui -Tiếng Việt 2 - tập I)Trong câu trên “màu xanh’’ là một từ và hướng dẫn các em cách ngắt đúng : “Những bông hoa màu xanh /lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sớm.” - Trong thơ lục bát học sinh ngắt sai như hai câu thơ: “Cây dừa/ xanh tỏa / nhiều tàu Dang tay/ đón gió/ gật đầu/ gọi trăng.//” (Bài Cây dừa – Tiếng Việt 2 – Tập I)Tôi hướng dẫn học sinh: Thông thường, thơ lục bát thường ngắt theo nhịp chẵn, nhưng trong một số trường hợp sẽ có hiện tượng đảo nhịp,vì vậy khi hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên cần hết sức lưu ý tùy theo từng câu, từng bài cụ thể mà hướng dẫn học sinh đọc cho đúng. Trong trường hợp này hai câu thơ trên phải ngắt như sau: “Cây dừa xanh/ tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió/ gật đầu gọi trăng.//”* Việc ngắt hơi phải phù hợp với dấu câu: Ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm. Đọc lên giọng ở cuối câu hỏi, câu biểu lộ cảm xúc. Nhấn giọng ở các từ chỉ hoạt động hay đặc điểm của sự vật tùy theo nội dung của từng bài. Các biện pháp có thể áp dụng là:Giao nhiệm vụ để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho học sinh (đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi hay để ghi nhớ, thuộc lòng...)Giới hạn thời gian để tăng tốc độ đọc thầm cho học sinh. 4.2. Biện pháp 2: Biện pháp dạy đọc thầm theo hướng phát triển năng lực:Ví dụ: Qua bài tập đọc “Mùa xuân đến”– Sách Tiếng Việt lớp 2-Tập 2. Để luyện đọc thầm cho học sinh, tôi giao nhiệm vụ trước khi đọc: Các em hãy đọc thầm từng đoạn và tìm câu dài khó đọc trong 2 phút. Tôi đã giới hạn thời gian để học sinh phát huy năng lực đọc tích cực. 4.3. Biện pháp 3: Biện pháp luyện đọc hiểu theo hướng phát triển năng lực học sinh.+ Đọc hiểu hay còn gọi là khả năng thông hiểu văn bản đọc. Cụ thể đối với lớp 2 là các em nắm được tên số lượng, đặc điểm của nhân vật, tình tiết của câu chuyện. Nắm được ý nghĩa của bài đọc. Khi dạy đọc đúng chúng ta chủ yếu sử dụng biện pháp đọc thành tiếng thì khi dạy đọc hiểu chủ yếu sử dụng biện pháp đọc thầm. Tuy nhiên với học sinh lớp 2 kĩ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ ngoài vào trong. Giáo viên phải tổ chức quá trình chuyển từ ngoài vào trong này theo hai bước.- Bước 1: Đọc to nhỏ nhẩm.- Bước 2: Đọc thầm.Để giúp HS hiểu nội dung bề sâu của bài, giáo viên có thể sử dụng một số kĩ thuật.- Gợi vốn sống của học sinh (liên tưởng).- Tưởng tượng và mô tả nhân vật làm nhân vật hiện lên sinh động như là đang ở trước mắt (cụ thể hoá).- Đặt mình vào vị trí nhân vật, nói ý nghĩa bộc lộ tâm lý, tính cách nhân vật còn ẩn dấu (nhập vai).4.3.1. Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ mới:Giáo viên khuyến khích học sinh giải nghĩa của từ mới theo cách hiểu của mình để phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh. Để giúp học sinh có thể chủ động nắm nghĩa của từ giáo viên nên phân loại các dạng từ cần hiểu trong tiết tập đọc như sau: - Những từ không thể hiểu bằng ngữ cảnh. - Từ có thể hiểu bằng ngữ cảnh. Ví dụ: Qua bài tập đọc “Quà của bố” - Sách Tiếng Việt lớp 2- Tập I.Khi giải thích từ mới “cà cuống, niềng niễng; xập xành; muỗm”, mặc dù trong sách giáo khoa đã chú giải nhưng các em vẫn còn chưa hiểu rõ, tôi cho học sinh xem hình ảnh trên màn hình, các em rất thích thú khi được quan sát. Qua đó gây hứng thú để các em tiếp tục đọc và khám phá. Đối với những từ ngữ đã được giải thích trong sách giáo khoa mà học sinh vẫn chưa nắm chắc nghĩa hoặc những từ ngữ khác trong bài còn khó hiểu, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh giải thích bằng các biện pháp sau:+ Dùng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc từ ngữ thông dụng ở địa phương để giải thích từ ngữ đó.+ Đặt câu với từ ngữ đó.+ Miêu tả sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm hoặc tính chất được gọi tên bằng từ ngữ đó.4.3.2. Giúp học sinh nắm vững câu hỏi tìm hiểu bài.Các biện pháp có thể áp dụng là:+ Cho học sinh đọc thầm câu hỏi rồi trình bày lại câu hỏi đó.+ Giáo viên giải thích thêm cho rõ yêu cầu của câu hỏi.+ Tách câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa thành một số câu hỏi nhỏ hoặc bổ sung câu hỏi phụ để học sinh dễ thực hiện. + Tổ chức cho học sinh trả lời hay thực hiện làm mẫu một phần của câu hỏi để cả lớp nắm được yêu cầu của câu hỏi đó.Ví dụ: Qua bài tập đọc “Sơn Tinh, Thủy Tinh” – Trang 60, Sách Tiếng Việt lớp 2- Tập II.Câu hỏi 3: Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần.Trong câu hỏi này có từ “chiến đấu” đối với HS lớp 2, các em còn chưa hiểu rõ, tôi đã giải thích “chiến đấu” là dùng sức mạnh để chống lại một cách quyết liệt với quân thù. Để giúp HS nắm rõ yêu cầu của câu hỏi, tôi tách câu trên thành 4 câu hỏi nhỏ:- Thủy Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách gì?- Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh bằng cách gì?- Cuối cùng ai thắng?- Người thua đã làm gì?4.3.3. Tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.Các biện pháp có thể áp dụng:+ Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm để trả lời câu hỏi.+ Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau: bằng lời, bằng phiếu, bằng bảng nhóm....+ Trao đổi với học sinh, sửa lỗi cho học sinh.Ví dụ: Qua bài tập đọc “Chim sơn ca và bông cúc trắng” – Trang 23, Sách Tiếng Việt lớp 2- Tập II.Trong phần trả lời câu hỏi 3.- Điều gì cho thấy, các cậu bé rất vô tình:a, Đối với chim?b, Đối với hoa?Vì câu hỏi trên có 2 ý, nên tôi cho HS thảo luận theo nhóm đôi, bạn này nêu câu hỏi cho bạn kia trả lời và ngược lại. Và khi trả lời câu hỏi trước lớp các em cũng được hỏi đáp như vậy. HS các nhóm khác sẽ được nghe, nhận xét và sửa chữa cho bạn. Bằng cách tổ chức như vậy các em được rèn kĩ năng nói, nghe, thấu hiểu nội dung, các em còn được đánh giá lẫn nhau.4.4. Biện pháp 4: Tổ chức luyện đọc diễn cảm theo hướng phát triển năng lực.Thực tế nhiều học sinh không có kỹ năng đọc diễn cảm nhưng cứ cố đọc nên xảy ra tình trạng các em đọc nâng cao, hạ thấp hay nhấn giọng một cách tuỳ tiện khiến cho bài đọc nghe rất khó chịu. Để khắc phục tình trạng này thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách nhấn giọng, cao giọng hay hạ giọng tuỳ vào văn cảnh của từng bài. Bên cạnh đó giáo viên cần phải hướng dẫn cách đọc một số câu: Câu kể cuối câu có dấu chấm khi đọc thường xuống giọng ở cuối câu. Với câu hỏi, cuối câu có dấu chấm hỏi, khi đọc ta phải lên cao giọng ở cuối câu. Câu kể có dấu chấm lửng , khi đọc phải kéo dài giọng. - Đọc diễn cảm còn đòi hỏi người đọc phải nắm được nội dung từng đoạn, từng bài, tâm trạng và lời nói của nhân vật. - Để phát huy được tính tích cực của học sinh tôi cho học sinh tự tìm một câu trong đoạn hoặc một đoạn trong bài rồi tự tìm cách và tự luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi hoặc nhóm 4. Ví dụ: Qua bài tập đọc “Chuyện bốn mùa” - Trang 4, Sách Tiếng Việt lớp 2 - Tập II.Tôi tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm cách đọc diễn cảm và luyện đọc trong nhóm đoạn 1 của bài. Hết thời gian gọi đại diện các nhóm lên, trước khi đọc học sinh được trình bày rõ cách đọc diễn cảm: Đoạn 1 bài này ta cần đọc thể hiện rõ giọng đọc người kể chuyện với lời của từng nhân vật: Giọng đọc người kể chuyện thì nhẹ nhàng; giọng của nàng Đông khi nói về Xuân trầm trồ, thán phục. Giọng của Xuân nhẹ nhàng. Giọng Hạ tinh nghịch, nhí nhảnh. Giọng Đông buồn tủi. Giọng Thu thủ thỉ. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm như: sung sướng; ai cũng yêu; đâm chồi nảy lộc Sau đó đọc diễn cảm cho cả lớp nghe.4.5. Biện pháp 5: Tổ chức luyện đọc phân vai theo hướng phát triển năng lực học sinh.Trong chương trình phân môn tập đọc lớp 2 có những bài có nhiều nhân vật. Để thể hiện được đúng nội dung của bài, HS khi đọc cần thể hiện giọng của từng nhân vật. Trước khi cho HS đọc phân vai giáo viên cần cho học sinh đọc thầm để xác định giọng đọc phù hợp. Để phát huy được năng lực tư duy, tôi cho học sinh tự xác định giọng đọc của các nhân vật trong bài.Ví dụ: Qua bài tập đọc “ Những quả đào” – Sách Tiếng Việt lớp 2- Tập II.Giáo viên hỏi: Trong bài có những nhân vật nào? Giọng của ông, em cần đọc với giọng như thế nào? Giọng của các cháu em cần đọc với giọng như thế nào? Khi các em đã xác định được giọng đọc của từng nhân vật rồi thì các em đọc nhập vai sẽ tốt hơn. Qua đó đã phát huy được năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ cho HS.5. Kết quả thực hiện biện pháp:LớpSĩ sốĐiểm 9-10Điểm 7-8Điểm 5-6Dưới 5SL%SL%SL%SL - %2C (Lớp thực nghiệm)3223729280002B (Lớp đối chứng)34 1956144113 0* Đối với học sinh chất lượng đọc tăng lên rõ rệt. Khảo sát hai lớp, lớp 2C là lớp thực nghiệm, lớp 2B là lớp đối chứng, kết quả thu được như sau:*Đối với giáo viên: Sau khi áp dụng biện pháp như vừa trình bày, tôi cảm thấy tiết học diễn ra nhẹ nhàng hơn, giáo viên không mất nhiều thời gian cho phần rèn đọc, các em đã tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực. 6. Kết luận.Nâng cao chất lượng dạy Tập đọc lớp 2 theo hướng phát triển năng lực nói riêng, dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung là việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên để nâng cao chất lượng dạy học toàn diện cho học sinh phù hợp với yêu cầu tiếp cận chương trình giáo dục mới.Để thực hiện tốt việc dạy học môn Tập đọc lớp 2 theo hướng phát triển năng lực giáo viên cần chú ý:- Cần căn cứ vào chuẩn kiến thức - kỹ năng, xác định mục tiêu và nội dung của từng bài dạy.- Chú trọng đến cách tiến hành, cách tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.- Giáo viên phải nâng cao trình độ chuyên môn để có thể xử lí được các tình huống.- Giáo viên phải phát âm chuẩn, ngữ điệu rõ ràng, tác phong nhanh nhẹn, cử chỉ trìu mến, gần gũi với học sinh. - Giáo viên cần chú ý đến các điều kiện như phương tiện dạy học, các đồ dùng cần thiết.- Giáo viên cần tâm huyết, nhiệt tình, say mê với nghề. CHÚC BAN GIÁM KHẢO, QUÝ THẦY CÔ MẠNH KHỎE-HẠNH PHÚCXIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

Tài liệu đính kèm:

  • pptxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_tap_doc_lop_2.pptx