Tài liệu bồi dưỡng Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Tiểu học môn Tự nhiên và Xã hội (Mô-đun 2.4)

Tài liệu bồi dưỡng Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Tiểu học môn Tự nhiên và Xã hội (Mô-đun 2.4)

A. MỤC TIÊU

1. Phân tích được những vấn đề chung về PP, KT DH và GD phát triển PC,

NL HS tiểu học.

2. Lựa chọn, sử dụng được các PP, KT DH, GD phù hợp ở tiểu học nhằm

phát triển PC, NL HS qua môn Tự nhiên và Xã hội trong CT GDPT 2018; lựa

chọn, xây dựng được các chiến lược DH, GD hiệu quả phù hợp với đối tượng HS

tiểu học.

B. NỘI DUNG CHÍNH

Phần 1. DH phát triển PC, NL HS tiểu học qua môn Tự nhiên và Xã hội

Chương 1. PP DH môn Tự nhiên và Xã hội phát triển PC, NL HS.

Chương 2. Quy trình lựa chọn và xây dựng nội dung, PP, KT DH môn Tự

nhiên và Xã hội.

Phần 2. Kế hoạch bài dạy minh hoạ DH phát triển NL HS tiểu học

Kế hoạch bài dạy minh họa lớp 1: Các giác quan của cơ thể em.

Kế hoạch bài dạy minh họa lớp 2: Thực vật và động vật sống ở xung

quanh.

C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG

Bồi dưỡng tập trung (trước khi bồi dưỡng tập trung học viên tự nghiên cứu

qua hệ thống LMS).

pdf 76 trang Hà Duy Kiên 18473
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Tiểu học môn Tự nhiên và Xã hội (Mô-đun 2.4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 
DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GDPT 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG 
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC 
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC 
Môn Tự nhiên và Xã hội 
(Mô-đun 2.4) 
HÀ NỘI, 2020 
2 
MỤC LỤC 
A. MỤC TIÊU 4 
B. NỘI DUNG CHÍNH 4 
C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG 4 
D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DH 4 
PHẦN 1. DH PHÁT TRIỂN PC, NL HS TIỂU HỌC QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 5 
CHƯƠNG 1. PP, KT DH MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI PHÁT TRIỂN PC, NL HS 5 
CHỦ ĐỀ 1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 6 
CHỦ ĐỀ 2. MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 20 
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG NỘI DUNG, PP VÀ KT DH MỘT 
CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC 26 
CHỦ ĐỀ 1. LỰA CHỌN NỘI DUNG BÀI HỌC CỦA MỘT CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 27 
CHỦ ĐỀ 2. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 28 
CHỦ ĐỀ 3. BIỂU HIỆN CỦA NL, PC ĐƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 29 
CHỦ ĐỀ 4. LỰA CHỌN PP HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC 31 
CHỦ ĐỀ 5. LỰA CHỌN THIẾT BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 32 
CHỦ ĐỀ 6. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 34 
PHẦN 2: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HOẠ DH PHÁT TRIỂN PC, NL HS TIỂU HỌC 45 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA LỚP 1 VÀ CÂU HỎI 45 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA LỚP 2 VÀ CÂU HỎI 61 
3 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
CT Chương trình 
DH Dạy học 
GDPT Giáo dục phổ thông 
PP Phương pháp 
KT Kĩ thuật 
HS Học sinh 
GV Giáo viên 
GD Giáo dục 
HĐ Hoạt động 
NL Năng lực 
PC Phẩm chất 
4 
A. MỤC TIÊU 
1. Phân tích được những vấn đề chung về PP, KT DH và GD phát triển PC, 
NL HS tiểu học. 
2. Lựa chọn, sử dụng được các PP, KT DH, GD phù hợp ở tiểu học nhằm 
phát triển PC, NL HS qua môn Tự nhiên và Xã hội trong CT GDPT 2018; lựa 
chọn, xây dựng được các chiến lược DH, GD hiệu quả phù hợp với đối tượng HS 
tiểu học. 
B. NỘI DUNG CHÍNH 
Phần 1. DH phát triển PC, NL HS tiểu học qua môn Tự nhiên và Xã hội 
Chương 1. PP DH môn Tự nhiên và Xã hội phát triển PC, NL HS. 
Chương 2. Quy trình lựa chọn và xây dựng nội dung, PP, KT DH môn Tự 
nhiên và Xã hội. 
Phần 2. Kế hoạch bài dạy minh hoạ DH phát triển NL HS tiểu học 
Kế hoạch bài dạy minh họa lớp 1: Các giác quan của cơ thể em. 
Kế hoạch bài dạy minh họa lớp 2: Thực vật và động vật sống ở xung 
quanh. 
C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG 
Bồi dưỡng tập trung (trước khi bồi dưỡng tập trung học viên tự nghiên cứu 
qua hệ thống LMS). 
D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DH 
1. Tài liệu chính: CT GDPT 2018; Tài liệu bồi dưỡng “Sử dụng PPDH và 
GD phát triển PC, NL HS tiểu học” môn Tự nhiên và Xã hội. 
2. Thiết bị DH: Bút dạ, giấy A0; máy tính kết nối internet; Projector; khung 
kế hoạch bài học in sẵn trên giấy A3. 
5 
PHẦN 1. DH PHÁT TRIỂN PC, NL HS TIỂU HỌC QUA MÔN TỰ 
NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
CHƯƠNG 1. PP, KT DH MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI PHÁT TRIỂN 
PC, NL HS 
Theo CT GDPT 2018 môn Tự nhiên và Xã hội, để hình thành và phát triển 
các PC và NL cho HS trong DH môn Tự nhiên và Xã hội, GV cần chú ý khai thác 
những kiến thức, kinh nghiệm của HS về cuộc sống xung quanh; phát huy trí tò 
mò khoa học, hướng đến sự phát triển các mối quan hệ tích cực của HS với môi 
trường tự nhiên và xã hội xung quanh; hướng dẫn HS cách đặt câu hỏi, cách thu 
thập thông tin và tìm kiếm các bằng chứng, cách vận dụng các thông tin, bằng 
chứng thu thập được để đưa ra những nhận xét, kết luận mang tính khách quan, 
khoa học. 
GV cần tổ chức cho HS được tích cực tham gia các HĐ học tập sau: 
- Tổ chức cho HS học thông qua quan sát. Đối tượng quan sát của HS bao 
gồm các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội thông qua tranh ảnh, vật thật, video 
clip, môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Qua đó, phát triển các kỹ năng 
nhận xét, so sánh, phân loại, phân tích, suy luận, khái quát hoá những gì đã quan 
sát được ở mức độ đơn giản; đồng thời góp phần hình thành tình yêu, sự gắn bó 
và trách nhiệm của HS với thiên nhiên và cuộc sống. 
- Tổ chức cho HS học thông qua trải nghiệm. Thực hiện các HĐ tìm tòi, 
khám phá, liên hệ, vận dụng gắn với thực tiễn cuộc sống xung quanh, qua đó, HS 
học cách giải quyết một số vấn đề đơn giản thường gặp; ứng xử thích hợp liên 
quan đến sức khoẻ, sự an toàn của bản thân và những người xung quanh; bảo vệ 
môi trường sống. 
- Tổ chức cho HS học thông qua tương tác. Thực hiện các HĐ trò chơi, đóng 
vai, trao đổi, thảo luận, thực hành, tìm tòi, điều tra đơn giản. Từ đó, tăng cường 
kỹ năng hợp tác, giao tiếp, sự tự tin của HS thông qua việc các em phát biểu ý 
kiến, trình bày các sản phẩm học tập. 
 Tùy theo mục tiêu của mỗi bài học, mỗi chủ đề của môn Tự nhiên và Xã 
hội, tùy theo PC, NL cần hình thành và phát triển, GV có thể lựa chọn các PP DH, 
KT DH cụ thể cho phù hợp. 
6 
Chủ đề 1. Một số phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 
 MỤC TIÊU 
- Trình bày được một số PP DH môn Tự nhiên và Xã hội nhằm phát triển 
PC, NL HS. 
- Thiết kế được trích đoạn có sử dụng PPDH môn Tự nhiên và Xã hội và 
phân tích cơ hội hình thành và phát triển PC, NL. 
- Tự tin trong việc sử dụng những PP DH môn Tự nhiên và Xã hội nhằm 
phát triển PC, NL HS. 
 NHIỆM VỤ 
Nhiệm vụ 1. Làm việc cả lớp 
- GV sử dụng KT động não để liệt kê các PPDH, HV thường sử dụng trong 
DH môn Tự nhiên và Xã hội. 
- Cùng thảo luận để chọn những PPDH trong các PPDH đã liệt kê có nhiều 
cơ hội để hình thành và phát triển NL cho HS. 
Nhiệm vụ 2. Làm việc nhóm 
- Cá nhân đọc thông tin cơ bản của HĐ 1 (Đọc kĩ những PPDH mới đối với 
HV và có thể hỏi GV trong quá trình đọc thông tin) 
- Nhóm thảo luận và trình bày ngắn gọn theo bảng sau (viết vào giấy A0) 
Tên PP DH Khái niệm NL hình 
thành và 
phát triển 
Các bước 
tiến hành 
Lưu ý thực 
hiện 
1. 
2. 
3. 
7 
4. 
5 
6 
7 
8 
- Mỗi nhóm chọn 1- 2 PPDH (hoặc GV cho bắt thăm), thiết kế 1 - 2 trích 
đoạn có sử dụng PPDH đó và phân tích cơ hội hình thành và phát triển NL. 
(Lưu ý: Ưu tiên chọn những PPDH mới đối với HV để thực hiện thiết kế 
trích đoạn) 
Nhiệm vụ 3. Báo cáo kết quả làm việc nhóm 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm. 
- Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung. 
- GV kết luận HĐ. 
Lưu ý: GV cũng có thể giảng giải, phân tích thêm về những PPDH mới đối 
với HV (Nếu trong phần báo cáo nhóm thể hiện chưa rõ bản chất của những PPDH 
đó). 
Thông tin cơ bản 
Trong những năm gần đây, có khá nhiều PP DH tích cực đã được vận dụng 
và triển khai thực hiện DH các môn học ở trường phổ thông Việt Nam. Sau đây 
xin đề cập một số PP DH khá hữu hiệu với môn Tự nhiên và Xã hội nhằm tạo các 
cơ hội phát triển PC và NL cho HS. 
8 
1. PP quan sát 
1.1. Khái niệm 
 PP quan sát là PP DH, trong đó GV tổ chức cho HS sử dụng các giác quan 
để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong tự nhiên và xã hội, mà không 
có sự can thiệp vào các quá trình diễn biến của các hiện tượng hoặc sự vật đó. 
1.2. Tác dụng 
- Thông qua việc tổ chức cho HS quan sát mới hình thành ở các em những 
biểu tượng và những khái niệm đầy đủ, chính xác, sinh động về thế giới tự nhiên 
và xã hội xung quanh. 
- Tạo cơ hội phát triển NL quan sát, NL tư duy và ngôn ngữ cho các em. 
1.3. Quy trình thực hiện 
Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát. Tùy theo nội dung học tập, GV sẽ 
chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ HS và điều kiện địa phương. 
Bước 2: Xác định mục đích quan sát: Trong quá trình quan sát không phải 
lúc nào HS cũng đều rút ra được những đặc điểm của đối tượng. Vì vậy với mỗi 
đối tượng, GV cần xác định mục đích của việc quan sát. 
Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn HS quan sát. 
 - Có thể tổ chức cho HS quan sát cá nhân, quan sát theo nhóm hoặc cả lớp. 
Điều đó phụ thuộc vào số đồ dùng chuẩn bị được và NL quản lý của GV. 
 - Sử dụng những câu hỏi nhằm hướng dẫn HS: 
+ Quan sát toàn thể rồi mới đi đến bộ phận, chi tiết. 
+ Quan sát từ bên ngoài rồi mới đi vào bên trong. 
+ So sánh với các đối tượng cùng loại (mà các em đã biết) để tìm ra những 
đặc điểm giống nhau và khác nhau. 
Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát được về đối tượng. 
1.4. Một số lưu ý 
9 
 - Đối với môn Tự nhiên và Xã hội, đối tượng quan sát của HS không chỉ là 
là tranh ảnh, mẫu vật, mô hình mà còn là khung cảnh gia đình, lớp học, trường 
học, cảnh quan địa phương, cây cối, con vật và một số sự vật, hiện tượng diễn ra 
hằng ngày trong tự nhiên và xã hội, ... Vì vậy, GV có thể tổ chức cho HS quan sát 
ở trong lớp hay ngoài lớp (sân trường, vườn trường, các địa điểm xung quanh 
trường ). 
 - GV nên sử dụng đối tượng quan sát như là nguồn tri thức để tổ chức cho 
HS tiến hành các HĐ học tập, từng bước phát hiện ra kiến thức mới. 
 - Để khắc phục việc HS thường chỉ sử dụng thị giác để quan sát GV cần 
hướng dẫn các em huy động tối đa tất cả các giác quan để quan sát (trong trường 
hợp có thể). Như vậy HS mới nhớ bài lâu và có những biểu tượng chính xác về 
các sự vật, hiện tượng. 
1.5. Ví dụ minh họa 
(Mạch nội dung “Bầu trời ban ngày và ban đêm” - lớp 1). 
Bước 1: HS quan sát bầu trời ban ngày. 
Bước 2: Sau khi quan sát, HS nhận xét bầu trời tại thời điểm quan sát và biết 
mô tả bầu trời bằng vốn từ của mình. 
Bước 3: GV tổ chức cho HS ra sân trường để các em quan sát bầu trời theo: 
PA 1: Các câu hỏi gợi ý sau: 
 + Nhìn lên bầu trời, các em thấy những khoảng trời xanh và Mặt Trời không? 
 + Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây? 
 + Những đám mây có màu gì? Chúng đứng yên hay chuyển động? 
 + Em có trông thấy ánh nắng vàng chiếu xuống hoặc những giọt mưa rơi 
không? 
 + Nhìn xung quanh, các em thấy sân trường, cây cối mọi vật lúc này khô ráo 
hay ướt át? 
10 
PA 2: Phiếu quan sát dưới đây: 
 Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả quan sát và mô tả bầu trời. 
2. PP thảo luận nhóm 
GV đọc thông tin cơ bản về PPDH theo nhóm tại Phụ lục: Một số PP, kĩ 
thuật dạy học tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo mô-đun 2.0 
Ví dụ minh họa 
(Mạch nội dung “Thời tiết” - Lớp 1) 
Bước 1: GV nêu vấn đề/câu hỏi thảo luận: 
- Bầu trời và quang cảnh xung quanh khi trời mưa có gì khác với khi trời 
nắng? 
- Khi trời nóng hoặc khi trời lạnh, em cảm thấy thế nào? 
- Dựa vào những dấu hiệu nào mà em biết trời có gió? Gió mạnh hay gió 
nhẹ? 
Bước 2: HS làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi. 
Bước 3: Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. GV 
hoàn thiện và bổ sung (nếu cần). 
3. PP trò chơi 
 PHIẾU QUAN SÁT 
Họ và tên: 
Lớp: 
Ngày quan sát: 
Bầu trời Những đám mây Mặt 
Trời 
Mưa Phát 
hiện 
khác 
Trong 
xanh 
Xám xịt Màu 
trắng 
Màu 
xám 
11 
3.1. Khái niệm 
PP trò chơi là PP DH, trong đó GV tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề học 
tập hay thể nghiệm những kiến thức, hành động, những thái độ, những việc làm 
thông qua một trò chơi nào đó. 
3.2. Tác dụng 
- Kích thích sự hưng phấn, tạo không khí vui vẻ, thân thiện, hoà đồng giữa 
các HS. Phát huy tính tich cực, phát triển sự nhanh trí, tinh thần tập thể và tính tự 
lập của HS. 
- Tạo cơ hội phát triển NL hợp tác, giao tiếp, NL giải quyết vấn đề và sáng 
tạo cho các em. 
3.3. Quy trình thực hiện 
Bước 1: Lựa chọn trò chơi. 
Trên cơ sở mục đích, yêu cầu, nội dung của bài, GV lựa chọn trò chơi cho 
phù hợp. 
Bước 2: Giới thiệu và giải thích trò chơi. 
GV nêu tên trò chơi, giải thích mục đích, yêu cầu, cách chơi, luật chơi. Phần 
giới thiệu và giải thích cần đơn giản, dễ hiểu. 
Bước 3: Tổ chức cho HS chơi trò chơi. 
Để trò chơi đạt hiệu quả, sau khi hướng dẫn và giải thích xong, nên cho HS 
chơi thử (nếu cần). GV làm trọng tài theo dõi diễn biến trò chơi để có những nhận 
xét, đánh giá đúng đắn, khách quan. 
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi. 
Kết thúc trò chơi, GV nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi. GV phải đánh giá 
công bằng, khách quan, cần tạo điều kiện cho HS tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau, 
cần khen thưởng những cá nhân, đội chơi có kết quả tốt, HĐ tích cực. 
3.4. Một số lưu ý 
Các trò chơi học tập cần đáp ứng các yêu cầu sau: 
- Phải phù hợp với yêu cầu, nội dung của bài học, phải phục vụ thiết thực 
cho bài học. 
12 
- Phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức của HS. 
- Phải gây được hứng thú cho HS và thu hút được nhiều em tham gia. 
- Không được tốn kém về thời gian, sức lực và vật chất. 
3.5. Ví dụ minh họa 
(Mạch nội dung “Nhà ở và đồ dùng trong nhà; sử dụng an toàn một số đồ 
dùng trong nhà” - Lớp 1) 
Bước 1: Lựa chọn trò chơi “Đó là đồ dùng gì?” nhằm phát triển kĩ năng đặt 
được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng trong gia đình. 
Bước 2: Hướng dẫn cách chơi 
- 1 HS lên bảng, GV dán một tranh vẽ về đồ dùng gia đình sau lưng HS và 
HS đứng quay lưng xuống lớp để các bạn nhìn thấy tranh. 
- HS đó đặt tối đa 3 câu hỏi về đồ dùng trong tranh cho các bạn ở dưới lớp 
để đoán được đồ dùng đó. 
- Dựa vào các câu trả lời của các bạn rồi đoán đồ dùng vẽ trong tranh là đồ 
dùng gì. 
Bước 3: Tổ chức chơi trò chơi 
- GV gọi một số HS lên chơi (mỗi em sẽ phải đoán một đồ dùng khác nhau). 
- Lưu ý: các HS dưới lớp phải lắng nghe và trả lời chính xác câu hỏi. 
Bước 4: Nhận xét và đánh giá 
- HS nào đoán đúng - được khen thưởng. 
- GV có thể nhận xét về cách đặt câu hỏi của HS. 
4. PP đóng vai 
GV đọc thông tin cơ bản về PP, kỹ thuật DH “Đóng vai” tại Phụ lục: Một số 
PP, kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo mô-đun 2.0 
Ví dụ minh họa 
(Mạch nội dung “HĐ giao thông” - Lớp 2) 
13 
Bước 1: Xác định tình huống như sau: 
HS quan sát và đọc thông tin ở hình dưới đây: 
- 
Nếu là các bạn, em sẽ làm gì trong những tình huống dưới đây? 
- Hãy trao đổi trong nhóm và cùng các bạn đóng vai xử lí tình huống. 
Bước 2: Chọn người tham gia. Mỗi nhóm có thể chọn 2 HS hoặc một số HS 
tham gia đóng vai xử lí tình huống. 
Bước 3: HS bàn cách thể hiện vai diễn (mỗi vai sẽ nói gì, làm gì, ). 
(Nếu có điều kiện tạo ra bối cảnh ngã tư giao nhau đường bộ và đường sắt, 
cắm biển báo “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” và xa xa là tàu hỏa). 
Bước 4: HS thể hiện vai diễn trong nhóm và trước lớp. 
Bước 5: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của các nhóm. 
HS nhận thức được phải chấp hành đúng quy định khi gặp biển báo “Giao 
nhau với đường sắt không có rào chắn” trong tình huống này, đó là: Khi có xe lửa 
sắp đi tới, mọi người phải đứng cách xa đường sắt ít nhất 5m để bảo đảm an toàn. 
Đợi cho đoàn tàu đi qua hẳn rồi nhanh chóng đi qua đường sắt. 
5. PP điều tra 
5.1. Khái niệm 
14 
PP điều tra là PP DH, trong đó GV tổ chức và hướng dẫn HS tìm hiểu một 
vấn đề và sau đó dựa trên các thông tin thu thập được tiến hành phân tích, so sánh, 
khái quát để rút ra kết luận, nêu ra các giải pháp hoặc kiến nghị. 
5.2. Tác dụng 
- HS được vận dụng các kiến thức lí thuyết vào giải quyết các bài tập thực 
tiễn. Qua đó, HS hiểu rõ thực tế địa phương, từ đó giúp các em thêm yêu quê 
hương, đất nước. 
- Tạo cơ hội phát triển NL thu thập và xử lí thông tin, NL giải quyết vấn đề 
và sáng tạo, NL giao tiếp và hợp tác. 
5.3. Quy trình thực hiện 
Bước 1: Xác định mục đích, nội dung và đối tượng điều tra. 
- GV phải định hướng cho HS về mục đích của việc điều tra hay nói cách 
khác phải trả lời câu hỏi: việc khảo sát điều tra nhằm mục đích gì? 
- Nội dung điều tra phải đảm bảo: gắn với chủ đề bài học, phù hợp với trình 
độ HS, không làm mất quá nhiều thời gian của HS. 
- Đối tượng điều tra: môi trường tự nhiên và xã hội, là nhân dân, HS 
Bước 2: Tổ chức cho HS điều tra. 
 - Tùy theo mục đích, nội dung, tính chất của việc điều tra mà có thể tổ chức 
cho HS tìm hiểu, điều tra theo nhóm hoặc cá nhân; có thể thực hiện trước hoặc 
sau bài học. 
 - Phân công cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ điều tra, tìm hiểu cho từng cá nhân, 
nhóm và xác định thời gian phải báo cáo kết quả. 
 - Hướng dẫn cho HS cách thức tìm hiểu điều tra để thu thập thông tin (quan 
sát tại hiện trường hoặc quan sát trực tiếp đối tượng; phỏng vấn: phỏng vấn miệng, 
phỏng vấn bằng phiếu; thu thập: hiện vật, tư liệu, tranh ảnh, sách báo ). 
 - Hướng dẫn HS ghi chép cẩn thận và xử lý thông tin. 
 Bước 3: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả điều tra. 
HS báo cáo kết quả điều tra trước lớp và cả lớp cùng thảo luận, đánh giá, nhận 
xét, bổ sung kết quả công việc của nhau. 
5.4. Một số lưu ý 
15 
- GV phải tìm hiểu trước địa điểm để tổ chức cho HS đến điều tra. 
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS một cách rõ ràng, cụ thể. Đối với HS 
tiểu học nên có phiếu gợi ý cho HS ghi chép. 
5.5. Ví dụ minh họa 
(Điều tra HĐ sản xuất của người dân ở địa phương thuộc Mạch nội dung 
“Một số HĐ sản xuất” - Lớp 3) 
Bước 1: Xác định mục đích, nội dung và đối tượng điều tra. 
- Mục đích : Tìm hiểu một số HĐ sản xuất của người dân ở địa phương. 
- Nội dung: 
+ Liệt kê tên và sản phẩm của các HĐ sản xuất có ở địa phương. 
+ Xác định tác động (tích cực, tiêu cực) của các HĐ sản xuất đến đời sống 
của người dân ở địa phương. 
- Đối tượng điều tra: 
+ Cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân ở địa phương. 
+ Người dân địa phương. 
Bước 2: Tổ chức cho HS tìm hiểu, điều tra. 
- Việc tìm hiểu, điều tra thực hiện trước bài học. 
- Tìm hiểu, điều tra theo nhóm, gợi ý như sau: 
Nhóm 1: Tìm hiểu, điều tra HĐ nông nghiệp. 
Tên HĐ nông nghiệp Sản phẩm 
Tác động của HĐ đến đời sống của 
người dân 
1. 
2. 
Nhóm 2: Tìm hiểu, điều tra HĐ công nghiệp. 
16 
Tên HĐ công nghiệp Sản phẩm Tác động của HĐ đến đời sống của 
người dân 
1. 
2. 
Nhóm 3: Tìm hiểu, điều tra HĐ thủ công nghiệp. 
Tên HĐ thủ công 
nghiệp 
Sản phẩm Tác động của HĐ đến đời sống của 
người dân 
1. 
2. 
Tùy điều kiện thực tế của HS mà GV giao nhiệm vụ nhóm cho phù hợp 
- Hướng dẫn cho HS cách thức tìm hiểu điều tra để thu thập thông tin để trả 
lời cho 2 nội dung trên. 
+ Quan sát tại hiện trường. 
+ Phỏng vấn: phỏng vấn miệng (người dân địa phương). 
+ Thu thập: tranh ảnh, bài viết (Nếu có thể). 
Bước 3: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả điều tra. 
HS báo cáo kết quả điều tra trước lớp và cả lớp cùng thảo luận để rút ra Kết 
luận: HĐ sản xuất tạo ra rất nhiều sản phẩm phục vụ cuộc sống của người dân. 
Tuy nhiên quá trình triển khai một số HĐ sản xuất cũng gây ra tác động tiêu cực 
đến môi trường (đất, nước, không khí,...). Cần có biện pháp khắc phục hạn chế 
gây ô nhiễm môi trường địa phương. 
6. PP thực hành 
GV đọc thông tin cơ bản về PP thực hành tại Phụ lục: Một số PP, kĩ thuật 
dạy học tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo mô-đun 2.0 
17 
Ví dụ minh hoạ 
Thực hành kĩ năng quay quả địa cầu theo chiều tự quay của Trái Đất (Mạch 
nội dung Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Lớp 3). 
Bước 1: GV giúp HS biết: Nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất tự quay quanh 
mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. 
Bước 2: GV đặt quả địa cầu trên bàn vừa làm mẫu vừa hướng dẫn để HS biết 
trình tự các bước và cách thực hiện từng thao tác quay quả địa cầu như sau: 
+ Đặt quả địa cầu trước mặt sao cho trục của quả địa cầu hướng cực Bắc về 
người quay. 
+ Đánh dấu một điểm trên quả địa cầu 
+ Quay từ từ quả địa cầu theo hướng ngược chiều kim đồng hồ cho đến lúc 
điểm được đánh dấu trở về vị trí cũ. 
Bước 3: Tổ chức cho HS thực hành quay quả địa cầu theo nhóm (tốt nhất là 
ít hơn 6 HS cho mỗi nhóm) 
 Bước 4: GV gọi ngẫu nhiên HS ở các nhóm lên thực hành quay quả địa cầu 
trước lớp. Các HS khác nhận xét và đánh giá. GV điều chỉnh khi cần thiết. 
7. PP dự án 
GV đọc thông tin cơ bản về PPDH dự án tại Phụ lục: Một số PP, kĩ thuật dạy 
học tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo mô-đun 2.0 
Ví dụ minh họa 
Chủ đề “Tìm hiều về quả” (Mạch nội dung các bộ phận của thực vật, động 
vật và chức năng của các bộ phận đó - Lớp 3). 
Bước 1: Lập kế hoạch 
GV cùng HS lập kế hoạch thực hiện dự án: Tìm hiểu về quả. Để lập kế hoạch 
thực hiện dự án, HS sử dụng sơ đồ tư 
duy để tìm các vấn đề nghiên cứu liên quan chủ đề như sau: 
Xác định các câu hỏi đặt ra về quả. 
1/ Em biết những loại quả nào? Chúng được ăn nhiều ở đâu ? 
18 
2/ Đặc điểm quả: 
a) Hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị. 
b) Mỗi quả thường có mấy phần? Mỗi phần có tác dụng gì? 
3/ Cách sử dụng các loại quả như thế nào? 
4/ Vì sao em thích ăn quả? 
Sau khi đã xác định được những câu hỏi cần trả lời, HS cần có bảng phân 
công nhiệm vụ cụ thể, GV cùng giúp HS hoàn thành nhiệm vụ này. 
Tên thành 
viên 
Nhiệm vụ/ 
Câu hỏi 
Nguồn (Gợi ý) 
Thời hạn 
hoàn thành 
Dự kiến sản 
phẩm 
 1 Thực tế, tranh 
ảnh, sách báo. 
 2 Vật thật. 
 3 Thực tế, sách 
báo, hỏi người 
19 
lớn. 
 4 Thực tế. 
Bước 2: Thực hiện dự án 
Các thành viên được phân công thực hiện việc thu thập tài liệu, xử lí thông 
tin và hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
Bước 3: Tổng hợp kết quả 
- Nhóm HS tập hợp sản phẩm các thành viên để hoàn thiện sản phẩm của 
nhóm. 
- Báo cáo sản phẩm trước lớp. 
- HS các nhóm khác nhận xét, đánh giá; GV giúp HS hoàn thiện những nội 
dung còn thiếu. 
Gợi ý kết luận và mong muốn của HS: 
- Xung quanh em có rất nhiều loại quả, chúng có hình dáng, kích thước, màu 
sắc, mùi vị khác nhau. 
- Mỗi quả thường có ba phần: Vỏ, thịt và hạt. 
- Quả có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều tác dụng khác nhau. 
- Hạt đem trồng phát triển thành cây mới. 
- Lai tạo được nhiều giống cây ăn quả có chất lượng cao. 
- Khi ăn quả không phải lo lắng về “vệ sinh an toàn thực phẩm”. 
8. PP tình huống 
GV đọc thông tin cơ bản về PPDH tình huống tại Phụ lục: Một số PP, kĩ 
thuật dạy học tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo mô-đun 2.0 
Ví dụ minh họa 
(Mạch nội dung Các mùa trong năm - lớp 2) 
20 
Bước 1: HS đọc tình huống hoặc GV đọc tình huống sau: 
Vào dịp nghỉ tết Nguyên đán, bạn Lan sống ở Thành phố Hồ Chí 
Minh sẽ được ra thủ đô Hà Nội đón tết cùng ông bà ngoại. Nếu là 
bạn Lan em sẽ lựa chọn trang phục như thế nào cho phù hợp. 
Bước 2, 3: HS làm việc độc lập và trao đổi trong nhóm để đưa ra cách giải 
quyết tình huống của nhóm. 
Bước 4, 5: Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp thảo luận cách xử lí tình 
huống của các nhóm. GV lưu ý HS về sự khác biệt khí hậu ở hai thành phố trong 
dịp tết Nguyên đán. 
Chủ đề 2. Một số kĩ thuật dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 
Bên cạnh các PP DH đề cập ở trên, một số KT DH cũng được áp dụng trong 
DH môn Tự nhiên và Xã hội để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, góp 
phần phát triển PC và NL cho HS. Đó là: "động não", "sơ đồ tư duy", “khăn trải 
bàn”, “ KWL” “mảnh ghép”. 
HĐ 2: Tìm hiểu một số KT DH môn Tự nhiên và Xã hội 
 MỤC TIÊU 
- Trình bày được một số KT DH môn Tự nhiên và Xã hội nhằm phát triển 
PC, NL HS. 
- Thiết kế được trích đoạn có sử dụng KTDH môn Tự nhiên và Xã hội và 
phân tích cơ hội hình thành và phát triển PC, NL. 
- Tích cực trong việc sử dụng những KT DH môn Tự nhiên và Xã hội nhằm 
phát triển PC, NL HS. 
 NHIỆM VỤ 
Nhiệm vụ 1. HĐ nhóm điền thông tin vào sơ đồ KWL 
- Chia nhóm 6 - 8 học viên (HV)/nhóm. 
21 
- Sử dụng sơ đồ KWL dưới đây để HV thảo luận và điền thông tin: 
K: Những điều đã 
biết 
W: Những điều muốn 
biết 
L:Những điều đã học 
được 
- HV thảo luận và điền thông tin vào cột “K” những điều đã biết về các KT 
DH có thể áp dụng trong môn TNXH, vào cột “W” những điều muốn biết về KT 
DH. 
- Đại diện các nhóm trình bày những điều đã biết và muốn biết về KT DH, 
sau khi trình bày, các nhóm treo/ dán sơ đồ KWL lên tường ở vị trí ngồi của nhóm 
mình, cuối HĐ sẽ điền thông tin vào cột “L” những điều đã học được. 
Nhiệm vụ 2. Đọc thông tin và thảo luận nhóm 
- Cá nhân HV nghiên cứu thông tin cơ bản của HĐ 2 và tìm kiếm thông tin 
từ internet hoặc vốn hiểu biết của mình. 
- Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau: (Ghi kết quả vào giấy A0). 
1/ Liệt kê các KT DH có thể áp dụng trong môn Tự nhiên và xã hội. Trong 
những KT đó, KT nào HV đã áp dụng trong DH môn Tự nhiên và Xã hội. 
2/ Trình bày ngắn gọn theo bảng sau: (mỗi nhóm chọn 5 KT DH, khuyến 
khích có những KT DH không trình bày ở Mục thông tin cơ bản của HĐ 2). 
KT DH Một số dấu 
hiệu đặc trưng 
NL hình thành 
và phát triển 
Các bước tiến 
hành 
Lưu ý thực 
hiện 
1. 
2. 
3. 
22 
4. 
5 
- Mỗi nhóm chọn 1- 2 KTDH (hoặc GV cho bắt thăm), thiết kế 1 - 2 trích 
đoạn có sử dụng KTDH đó và phân tích cơ hội hình thành và phát triển NL. 
(Lưu ý: Ưu tiên chọn những KTDH đối với HV khả thi khi thực hiện ở địa phương 
mình) 
Nhiệm vụ 3. Báo cáo kết quả làm việc nhóm 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm. 
- Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung. 
- GV kết luận HĐ. 
- Nhóm điền thông tin vào cột “L” những điều đã học được và có thể chia sẻ 
xem hoạt đông này đã đáp ứng được với nhu cầu hiểu biết của mình về KT DH 
chưa? 
Thông tin cơ bản 
1. KT động não 
GV đọc thông tin cơ bản về kỹ thuật động não tại Phụ lục: Một số PP, kĩ 
thuật dạy học tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo mô-đun 2.0 
Ví dụ minh họa 
(Mạch nội dung Giữ cho cơ thể khỏe mạnh và an toàn – Lớp 1). 
- GV đưa ra vấn đề/câu hỏi: Hãy kể tên những thức ăn, đồ uống chúng ta 
thường ăn uống hằng ngày? 
- Sau khi ghi các ý kiến của HS lên bảng, GV tổ chức cho HS thảo luận lựa 
chọn những thức ăn, đồ uống giúp cho cơ thể khỏe mạnh và an toàn. 
2. KT sơ đồ tư duy 
GV đọc thông tin cơ bản về kỹ thuật sơ đồ tư duy tại Phụ lục: Một số PP, kỹ 
thuật dạy học tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo mô-đun 2.0 
23 
Ví dụ minh họa 
(Mạch nội dung Các bộ phận của thực vật, động vật và chức năng của các bộ 
phận” – Lớp 3). 
Sau khi HS học xong các nội dung về các bộ phận của thực vật, GV tổ chức 
cho HS thảo luận nhóm và sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống những nội dung đã 
học. 
3. KT khăn trải bàn 
GV đọc thông tin cơ bản về kỹ thuật khăn trải bàn tại Phụ lục: Một số PP, kĩ 
thuật dạy học tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo mô-đun 2.0 
 Ví dụ minh họa 
(Mạch nội dung Sử dụng hợp lí thực vật và động vật - Lớp 3) 
- GV đưa ra vấn đề: Hãy đề xuất cách sử dụng thực vật và động vật hợp lí. 
- Sau khi HS ghi các ý kiến của mình, nhóm thảo luận để lựa chọn những 
cách sử dụng thực vật và động vật hợp lí đặc biệt với địa phương HS. 
4. KT KWL 
GV đọc thông tin cơ bản về kỹ thuật KWL tại Phụ lục: Một số PP, kĩ thuật 
dạy học tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo mô-đun 2.0 
Ví dụ minh họa 
(Mạch nội dung Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Lớp 3). 
24 
- Trước khi học chủ đề này: GV phát phiếu KWL để HS điền. 
- Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của cá nhân/ nhóm, GV sẽ tổ chức DH. 
- GV gợi ý HS các tài liệu tham khảo về Trái Đất, về hệ Mặt Trời để HS đọc 
thêm đáp ứng những điều muốn biết của HS mà nằm ngoài yêu cầu của CT. 
5. KT mảnh ghép 
GV đọc thông tin cơ bản về kỹ thuật mảnh ghép tại Phụ lục: Một số PP, kĩ 
thuật dạy học tích cực nhằm phát triển PC, NL HS kèm theo mô-đun 2.0 
5.5. Ví dụ minh họa 
(Mạch nội dung HĐ giao thông - Lớp 2) 
Ví dụ: Tổ chức cho HS phân biệt một số loại biển báo giao thông (Biển báo 
chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm) như sau: 
Vòng 1 (nhóm chuyên sâu): 
Làm việc chung cả lớp, giáo viên chia lớp thành 3 nhóm (dựa trên 3 loại biển 
báo), giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm tìm hiểu về một loại biển báo: 
- Nhóm 1: Tìm điểm giống nhau của các biển báo chỉ dẫn. 
- Nhóm 2: Tìm điểm giống nhau của các biển báo cấm. 
- Nhóm 3: Tìm điểm giống nhau của các biển báo nguy hiểm. 
25 
Trong trường hợp lớp có đông học sinh thì có thể chia thành 6 nhóm (2 nhóm 
tìm hiểu về một loại biển báo như trên). 
Vòng 2 (nhóm mảnh ghép): 
GV yêu cầu HS thành lập 3/6 nhóm mới (nhóm gồm các thành viên đại diện 
cho mỗi loại biển báo ở vòng 1). Vòng này cả 3/6 nhóm đều cùng một nhiệm vụ 
là tìm điểm khác nhau của 3 loại biển báo. 
- Sau khi kết thúc hoạt động thảo luận nhóm mảnh ghép ở vòng 2, GV tổ 
chức cho các nhóm mảnh ghép báo cáo kết quả thảo luận nhóm (một nhóm đại 
diện báo cáo), cả lớp thảo luận, góp ý kiến. Giáo viên nhận xét, đánh giá, tổng kết 
ý kiến thảo luận của lớp và chuẩn hoá kiến thức của bài học. 
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 
1. Hãy sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống lại các PP DH, KT DH môn Tự 
nhiên và Xã hội tiểu học nhằm phát triển NL và PC HS. 
2. Theo Thầy/Cô cần có điều kiện gì để triển khai hiệu quả các PP, KT DH 
đó nhằm phát triển PC và NL HS. 
3. Chọn 1 trong các PP DH có thể kết hợp với KT DH đã học để thiết kế 1 
trích đoạn có sử dụng PP và KT DH đó. 
26 
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH LỰA CHỌN VÀ XÂY DỰNG NỘI DUNG, 
PP VÀ KT DH MỘT CHỦ ĐỀ/ BÀI HỌC 
 MỤC TIÊU 
- Kể được tên các bước của quy trình lựa chọn và xây dựng nội dung, PP và 
KT DH của một chủ đề/ bài học. 
- Thiết kế được kế hoạch DH một chủ đề/ bài học của môn TNXH theo các 
bước trong quy trình lựa chọn và xây dựng nội dung, PP và KT DH của một chủ 
đề/ bài học. 
 NHIỆM VỤ 
Nhiệm vụ 1. Làm việc nhóm 
- GV sử dụng KT khăn trải bàn để giúp HV liệt kê các bước của quy trình 
lựa chọn và xây dựng nội dung, PP và KT DH một chủ đề/ bài học. 
- HV đọc thông tin cơ bản của HĐ để kiểm tra và hoàn thiện kết quả thảo 
luận của nhóm. 
- Nhóm thảo luận, vẽ và trình bày ngắn gọn sơ đồ cây về quy trình lựa chọn 
và xây dựng nội dung, PP và KT DH một chủ đề/ bài học. 
Nhiệm vụ 2. Báo cáo kết quả làm việc nhóm 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm. 
- Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung. 
- GV kết luận HĐ. 
Nhiệm vụ 3. Làm việc nhóm 
- Các nhóm lựa chọn một chủ đề/ bài học cụ thể trong CT môn TNXH năm 
2018 và xây dựng kế hoạch DH một chủ đề/bài học đó theo quy trình đã thống 
nhất (lưu ý ở bước thiết kế tiến trình tổ chức HĐ DH chỉ cần xây khung các HĐ 
chính). 
- Các nhóm thảo luận và trình bày sản phẩm HĐ trên giấy A0 hoặc trên 
PowerPoint. 
Nhiệm vụ 4. Báo cáo kết quả làm việc nhóm 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm. 
27 
- Các nhóm khác lắng nghe, trao đổi, bổ sung. 
GV kết luận HĐ. 
Thông tin cơ bản 
Các nội dung DH của một chủ đề/bài học thường đã được đưa ra hoặc được 
gợi ý trong CT môn học. Tuy nhiên, GV cũng có thể tự xác định nội dung DH cho 
phù hợp với hoàn cảnh địa phương, trình độ HS. Để lựa chọn nội dung DH một 
chủ đề/bài học, GV cần phải căn cứ vào những điểm cụ thể sau đây: 
- Nội dung CT môn học. Do nội dung chủ đề/ bài học là sự cụ thể hóa nội 
dung CT môn học, vì vậy, lựa chọn

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_su_dung_phuong_phap_day_hoc_va_giao_duc_p.pdf