Bài soạn giáo án Lớp 2 - Tuần 16

Bài soạn giáo án Lớp 2 - Tuần 16

Toán

Ngày, tháng

 I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : Biết đọc tên các ngày trong tháng.

 Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đólà thứ mấy trong tuần lễ.

 Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, tháng (biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày); ngày, tuần lễ.

 2. Kỹ năng : Thực hiện đúng, chính xác.

 3. Thái độ : Ham thích học Toán.

II. Chuẩn bị :

 - Giáo viên : Một quyển lịch tháng hoặc tờ lịch tháng 11, 12 như phần bài học phóng to.

 - Học sinh : Vở, bảng con.

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc 39 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn giáo án Lớp 2 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày tháng năm 
Tập đọc
Con chó nhà hàng xóm (tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Hiểu ND : Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ (làm được các BT trong SGK)
 2. Kỹ năng : Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 3. Thái độ : KNS: Kiểm soát cảm xúc.
 Thể hiện sự cảm thông.
 Trình bày suy nghĩ.
 Tư duy sáng tạo.
 Phản hồi, lắng nghe tích cực, chia sẻ.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh . Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu văn hướng dẫn cách đọc.
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Gọi 3 HS lên bảng đọc bài Bé Hoa sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trong bài này.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu :
- HS mở SGK trang 127 và đọc tên chủ điểm.
- HS quan sát tranh và cho biết bạn trong nhà là ai ?
- Chó, mèo là những vật nuôi trong nhà rất gần gũi với các em. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về tình cảm giữa một em bé và một chú Cún con.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (17’) Luyện đọc
Ÿ Mục tiêu : HS đọc đúng các từ khó, hiểu từ khó và đọc ngắt nghỉ hơi hợp lí
Ÿ Phương pháp : Trực quan, đàm thoại.
Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1 sau đó yêu cầu HS đọc lại.
- Chú ý, giọng đọc tình cảm, chậm rãi.
- HS đọc nối tiếp .
- HS nêu từ khó: nhảy nhót, vẫy đuôi, rối rít, thỉnh thoảng
- HS đọc các câu cần luyện ngắt giọng.
- Giảng từ khó
v Hoạt động 2: (10’) Thi đua đọc
Ÿ Mục tiêu : HS luyện đọc trơn, trôi chảy bài và ngắt nghỉ hơi hợp lí.
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
Đọc từng đoạn 
- HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
- Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc trong nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm
- GV nhận xét. Tuyên dương đội thắng cuộc.
Đọc đồng thanh
- GV chọn 1 đoạn cho HS đọc đồng thanh.
5. Củng cố – Dặn dò:(3’) 
- Tổng kết chung về giờ học.
- Dặn dò HS về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau: Tiết 2.
- Hát
- HS đọc và TLCH. Bạn nhận xét.
- Chủ điểm: Bạn trong nhà.
- Bạn trong nhà là những vật nuôi trong nhà như chó, mèo, 
ị ĐDDH: Bảng phụ: từ, câu.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc tiếng, câu theo hàng dọc.
- HS nêu từ khó đọc và phân tích.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu sau: 
	Bé rất thích chó/ nhưng nhà bé không nuôi con nào.//
	Một hôm,/ mải chạy theo Cún,/ Bé vấp phải một khúc gỗ/ và ngã đau,/ không đứng dậy được.//
	Con muốn mẹ giúp gì nào? (cao giọng ở cuối câu).
	Con nhớ Cún,/ mẹ ạ!// (Giọng tha thiết). Nhưng con vật thông minh hiểu rằng/ chưa đến lúc chạy đi chơi được.//
- Hs đọc chú giải SGK
ị ĐDDH: SGK.
- 5 HS nối tiếp đọc các đoạn 1, 2, 3, 4, 5.
- Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Thi đua: 2 đội thi đua đọc trước lớp.
Tập đọc
Con chó nhà hàng xóm (tiết 2)
Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài mới :(1’) Giới thiệu: 
 Con chó nhà hàng xóm( Tiết 2)
3. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (20’) Tìm hiểu bài
Ÿ Mục tiêu : HS hiểu nội dung bài, hiểu được tình cảm của Bé và Cún
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
- Yêu cầu đọc đoạn 1.
- Bạn của Bé ở nhà là ai?
- Yêu cầu đọc đoạn 2.
- Chuyện gì xảy ra khi bé mải chạy theo Cún?
- Lúc đó Cún Bông đã giúp Bé thế nào?
- Yêu cầu đọc đoạn 3.
- Những ai đến thăm Bé? Vì sao Bé vẫn buồn?
- Yêu cầu đọc đoạn 4.
- Cún đã làm cho Bé vui như thế nào?
- Từ ngữ hình ảnh nào cho thấy Bé vui, Cún cũng vui.
- Yêu cầu đọc đoạn 5.
- Bác sĩ nghĩ Bé mau lành là nhờ ai?
- Câu chuyện này cho em thấy điều gì?
v Hoạt động 2: (10’) Luyện đọc lại truyện 
Ÿ Mục tiêu : HS đọc bài trôi chảy
Ÿ Phương pháp: Thi đua.
- Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp giữa các nhóm và đọc cá nhân.
*GDKNS: Em đã chăm sĩc các vật nuơi trong nhà như thế nào?
4. Củng cố – Dặn dò :(3’) 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Thời gian biểu.
- Hát
 ị ĐDDH: Tranh
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Bạn ở nhà của Bé là Cún Bông. Cún Bông là con chó của bác hàng xóm.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Bé vấp phải một khúc gỗ, ngã đau và không đứng dậy được.
- Cún đã chạy đi tìm người giúp Bé.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Bạn bè thay nhau đến thăm Bé nhưng Bé vẫn buồn vì Bé nhớ Cún mà chưa được gặp Cún.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Cún mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê Cún luôn ở bên chơi với Bé.
- Đó là hình ảnh Bé cười Cún sung sướng vẫy đuôi rối rít.
- Cả lớp đọc thầm.
- Bác sĩ nghĩ Bé mau lành là nhờ luôn có Cún Bông ở bên an ủi và chơi với Bé.
- Câu chuyện cho thấy tình cảm gắn bó thân thiết giữa Bé và Cún Bông.
ị ĐDDH: SGK.
- Các nhóm thi đọc, mỗi nhóm 5 HS.
- Cá nhân thi đọc cả bài.
- HS tự liên hệ trả lời
Toán
Ngày, giờ
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nhận biết một ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
 Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.
 Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.
 Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
 Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
 2. Kỹ năng : HS thực hành nhanh, đúng, chính xác.
 3. Thái độ : Ham thích học môn Toán.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng phụ, bút dạï. Mô hình đồng hồ có thể quay kim.1 đồng hồ điện tử.
 - Học sinh : Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Luyện tập chung.
- Gọi 2 HS lên sửa bài 1 cột 3, 4 : 10 – 8 13 – 6
 17 – 8 15 – 7
 11 – 4 12 – 3
- Sửa bài 2b : 53 – 29 ; 94 – 57 ; 30 – 6 
- GV nhận xét .
3. Bài mới :(1’) Giới thiệu - ghi tên lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (12’) Giới thiệu ngày, giờ.
Ÿ Mục tiêu : HS nắm được một ngày có 24 giờ, các buổi trong ngày và tên gọi các giờ tương ứng trong ngày
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
 + Bước 1:
- HS nói rõ bây giờ là ban ngày hay ban đêm ?
- Một ngày bao giờ cũng có ngày và đêm. Ban ngày là lúc chúng ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm chúng ta không nhìn thấy mặt trời.
- Đưa đồng hồ 5 giờ : 5 giờ sáng em đang làm gì ?
- Quay đồng hồ11 giờ : Lúc 11 giờ trưa em làm gì ?
- Quay đồng hồ 2 giờ : Lúc 2 giờ chiều em làm gì ?
- Quay đồng hồ8 giờ :Lúc 8 giờ tối em đang làm gì ?
- Quay đồng hồ12 giờ đêm : Lúc 12 giờ đêm em đang làm gì ?
- Giới thiệu: Mỗi ngày được chia ra làm các buổi khác nhau là sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
 + Bước 2:
- Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. Kim đồng hồ phải quay được 2 vòng mới hết một ngày. Một ngày có bao nhiêu giờ?
- Nêu : 24 giờ trong 1 ngày lại chia ra theo các buổi.
- Quay đồng hồ cho HS đọc giờ của từng buổi. Chẳng hạn: quay từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng.
- Buổi sáng từ mấy giờ đến mấy giờ ?
- Làm tương tự với các buổi còn lại.
- HS đọc phần bài học trong SGK.
- 1 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? Vì sao ?
- Có thể hỏi thêm về các giờ khác.
v Hoạt động 2: (15’) Luyện tập, thực hành.
Ÿ Mục tiêu : HS thực hành nhanh đúng, chính xác các bài tập về ngày, giờ.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thực hành.
 + Bài 1: HS nêu cách làm bài.
- Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ ?
- Điền số mấy vào chỗ chấm ?
- Em tập thể dục lúc mấy giờ ?
- HS làm tương tự với các phần còn lại ?
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- HS điền:Em đá bóng lúc 17 giờ, em xem tivi lúc 19 giờ, em đi ngủ lúc 22 giờ thì rất hoan nghênh các em.
 + Bài 3:
- GV giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó cho HS đối chiếu để làm bài.
5. Củng cố – Dặn dò:(4’) 
- 1 ngày có bao nhiêu giờ ? Một ngày bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu ? 1 ngày chia làm mấy buổi ? Buổi sáng tính từ mấy giờ đến mấy giờ .
- Chuẩn bị: Thực hành xem đồng hồ.
- Hát
- HS đổi vở sửa bài .
ị ĐDDH: Mô hình đồng hồ có thể quay kim.
- Bây giờ là ban ngày.
- Em đang ngủ.
- Em ăn cơm cùng các bạn.
- Em đang học bài cùng các bạn
- Em xem tivi.
- Em đang ngủ.
- HS nhắc lại.
- HS đếm trên mặt đồng hồ 2 vòng quay của kim đồng hồ và trả lời 24 tiếng đồng hồ (24 giờ).
- Đếm theo: 1 giờ sáng, 2 giờ sáng, , 10 giờ sáng.
- Buổi sáng từ 1 giờ sáng đến 10 giờ .
- Đọc bài.
- Còn gọi là 13 giờ. Vì 12 giờ trưa rồi đến 1 giờ chiều. 12 giờ cộng 1 bằng 13 nên 1 giờ chính là 13 giờ
ị ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ.
- Xem giờ được vẽ trên mặt đồng hồ rồi ghi số chỉ giờ vào chỗ chấm .
- Chỉ 6 giờ.
- Điền 6.
- Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng.
- Làm bài. 1 HS đọc chữa bài.
- Nhận xét bài bạn đúng/sai.
Làm bài.
20 giờ hay còn gọi là 8 giờ tối
- HS nêu. Bạn nhận xét.
Đạo đức
Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng (tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nêu được ích lợi của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 Hiểu được ích lợi của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 2. Kỹ năng : thực hiện giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm.
 Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác
 3. Thái độ : KNS: Kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
* GDBVMT (Toàn phần) : Tham gia và nhắc nhở bạn bè giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là làm cho MT nơi công cộng trong lành, sạch, đẹp, văn minh, góp phần BVMT.
* GDSDNLTK&HQ (Liên hệ): Giữ trật tự, vệ sinh nơi cơng cợng là góp phần BV, làm sạch đẹp, an toàn MT ở lớp, trường và nơi cơng cợng, góp phần giảm thiểu các chi phí cho BV, giữ gìn MT, BV sức khỏe con người.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh
 - Học sinh : Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Thực hành
3. Bài mới:(1’) Giới thiệu: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
4. Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: (10’) Quan sát tranh và bày tỏ thái độ
Ÿ Mục tiêu : HS hiểu được 1 số biểu hiện cụ thể về giữ trật tự nơi công cộng
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
- HS thảo luận theo tình huống mà phiếu thảo luận đã ghi.
+ Tình huống 1: Nam và các bạn lần lượt xếp hàng mua vé vào xem phim.
+ Tình huống 2: Sau khi ăn quà xong. Lan và Hoa cùng bỏ vỏ quà vào thùng rác.
+ Đi học về, Sơn và Hải không về nhà ngay mà còn rủ các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường.
+ Nhà ở tầng 4, Tuấn rất ngại đi đổ rác và nước thải, có hôm, cậu đổ cả một chậu nước từ trên tầng 4 xuống dưới.
 + Kết luận: Cần giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
v Hoạt động 2: (10’) Xử lí tình huống
Ÿ Mục tiêu : HS hiểu được 1 số biểu hiện cụ thể và đưa ra cách xử lí đúng
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
- HS quan sát tình huống ở trên bảng, sau đó thảo luận, đưa ra cách xử lí (bằng lời hoặc sắm vai).
1. Mẹ bảo Lan mang rác ra đầu ngõ đổ. Lan định mang rác ra đầu ngõ nhưng em lại nhìn thấy một vài túi rác trước sân, mà xung quanh lại không có ai. Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì?
2. Đang giờ kiểm tra, cô giáo không có ở lớp, Nam đã làm bài xong nhưng không biết mình làm có đúng không. Nam rất muốn trao đổi bài với các bạn xung quanh.
- Nếu em là Nam, em có làm như mong muốn đó không? Vì sao?
- GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm HS. 
 * Kết luận: Chúng ta cần phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ở mọi lúc, mọi nơi.
.* GDBVMT (Toàn phần) : Tham gia và nhắc nhở bạn bè giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là làm cho MT nơi công cộng trong lành, sạch, đẹp, văn minh, góp phần BVMT.
v Hoạt động 3: (8’) Thảo luận cả lớp.
Ÿ Mục tiêu : HS hiểu được ích lợi và những việc cần làm để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Ÿ Phương pháp: Thảo luận
- Lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là gì?
- Cả lớp thảo luận trong 2 phút sau đó trình bày.
- GV ghi nhanh các ý kiến đóng góp của HS lên bảng (không trùng lặp nhau).
* Kết luận: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là điều cần thiết.
* GDSDNLTK&HQ (Liên hệ): Giữ trật tự, vệ sinh nơi cơng cợng là góp phần BV, làm sạch đẹp, an toàn MT ở lớp, trường và nơi cơng cợng, góp phần giảm thiểu các chi phí cho BV, giữ gìn MT, BV sức khỏe con người
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: tiết 2
- Hát
ị ĐDDH: Tranh, phiếu thảo luận.
- Các nhóm HS, thảo luận và đưa ra cách giải quyết.
 Chẳng hạn:
+Nam và các bạn làm như thế là đúng vì xếp hàng lần lượt mua vé sẽ giữ trật tự trước quầy bán vé.
+Sau khi ăn các bạn vứt vỏ vào thùng rác, làm như thế là đúng vì trường lớp mới được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
+ Các bạn làm như thế là sai. Vì lòng đường là lối đi của xe cộ, đá bóng dưới lòng đường rất nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn giao thông.
+ Bạn Tuấn làm như thế là sai vì bạn sẽ đổ vào đầu người đi đường.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
-Trao đổi, nhận xét, bổ sung 
ị ĐDDH: Bảng phụ nêu tình huống.
KNS: Kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng
- Các nhóm thảo luận, đưa ra cách xử lí tình huống . Chẳng hạn:
1. Em vẫn sẽ ra đầu ngõ đổ vì cần phải giữ vệ sinh nơi khu phố mình ở.
- Em vứt rác ở sân vì đằng nào xe rác cũng phải vào hốt, đỡ phải đi đổ xa.
2.Em sẽ ngồi trật tự tại chỗ, xem lại bài làm của mình chứ không trao đổi với các bạn,làm mất trật tự và ảnh hưởng tới các bạn.
- Em sẽ trao đổi bài với các bạn nhưng sẽ cố gắng nói nhỏ, để không ảnh hưởng tới các bạn khác.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
- Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung
 Nghe và ghi nhớ
ị ĐDDH: Câu hỏi.
- Sau thời gian thảo luận, cá nhân HS phát biểu ý kiến theo hiểu biết của mình. Chẳng hạn:
+ Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp cho quang cảnh đẹp đẽ, thoáng mát.
+ Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp ta sống thoải mái 
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
Thứ ba ngày tháng năm 
Chính tả
Tập chép: Con chó nhà hàng xóm 
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài văn xuôi.
 2. Kỹ năng : Làm đúng BT2, BT3 a/b, hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
 3. Thái độ : Viết đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập chép.
 - Học sinh : Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (5’) Bé Hoa.
- Gọi 2 HS lên bảng viết các từ còn mắc lỗi, các trường hợp chính tả cần phân biệt.
- Nhận xét .
3. Bài mới :(1’) Giới thiệu: 
- Trong giờ chính tả này, các em sẽ nhìn bảng chép lại đoạn văn tóm tắt câu chuyện Con chó nhà hàng xóm. 
4. Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: (20’) Hướng dẫn viết chính tả
Ÿ Mục tiêu : HS nghe - viết đúng và trình bày đúng đoạn văn xuôi
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn
- GV treo bảng, đọc đoạn văn cần chép 1 lượt, sau đó yêu cầu HS đọc lại.
- Đoạn văn kể lại câu chuyện nào?
- Ai đã giúp Bé mau lành bệnh ?
b) Hướng dẫn trình bày
- Vì sao Bé trong bài phải viết hoa?
- Trong câu Bé là một cô bé yêu loài vật từ bé nào là tên riêng, từ nào không phải là tên riêng?
- Ngoài tên riêng chúng ta phải viết hoa những chữ nào nữa?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- HS tìm và viết các từ khó lên bảng. 
- Cho HS nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
d) GV cho HS nhìn bảng chép bài.
v Hoạt động 2: (7’) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Ÿ Mục tiêu : HS thực hành đúng các bài tập phân biệt vần ui/uy ; ch/ tr ; dấu hỏi/ngã
Ÿ Phương pháp: Thực hành, trò chơi.
Trò chơi: Thi tìm từ theo yêu cầu
- Chia lớp thành 4 đội, các đội thi qua 3 vòng.
Vòng 1: núi, túi, chui lủi, chúi (ngã chúi xuống), múi bưởi, mùi thơm, xui, xúi giục, vui vẻ, phanh phui, phủi bụi, bùi tai, búi tóc, tủi thân, tàu thủy, lũy tre, lụy, nhụy hoa, hủy bỏ, tủy, thủy chung, tùy ý, suy nghĩ, 
Vòng 2: Chăn, chiếu, chõng, chảo, chạn, chày, chõ, chum, ché, chĩnh, chổi, chén, cuộn chỉ, chao đèn, chụp đèn.
Vòng 3: Nhảy nhót, mải, kể chuyện, hỏi, thỉnh thoảng, chạy nhảy, hiểu rằng, lành hẳn.
Khúc gỗ, ngã đau, vẫy đuôi, bác sĩ.
5. Củng cố – Dặn dò :(3’)
- Tổng kết chung về giờ học.
- Dặn dò HS về nhà viết lại các lỗi sai trong bài chính tả.
- Chuẩn bị: Trâu ơi!
- Hát
- HS cả lớp viết bảng con .
ị ĐDDH: Bảng phụ: từ khó.
- 1 HS đọc.
- Câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.
- Cún Bông đã giúp Bé mau lành bệnh.
- Vì đây là tên riêng của bạn gái trong truyện.
- Bé đứng đầu câu là tên riêng, từ bé trong cô bé không phải là tên riêng.
- Viết hoa các chữ cái đầu câu văn.
- Viết các từ ngữ: nuôi, quấn quýt, bị thương, giường, giúp bé mau lành, 
- HS viết các từ khó vào bảng con .
- HS nêu.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
- 4 đội thi đua.
Toán
Thực hành xem đồng hồ
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối.
 Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ.
 Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian.
 2. Kỹ năng : HS thực hành nhanh, đúng giờ.
 3. Thái độ : Ham thích học môn Toán.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh các bài tập 1, 2 phóng to (nếu có). Mô hình đồng hồ có kim quay được.
 - Học sinh : Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Ngày, giờ.
- Gọi 2 HS lên bảng và hỏi:
+ HS1: Một ngày có bao nhiêu giờ ? Hãy kể tên các giờ của buổi sáng.
+ HS2: Em thức dậy lúc mấy giờ ?, đi học lúc mấy giờ, đi ngủ lúc mấy giờ ? Hãy quay kim đồng hồ chỉ lần lượt các giờ đó và gọi tên giờ đó.
- Nhận xét .
3. Bài mới :(1’) Giới thiệu: Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hành xem đồng hồ.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (15’) Thực hành.
Ÿ Mục tiêu : HS biết xem đồng hồ ở giờ đúng tương ứng với các thời điểm trong ngày.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.
 + Bài 1: Hãy đọc yêu cầu của bài.
- Treo tranh 1 và hỏi: Bạn An đi học lúc mấy giờ ?
- Đồng hồ nào chỉ lúc 7 giờ sáng ?
- Đưa mô hình đồng hồ cho HS quay kim đến 7 giờ.
- Gọi HS khác nhận xét.
- Tiến hành tương tự với các bức tranh còn lại.
- 20 giờ còn gọi là mấy giờ tối ?
- 17 giờ còn gọi là mấy giờ chiều ?
-Hãy dùng cách nói khác để nói về giờ khi bạn An xem phim, đá bóng.
 v Hoạt động 2: (12’) Thực hành.
 Ÿ Mục tiêu : Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian. 
Ÿ Phương pháp: Trò chơi.
+ Bài 2: HS đọc các câu ghi dưới bức tranh 1.
- Muốn biết câu nói nào đúng, câu nói nào sai ta phải làm gì ?
- Giờ vào học là mấy giờ ?
- Bạn HS đi học lúc mấy giờ ?
- Bạn đi học sớm hay muộn ?
- Vậy câu nào đúng, câu nào sai ?
- Để đi học đúng giờ bạn HS phải đi học lúc mấy giờ ?
- Tiến hành tương tự với các bức tranh còn lại.
 Lưu ý: Bức tranh 4 vẽ bóng điện và mặt trăng nên câu a là đúng. (Bạn An tập đàn lúc 20 giờ)
5. Củng cố – Dặn dò :(3’)
- GV chấm một số vở - Nhận xét .
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Ngày, tháng.
- Hát
- HS nêu. Bạn nhận xét.
- HS thực hành và trả lời. Bạn nhận xét.
ị ĐDDH: Tranh phóng to. Mô hình đồng hồ.
- Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh.
- Bạn An đi học lúc 7 giờ sáng.
- Đồng hồ B chỉ 7 giờ sáng.
- Quay kim trên mặt đồng hồ.
- Nhận xét bạn trả lời đúng/sai. Thực hành quay kim đồng hồ đúng/sai.
- Trả lời: An thức dậy lúc 6 giờ sáng. Đồng hồ A.
-An xem phim lúc 20 giờ. Đồng hồ D.
-17 giờ An đá bóng. Đồng hồ C.
- 20 giờ còn gọi là 8 giờ tối.
- 17 giờ còn gọi là 5 giờ chiều.
- An xem phim lúc 8 giờ tối. An đá banh lúc 5 giờ chiều.
- Đi học đúng giờ/ Đi học muộn.
- Quan sát tranh, đọc giờ quy định trong tranh và xem đồng hồ rồi so sánh.
- Là 7 giờ.
- 8 giờ
- Bạn HS đi học muộn.
- Câu a sai, câu b đúng.
- Đi học trước 7 giờ để đến trường lúc 7 giờ.
Kể chuyện
Con chó nhà hàng xóm
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Dựa theo tranh, kể lại đủ ý từng đoạn của câu chuyện.
 HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2)
 2. Kỹ năng : Biết nghe và nhận xét , đánh giá lời bạn kể.
 3. Thái độ : Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh minh họa câu chuyện.
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Hai anh em.
- Gọi 4 HS lên bảng, yêu cầu nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Hai anh em.
- Nhận xét.
3. Bài mới :(1’) Giới thiệu bài: 
- HS nêu tên bài tập đọc đầu tuần.
- Câu chuyện kể về điều gì?
- Tình bạn đó ntn?
- Giới thiệu: Trong giờ Kể chuyện này, các em sẽ quan sát tranh và kể lại câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (15’) Hướng dẫn kể từng đoạn truyện 
Ÿ Mục tiêu : HS biết quan sát tranh và nhớ lại nội dung bài tập đọc để kể lại từng đoạn câu chuyện.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận nhóm.
 + Bước 1: Kể trong nhóm.
- Chia nhóm và yêu cầu HS kể trong nhóm.
 + Bước 2: Kể trước lớp.
- Tổ chức thi kể giữa các nhóm.
- Theo dõi và giúp đỡ HS kể bằng cách đặt câu hỏi gợi ý khi thấy các em lúng túng. Ví dụ:
Tranh 1:
- Tranh vẽ ai?
- Cún Bông và Bé đang làm gì?
Tranh 2:
- Chuyện gì xảy ra khi Bé và Cún đang chơi?
- Lúc đấy Cún làm gì?
Tranh 3:
- Khi bé bị ốm ai đã đến thăm Bé?
- Nhưng Bé vẫn mong muốn điều gì?
Tranh 4:
- Lúc Bé bó bột nằm bất động. Cún đã giúp Bé làm những gì?
Tranh 5:
- Bé và Cún đang làm gì?
- Lúc ấy bác sĩ nghĩ gì?
v Hoạt động 2: (15’) Kể lại toàn bộ câu chuyện
Ÿ Mục tiêu : HS biết liên kết các đoạn kể lại thành câu chuyện.
Ÿ Phương pháp: Thực hành, thi đua.
- Tổ chức cho HS thi kể đọc thoại.
- Nhận xét và cho điểm HS.
5 . Củng cố - Dặn dò :(3’)
- Tổng kết chung về giờ học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị: Tìm ngọc
- Hát
- HS kể. Bạn nhận xét.
- Bài Con chó nhà hàng xóm.
- Kể về tình bạn giữa Bé và Cún Bông.
- Tình bạn đó rất đẹp, rất gần gũi và thân thiết.
ị ĐDDH: Tranh.
- 5 HS tạo thành 1 nhóm. Lần lượt từng em kể 1 đoạn trước nhóm. Các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa cho nhau.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi em chỉ kể 1 đoạn truyện.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét sau mỗi lần bạn kể.
- Tranh vẽ Cún Bông và Bé.
- Cún Bông và Bé đang đi chơi với nhau trong vườn.
- Bé bị vấp vào một khúc gỗ và ngã rất đau.
- Cún chạy đi tìm người giúp đỡ.
- Các bạn đến thăm Bé rất đông, các bạn còn cho Bé nhiều quà.
- Bé mong muốn được gặp Cún Bông vì Bé rất nhớ Cún Bông.
- Cún mang cho Bé khi thì tờ báo, lúc thì cái bút chì. Cún cứ quanh quẩn chơi với Bé mà không đi đâu.
- Khi Bé khỏi bệnh, Bé và Cún lại chơi đùa với nhau rất là thân thiết.
- Bác sĩ hiểu rằng chính nhờ Cún mà Bé khỏi bệnh.
ị ĐDDH: SGK. Tranh.
- Thực hành kể chuyện.
Toán
Ngày, tháng
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết đọc tên các ngày trong tháng.
 Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đólà thứ mấy trong tuần lễ.
 Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, tháng (biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày); ngày, tuần lễ.
 2. Kỹ năng : Thực hiện đúng, chính xác.
 3. Thái độ : Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Một quyển lịch tháng hoặc tờ lịch tháng 11, 12 như phần bài học phóng to.
 - Học sinh : Vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Thực hành xem đồng hồ.
Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ:
- 8 giờ ; 11giờ ; 14 giờ ; 18 giờ ; 23giờ
3. Bài mới :(1’) Giới thiệu: 
4. Phát triển các hoạt động: 
vHoạt động 1:(12’)Giới thiệu các ngày trong tháng
Ÿ Mục tiêu : HS nắm được các ngày trong tháng.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
- Treo tờ lịch tháng 11 : Em có biết đó là gì không ?
- Lịch tháng nào? Vì sao em biết ?
- Lịch tháng cho ta biết điều gì ?
- HS đọc tên các cột.
- Ngày đầu tiên của tháng là ngày nào ?
- Ngày 01 tháng 11 vào thứ mấy ?
- HS lên chỉ vào ô ngày 01 tháng 11.
- HS tìm các ngày khác,nói rõ thứ của ngày vừa tìm.
- Tháng 11 có bao nhiêu ngày ?
- GV kết luận về lịch tháng, cách xem lịch tháng.
v Hoạt động 2: (10’) Luyện tập - thực hành
Ÿ Mục tiêu : HS đọc và viết đúng tên các ngày trong tháng.
Ÿ Phương pháp: Giảng giải,thực hành.
 + Bài 1: yêu cầu ta đọc và viết các ngày trong tháng.
- Gọi 1 HS đọc mẫu.
- HS nêu cách viết của ngày bảy tháng mười một.
- Khi viết một ngày nào đó trong tháng ta viết ngày trước hay viết tháng trước ?
- HS làm tiếp bài tập.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 Đọc
- Ngày bảy tháng mười một
- Ngày mười lăm tháng mười một
- Ngày hai mươi tháng mười một
- Ngày ba mươi tháng mười một
- Kết luận: Cách đọc và viết ngày trong tháng 
v Hoạt động 3 : (8’) Trò chơi.
Ÿ Mục tiêu : HS biết xem lịch, củng cố về ngày, tuần lễ.
Ÿ Phương pháp: Thực hành, thi đua.
 + Bài 2:Treo tờ lịch tháng 12 như trong bài học
-Đây là lịch tháng mấy ?Điền các ngày còn thiếu vào lịch.
- Sau ngày 1 là ngày mấy ?
- Gọi 1 HS lên bảng điền mẫu.
- HS tiếp tục điền để hoàn thành tờ lịch tháng 12.
- Đọc từng câu hỏi phần b cho HS trả lời.
- Tuần này thứ sáu ngày 19 tháng 12, tuần sau, thứ sáu ngày 26 tháng 12. Lấy 26 – 19 = 7 .GV hướng dẫn HS cách tính 1 thứ nào đó trong tháng 
 8 ( 1 + 7 = 8 ) 15 ( 8 + 7 = 15 )
 22 ( 15 + 7 = 22 29 ( 22 + 7 = 29 )
- Tháng 12 có mấy ngày ?
- So sánh số ngày tháng 12 và tháng 11.
- Kết luận: Các tháng trong năm có số ngày không đều nhau. Có tháng có 31 ngày, có tháng có 30 ngày, tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày.
5. Củng cố – Dặn dò :(5’) 
- Trò chơi: Tô màu theo chỉ định
-HS tô màu vào tờ lịch tháng 12 trong bài học, theo chỉ định VD: Ngày thứ tư đầu tiên trong tháng
 Ngày cuối cùng của tháng.
- Chuẩn bị: Thực hành xem lịch
- Hát
- HS thực hành. Bạn nhận xét.
- Tờ lịch tháng.
- tháng 11 vì ô ngoài có in số 11 to.
- Các ngày trong tháng 
- Thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư . Thứ Bảy 
- Ngày 01.
- Thứ bảy.
- Thực hành chỉ ngày trên lịch.
- Tìm theo yêu cầu của GV. 
- Tháng 11 có 30 ngày.
- Nghe và ghi nhớ.
- Đọc phần bài mẫu.
- Viết ngày 7 tháng11.
- Viết ngày trước.
- Làm bài, sau đó 1 em đọc ngày tháng cho 1 em thực hành viết trên bảng.
 Viết
- Ngày 7 tháng 11
- Ngày 15 tháng 11
- Ngày 20 tháng 11
- Ngày 30 tháng 11
- Lịch tháng 12.
- Là ngày 2.
- Điền ngày 2 vào ô trống trong lịch.
-Làm bài. Sau đó, 1 HS đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_giao_an_lop_2_tuan_16.doc