Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Tiểu học môn Âm nhạc
Đặc điểm môn học
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả tư tưởng, tình
cảm, nhận thức của con người trong cuộc sống. GD âm nhạc tạo cơ hội cho HS
được trải nghiệm và phát triển NL âm nhạc – biểu hiện của NL thẩm mĩ với các
thành phần sau: thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng
tạo âm nhạc; góp phần phát triển, bồi dưỡng những HS có năng khiếu âm nhạc.
Trong nhà trường phổ thông nói chung và ở tiểu học nói riêng, GD âm nhạc, thông8
qua nội dung các bài hát, các HĐ âm nhạc, các PP và hình thức tổ chức HĐ âm
nhạc sẽ giúp HS hình thành và phát triển hài hòa về nhân cách: đức, trí, thể, mĩ.
Quan điểm xây dựng CT
CT môn Âm nhạc tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong CT GDPT
tổng thể, bao gồm: Định hướng chung cho tất cả các môn học (quan điểm, mục
tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch GD và định hướng về nội dung GD, PP GD và
đánh giá kết quả GD, điều kiện thực hiện và phát triển CT); Định hướng xây dựng
CT môn Âm nhạc ở ba cấp học. Đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, CT
môn Âm nhạc được xây dựng trên các quan điểm sau:
- Tập trung phát triển ở HS NL âm nhạc, biểu hiện của NL thẩm mĩ trong
lĩnh vực âm nhạc thông qua nội dung GD với những kiến thức cơ bản, thiết thực;
chú trọng thực hành; góp phần phát triển hài hoà về đức, trí, thể, mĩ và định hướng
nghề nghiệp cho HS.
- Kế thừa và phát huy những ưu điểm của CT môn Âm nhạc hiện hành, đồng
thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng CT của một số nền GD tiên tiến trên thế giới.
Nội dung GD của CT môn Âm nhạc mới được thiết kế theo hướng kết hợp giữa
đồng tâm với tuyến tính; thể hiện rõ đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc và bản sắc
văn hoá dân tộc .
- Xây dựng những HĐ học tập đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức,
đáp ứng nhu cầu, sở thích của HS; tạo được cảm xúc, niềm vui và hứng thú trong
học tập.
- Đảm bảo những nội dung GD cốt lõi thống nhất trong cả nước, có tính mở
để phù hợp với điều kiện và khả năng học tập của HS các vùng miền.
1 NGÂN HÀNG THẾ GIỚI DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GDPT TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC Môn Âm nhạc (Mô-đun 2.8) HÀ NỘI, 2020 2 TÁC GIẢ TÀI LIỆU 1. ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình, Giảng viên chính_Khoa SP Tiểu học- ĐHSP Hà Nội. 2. TS. Đỗ Thị Minh Chính, Nguyên giảng viên chính_Phó hiệu trưởng trường CĐSP Trung Ương. 3 MỤC LỤC A. MỤC TIÊU ........................................................................................................................ 5 B. NỘI DUNG CHÍNH .......................................................................................................... 5 C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG ........................................................................ 5 D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DH .......................................................................................... 5 PHẦN 1. DH PHÁT TRIỂN PC, NL HS TIỂU HỌC QUA MÔN ÂM NHẠC ............... 6 CHƯƠNG 1. PP DH MÔN ÂM NHẠC PHÁT TRIỂN PC, NL HS ................................. 6 Chủ đề 1: Những yêu cầu về PC và NL đặc thù trong CT môn Âm nhạc 2018 ...... 7 Chủ đề 2: Sách giáo khoa Âm nhạc phát triển NL.................................................. 11 Chủ đề 3: Một số PP DH phát triển NL môn Âm nhạc. .......................................... 12 Chủ đề 4: Một số KT DH phát triển PC, NL ........................................................... 25 Chủ đề 5: Xây dựng chiến lược DH phát triển NL Âm nhạc .................................. 27 CHƯƠNG 2: QUI TRÌNH LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG NỘI DUNG, PP VÀ KT DH 31 Chủ đề 1: Quy trình thiết kế chủ đề và nội dung bài học ......................................... 31 Chủ đề 2: Lựa chọn PP và KT DH phát triển PC, NL HS ....................................... 33 Chủ đề 3: Phương tiện và thiết bị DH ...................................................................... 34 Chủ đề 4: Vận dụng qui trình thiết kế một chủ đề/ bài học ..................................... 36 PHẦN 2: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HOẠ DH PHÁT TRIỂN PC, NL HS TIỂU HỌC ........................................................................................................................................ 40 Kế hoạch bài dạy minh họa lớp 1 và câu hỏi ........................................................... 40 Kế hoạch bài dạy minh họa lớp 2 và câu hỏi ........................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 82 4 CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT Chương trình DH Dạy học GDPT Giáo dục phổ thông PP Phương pháp KT Kĩ thuật AN Âm nhạc HS Học sinh GV Giáo viên GD Giáo dục HĐ Hoạt động NL Năng lực PC Phẩm chất 5 A. MỤC TIÊU 1. Phân tích được những vấn đề chung về PP, KT DH và GD phát triển PC, NL HS tiểu học. 2. Lựa chọn, sử dụng được các PP, KT DH, GD phù hợp ở tiểu học nhằm phát triển PC, NL HS qua môn Âm nhạc trong CT GDPT 2018. 3. Lựa chọn, xây dựng được các chiến lược DH, GD hiệu quả phù hợp với đối tượng HS tiểu học. B. NỘI DUNG CHÍNH Phần 1. DH phát triển PC, NL HS tiểu học qua môn Âm nhạc Chương 1. PP DH môn Âm nhạc phát triển PC, NL HS. Chương 2. Quy trình lựa chọn và xây dựng nội dung, PP, KT DH môn Âm nhạc. Phần 2. Giáo án minh họa DH phát triển NL HS tiểu học Giáo án minh họa lớp 1: Động vật. Giáo án minh họa lớp 2: Góc thiên nhiên. C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG Bồi dưỡng tập trung (trước khi bồi dưỡng tập trung học viên tự nghiên cứu qua hệ thống LMS). D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DH 1. CT GDPT, Bộ GDĐT, 2018 2. Tài liệu tập huấn cho học viên “Sử dụng PP DH và GD phát triển PC, NL HS TH” môn Âm nhạc 3. Nhạc cụ: đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (trống con, thanh phách, Triangle), mỗi loại nhạc cụ 15 chiếc. 4. Máy tính kết nối internet, máy chiếu Projector. 5. Bút dạ, giấy A0, khung kế hoạch bài học in sẵn trên giấy A3. 6 Phần 1. DH PHÁT TRIỂN PC, NL HS TIỂU HỌC QUA MÔN ÂM NHẠC CHƯƠNG 1. PP DH MÔN ÂM NHẠC PHÁT TRIỂN PC, NL HS MỤC TIÊU: Học xong CT này học viên: - Hiểu được những định hướng chung về PP DH phát triển NL PC trong môn Âm nhạc trong CT 2018. - Phân tích được các đặc điểm, yêu cầu về PP DH phát triển NL PC môn Âm nhạc. - Biết được một số PP và KT DH tích cực phát triển PC, NL HS. - Vận dụng được PP và KT DH vào thiết kế, tổ chức và triển khai các HĐ DH môn Âm nhạc phát triển PC, NL HS. - Xây dựng được chiến lược DH phát triển NL phù hợp với đối tượng. - Chia sẻ những tưởng và sáng tạo cá nhân trong HĐ chuyên môn, nghiệp vụ với đồng nghiệp. NỘI DUNG Chủ đề 1 Những yêu cầu về PC và NL đặc thù trong CT môn Âm nhạc 2018. Chủ đề 2 SGK âm nhạc phát triển NL. Chủ đề 3 Một số PP DH phát triển PC, NL HS. Chủ đề 4 Một số KT DH phát triển PC, NL HS. Chủ đề 5 Chiến lược DH phát triển NL trong DH môn Âm nhạc. 7 Chủ đề 1: Những yêu cầu về PC và NL đặc thù trong CT môn Âm nhạc 2018 HĐ 1. Tìm hiểu những yêu cầu về PC và NL đặc thù trong CT 2018. Nhiệm vụ của học viên: - Nghiên cứu tài liệu. - Thảo luận nhóm về nội dung: những yêu cầu về PC và NL đặc thù trong CT 2018. Yêu cầu: Sản phẩm được trình bày bằng sơ đồ hóa. Thông tin cơ bản cho HĐ 1 Theo CT môn học (2018), để hình thành và phát triển các PC và NL cho HS trong DH môn Âm nhạc. GV cần tổ chức cho HS được tích cực tham gia các HĐ học tập sau: - Tổ chức cho HS học thông qua trải nghiệm. Thực hiện các HĐ tìm tòi, khám phá, liên hệ, tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm thực tiễn, được giao lưu, học hỏi, được bộc lộ bản thân, được tự tin khẳng định mình. Từng bước hình thành ở các em tính tích cực, sự hoạt bát, lanh lợi, sức sáng tạo, ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần tập thể. - Tổ chức cho HS học thông qua tương tác. Thực hiện các HĐ trò chơi, đóng vai, trao đổi, thảo luận, thực hành, tìm tòi,... Từ đó, tăng cường sự tự tin, kĩ năng giao tiếp, hợp tác thông qua việc các em trình diễn ca hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc, nêu được cảm nhận của bản thân khi nghe nhạc và bước đầu biết sáng tạo trong các dạng HĐ âm nhạc. - Tuỳ theo mục tiêu của mỗi bài học, mỗi chủ đề của môn Âm nhạc, tùy theo PC, NL cần hình thành và phát triển, GV có thể lựa chọn các PP DH, KT DH cụ thể cho phù hợp. 1. CT môn Âm nhạc 2018 1.1 Đặc điểm môn học Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả tư tưởng, tình cảm, nhận thức của con người trong cuộc sống. GD âm nhạc tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm và phát triển NL âm nhạc – biểu hiện của NL thẩm mĩ với các thành phần sau: thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; góp phần phát triển, bồi dưỡng những HS có năng khiếu âm nhạc. Trong nhà trường phổ thông nói chung và ở tiểu học nói riêng, GD âm nhạc, thông 8 qua nội dung các bài hát, các HĐ âm nhạc, các PP và hình thức tổ chức HĐ âm nhạc sẽ giúp HS hình thành và phát triển hài hòa về nhân cách: đức, trí, thể, mĩ. 1.2. Quan điểm xây dựng CT CT môn Âm nhạc tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong CT GDPT tổng thể, bao gồm: Định hướng chung cho tất cả các môn học (quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch GD và định hướng về nội dung GD, PP GD và đánh giá kết quả GD, điều kiện thực hiện và phát triển CT); Định hướng xây dựng CT môn Âm nhạc ở ba cấp học. Đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, CT môn Âm nhạc được xây dựng trên các quan điểm sau: - Tập trung phát triển ở HS NL âm nhạc, biểu hiện của NL thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc thông qua nội dung GD với những kiến thức cơ bản, thiết thực; chú trọng thực hành; góp phần phát triển hài hoà về đức, trí, thể, mĩ và định hướng nghề nghiệp cho HS. - Kế thừa và phát huy những ưu điểm của CT môn Âm nhạc hiện hành, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng CT của một số nền GD tiên tiến trên thế giới. Nội dung GD của CT môn Âm nhạc mới được thiết kế theo hướng kết hợp giữa đồng tâm với tuyến tính; thể hiện rõ đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc và bản sắc văn hoá dân tộc ... - Xây dựng những HĐ học tập đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức, đáp ứng nhu cầu, sở thích của HS; tạo được cảm xúc, niềm vui và hứng thú trong học tập. - Đảm bảo những nội dung GD cốt lõi thống nhất trong cả nước, có tính mở để phù hợp với điều kiện và khả năng học tập của HS các vùng miền. 1.3. Mục tiêu của CT 1.3.1. Mục tiêu chung CT môn Âm nhạc giúp HS hình thành, phát triển NL âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức phổ thông và các HĐ học tập đa dạng để trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc; nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác; hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; có đời sống tinh thần phong phú với những PC cao đẹp; có định hướng nghề nghiệp phù hợp, phát huy tiềm năng HĐ âm nhạc và phát triển các NL chung của HS. 1.3.2. Mục tiêu cấp tiểu học 9 CT môn Âm nhạc cấp tiểu học giúp HS hình thành, phát triển NL âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các HĐ học tập đa dạng để trải nghiệm và khám phá nghệ thuật; nuôi dưỡng cảm xúc, góp phần hình thành và phát triển cho HS những PC: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và NL chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. 1.3.3 Những điểm mới của CT GDPT 2018 CT GDPT do Bộ GD và Đào tạo ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018, môn Âm nhạc đã được đưa vào bậc Trung học phổ thông theo định hướng nghề nghiệp. 1.3.3.1. Nội dung của môn học Âm nhạc ở bậc tiểu học Nội dung được triển khai ở 5 mạch, Hát, Nghe nhạc, Đọc nhạc, Nhạc cụ, Thường thức âm nhạc, trong đó: - Đọc nhạc triển khai từ lớp 1 – 5. - Nhạc cụ tiết tấu: Triển khai từ lớp 1 – 5; nhạc cụ giai điệu triển khai từ lớp 4 – 5, VD: Trống con, thanh phách, song loan, mõ, triangle, maracas sáo Recorder; Đàn phím điện tử; Ukulele, ... Việc lựa chọn các nhạc cụ triển khai DH ở từng khối lớp tùy theo khả năng của HS và điều kiện của địa phương. - Nghe nhạc được tách từ nội dung Phát triển khả năng âm nhạc ở CT môn học Âm nhạc 2003. 1.3.3.2. PP và hình thức tổ chức DH âm nhạc ở bậc tiểu học Việc DH phát triển NL khai thác tối đa, linh hoạt và có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các PP DH tích cực, PP DH truyền thống, các PP, KT DH đặc thù, DH hiện đại (DH đa phương tiện) 1.3.3.3. Đánh giá kết quả học tập môn Âm nhạc ở bậc tiểu học - Yêu cầu: Đánh giá PC, NL chung, NL chuyên môn trên cơ sở tôn trọng sự khác biệt về NL âm nhạc của cá nhân. - Nội dung: 10 HS được lựa chọn và thể hiện nội dung đã học theo ý thích và sở trường của bản thân. - Đánh giá kết quả học tập: Đánh giá theo TT22/2016/TT - BGGĐT. - Đánh giá theo mức độ của khung NL môn học: Biết; Hiểu; Vận dụng - sáng tạo tương ứng với 3 mức xếp loại: Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành. 1.3.3.4. Các NL đặc thù của môn học Thành phần NL Yêu cầu cần đạt Thể hiện âm nhạc - Bước đầu biết hát một mình và hát cùng người khác, thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát. - Đọc nhạc đúng tên nốt, đọc đúng cao độ và trường độ. - Biết chơi nhạc cụ một mình và cùng người khác, thể hiện đúng tiết tấu và giai điệu. Cảm thụ âm nhạc - Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc, phân biệt được sự khác nhau trong từng thuộc âm nhạc. - Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. - Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát có hình thức rõ ràng, nhận biết được sự giống nhau, khác nhau của từng nét nhạc. - Bước đầu biết đánh giá kĩ năng thể hiện âm nhạc của bản thân và của người khác. Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc - Bước đầu biết mô phỏng, tái hiện một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống; biết lặp lại có thay đổi mẫu tiết tấu và giai điệu đơn giản theo hướng dẫn của GV. - Biết làm dụng cụ học tập đơn giản theo hướng dẫn của GV; biết tưởng tượng khi nghe nhạc không lời. 11 Thành phần NL Yêu cầu cần đạt - Biết chia sẻ hiểu biết về âm nhạc với người khác; biết biểu diễn âm nhạc với hình thức phù hợp. Chủ đề 2: Sách giáo khoa Âm nhạc phát triển NL HĐ 2. Tìm hiểu những điểm chung của sách giáo khoa Âm nhạc phát triển NL Nhiệm vụ của học viên: - Nghiên cứu tài liệu. - Thảo luận nhóm: Phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc và nội dung SGK. Yêu cầu: Sản phẩm trình bày trên giấy A0 hoặc trình chiếu trên máy bằng sơ đồ tư duy. Thông tin cơ bản cho HĐ 2 2. Sách giáo khoa Âm nhạc phát triển NL 2.1. Cấu trúc sách giáo khoa âm nhạc phát triển NL. Sách được biên soạn theo các chủ đề và được thiết kế các dạng HĐ. Về số lượng và tên chủ đề ở mỗi bộ sách có sự khác nhau tùy theo cách tiếp cận và phân chia nội dung của nhóm tác giả biên soạn. Qua tìm hiểu các bộ sách cho thấy: tên của các chủ đề/bài học đều gắn với các lĩnh vực, hiểu biết gần gũi trong đời sống hay các HĐ của nhà trường, và đều hướng tới việc DH phát triển NL, do đó, các bộ sách có tính thống nhất trong sự đa dạng. 2.2. Triển khai các mạch nội dung trong chủ đề - Sách giáo khoa Âm nhạc mới đã mở rộng các nội dung bao gồm: Hát, Nghe nhạc, Đọc nhạc, Nhạc cụ và Thường thức âm nhạc. - Các mạch nội dung có sự kết nối ngang và giao thoa trong phạm vi của một chủ đề và kết nối dọc theo tính hệ thống các chủ đề để đảm bảo logic nội dung theo qui định của CT. Nội dung mỗi chủ đề được triển khai có sự kết nối, 12 tích hợp các mạch kiến thức: Hát; Đọc nhạc; Nhạc cụ, Nghe nhạc và Thường thức âm nhạc đảm bảo tính lo gic và ổn định của cấu trúc trong từng chủ đề. Cấu trúc các bài học trong sách giáo khoa bao gồm các thành phần cơ bản: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng - sáng tạo. Các bộ sách đã lựa chọn các chất liệu, ngữ liệu, tác phẩm âm nhạc có giá trị nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam và nước ngoài, song cũng rất gần gũi, gắn bó với cuộc sống hằng ngày của lứa tuổi, phù hợp với tri thức và trải nghiệm đã có của người học trên tinh thần thừa nhận, tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân. 2.3. Tích hợp các nội dung GD Mỗi chủ đề, nội dung âm nhạc được lồng ghép tích hợp một cách nhuần nhuyễn với các kiến thức, hiểu biết của các môn học/lĩnh vực liên quan và gần gũi như: Tiếng Việt, Mĩ thuật, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội,... Do đó, thông qua mỗi bối cảnh của bài học đều góp phần hình thành các PC như: yêu thương, nhân ái, chăm chỉ, lắng nghe, chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ các bạn trong khi cùng học tập, trong sinh hoạt ở nhà trường và cộng đồng. Sự chủ động, tự tin và tích cực tham gia các HĐ trong tập thể, nhóm và cá nhân sẽ giúp các em phát triển các chỉ số cảm xúc và tương tác xã hội rất tốt, đây cũng là những PC và NL rất cần với các em trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Chủ đề 3: Một số PP DH phát triển NL môn Âm nhạc. HĐ 3. Tìm hiểu về một số PP DH môn Âm nhạc theo CT 2018 Nhiệm vụ của học viên: - Nghiên cứu tài liệu. - Thảo luận nhóm về nội dung: Tìm hiểu về PP DH phát triển PC, NL môn Âm nhạc ở cấp tiểu học. Vận dụng PP DH phát triển NL vào một ví dụ minh hoạ cho nội dung tự chọn. Sản phẩm: Trình bày trên giấy A0 hoặc trình chiếu trên máy. Thông tin cho HĐ 3 3. Một số PP DH phát triển NL môn Âm nhạc 3.1. Một số vấn đề chung Hiểu theo nghĩa hẹp, PPDH là đề cập đến các PPDH cụ thể. Hiểu theo nghĩa rộng, PPDH có cấu trúc “được phân chia thành 3 cấp độ là: cấp độ vĩ mô, cấp độ trung gian và cấp độ vi mô” 13 - Cấp độ vĩ mô: là những quan điểm dạy học hoặc là những định hướng mang tính tổng thể, chiến lược, cương lĩnh, là mô hình lý thuyết của PPDH. Cấp độ này chưa nêu ra các phương pháp cụ thể mà chỉ nêu ra các mô hình, chẳng hạn như dạy học lấy HS làm trung tâm, dạy học định hướng đầu ra, dạy học tiếp cận nội dung, dạy học phát triển năng lực, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học khám phá... - Cấp độ trung gian: Chỉ PPDH theo nghĩa hẹp, là những PPDH cụ thể, được thể hiện trong hình thức tổ chức dạy học và tiến trình dạy học. Người ta thống kê có tới hàng trăm PPDH khác nhau của dạng này, như: thuyết trình, thực hành, luyện tập, trực quan, trình diễn tác phẩm, làm mẫu, theo nhóm, theo góc, thảo luận, thực nghiệm, nghiên cứu trường hợp, tự phát hiện, giải quyết vấn đề, dự án, thông qua hoạt động trải nghiệm, đóng vai, trò chơi... “Người ta ước tính có tới hàng trăm PPDH cụ thể, bao gồm các phương pháp chung cho nhiều môn và các phương pháp đặc thù bộ môn”. - Cấp độ vi mô: Còn gọi là kĩ thuật dạy học, “là những động tác, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.”. Nói cách khác là cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống cụ thể, “nhằm giải quyết nội dung cụ thể, trong thời gian ngắn”. Các KTDH vô cùng phong phú về số lượng, có thể tới hàng ngàn, có thể kể ra một số KTDH như: KT đặt câu hỏi, KT gợi mở, vấn đáp, KT động não, tia chớp, kĩ thuật ổ bi, lược đồ tư duy, trải khăn bàn, kĩ thuật bể cá....{11, tr 18} Mỗi quan điểm dạy học có những phương pháp cụ thể phù hợp, mỗi PPDH cụ thể có các KTDHđặc thù và có những KTDH được sử dụng trong nhiều PPDH khác nhau. Có những PPDH học chung dùng cho nhiều môn học, có những PPDH đặc thù của từng môn hoặc nhóm môn học.PP DH ÂN là PP DH ở phạm vi cụ thể được hiểu là hình thức, cách thức hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS nhằm thức hiện mục tiêu GDAN trong nhà trường. Một số điểm khác nhau giữa dạy học truyền thụ kiến thức và dạy học phát triển năng lực HS (phương pháp dạy học tích cực) 14 PP DH truyền thụ kiến thức: PP DH tích cực - Nội dung chương trình thống nhất và triển khai đồng loạt ở các địa phương, do đó chưa phù hợp với các yếu tố vùng miền. - GV là người truyền đạt kiến thức HS hầu như thụ động tiếp thu kiến thức - GV truyền thụ những kiến thức có sẵn trong SKG HS học thuộc kiến thức - Chưa chú ý đến tổ chức hoạt động dạy học tạo môi trường thân thiện tương tác giữa GV và HS, giữa HS- HS giúp cho người học chủ động tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức và thể hiện bản thân. - GV là người đánh giá HS. - Nội dung chương trình có tính mở, tạo điều kiện cho người dạy dễ cập nhật tri thức mới. GV vừa là người tổ chức các hoạt động tập phong phú, đa dạng; vừa là người giữ vai trò chủ đạo trong điều khiển, điều chỉnh các hoạt động dạy học phù hơp với nhận thức và năng lực của HS. Thông qua các mỗi tiết học, giáo viên xây dựng các kịch bản dạy học hấp dẫn, đa dạng nhằm khơi gợi cảm xúc, tạo động lực giúp HS hào hứng tìm tòi, khám phá, sôi nổi tranh luận, tích cực tham gia vào các dạng hoạt động tương tác cùng giáo viên và các bạn. - Coi trọng sự trải nghiệm và huy động vốn kinh nghiệm sống sẵn có của học sinh trong quá trình khám phá, chiếm lĩnh tri thức của bài học. - Dạy học chú trọng hình thành và rèn luyện cho HS khả năng tự học, tự khám phá, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng của HS GV đánh giá theo năng lực HS. Theo tác giả Trần Bá Hoành, PP dạy học tích cực có những dấu hiệu sau: “- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học của HS, GV giữ vai trò chủ đạo, là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi của HS - Dạy học chú trọng đến rèn luyện PP tự học: +Tăng cường học tập thể, phối hợp học hợp tác + Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS” {8- tr 51} 3.2.Một số phương pháp dạy học phát triển phẩm chất năng lực Trong thực tế dạy học âm nhạc ở bậc tiểu học, các phương pháp dạy học tích cực đã được các giáo viên linh hoạt khi sử dụng kết hợp với các phương pháp dạy học truyền thống, các phương pháp dạy học đặc thù để phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh các vùng miền. 3.2.1. Nhóm phương pháp dạy học truyền thống thường sử dụng trong dạy học âm nhạc Các phương pháp dạy học truyển thống luôn được sử dụng trong dạy học và được kết hợp linh hoạt, sáng tạo với các PP DH tích cực và đặc biệt là các PPDH 15 đặc thù môn Âm nhạc với cách tiếp cận phát triển phẩm chất và năng lực học sinh theo CT GDPT môn Âm nhạc 2018. 3.2.1.1.Phương pháp dùng lời: Là những phương pháp cơ bản được sử dụng trong dạy học ở tất cả các môn học. Trong dạy học âm nhạc, các phương pháp này được kết hợp sử dụng ở nhiều bối cảnh và mục đích dạy học khác nhau, cụ thể: - Giáo viên dùng lời nói để giới thiệu bài, dẫn dắt, trình bày, tóm tắt,... những nội dung kiến thức của bài học chuyển tải đến học sinh. - Phương pháp đàm thoại cũng chính là việc giáo viên đưa ra các câu hỏi, câu lệnh để yêu cầu học sinh trả lời, trao đổi hoặc thực hiện. Cách triển khai Khi sử dụng phương pháp thuyết trình và đàm thoại giáo viên cần: bám sát nội dung và mục đích của hoạt động để đặt các câu hỏi phù hợp. Với các dạng câu hỏi có mục đích khác nhau như: khơi gợi cảm xúc, hoặc đưa ra các yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét (bức tranh, hình ảnh nhân vật, hành động, bản nhạc,...) kết hợp với các thiết bị/ nhạc cụ để làm sáng tỏ nội dung bài học, củng cố, đào sâu và mở rộng hiểu biết, kiến thức, kĩ năng đã tiếp thu được, từ đó tổng kết, hệ thống hóa tri thức. Phương pháp đàm thoại trong dạy học âm nhạc sử dụng với dạng: + Đàm thoại tái hiện kiến thức đã học: Giáo viên cần đặt ra các câu hỏi yêu cầu học sinh nhớ lại, nhắc lại (nêu / kể) các kiến thức, trả lời bằng trí nhớ, không cần suy luận. Dạng câu hỏi này dùng khi đặt mối liên hệ giữa kiến đã học với kiến thức sắp học hoặc khi cần củng cố. + Đàm thoại diễn giải minh họa: Với mục đích làm sáng tỏ một vấn đề nào đó trong bài học. Giáo viên lần lượt đưa ra các câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa kết hợp với phương tiện thiết bị. Thực tế tổ chức dạy học âm nhạc cho thấy, phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại và vấn đáp (hỏi -đáp nhanh) luôn được kết hợp, bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong tiết dạy, trong tổ chức các hoạt động âm nhạc, tổ chức các sự kiện. Lưu ý: Khi sử dụng giáo viên có thể kết hợp với các nguồn tư liệu khác tạo sự hấp dẫn, sinh động. GV Cũng cần lưu ý tới mục đích, tính chất và yêu cầu của hoạt động để sử dụng âm lượng, ngữ điệu, sắc thái cho phù hợp 3.2.1.2 Phương pháp trực quan Là PP sử dụng các phương tiện trực quan (trình bày, đồ dùng dạy học, tranh ảnh, mô hình ) sử dụng trong quá trình dạy học âm nhạc, và ở một số nội dung có kết hợp làm mẫu của giáo viên. VD: GV sử dụng giọng hát, tiếng đàn, các phương tiện thiết bị, công nghệ, đồ dùng dạy học, vật thật, tranh ảnh minh họa, trước, trong và sau khi dạy học các kiến thức mới. 16 Ý nghĩa Phương pháp này có sự tác động mạnh mẽ tới cảm xúc của học sinh, tạo cho các em niềm yêu thích với môn học, đồng thời cũng giúp học sinh tri giác trọn vẹn tác phẩm trước khi vào bài học. Do đó, khi sử dụng phương pháp trực quan và làm mẫu trong khi hát/ đàn trực tiếp hoặc sử dụng các ngữ liệu khác, giáo viên cần lưu ý đảm bảo tính khoa học, tính nghệ thuật và yêu cầu về thẩm mĩ. 3.2.1.3. Phương pháp thực hành luyện tập Là hoạt động lặp đi lặp lại với mục đích hình thành và củng cố kiến thức cho người học. Trong dạy học âm nhạc, luyện tập chính là hoạt động lặp lại nhiều lần giúp học sinh rèn luyện, hình thành được các kĩ năng thể hiện âm nhạc. Ý nghĩa Giúp HS hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Giáo viên cần lưu ý khi triển khai các hình thức luyện tập với mục đích rèn luyện để học sinh nắm được thuần thục các kĩ năng (mức độ cơ bản) hay luyện tập để hình thành tiết mục trình diễn (nâng cao hơn), để phân loại học sinh, chia nhóm và hỗ trợ học sinh trong quá trình luyện tập. Thông qua luyện tập giáo viên có thể tư vấn, hỗ trợ các học sinh còn hạn chế để học sinh hoàn thành được nhiệm vụ học tập, song cũng cần quan tâm để bồi dưỡng phát triển các học sinh có năng khiếu âm nhạc đặc biệt. * Lưu ý đưa ra các mức độ yêu cầu phù hợp với năng lực của học sinh ở mỗi nhóm, sao cho học sinh dù ở mặt bằng nào cũng đều có sản phẩm của mình, từ đó sẽ giúp các em tự tin thể hiện bản thân, thể hiện khả năng âm nhạc. 3.2.2. Nhóm phương pháp dạy học đặc thù môn Âm nhạc 3.2.2.1 Phương pháp làm mẫu Là việc giáo viên sử dụng giọng hát /tiếng đàn và biểu cảm qua động tác, vận động, nét mặt, cử chỉ,..để thể hiện các nội dung của bài học muốn chuyển tải đến với HS. VD: GV hát mẫu bài hát; GV hát kết hợp vận động phụ họa/ vận động theo nhịp điệu bài hát; GV hát kết hợp gõ đệm cho HS nghe và quan sát,... 3.2.2 2. Phương pháp trình diễn Là sự kế thừa về phương pháp chung của các loại hình nghệ thuật với PPDH và giáo dục Âm nhạc. Dạy học môn Âm nhạc trong nhà trường tiểu học nói riêng và các bậc học phổ thông nói chung, được triển khai đại trà nhưng theo định hướng phát triển những khả năng tiềm ẩn của mỗi cá nhân, hướng tới việc cảm thụ, thể hiện và tái tạo cái đẹp của nghệ thuật âm nhạc ở các cấp độ. Trình diễn là hoạt động bao quát nhất trong tổ chức dạy học âm nhạc, được sử dụng sau khi kết thúc một bài học, một chủ đề, một giai đoạn. Qua đó, học sinh sẽ vận dụng được những kiến thức, hiểu biết vào thực tiễn để hoàn thành một tiết mục/ chương trình biểu diễn hay một dự án học tập. Hoạt động trình diễn có thể khai thác các phương 17 tiện, thiết bị hay kho tư liệu điện tử của môn học để hình thành các tiết mục hấp dẫn, sinh động cho chương trình biểu diễn ở các sự kiện trong nhà trường và cộng đồng. Với đặc thù môn Âm nhạc cấp tiểu học, HS không chỉ trình diễn các ca khúc thiếu nhi (trình diễn TP âm nhạc) mà còn bao gồm cả việc trình diễn nhạc cụ gõ đệm các âm hình tiết tấu ( ở các lớp đầu cấp) hoặc trình diễn các động tác vận động phụ họa, vận động cơ thể theo tiết tấu. Cách triển khai - GV phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực và hứng thú của học sinh. - Luyện tập kĩ theo yêu cầu thể hiện của nội dung tiết mục và các yêu cầu về thể hiện diễn cảm. Trình diễn kết hợp với các đạo cụ, trang phục (nếu có) và theo hình thức tập thể, nhóm, đôi bạn hay cá nhân Ý nghĩa - Phát huy tính tích cực, chủ động, coi trọng các phương án hay ý kiến đánh giá, nhận xét của học sinh giúp các em sáng tạo và phát triển tiềm năng âm nhạc. - Tạo nhiều cơ hội, môi trường để học sinh chủ động, tự tin thể hiện khi trình diễn. 3.2.2.3.Phương pháp Body Percussion ( vận động cơ thể theo nhịp diệu) Ở Việt Nam trong những thập niên gần đây, chương trình và nội dung dạy học môn Âm nhạc cũng đã đặt ra yêu cầu học sinh vỗ tay theo tiết tấu lời ca/ phách/ nhịp kết hợp biểu hiện cảm xúc. Hay nội dung dạy cảm thụ âm nhạc cho trẻ em đã được triển khai ở các Trung tâm Nghệ thuật thông qua PP Body Percussion (dịch theo nghĩa của từ : bộ gõ cơ thể) đã cho thấy GDAN ở Việt Nam cũng đã tiếp cận với PP Body Percussion. Trong chương trình GDPT môn Âm nhạc 2018, PP Body percussion được gọi là Vận động cơ thể theo nhịp điệu và lồng ghép vào triển khai các mạch nội dung của môn học. Xuất phát từ quan điểm “ Âm thanh đi trước kí hiệu” trong dạy âm nhạc cho trẻ nhỏ của Pestalozzi (nhà giáo dục âm nhạc người Thụy Sĩ) và phương pháp Dalcoze Eurhythmics ở khoảng đầu thế kỉ XX đã lần đầu tiên đưa việc giáo dục âm nhạc qua cảm thụ và vận động theo tiết tấu, nhịp điệu âm nhạc cho trẻ em, tiếp nối là sự phát triển của Orff-Schulwerk, Keetman đã nâng Body Percussion lên mức độ phong phú và hoàn thiện hơn qua các hoạt động. Hay với quan điểm của Ellen Booth Church cũng coi trọng việc học qua trải nghiệm âm thanh, của tiết tấu kết hợp nhịp điệu của ngôn ngữ nói/ bài hát với các trò chơi và vận động. Từ quan điểm và cách thức thể hiện trong dạy học âm nhạc cho trẻ em, Body Percussion đã trở thành một nội dung, đồng thời cũng là một phương pháp dạy học và giáo dục âm nhạc cho trẻ em ở một số nước trên thế giới. Hiện tại ở Việt Nam, một số tài liệu/bài viết của các tác giả Việt Nam dựa trên cơ sở hệ thống các tài liệu của các tác giả nước ngoài, chúng ta có thể hiểu: PP Vận động cơ 18 thể theo nhịp điệu chính là các vận động của cơ thể như: đập, vỗ,dậm, rung, lắc , vỗ tay, vỗ vai, búng ngón tay và một số động tác khác để phát ra âm thanh theo các hình tiết tấu/ nhịp điệu phù hợpvới nội dung và tính chất âm nhạc. Cụ thể: VD 1: Minh họa các động tác cơ bản: Vỗ tay, dậm chân búng tay, vỗ vào đùi VD2: Vận dụng động tác cơ bản vào đệm cho bài hát ĐÀN GÀ CON ( lời 1) Nhạc nước ngoài- Lời: Việt Anh 19 3.2.2.4. Phương pháp đọc nhạc theo ký hiệu bàn tay ( PP Kodály) Phương pháp này sử dụng kí hiệu bàn tay ở các vị trí khác nhau để thể hện độ cao tương ứng với 7 nốt nhạc cơ bản. . Với đặc điểm tư duy trực quan hình ảnh của học sinh lớp đầu cấp tiểu học khi, PP Kodaly triển khai khi học sinh mới bắt đầu học nốt nhạc mà chưa chưa học lý thuyết, phù hợp với đọc và cảm thụ cao độ, không thích hợp với các bài đọc nhạc có tiết tấu nhanh và phức tạp. Kí hiệu bàn tay theo phương pháp Kodaly Ví dụ: Tập đọc các nốt nhạc Đồ – Rê – Mi theo kí hiệu bàn tay Làm quen với 3 nốt nhạc Đồ – Rê – Mi – Giáo viên giới thiệu kí hiệu bàn tay của 3 nốt nhạc Đồ – Rê – Mi – Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu kí hiệu bàn tay của 3 nốt nhạc. – Giáo viên đàn cao độ 3 nốt Đô – Rê – Mi. Học sinh lắng nghe. - HS đọc cao độ kết hợp thực hiện kí hiệu bàn tay theo hương dẫn của GV... Đồ Rê Mi 20 3.2.3. Nhóm phương pháp dạy học tích cực 3.2.3.1.Phương pháp trò chơi Là PP tổ chức cho HS tìm hiểu, hay khám phá, luyện tập, vận dụng,... để thể hiện những hiểu biết và kĩ năng thực hành âm nhạc thông qua các hành động chơi. Cách triển khai GV phổ biến tên trò chơi, nội dung chơi và cách chơi. - HS tiến hành chơi - GV và HS cùng nhận xét, hiểu được ý nghĩa của trò chơi... Ý nghĩa Trò chơi giúp giờ học thêm sôi nổi, học sinh hào hứng tích cực và ghi nhớ bài học nhanh, đồng thời cũng phát huy trí tưởng tượng, óc sáng t
Tài liệu đính kèm:
- su_dung_phuong_phap_day_hoc_va_giao_duc_phat_trien_pham_chat.pdf