Thiết kế bài dạy Toán Lớp 2 - Tuần 19: Phép nhân
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
Nhận biết được mối quan hệ giữa phép nhân và tổng các số hạng bằng nhau.
Biết đọc, viết và cách tính một phép nhân.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Tranh ảnh, mô hình hoặc vật thật có cùng số lượng và tính chất, phù hợp với nội dung bài học.
Giáo án, SGK, bảng phụ.
2. Học sinh:
Tập, viết, SGK, bảng con.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy Toán Lớp 2 - Tuần 19: Phép nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN: TOÁN 2 BÀI: PHÉP NHÂN TUẦN: 19 MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng: Nhận biết được mối quan hệ giữa phép nhân và tổng các số hạng bằng nhau. Biết đọc, viết và cách tính một phép nhân. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh ảnh, mô hình hoặc vật thật có cùng số lượng và tính chất, phù hợp với nội dung bài học. Giáo án, SGK, bảng phụ. Học sinh: Tập, viết, SGK, bảng con. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: THỜI GIAN CÂU HỎI CỦA GV CÂU TRẢ LỜI MONG MUỐN CỦA HS Ổn định: - GV bắt nhịp cho cả lớp hát một bài hát trước khi vào học. Bài cũ: - KT bài cũ Phép cộng - GV cho bài tập thực hiện phép tính. a) 2 + 5 + 7 = ? b) 6 + 10 + 12 = ? c) 2 + 2 + 2 + 2 = ? d) 3 + 9 + 8 + 7 = ? - GV gọi lần lượt 2 HS lên bảng làm bài tập. - GV nhận xét và đánh giá kết quả bài làm của HS. Bài mới: - GV giới thiệu bài mới: Đặt vấn đề cho HS để HS tìm câu trả lời. + Những bài toán trên có bài nào đặc biệt hơn so với các bài còn lại? + Tại sao? - GV dẫn dắt vào bài: Qua quan sát, các em đã thấy câu C khác biệt hơn so với các câu còn lại, vì các số hạng trong một tổng đều giống nhau. Ở đây, số 2 ta thấy được lặp lại 4 lần, ta vẫn có thể tính được ra kết quả bằng cách cộng các số 2 lại với nhau. Nếu như, ta có một bài toán mà trong đó số 2 được lặp lại 100 lần thì ta phải làm như thế nào? Có cách tính nào nhanh hơn mà vẫn cho ra được kết quả chính xác hay không? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp cho chúng ta giải quyết được vấn đề này, đó là bài PHÉP NHÂN. - Gv gọi 5 – 6 em đọc lại đề bài. +Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS nhận biết phép nhân. Mục tiêu: Nhận biết được mối quan hệ giữa phép nhân và tổng của các số hạng bằng nhau. Cách tiến hành: - GV treo ảnh có 2 chấm tròn. Hỏi HS: “ Trên ảnh có mấy ngôi sao? ”. - GV treo thêm 5 tấm nữa. - GV hỏi: “ Có 5 tấm bìa, mỗi tấm đều có 2 ngôi sao. Vậy ta có tất cả bao nhiêu ngôi sao?”. - GV nhận xét kết quả của HS đưa ra. - Ta có phép tính 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10: ta thấy số 2 được lặp lại 5 lần. Ta gọi số 2 là số hạng được lặp lại. - Số lần được lặp lại của số hạng cần lặp lại là 5 lần ( 2 “1” + 2 “2” + 2 “3” + 2 “4” + 2 “5”). - Từ những đặc điểm đó, ta có thể viết gọn phép tính thành như sau: 2 x 5 = 10 - Trong đó, 2 là số hạng được lặp lại, 5 là số lần lặp lại, x được gọi là dấu nhân. - GV ghi lên bảng: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 2 x 5 = 10 - GV nêu tiếp cách đọc phép nhân: 2 x 5 = 10 (Hai nhân năm bằng mười). - GV giới thiệu phép nhân cho các em. - GV hướng dẫn các em thực hành đọc và viết phép nhân. +Hoạt động 2: Thực hành Mục tiêu: Giúp HS nắm vững, hệ thống lại kiến thức đã học. Cách tiến hành: *Bài 1: Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân: GV trình chiếu bài mẫu SGK/92. - GV đặt câu hỏi cho HS: a) Trên màn hình cô có mấy cái đĩa? Mỗi cái đĩa có mấy quả cam? Các em tính bằng cách nào? GV nhận xét và rút ra kết luận. => Trên đây cô có 2 cái đĩa, mỗi đĩa cô có 4 quả cam. Như vậy, có phải tổng số quả cam cô có được ta có phép tính cộng 4 + 4 = 8 Vậy theo kiến thức ta đã học thì cô sẽ có được phép tính mới như sau: 4 x 2 = 8 - GV trình chiếu đáp án lên màn hình và giới thiệu đây cũng là bài mẫu trong SGK cho các em. - Gv yêu cầu HS tiếp tục làm 2 câu còn lại trong SGK, sau đó mời 2 bạn lên bảng làm bài. => GV nhận xét đánh giá sản phầm trình bày và kết quả của các em. b) Ta có 3 hồ bơi, mỗi hồ chứa 5 con cá, vậy ta được phép tính như sau: 5 x 3 = 15 c) Ta có 4 mảnh đất, mỗi mảnh có 3 ngôi nhà, vậy ta được phép tính như sau: 3 x 4 = 12 *Bài 2: Viết phép nhân (theo mẫu) – Trò chơi Ai nhanh hơn. - GV phân lớp thành 2 nhóm lớn và cho các câu hỏi sau: MẪU: 6 + 6 + 6 = 6 X 3 = 18 a. 10 + 10 + 10 + 10 = ? b. 5 + 5 + 5 = ? c. 3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = ? d. 4 + 4 + 4 + 4 + 4 + 4 = ? e. 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = ? f. 9 + 9 + 9 + 9 + 9 = ? GV phổ biến cách chơi như sau: - Cô có các phép tính trên bảng, lớp chúng ta sẽ chia thành 2 đội, khi cô nói bắt đầu thì lần lượt từng bạn sẽ lên chuyển các phép tính cộng thành phép tính nhân theo mẫu. Sau khi bạn đầu tiên làm xong câu thứ 1, phải chạy về vỗ vào vai bạn tiếp theo, bạn tiếp theo tiếp tục lên thực hiện phép tính thứ 2. Lần lượt như vậy cho đến hết câu. Đội nào nhanh và chính xác nhiều nhất sẽ được phần thưởng. - GV tổ chức cho các em tham gia trò chơi. - Sau khi kết thúc, GV kiểm tra và nhận xét bài làm của các nhóm và khen thưởng cho đội chiến thắng. * Bài 3: Viết phép tính nhân. - GV trình chiếu hình ảnh trong SGK/ 93 lên màn hình. - Yêu cầu HS sử dụng bảng con để cùng làm bài tập 3. - Trong 1 phút yêu cầu HS hoàn thành từng bài và giơ bảng lên để GV kiểm tra. +Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò các em làm bài tập về nhà - Chuẩn bị, xem trước bài mới cho buổi sau. Bài “ Thừa số - Tích”. - HS hát và vỗ tay theo nhịp. - HS lên bảng làm bài tập. HS lên bảng làm bài tập - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - Tấm bìa có 2 ngôi sao. - HS quan sát và trả lời câu hỏi. - Muốn biết có tất cả bao nhiêu ngôi sao, ta phải tính tổng của các ngôi sao là 2+2+2+2+2=10 ngôi sao. - HS quan sát, lắng nghe và đọc lại theo hình thức từ cá nhân đến cả lớp. - HS thực hành đọc và viết phép nhân. - HS làm bài vào vở. - Treo bảng phụ chữa bài trên bảng. HS quan sát, ghi chép và làm bài tập vào vở HS chú ý lắng nghe thể lệ trò chơi. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm:
- thiet_ke_bai_day_toan_lop_2_tuan_19_phep_nhan.docx