Bài soạn thêm giáo án Lớp 2 - Tuần 7

Bài soạn thêm giáo án Lớp 2 - Tuần 7

Thủ công

Gấp thuyền phẳng đáy không mui (tiết 1)

 I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.

 2. Kỹ năng : Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.

 Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp phẳng, thẳng.

 3. Thái độ : HS yêu thích gấp thuyền.

II. Chuẩn bị :

 - Giáo viên : Mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui

 - Học sinh : Giấy nháp, thủ công

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc 40 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 2490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn thêm giáo án Lớp 2 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ hai ngày tháng năm 20
Tập đọc
Người thầy cũ (Tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : HS hiểu nội dung: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
 2. Kỹ năng : HS biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài. 
 3. Thái độ : Biết ơn và kính trọng các thầy cô đã dạy dỗ.
 KNS: Xác định giá trị.
 Tự nhận thức về bản thân.
 Lắng nghe tích cực.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh vẽ, bảng phụ, SGK.
 - Học sinh : SGK, xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : :(5’) Ngôi trường mới. 
- Gọi 2 HS đọc lại và trả lời câu hỏi nội dung bài.
- Nhận xét.
3. Bài mới -Giới thiệu: (1’) GV giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động : 
+ Hoạt động 1 :(20’) Luyện đọc từ, câu.
Mục tiêu : HS đọc đúng từ, câu, biết ngắt nghỉ hơi và hiểu nghĩa 1 số từ.
Phương pháp : Quan sát, giảng giải, thực hành, vấn đáp.
- GV đọc mẫu toàn bài, chia đoạn.
- GV hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu.
- Nêu từ khó đọc.
- Ghi bảng luyện đọc.
- Đọc lại từng từ.
- GV treo câu dài.
Nhưng ./ hình ấy / thầy đâu !//
Lúc ấy thầy bảo // Trước . gì / cần .chứ. Thôi/ em về đi / thầy .đâu //
Em nghĩ // bố cũng . lỗi/ thầy không phạt / nhưng nhớ mãi //
- Nêu từ khó 
- Lễ phép có thái độ, cử chỉ, lời nói kính trọng người trên ( xem sách GK )
- Tương tự các từ khác 
- GV chốt chú ý đọc ngắt giọng ở câu dài 
+ Hoạt động 2:(10’) Luyện đọc đoạn.
Mục tiêu : HS đọc trơn cả bài.
Phương pháp : Thực hành, thi đua.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm, GV quan sát.
- Thi đua đọc theo nhóm.
- Chú ý ngắt nghỉ đúng dấu câu. Nhấn giọng và đọc đúng giọng nhân vật.
 - Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
Đồ dùng dạy học : SGK, bảng phụ.
- HS đọc nối tiếp từng câu đến hết bài
- Cổng trường, xuất hiện, mắc lỗi, mắc lại, chớp mắt, cửa sổ, nhớ mãi.
- Đọc cá nhân.
- HS đọc cá nhân.
- HS nêu: lễ phép, ngạc nhiên, xuất hiện, nhộn nhịp.
- HS nghe.
Đồ dùng dạy học : SGK
- HS đọc tiếp nối từng đoạn trong nhóm
- Đại diện tổ hoặc cả tổ cùng đọc
- HS nghe.
Tập đọc
Người thầy cũ (Tiết 2)
Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài mới : 
+ Hoạt động 1:(25’) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Hướng dẫn HS nắm vững nội dung, ý nghĩa bài 
Phương pháp : Vấn đáp, gợi mở.
Đồ dùng dạy học : SGK, tranh.
- Đọc thầm đoạn 1.
- Treo tranh, tranh vẽ gì ?
- Nhận xét.
- Bố Dũng đến trường làm gì ?
- Thử đoán vì sao bố Dũng lại gặp thầy ở ngay trường?
 Đọc đoạn 2 : 
- Gặp thầy giáo bố Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào ?
- Bố Dũng nhớ kỉ niệm gì ?
 Đọc đoạn 3 : 
- Dũng nghĩ gì khi bố ra về ?
 GV chốt : Cần biết ơn thầy cô giáo người đã dạy dỗ, chỉ bảo mình.
+ Hoạt động 2: (5’) Luyện đọc lại.
Mục tiêu : HS đọc trơn và phân vai để đọc.
Phương pháp : Sắm vai, thực hành.
Đồ dùng dạy học: SGK.
- Đọc phân vai theo nhóm.
- Đọc phân vai trong lớp.
- GV nhận xét.
5. Củng cố- dặn dò :(5’)
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Về đọc thêm 
- Chuẩn bị : Bài “Thời khoá biểu “.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
KNS: Xác định giá trị.Tự nhận thức về bản thân. Lắng nghe tích cực.
- HS đọc
- HS nêu nội dung tranh trên bảng 
- Chào, tìm gặp thầy cũ.
- Bố đi công tác (nghỉ phép) ghé tìm thầy.
- HS đọc và trả lời câu hỏi :
- Bố bỏ mũ đang đội trên đầu, lễ phép chào thầy 
- Kỉ niệm thời học trò có lần trèo qua cửa sổ. Thầy bảo ban nhắc nhở mà không phạt.
- HS đọc và trả lời :
- Bố cũng có lần mắc lỗi nhưng thầy không phạt và bố nhận đó là hình phạt.
- 4 HS đại diện phân vai đọc.
- Nhận xét.
- HS nêu.
Toán
Luyện tập
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết giải bài toán về ít hơn, nhiều hơn.
 2. Kỹ năng : HS thực hiện chính xác về giải toán về nhiều hơn, ít hơn.
 3. Thái độ : Giáo dục HS tham gia tích cực vào giờ học toán.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Que tính, bảng phụ.
 - Học sinh : Bộ đồ dùng học tập, Vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (5’) Bài toán về ít hơn.
- GV gọi HS sửa bài 3 SGK.
- Chấm một số vở 
- Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới -Giới thiệu :(1’) GV giới thiệu bài
- Để khắc sâu kiến thức về loại toán nhiều hơn, ít hơn. Hôm nay chúng ta sẽ cùng luyện tập – ghi tựa 
4. Phát triển các hoạt động : 
+ Hoạt động 1 : (15’) Luyện tập.
Mục tiêu : HS thấy được mối quan hệ ngược giữa nhiều hơn và ít hơn để giải toán.
Phương pháp : Vấn đáp, thi đua.
 + Bài 2, 3 :
- GV cho HS đọc đề bài dựa vào tóm tắt . 
- Bài 2 thuộc dạng toán gì ?
- Bài 3 thuộc dạng toán gì ? 
- Tìm tuổi em ta làm như thế nào ?
- Tìm tuổi anh ta làm sao ?
- Nhiều hơn và ít hơn là quan hệ ngược nên phải giải đúng dạng toán.
- GV cho HS làm bài quan sát, uốn nắn .
GV chốt : Ít hơn và nhiều hơn là quan hệ ngược.
+ Hoạt động 2 :(12’) Giải toán.
Mục tiêu : Củng cố cho HS về giải toán “ít hơn”.
Phương pháp : Vấn đáp, thực hành.
 + Bài 4 :
- HS đọc đề
- Hướng dẫn HS tóm tắt đề
- Bài toán cho gì?
- Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài vào vở
- Nhận xét
5. Củng cố- dặn dò :(5’)
- Đặt đề bài dạng toán về ít hơn, nhiều hơn 
- Nhận xét. Nêu cách giải ít hơn, nhiều hơn 
- Về làm bài 1 SGK/31.
- Chuẩn bị : Kilôgam.
 - Nhận xét tiết học.
- Hát
- 1 HS lên sửa bài.
- 1 HS dựa vào tóm tắt để đọc đề. 
- Dạng toán ít hơn .
- Dạng toán nhiều hơn.
 16 – 5 
 11 + 5 
- HS nghe.
- HS làm bài 2.
- HS làm bài 3.
- Cả lớp làm bài 2 và bài 3 vào vở.
- Cả lớp đổi vở sửa bài.
- HS đọc đề
- Tòa nhà thứ nhất có: 16 tầng
- Tòa nhà thứ hai ít hớn : 4 tầng
- Tòa nhà thứ hai : tầng?
- HS làm bài và sửa bài 
Toán
Kilôgam
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa hai vật thông thường. 
 Biết kilôgam là đơn vị đo khối lượng, đọc, viết tên và kí hiệu của nó.
 Biết dụng cụ cân đĩa, thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
 Biết thực hiện phép cộng, trừ các số kèm đơn vị đo kg.
 2. Kỹ năng : HS thực hiện chính xác, nhanh.
 3. Thái độ : Giáo dục HS làm bài cẩn thận, tham gia tích cực giờ học.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng phụ, Bộ ĐD dạy toán, SGK, quả cân : 1kg , 2kg , 5kg .
 - Học sinh : Bộ ĐDHT, Vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (5’)
- Gọi HS sửa bài 1 / 31 SGK.
- Chấm 1 số vở - Nhận xét.
3. Bài mới : (1’) GV giới thiệu bài – ghi tựa “ Kilôgam ”.
4. Phát triển các hoạt động : 
+ Hoạt động 1: (7’) Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn và cái cân
Mục tiêu : Nhận biết vật nặng hơn, nhẹ hơn và cân đồ vật.
Phương pháp : Vấn đáp, trực quan, gợi mở, thực hành.
- HS tay trái cầm quyển sách, tay phải cầm quyển vở.
- Quyển nào nặng hơn, quyển nào nhẹ hơn ?
- Tương tự cho 1 HS nhấc quả cân 1 kg và 1 quyển vở, vật nào nặng hơn,vật nào nhẹ hơn ?
Trong thực tế có vật “ nặng hơn “, “ nhẹ hơn” vật khác - phải cân vật đó.
- Cho HS quan sát cân dĩa và giới thiệu.
- GV để 1 gói kẹo lên dĩa và 1 gói bánh lên dĩa khác.
- Nêu cân thăng bằng ta nói: gói kẹo cân nặng bằng gói bánh.
- GV nêu tình huống: Nếu câu nghiêng về phía gói kẹo ta nói như thế nào ?
- Nếu cân nghiêng về phía gói bánh ta nói sao?
- Cho vài HS lên thực hành cân các đồ vật học tập, hộp bút, vở, lọ mực 
+ Hoạt động 2 :(5’) Giới thiệu kilôgam, quả cân 1kg.
Mục tiêu :Nắm được đơn vị đo là kilôgam viết tắt kg, quả cân .
Phương pháp : Trực quan, gợi mở, vấn đáp.
- GV nêu : Để xem mức độ nặng nhẹ của các vật, ta dùng đơn vị đo kg, kilôgam viết tắt là kg.
- GV ghi bảng kilôgam : kg.
- GV giới thiệu quả cân 1 kg, 2 kg, 5 kg.
+ Hoạt dộng 3 :(15’) Luyện tập.
Mục tiêu : HS làm được các bài tập về đơn vị đo kg .
Phương pháp : Thực hành .
 + Bài 1 : Đọc, viết ( theo mẫu ) 
- Cho HS làm miệng .
- HS xem hình vẽ, suy nghĩ kỹ đề tập đọc, viết tên đơn vị kg.
 + Bài 2:
- Lưu ý HS không được viết thiếu tên đơn vị ở kết quả tính.
5. Củng cố- dặn dò : (5’)
- GV đọc các phép tính, HS đưa thẻ đúng, sai. 
Nhận xét.
- Về nhà tập cân.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập . 
- Nhận xét tiết học
- Hát
- HS lên sửa
ĐDDH : Cân dĩa, sách vở.
- HS thực hiện
- 1 HS thực hiện
- 1 HS kiểm tra, nhận xét 
- HS quan sát, nghe.
- HS nhìn vào cân thấy kim chỉ ở điểm giữa.
- H trả lời :
- Gói kẹo nặng hơn gói bánh. 
- Gói bánh nặng hơn gói kẹo.
- HS thực hiện cân và nêu.
 Đồ dùng dạy học : Quả cân1kg, 2kg, 5 kg.
- HS nghe 
- HS đọc 
- Cho HS quan sát và cân quả cân trên tay
Đồ dùng dạy học : Vở.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm miệng.
- HS làm vở .
- 1 HS làm bảng lớp.
- Đổi vở chấm.
- HS thực hiện
Thứ ngày tháng năm 20
Chính tả
Tập chép: Người thầy cũ
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. 
 2. Kỹ năng : Làm được BT2, BT3 a/b, hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
 3. Thái độ : Giáo dục HS viết cẩn thận, trình bày sạch đẹp, nắn nót.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : SGK, bảng có ghi sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả.
 - Học sinh : Vở, bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : :(4’) Gọi 3 HS lên bảng viết các từ mắc lỗi hoặc các từ cần chú ý, phân biệt ở tiết học trước .
- HS lên bảng viết: rung động, ấm áp, thân thương.
- Nhận xét .
3. Bài mới: (1’) GV giới thiệu bài – ghi tựa “Người thầy cũ ”.
4. Phát triển các hoạt động : 
+ Hoạt động 1 :(15) Hướng dẫn tập chép.
Mục tiêu :HS trình bày nội dung đoạn chép .
Phương pháp : Vấn đáp, trực quan, gợi mở.
+ Ghi nhớ nội dung đoạn chép 
- GV đọc mẫu lần 1 
- Đây là đoạn mấy của bài tập đọc “ Người thầy cũ”.
- Đoạn chép này kể về ai ?
- Đoạn chép này là suy nghĩ của Dũng về ai ? 
+ Hướng dẫn cách trình bày :
- Bài chính tả có chữ nào cần viết hoa ?
- Bài chính tả có mấy câu ?
- Đọc lại câu văn có cả dấu phẩy và dấu hai chấm 
+ Hướng dẫn viết từ khó :
- Đọc cho HS viết từ khó vào bảng con .
- Cho HS nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
- Chép bài.
- Theo dõi, chỉnh sửa cho HS.
- Cho HS đổi vở, soát lỗi.
- Chấm bài, nhận xét.
+ Hoạt động 2 :(12’) Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Mục tiêu : HS phân biệt được vần ui /uy , tr / ch , iê / iêng .
Phương pháp : Thực hành.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2 “ Điền ui /uy ”.
- HS tự làm bài .
 Bài 3 :
tr hay ch :
iên hay iêng :
Nhận xét .
5. Củng cố- dặn dò : (5’)
- Chấm vở, nhận xét 
- Sửa lỗi sai trong bài chính tả 
- Chuẩn bị bài : Cô giáo lớp em
- Nhận xét tiết học
- Hát
- Lớp viết bảng con.
Đồ dùng dạy học : SGK, bảng phụ.
- HS quan sát bảng
- Đoạn 3
- Về Dũng
- Về bố mình và lần mắc lỗi của bố với thầy giáo.
- Chữ đầu câu và tên riêng.
- 4 câu.
- Em nghĩ : bố cũng nhớ mãi.
- HS viết: xúc động, cổng trường, nghĩ, hình phạt .
- HS nêu.
- HS nhìn bảng chép vở.
Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, VBT.
- 1 HS nêu .
- 2 HS thi đua làm bảng phụ.
- Cả lớp làm vở :
Bụi phấn, huy hiệu, vui vẻ, tận tuỵ.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp làm vở
Thủ công
Gấp thuyền phẳng đáy không mui (tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
 2. Kỹ năng : Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
 Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp phẳng, thẳng.
 3. Thái độ : HS yêu thích gấp thuyền.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui
 - Học sinh : Giấy nháp, thủ công
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (5’) 
- GV đưa 5 bài làm của HS .
- GV nhận xét chung
3. Bài mới : (1’) 
- Giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ học gấp thuyền phẳng đáy không mui.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn quan sát và nhận xét
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS quan sát và nắm được hình dạng của thuyền phẳng đáy không mui.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại, gợi mở.
- GV giới thiệu mẫu thuyền phẳng đáy không mui.
- Hình dáng của thuyền như thế nào ?
- Màu sắc của mẫu gấp ra sao ?
- Thuyền không mui gồm có mấy phần ?
- GV gợi ý để HS nói về tác dụng của thuyền, hình dáng, màu sắc, vật liệu làm thuyền trong thực tế.
- GV mở dần thuyền mẫu cho đến khi trở lại là tờ giấy hình chữ nhật ban đầu. Sau đó gấp lại theo nếp gấp để được thuyền mẫu ban đầu.
v Hoạt động 2: (17’) Hướng dẫn qui trình kĩ thuật
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS nắm được qui trình gấp thuyền phẳng đáy không mui.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, giảng giải
 - Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều
 + Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật lên bàn, mặt kẻ ô ở trên (H.2).Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài được hình 3, miết theo đường mới gấp cho phẳng.
 + Gấp đôi mặt trước theo đường dấu gấp dấu gấp ở hình được hình 4.
+ Lật hình 4 ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được hình 5.
Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền
+ Gấp theo đường dấu gấp của hình 5 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được hình 6. Tương tự, gấp theo đường dấu gấp hình 6 được hình 7.
+ Lật hình 7 ra mặt sau, gấp 2 lần giống như hình 5, hình 6 được hình 8.
+ Gấp theo dấu gấp của hình 8 được hình 9. lật mặt sau hình 9, gấp giống như mặt trước được hính 10
 - Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy và không mui
+ Lách 2 ngón tay vào trong 2 mép giấy, các ngón còn lại cầm ở 2 bên phía ngoài, lộn các mép vừa gấp vào trong lòng thuyền (H.11). miết dọc theo 2 cạnh thuyền vừa lộn cho phẳng sẽ được thuyền phẳng đáy không mui (H.12)
- GV cho 1 vài HS lên thao tác lại các bước cho cả lớp theo dõi.
- Cho HS cả lớp thực hiện.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Về nhà tập gấp nhiều lần cho quen
- Chuẩn bị : Tiết 2
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS nhận xét
* ĐDDH: Mẫu thuyền phẳng đáy không mui
- HS quan sát
- HS trả lời
- 2 bên mạn thuyền, đáy thuyền, mũi thuyền.
- HS quan sát
* ĐDDH : Mẫu qui trình các bước gấp, giấy màu.
- HS chú ý lắng nghe
- HS nhận xét
- HS thực hiện
Tự nhiên xã hội
Ăn uống đầy đủ
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết ăn đủ chất, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khoẻ mạnh.
 2. Kỹ năng : Biết buổi sáng nên ăn nhiều, buổi tối ăn ít, không nên bỏ bữa ăn.
 3. Thái độ : KNS: Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì trong việc ăn uống hằng ngày
 Quản lí thời gian để đảm bảo ăn uống hợp lí.
 Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân để đảm bảo ăn đủ 3 bữa và uống đủ nước.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh ảnh, sưu tầm nước uống thường dùng.
 - Học sinh : SGK
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (5’)Tiêu hóa thức ăn
- 2HS lên nêu và chỉ vào hình vẽ: Sự tiêu hoá thức ăn ở miệng và dạ dày, ở ruột non và ruột già.
- Nhận xét tuyên dương .
3. Bài mới -Giới thiệu :(1’) GV giới thiệu bài – ghi tựa “ Ăn uống đầy đủ ”.
4. Phát triển các hoạt động : 
+ Hoạt động 1:(10’) Các bữa ăn và thức ăn hằng ngày 
Mục tiêu : Nhận biết các thức ăn hằng ngày trong các bữa ăn .
Phương pháp : Trực quan, gợi mở, vấn đáp.
- Cho HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4 ở SGK.
- Bạn Hoa đang làm gì ?
- Hoa đang ăn thức ăn gì ?
- Nêu nội dung bức tranh 2 .
- Nội dung tranh 3 .
- Nội dung tranh 4 .
- Vậy 1 ngày Hoa ăn mấy bữa và ăn những gì ?
- Ngoài ăn, bạn Hoa còn làm gì ? 
- Aên uống như Hoa là đầy đủ. Vậy thế nào là ăn uống đầy đủ ?
+ Hoạt động 2 : (10’)Liên hệ thực tế bản thân 
Mục tiêu : HS tự kể về bản thân của mình .
Phương pháp : Thảo luận, thực hành.
- Cho HS thảo luận nhóm : Kể cho nhau nghe về các bữa ăn hằng ngày của mình.
- HS tự kể về việc ăn uống hàng ngày của mình.
- Cả lớp nhận xét về bữa ăn chung của bạn?
- Trước và sau khi ăn chúng ta làm gì ?
- GV giáo dục : Vệ sinh tay trước khi ăn và súc miệng sau khi ăn xong.
+ Hoạt dộng 3 :(8’) Ăn uống đầy đủ giúp mau lớn, khoẻ mạnh.
Mục tiêu : Nắm được ăn uống đầy đủ giúp mau lớn, khoẻ mạnh.
Phương pháp :Động não, trực quan.
- Cho HS mở VBT / 17.
- Bài 1, 2 yêu cầu HS đọc kỹ.
- GV đọc bài 1 : Đếm xác xuất HS điền đúng.
- GV cho HS xung phong nêu những thức ăn đúng ở tranh nào ?
- Aên uống như thế nào để cơ thể khoẻ mạnh .
5. Củng cố- dặn dò : (5’)
- Đại diện 3 dãy : Tham gia gắn cho đúng với yêu cầu ( mỗi dãy 3 em ).
- Aên uống đủ chất giúp cơ thể khoẻ mạnh, cao lớn, cơ săn chắc, thông minh.
- Thường xuyên bị đói, khát cơ thể sẽ mệt mỏi , gầy yếu làm việc kém học tập kém.
- HS chọn và gắn bằng hình thức tiếp sức.
- Nhận xét tuyên dương .
- HS nêu miệng : các thức ăn đủ chất giúp cơ thể khoẻ mạnh .
- Giáo dục ăn uống đủ chất đúng bữa .
- Chuẩn bị bài : “ Aên uống sạch sẽ “. 
- Nhận xét tiết học
- Hát
- HS lên bảng chỉ.
ĐDDH : SGK.
- HS quan sát, trả lời theo nội dung tranh.
- Hoa đang ăn sáng.
- Ăn mì, uống sữa 
- Hoa đang ăn trưa, bạn ăn rau 
- Hoa đang uống nước.
- Hoa đang ăn tối cùng gia đình.
- 3 bữa ăn đủ các thức ăn.
- Uống đủ nước.
- Aên 3 bữa, ăn đủ: trứng, cá, cơm, canh , rau, hoa qủa và uống đủ nước.
 KNS: Quản lí thời gian để đảm bảo ăn uống hợp lí.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Bạn ăn những gì ?
- Bạn có ăn thêm hoa quả và uống đủ nước không ?
- 5 HS kể 
- HS nhận xét.
- HS nêu : rửa tay sạch, súc miệng, uống nước.
KNS: Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì trong việc ăn uống hằng ngày
 Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân để đảm bảo ăn đủ 3 bữa và uống đủ nước.
Đồ dùng dạy học : VBT, phiếu giao việc 
- HS làm việc cá nhân.
- HS giơ tay câu tranh nào điền đúng.
- HS nêu miệng tranh 2.
- Aên đủ 3 bữa, ăn đủ thịt cá, trứng, hoa quả.
 - HS tham gia.
Đ 
Đ 
Toán
Luyện tập
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết dụng cụ đo khối lượng : cân đĩa, cân đồng hồ (cân bàn)
 2. Kỹ năng : Biết làm tính cộng, trừ và giải toán với các số kèm đơn vị kg.
 3. Thái độ : Giáo dục cho HS tính cẩn thận khi làm toán.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : 1 cái cân đồng hồ, cân bàn.
 - Học sinh : SGK, xem trước và tìm hiểu các loại cân.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (5’) Kilôgam .
- Kể tên đơn vị đo khối lượng vừa học ?
- Nêu cách viết tắt của kilôgam .
- GV giơ bảng con 9kg, 10kg, 7 kilôgam.
- GV nhận xét.
3. Bài mới :(1’) GV giới thiệu bài – ghi tựa “ Luyện tập ”.
4. Phát triển các hoạt động : 
Hoạt động 1: (25’) Luyện tập.
Mục tiêu : HS nhận biết được các loại cân, biết cân, làm được các bài tập có đơn vị là kilôgam 
Phương pháp: Quan sát, thực hành, giảng giải, gợi mở.
 + Bài 1: Giới thiệu các loại cân đồng hồ và cách cân bằng cân đồng hồ.
- Cân đồng hồ gồm có đĩa cân, mặt đồng hồ có 1 kim quay có ghi các số ứng với các vạch chia. Khi trên đĩa cân chưa có để vật thì kim chỉ số 0. - Cách cân : đặt đồ vật lên trên đĩa cân, khi đó kim sẽ quay. Kim dừng lại vạch nào thì số tương ứng với vạch và cho biết vật cân nặng bấy nhiêu kilôgam.
 + Bài 3: (cột 1) 
- Cho HS tính rồi cân lần lượt và ghi kết quả cuối cùng .
 Lưu ý : Trong kết quả tính phải viết đủ đơn vị kg.
 + Bài 4 : HS đọc đề toán và tóm tắt đề.
- HS tự giải vở.
+ Hoạt động 2 : (5’) Củng cố .
Mục tiêu : Đánh giá kết quả học tập của HS 
Phương pháp : Kiểm tra, đánh giá, thi đua 
 + Bài 2: Củng cố biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn.
- Cho HS nhìn vào tranh vẽ, kim lệch về phía nào, rồi trả lời.
5. Dặn dò : (3’)
- Về nhà làm bài 5 / 33 SGK 
- Chuẩn bị : 6 cộng với 1 số 6 + 5.
- Nhận xét tiết học
- Hát
- Kilôgam
- kg
- Hs đọc.
ĐDDH : Cân đồng hồ, cân bàn.
- HS theo dõi quan sát thao tác của GV 
- Cả lớp làm vào vở 
- 2 HS sửa bài. 
Gạo nếp & tẻ : 26 kg
Gạo tẻ : 16 kg 
Gạo nếp : .. kg ? 
- 1 HS lên bảng làm 
Đồ dùng dạy học : bảng phụ 
- HS giơ bảng đúng sai.
Mỹ thuật
Vẽ tranh đề tài: Em đi học
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : HS hiểu được nội dung đề tài.
 Tập vẽ tranh đề tài em đi học.
 2. Kỹ năng : HS vẽ được đề tài em đi học.
 HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
 3. Thái độ : Giáo dục tính thẩm mỹ cho HS.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Sưu tầm một số tranh ảnh về đề tài “ Em đi học”. Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ và bộ ĐDDH.
 - Học sinh : Vở tập vẽ, bút màu, bút chì.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (3’) 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
3. Bài mới :(1’) Giới thiệu bài - ghi tựa “Vẽ theo đề tài – Em đi học ”
4. Phát triển các hoạt động : 
+ Hoạt động 1: (4’)Tìm chọn nội dung đề tài.
Mục tiêu: Qua câu hỏi gợi cho HS nhớ lại hình ảnh lúc đến trường.
Phương pháp :Quan sát, vấn đáp,thực hành, giảng giải.
- Tranh vẽ hai bạn đang làm gì ?
- Các em nhìn vai, tay, đầu của bạn có gì ?
- Khi đi học hai bạn ăn mặc như thế nào ?
- Phong cảnh hai bên đường như thế nào ?
- Màu sắc cây cối nhà cửa , đồng ruộng như thế nào ?
- GV chốt : Các em nắm được nội dung tranh muốn vẽ được và sắp xếp hình vẽ trong tranh như thế nào chúng ta cùng sang hoạt động 2 .
+ Hoạt động 2: (6’) Cách vẽ tranh .
Mục tiêu: HS nắm được cách sắp xếp hình vẽ trong tranh.
Phương pháp : Quan sát, vấn đáp.
+ GV hướng dẫn HS cách vẽ :
- Đầu tiên phát hoạ hình 2 bạn đi học sau đó thêm các nét phụ như mặt mũi, miệng, tóc .
- Sau khi vẽ 2 bạn xong ta vẽ gì trên bức tranh?
- GV vừa nói vừa thao tác.
- GV cho HS xem một số tranh mẫu.
- GV sắp xếp nội dung tranh tuỳ ý.
+ Hoạt động 3: (20’) Thực hành.
Mục tiêu : HS vẽ được tranh đề tài: Em đi học.
Phương pháp : Thực hành.
- GV cho HS lấy vở vẽ.
- GV theo dõi và động viên các em yếu.
- Lưu ý các em vẽ và tô màu đậm nhạt để làm rõ nội dung đề tài các em đi học.
+ Hoạt động 4: (4’) Nhận xét đánh giá.
- GV chọn một số bài vẽ đẹp cho HS xem và nhận xét đánh giá về cách sắp xếp hình vẽ và cách tô màu trên tranh .
- GV giáo dục HS không nghỉ học dù trời mưa to. 
5. Củng cố – dặn dò : (1’)
- Về nhà luyện tập thêm .
- Chuẩn bị : Xem tranh – tiếng đàn bầu .
- Nhận xét tiết học
- Hát
Đồ dùng dạy học :Tranh vẽ.
- Hai bạn đang đi học
- Vai mang cặp, tay xách cặp, đầu đội mũ, nón.
- Nam : Quần dài, áo bỏ vào quần.
- Nữ : Quần dài, mặc áo màu trắng.
- Xa xa là ngọn núi, cây cối, nhà cửa, bông hoa, chim trời cao.
- Màu sáng, tươi, rực rỡ có đậm, có nhạt.
- Hoạt động lớp 
Đồ dùng: Bảng
- HS lắng nghe và quan sát
- HS nêu
- HS quan sát và phân tích màu sắc sinh động và độ đậm nhạt.
- Hoạt động cá nhân 
- HS vẽ trên vở vẽ.
- HS quan sát, đánh giá và xếp loại.
Luyện từ và câu
Từ ngữ về môn học – Từ chỉ hoạt động 
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Tìm được một số từ ngữ về các môn học và hoạt động của người(BT1, BT2). Kể được nội dung mỗi tranh (SGK) bằng 1 câu ( BT3)
 2. Kỹ năng : Chọn được từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu(BT4)
 3. Thái độ : Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và thích học Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ, băng giấy, tranh vẽ trong SGK.
 - Học sinh : SGK
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (4’)
- 2 HS đặt câu cho các bộ phận câu được gạch dưới (mẫu câu “Ai là gì “). GV viết sẵn những câu này lên bảng.
VD : BéUyên là HS lớp 1 ( Ai là H lớp 1?) .
 Môn học em thích là tin học .( Môn học em yêu thích là gì?)
- Một HS tìm những cách nói có nghĩa giống nghĩa câu sau:
- Em không thích nghỉ học.
3. Bài mới -Giới thiệu :(1’) Ghi tựa.
- Trong tiết học hôm nay các em sẽ được làm quen với các từ chỉ hoạt động và thực hành đặt câu với từ chỉ hoạt động .
4. Phát triển các hoạt động : 
+ Hoạt động 1:(6’)Kể tên các môn học ở lớp 2.
Mục tiêu : HS kể được tên các môn học chính và các môn tự chọn.
Phương pháp :Trò chơi, thi đua, thực hành.
 + Bài 1 : trò chơi “ Bắn tên “.
- GV phổ biến trò chơi : Cô sẽ gọi tên một bạn ở dãy một, bạn đó sẽ đứng lên nêu tên một môn học rồi tiếp tục bắn tên bạn dãy khác, tiếp tục như thế cho đến hết tên các môn học
- GV cho HS nêu tên các môn chính, môn tự chọn
- GV phân các môn học theo môn chính, phụ.
- GV chốt : các môn chính, các môn tự chọn 
+ Hoạt động 2: (12’) Tìm từ và đặt câu với các từ ngữ chỉ hoạt động .
Mục tiêu : HS tìm được từ và biết đặt câu với các từ chỉ hoạt động.
Phương pháp : Quan sát, vấn đáp, giảng giải, thực hành.
- GV treo lần lượt từng tranh yêu cầu HS nêu nội dung từng tranh để tìm ra từ chỉ hoạt động.
- GV cho HS lên chọn từ đúng với nội dung từng tranh.
- GV chốt : các từ chỉ hoạt động của người theo nội dung tranh. Bây giờ chúng ta đặt câu với các từ vừa tìm được .
- GV treo mẫu với từ : xem ( đọc) 
 Bạn gái đang đọc sách chăm chú.
- Tương tự với tranh 2 – 3 – 4 .
- GV chốt: Về cách tìm từ và đặt câu theo tranh.
+ Hoạt động 3: (10’) Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp điền vào chỗ trống trong mỗi câu .
Mục tiêu : HS chọn được từ chỉ hoạt động để điền đúng cho từng câu.
Phương pháp : Quan sát, động não, vấn đáp, thực hành.
- Treo bảng phụ: viết nội dung bài:
a Cô Tuyết Mai môn tiếng Việt .
b Cô rất dễ hiểu.
c Cô . chúng em chăm học.
- GV gợi ý cho HS nêu từ.
- GV gợi ý cho HS làm bài vào vở.
5. Củng cố – dặn dò : (4’)
- Trò chơi thi đua : nêu nhanh những từ chỉ hoạt động.
- Về nhà làm 3 / VBT.
 - Nhận xét tiết học.
- Hát
- Hs lên bảng.
- Hs nêu miệng
Đồ dùng dạy học: Bảng chữ, bảng phụ.
- HS 3 dãy thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nêu.
Đồ dùng: Tranh vẽ, VBT, thẻ từ.
- HS nêu : xem, đọc, viết, giảng, trò chuyện, nhận xét.
- HS xung phong lên chọn và đính từ.
- HS đặt câu.
Đồ dùng: VBT, bảng 
- HS đọc
- HS nêu miệng.
- 1 HS làm bảng phụ.
- HS nêu lại.
- HS làm bài.
- Đổi vở sửa bài
Kể chuyện
Người thầy cũ
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : HS xác định được 3 nhân vật trong câu truyện (BT1).
 Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện (BT2).
 2. Kỹ năng : HS khá giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện, phân vai dựng lại đoạn 2 của câu chuyện (BT3).
 3. Thái độ : Nghe bạn kể để đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh minh hoạ chú bộ đội trong SGK phóng to
 - Học sinh : Xem trước để nhớ Nội dung truyện.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (4’) Mẩu giấy vụn.
- Gọi 4 HS kể nối tiếp nhau, mỗi em kể 1 đoạn.
- 4HS kể phân vai.
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_them_giao_an_lop_2_tuan_7.doc