Giáo án Các bộ môn Lớp 2 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn chương trình)

Giáo án Các bộ môn Lớp 2 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn chương trình)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

 - Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.

2. Kỹ năng:

 - Làm được bài tập vận dụng.

3. Thái độ

 - HS có ý thức trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG:

Bảng phụ, phấn màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx 15 trang haihaq2 2140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các bộ môn Lớp 2 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn chương trình)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 5 ngày 15 tháng 4 năm 2021
 Toán
ÔN TẬP ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
MỤC TIÊU:
Kiến thức
 - Biết thực hiện phép tính, giải bài toán liên quan đến các số đo theo đơn vị đo độ dài đã học.
Kỹ năng
 - Biết dùng thước để đo độ dài cạnh của hình tam giác theo đơn vị cm hoặc mm.
Thái độ:
-Học sinh có ý thức trong việc học và vận dụng các đơn vị đo độ dài để thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thước kẻ có vạch chia milimet. Hình vẽ bài tập 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: Mi-li-met.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
1cm = . . . mm	1000mm = . . . m
1m = . . . mm	 10mm = . . .cm
5cm = . . . mm	 3cm = . . . mm.
- Nhận xét HS.
B. Bài ôn. 
1.Giới thiệu: Ôn tập.
Bài 1: Tính
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Các phép tính trong bài tập là những phép tính như thế nào?
- Khi thực hiện phép tính với các số đo ta làm như thế nào?
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2:Gọi 1HSđọc đề bài. Giải bài toán.
- Vẽ sơ đồ đường đi cần tìm độ dài lên bảng như sau:
 18km	12km
Nhà-----------------------/-----------------/ 
 T. xã T. phố
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, cách tính chu vi của một hình tam giác,
- Sau đó yêu cầu HS tự làm tiếp bài.
C. Củng cố - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. 
- 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp.
1cm = 100 mm 1000mm = 1m
1m = 1000mm	 10mm= 1cm
5cm = 50mm	 3cm = 30mm
- 1 HS đọc
- Là các phép tính với các số đo độ dài.
- Ta thực hiện bình thường sau đó ghép tên đơn vị vào kết quả tính.
- 2 HS lên bảng. Lớp làm bảng con
- Nhận xét, bổ sung
- HS đọc đề nêu yêu cầu: Một người đi 18 km để đến thị xã, sau đó lại đi tiếp 12km để đến thành phố. Hỏi người đó đã đi được tất cả bao nhiêu kilômet?
- 1 HS lên bảng giải.
- Cả lớp làm vở bài tập.
Bài giải.
 Người đó đã đi số kilômét là:
	 18 + 12 = 30 (km)
	Đáp số: 30km. 
- Nhận xét trên bảng.
- HS đọc đề nêu yêu cầu. 
 + Các cạnh của hình tam giác là: 
 AB = 3cm, BC = 4cm, CA = 5cm
 Bài giải
 Chu vi của hình tam giác là:
	 3 + 4 + 5 = 12 (cm)
	Đáp số: 12cm
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
 - Chọn được từ ngữ cho trước để điền đúng vào đoạn văn cho trước, tìm được từ ngữ ca ngợi Bác Hồ
 - Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: Kiểm tra nội dung bài trước.
B. Bài mới 
1. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 2 HS đọc
- Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào Vở bài tập, 1 em làm bảng phụ
- Gọi HS đọc bài hoàn chỉnh.
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Chia lớp thành các nhóm 4, phát giấy cho từng nhóm và yêu cầu HS thảo luận để cùng nhau tìm từ.
- GV bổ sung các từ mà HS chưa biết.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Vì sao ô trống thứ nhấtđiền dấu phẩy?
- Vì sao ô trống thứ hai điền dấu chấm?
- Vậy còn ô trống thứ 3 điền dấu gì?
- Dấu chấm viết ở cuối câu.
C. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét .
- HS về nhà tìm thêm các từ ngữ về Bác Hồ, tập đặt câu với các từ này.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS đọc 
- HS làm bài theo yêu cầu.
- HS đọc đoạn văn sau khi đã điền từ.
- Tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ.
- Ví dụ: tài ba, lỗi lạc, tài giỏi, yêu nước, thương dân, giản dị, hiền từ, phúc hậu, khiêm tốn, nhân ái, giàu nghị lực, vị tha, 
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống.
- 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập.
- HS làm bài
- Vì Một hôm chưa thành câu.
- Vì Bác không đồng ý đã thành câu và chữ đứng liền sau đã viết hoa.
- Điền dấu phẩy vì Đến thềm chùa chưa thành câu.
Thể dục
Bài : 61 * Chuyền cầu
 * Trò chơi : Ném bóng trúng đích
I. Mục tiêu:
-Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người.YC nâng cao khả năng thực hiện đón và chuyền cầu cho bạn
-Làm quen với TC Ném bóng trúng đích.YC biết cách chơi và tham gia chơi ở mức ban đầu .
II. Địa điểm và phương tiện
- Địa điểm : Bóng ném . 1 còi , sân chơi , mỗi HS 1 quả cầu .
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Phương pháp lên lớp
I. Mở đầu: (5’)
GV Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
Thành vòng tròn,đi thường .bước Thôi
Khởi động
Ôn bài TD phát triển chung
Mỗi động tác thực hiện 2 x 8 nhịp
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
II. Cơ bản: { 24’}
a.Chuyền cầu theo nhóm 2 người
G.viên hướng dẫn và tổ chức HS Tâng cầu
Nhận xét
b.Trò chơi : Ném bóng trúng đích
G.viên hướng dẫn và tổ chức HS chơi .
Nhận xét
III. Kết thúc: (6’)
Đi đều .bước Đứng lại .đứng
HS vừa đi vừa hát theo nhịp
Thả lỏng
Hệ thống bài học và nhận xét giờ học
Về nhà ôn chuyền cầu đã học
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Thứ 6 ngày 16 tháng 4 năm 2021
Chính tả (Nghe - viết )
CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
 - Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
2. Kỹ năng:
 - Làm được bài tập vận dụng.
3. Thái độ
 - HS có ý thức trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG: 
Bảng phụ, phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: HS viết 1 số từ khó tiết trước.
- Nhận xét cách viết của HS
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
- GV đọc bài lần 1.
- Gọi 1 HS đọc bài.
- Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở đâu?
- Những loài hoa nào được trồng ở đây?
- Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng nhưng tình cảm chung của chúng là gì?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- GV đưa ra một số từ khó. Yêu cầu HS viết bảng con, 1 em viết bảng lớp
c) Hướng dẫn cách trình bày
- Bài viết có mấy câu?
- Câu văn nào có nhiều dấu phẩy nhất, hãy đọc to câu văn đó?
- Chữ đầu đoạn văn được viết như thế nào?
- Tìm các tên riêng trong bài và cho biết chúng ta phải viết như thế nào?
d) Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết 
e) Soát bài, soát lỗi
g) GV nhận xét một số bài viết của HS
3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a: Gọi HS đọc yêu cầu
- 1 em làm bảng nhóm, lớp làm vở bài tập.
- Nhận xét, chữa bài
C. Củng cố - Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- HS viết
- Theo dõi.
- HS đọc bài.
- Cảnh ở sau lăng Bác
- HS trả lời.
- Chúng cùng nhau tỏa hương thơm ngào ngạt 
- 1 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Có 2 câu.
- HS đọc
- Viết hoa
- HS nêu
- HS viết chính tả
- HS soát
- 1 HS đọc, lớp đọc 
- Đáp án: 
a) dầu, giấu, rụng.
b) cỏ, gỡ, chổi. 
Bài : 62 * Chuyền cầu
 * Trò chơi : Ném bóng trúng đích
I. Mục tiêu:
-Tiếp tục ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người.YC nâng cao khả năng thực hiện đón và chuyền cầu cho bạn chính xác.
-Tiếp tục học trò chơi Ném bóng trúng đích.YC biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động .
II. Địa điểm và phương tiện
- Địa điểm : Bóng ném . 1 còi , sân chơi , mỗi HS 1 quả cầu .
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Phương pháp lên lớp
I. Mở đầu: (5’)
GV Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
Thành vòng tròn,đi thường .bước Thôi
Khởi động
Ôn bài TD phát triển chung
Mỗi động tác thực hiện 2 x 8 nhịp
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
 II. Cơ bản: { 24’}
a.Chuyền cầu theo nhóm 2 người
G.viên hướng dẫn và tổ chức HS Tâng cầu
Nhận xét
b.Trò chơi : Ném bóng trúng đích
G.viên hướng dẫn và tổ chức HS chơi .
Nhận xét
III. Kết thúc: (6’)
Đi đều .bước Đứng lại .đứng
HS vừa đi vừa hát theo nhịp
Thả lỏng
Hệ thống bài học và nhận xét giờ học
Về nhà ôn chuyền cầu đã học
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 - Biết làm tính cộng , trừ có nhớ trong phạm vi 100. Làm tính cộng trừ không nhớ các số có đến ba chữ số
 - Biết cộng trừ nhẩm các số tròn trăm
 II. ĐỒ DÙNG: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ
456 - 124 = 673 + 212= 
- Nhận xét bài làm của HS
B. Bài mới 
1. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả của bài toán.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm phép tính 1, 2, 3 vào sách, 1 em làm bảng nhóm.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 3: (cột 1, 2) Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tính nhẩm, nêu kết quả
- Nhận xét, chữa bài
Bài 4: (cột 1, 2) Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Chữa bài, sau đó yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
C. Củng cố – Dặn dò 
- GV NX tiết học
- Tổng kết tiết học và dặn dò..
- 2 HS làm trên bảng, lớp làm vào nháp.
- HS thực hiện bài tập
 35
+ 28
 63
 57
+ 26
 83
 25
+ 37
 62
- HS cả lớp làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS làm bài.
- 1 em đọc
- HS tính nhẩm nêu kết quả.
- Đặt tính rồi tính.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 351
+216
 567
 876
- 231
 645
 427
+ 142
 569
 999
- 542
 457
Tập làm văn
ĐÁP LỜI KHEN NGỢI. TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Trả lời được các câu hỏi về ảnh Bác.
2. Kĩ năng
 - Viết Đáp được lời khen ngợi theo tình huống cho trước . Quan sát ảnh Bác Hồ, trả lời được được một vài câu ngắn về ảnh Bác Hồ.
3. Thái độ:
 - HS có ý thức trong học tập
II. ĐỒ DÙNG: 
Ảnh Bác Hồ. Các tình huống ở bài tập 1 viết vào giấy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: Kiểm tra nội dung bài trước.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS đọc lại tình huống 1.
- Khi em quét dọn nhà cửa sạch sẽ, bố mẹ có thể dành lời khen cho em. Chẳng hạn: Con ngoan quá!/ Con quét nhà sạch lắm./ Hôm nay con giỏi lắm./ Em sẽ đáp lại lời khen của bố mẹ như thế nào?
- Khi đáp lại lời khen của người khác, em cần nói với giọng vui vẻ, phấn khởi nhưng khiêm tốn, tránh tỏ ra kiêu căng.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để nói lời đáp cho các tình huống còn lại.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS quan sát ảnh Bác Hồ.
- Ảnh Bác được treo ở đâu?
-Trông Bác như thế nào? (Râu, tóc, vầng trán, đôi mắt )
- Em muốn hứa với Bác điều gì?
- Chia nhóm và yêu cầu HS nói về ảnh Bác trong nhóm dựa vào các câu hỏi đã được trả lời.
- Gọi các nhóm cử đại diện lên trình bày.
- Chọn ra nhóm nói hay nhất.
Bài 3: HS đọc yêu cầu và tự viết bài.
- Gọi HS trình bày 
- Nhận xét cách viết của HS.
C. Củng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài, chuẩn bị: Đáp lời từ chối. Đọc sổ liên lạc.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ được cha mẹ khen.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Ví dụ: Con cảm ơn bố mẹ./ Con đã làm được gì giúp bố mẹ đâu./ Có gì đâu ạ./ Từ hôm nay con sẽ quét nhà hằng ngày giúp bố mẹ./ 
- HS thảo luận
- Đọc đề bài trong SGK.
- Ảnh Bác được treo trên tường.
- Râu tóc Bác trắng như cước. Vầng trán cao và đôi mắt sáng ngời 
- Em muốn hứa với Bác là sẽ chăm ngoan học giỏi.
- Các HS trong nhóm nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Đọc và viết bài
- Ví dụ: Trên bức tường chính giữa lớp học em treo một tấm ảnh Bác Hồ. Bác lúc nào cũng mỉm cười với chúng em. Râu tóc Bác trắng như cước, vầng trán cao, đôi mắt sáng ngời. Em nhìn ảnh Bác và luôn hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ và thầy cô vui lòng. 
Tiếng việt (Ôn )
 LUYỆN ĐỌC
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
 - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to diễn cảm bài: Chiếc rễ đa tròn.
2. Kĩ năng
 + Đọc đúng 1 số từ dễ phát âm sai: 
 + Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.
 - Rèn đọc nhiều đối với những em đọc yếu.
3. Thái độ:
 + Thêm yêu quý môn học, biết ơn với Bác Hồ.
II. CHUẨN BỊ: 
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Luyện đọc:
* Gọi 1 hs đọc tốt, đọc lại toàn bài.
* Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng câu.
- Gv cho HS luện đọc những tiếng HS hay đọc sai. 
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng đoạn 
- GV rèn cho hs đọc từng đoạn: ngắt, nghỉ, nhấn giọng hợp lí ở 1 số từ ngữ.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- Yêu cầu hs đọc từng đoạn.
- Tuyên dương đọc có tiến bộ.
* Thi đọc :
- Cho hs thi đọc phân vai ( Đọc diễn cảm)
- Cho hs xung phong đọc đoạn mình thích và nói rõ vì sao?
2. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. 
- Nghe bạn đọc nhận xét.
- HS đọc từng câu đến hết bài.
- HS luyện đọc.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- Luyện đọc .
- HS đọc bài, sửa sai cho bạn.
- HS đọc từng đoạn.
- Nhận xét bạn đọc bài.
- HS thi đọc phân vai.
- HS xung phong đọc bài.
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU:
 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 31
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN QUA:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì SS lớp tốt.
 * Học tập: 
- Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Thi đua hoa điểm tốt : khá tốt.
- HS yếu tiến bộ tích cực xây dựng bài.
- Chưa khắc phục được tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập.
 * Văn thể mĩ:
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
- Thực hiện tốt cuộc thi “ Trang phục phế liệu”
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.
 * Hoạt động khác:
- Thực hiện phong trào nuôi heo đất chưa đều đặn.
- Đóng kế hoạch nhỏ của trường và của sở đề ra chưa dứt điểm. 
III. KẾ HOẠCH TUẦN 32
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
 * Học tập:
- Tiếp tục thi đua học tập tốt mừng ngày 30/4 và 01/5 
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 32
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Thi đua hoa điểm tốt trong lớp, trong trường.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
 * Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngồi lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Tiếp tục thực hiện trang trí lớp học.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_bo_mon_lop_2_tuan_31_nam_hoc_2020_2021_chuan_chu.docx