Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 35

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 35

T2.Toán LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu:

 Giúp học sinh củng cố :cách đọc viết, so sánh số trong phạm vi 1000.

- Bảng cộng trừ có nhớ. Xem đồng hồ, vẽ hình .

- Rèn giải toán nhanh, đúng, chính xác.

- Phát triển tư duy toán học cho học sinh.

II. Đồ dùng:

GV: Bảng cài.

HS: Vở, bảng con.

 

doc 19 trang thuychi 4780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 35	 Sáng Thứ hai ngày 13 tháng 5 năm 2019
T1. GDTT CHÀO CỜ. KỂ CHUYỆN VỀ BÁC HỒ.
T2.Toán LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
 Giúp học sinh củng cố :cách đọc viết, so sánh số trong phạm vi 1000.
- Bảng cộng trừ có nhớ. Xem đồng hồ, vẽ hình .
- Rèn giải toán nhanh, đúng, chính xác.
- Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II. Đồ dùng:
GV: Bảng cài.
HS: Vở, bảng con.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ : Cho 3 em lên bảng làm :
-Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là :
a,	 3cm, 5 cm, 7 cm
b,	10 cm, 8 cm, 12 cm
c,	11 cm, 9 cm, 15 cm
-Nhận xét.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện tập chung .
Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét.
Bài 2 : Em thực hiện việc so sánh các số như thế nào?
-Nhận xét.
Bài 3 : 
GV gọi h/s đọc yêu cầu
-Nhận xét.
Bài 4 : Cho HS xem đồng hồ.
- Nhận xét.
3. Củng cố : 
- Nhận xét tiết học.
-3 em lên bảng làm.Lớp làm nháp.
-Luyện tập chung .
Bài 1:
-HS làm bài. 3 em đọc bài trước lớp.
Bài 2:
-HS nêu : tính giá trị của 2 biểu thức rồi mới so sánh.
-Làm vào vở.
Bài 3:Tính nhẩm và ghi kết quả vào ô trống.
-3 em lên bảng làm, lớp làm vở.
-Nhẩm : 9 cộng 6 bằng 15, 15 trừ 8 bằng 7.
Bài 4:-Vài em đọc giờ ghi trên đồng hồ. 
-Nhìn hình vẽ mẫu, chấm các điểm có trong hình, sau đó nối lại để có hình vẽ.
-Làm thêm bài tập.
T3. Tập đọc ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu :
-Kiểm tra lấy điểm tập đọc .
-Đọc thông các bài tập đọc đã học suốt Học kì 2. Tốc độ 50 chữ/ 1 phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài. Trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài học.
-Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào , bao giờ, lúc nào,tháng mấy, mấy giờ?”
- Ôn luyện về dấu chấm.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu, rõ ràng, rành mạch.
- Ý thức học tập tốt.	
II. Chuẩn bị : Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19®34. Viết sẵn câu văn BT3. Vở BT. Sách Tiếng việt.
 III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : 
-Gọi 3 em đọc bài “Đàn bê của anh Hồ Giáo” và TLCH 
-Nhận xét
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
a. Kiểm tra tập đọc & HTL.
-Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
-Chấm theo thang điểm :
-Đọc đúng từ đúng tiếng : 6 điểm.
-Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp : 1,5 điểm.
-Đạt tốc độ 50 tiếng/ 1 phút : 1,5 điểm.
-Trả lời đúng câu hỏi : 1 điểm
b. Thay cụm từ Khi nào trong các câu hỏi bằng những cụm từ cùng tác dụng (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ) 
-Gọi HS đọc yêu cầu .
a/ Khi nào bạn về quê thăm ông bà nội ?
b/ Khi nào các bạn được đón tết Trung thu ?
c/ Khi nào bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo ?
-GV Gợi ý : Nếu bạn nói “Tháng mấy bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo?” như vậy có đúng không ?
-Nhận xét, cho điểm thi đua.
c. Ngắt đoạn văn thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.
-Gọi học sinh nêu yêu cầu .
+ Bố mẹ đi vắng ở nhà chỉ có Lan và em Huệ Lan bày đồ chơi ra dỗ em em buồn ngủ Lan đặt em nằm xuống giường rồi hát cho em ngủ.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng.
3.Củng cố : Nhận xét tiết học.
-3 em đọc bài và TLCH.
-Ôn tập đọc và HTL.
-7-8 em bốc thăm. 
-Đọc 1 đoạn hoặc cả bài.
-1 em đọc yêu cầu.
-HS làm việc theo nhóm. (1 em trong nhóm đọc câu a.b.c các bạn khác lần lượt nói câu của mình.
- Trao đổi nhau trong nhóm.
-Không đúng vì thời gian đi đón em phải là thời gian trong ngày. Do đó ta không thay cụm từ “Tháng mấy” vào câu này được.
-Nhiều cặp HS trong nhóm thực hành
-Nhận xét (Đúng hoặc không đúng)
-1 em nêu yêu cầu. Ngắt đoạn văn thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.
-3-4 em làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở..
+ Bố mẹ đi vắng. Ở nhà chỉ có Lan và em Huệ. Lan bày đồ chơi ra dỗ em. Em buồn ngủ. Lan đặt em nằm xuống 
giường rồi hát cho em ngủ.
-Một số em đọc lại bài.
-Tập đọc ôn lại các bài.
T4. Tập đọc ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 2)
 I. Mục tiêu:
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc
-Ôn luyện về các từ ngữ chỉ màu sắc. Đặt câu hỏi với các từ ngữ đó.
-Ôn luyện về cách đặt câu hỏi có cụm từ khi nào.
-Đọc trôi chảy rõ ràng rành mạch.
-Phát triển tư duy ngôn ngữ.
 II.Chuẩn bị : Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19®34. Viết sẵn câu văn BT3. Vở BT. Sách Tiếng việt.
 III.Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1. Ôn luyện đọc & HTL.
-Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
-Chấm theo thang điểm :
-Đọc đúng từ đúng tiếng : 6 điểm.
-Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp : 1,5 điểm.
-Đạt tốc độ 50 tiếng/ 1 phút : 1,5 điểm.
-Trả lời đúng câu hỏi : 1 điểm.
2. Tìm các từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ.
-Gọi 1 em nêu yêu cầu .
-GV nhận xét chốt ý đúng : xanh, xanh mát, xanh ngắt, đỏ, đỏ tươi, đỏ thắm.
3. Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở BT2.
-GV nêu yêu cầu của đề bài.
-Nhận xét, cho điểm.
4. Đặt câu hỏi có cụm từ khi nào .
-Trong câu a, cụm từ nào trả lời cho câu hỏi khi nào 
a/Những hôm mưa phùn gió bấc, trời rét cóng tay.
b/Vào những đêm có trăng sao, lũy tre làng đẹp như tranh vẽ.
c/Chủ nhật tới, cô giáo sẽ đưa cả lớp đi thăm vườn thú.
d/Chúng tôi thường về thăm ông bà vào những ngày nghỉ.
3. Củng cố : 
-Giáo dục tư tưởng :Nhận xét tiết học.
-Ôn tập đọc và HTL.
-7-8 em bốc thăm. 
-Đọc 1 đoạn hoặc cả bài.
-Tìm các từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ. 1 em đọc bài thơ. Cả lớp đọc thầm. Gạch chân các từ chỉ màu sắc trong vở BT.
-3-4 em lên bảng viết các từ chỉ màu sắc .
- HS đọc đề bài.
- HS suy nghĩ đặt câu, tiếp nối nhau nói câu văn vừa đặt được. 
+ Dòng sông quê em nước xanh mát.
+ Chiếc khăn quàng trên vai em màu đỏ tươi.
+ Lá cờ đỏ thắm bay phấp phới.
+ Màu đỏ là màu lộng lẫy nhất.
-1 em đọc yêu cầu và 4 câu văn.
-Những hôm mưa phùn gió bấc.
-Khi nào trời rét cóng tay?
-Lũy tre làng đẹp như tranh vẽ khi nào?
-Khi nào, cô giáo sẽ đưa cả lớp đi thăm vườn thú?
-Các bạn thường về thăm ông bà khi nào ?
-4 em lên bảng làm . Lớp làm vở.
-Nhận xét, bổ sung.
-Vài em đọc lại bài.
 Chiều thứ hai ngày 13 tháng 5 năm 2019
T2.Đạo đức THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ II
 I. Mục tiêu
-Hệ thống lại các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học.
-Rèn kĩ năng ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức cho học sinh. 
 II.Chuẩn bị
- Phiếu bài tập, tranh hành vi, Ti vi( màn chiếu)
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 HĐ1: Quan sát tranh.
-GV treo tranh và cho cả lớp quan sát nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh.
-GV hỏi: 
Tranh vẽ gì?
Các bạn làm việc đó để làm gì?
Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì? Vì sao?
-GV cho từng cặp HS thảo luận.
-Cho đại diện các nhóm trình bày bổ sung ý kiến.
-GV kết luận: 
HĐ2: Thảo luận cặp đôi.
GV yêu cầu các cặp thảo luận nêu những việc làm có thể để giúp đỡ bạn bè; những hành vi thể hiện sự lịch sự đối với mọi người xung quanh...
-Gọi một vài HS trình bày kết quả trước lớp.
-Cho cả lớp bổ sung tranh luận.
-GV kết luận: Tuỳ theo khả năng và điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ bạn ....
HĐ3: Làm phiếu bài tập:
Cho HS làm phiếu bài tập.
*Nội dung phiếu:
Điền dấu x vào trước ý kiến đúng:
a, Chỉ học khi có bài tập
b,Nhặt được của nên trả lại người đánh mất.
c,Khi đến nhà người khác hoặc nhà có khách ta cần cư xử lịch sự...
-Chấm một số bài, nhận xét.
HĐ4: Liên hệ thực tế.
-Ở trường từ đầu năm đến nay em đã tham gia những hoạt động nào để giúp đỡ bạn bè ?
-Quan sát tranh.
H/s nêu nội dung tranh: Các bạn đi học đúng giờ, bạn nhỏ sắp xếp chỗ học chỗ chơi ngăn nắp, lan đang dìu bạn đi học,vệ sinh lớp học,.....
-HS thảo luận theo cặp.
-Một vài HS trình bày ý kiến.
-HS kể cho nhau nghe 
-4, 5 HS trình bày ý kiến.
-HS khác bổ sung ý kiến.
-Hs làm phiếu
T3. Tự nhiên và xã hội ÔN TẬP TỰ NHIÊN
 I. MỤC TIÊU
- Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật, nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm
- Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên
 II. CHUẨN BỊ
-Tranh vẽ của HS ở hoạt động nối tiếp bài 32.
- Giấy, bút.
- Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề tự nhiên.
- SGK.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài mới 
Giới thiệu: Ôn tập tự nhiên.
Phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1: Trò chơi.
GV phát có nội dung như sau:
-Chia lớp thành 2 đội lên chơi.
-Cách chơi: Mỗi đội cử 6 người, người này lần lượt thay phiên nhau vượt chướng ngại vật lên nhặt tranh dán vào bảng sao cho đúng chỗ.
-Sau 5 phút hết giờ. Đội thắng là đội dán đúng, nhiều hơn, đẹp hơn.
-Sau trò chơi, cho 2 đội nhận xét lẫn nhau.
-GV tổng kết: Loài vật và cây cối sống được ở khắp mọi nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không, trên cạn và dưới nước.
-Yêu cầu HS vẽ bảng vào vở nhưng chưa điền tên cây và loài vật để chuẩn bị đi tham quan.
 Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai về nhà đúng”
-GVmỗi đội cử 5 người.
-Phổ biến cách chơi: Chơi tiếp sức.
+Người thứ nhất lên xác định hướng ngôi nhà, sau đó người thứ 2 lên tiếp sức, gắn hướng ngôi nhà.
+Đội nào gắn nhanh, đúng là đội thắng cuộc.
-Yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Hỏi tác giả của từng bức tranh và so sánh với kết quả của đội chơi.
-GV chốt kiến thức.
Hoạt động 3: Hùng biện về bảo vệ thiên nhiên.
-Yêu
-Cho nhóm thảo luận, đi lại giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm.
-Sau 7 phút, cho các nhóm trình bày kết quả.
-Chốt: Chúng ta tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình nhặt rác, quét dọn vệ sinh, trồng nhiều cây xanh....để bảo vệ môi trường góp phần bảo vệ thiên nhiên.
4. Củng cố – Dặn dò 
-Yêu cầu HS chuẩn bị để thăm quan vườn thú vào giờ sau:
-Chuẩn bị bảng ở hoạt động 1 để HS ghi chép theo kiểu phân loại nhóm các con vật em quan sát được trong vườn thú.
-Xác định hướng của cánh cổng của vườn thú (đi thăm quan vào buổi sáng) và giải thích cách xác định
Hát
HS trả lời, bạn nhận xét.
-HS chia làm 2 đội chơi và chơi theo sự hướng dẫn của Gv
Nơi sống
Con vật
Cây cối 
Trên cạn
Dưới nước 
Trên không
Trên cạn và dưới nước 
- HS thực hiện
-HS nhận xét, bổ sung.
 Sáng thứ ba bgày 14 tháng 5 năm 2019
T1.Kể chuyện ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 3)
 I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
- Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Ở đâu?”
- Ôn luyện về cách sử dụng dấu chấm hỏi, dấu phẩy .
- Ôn luyện kĩ năng đặt và TLCH, cách sử dụng dấu chấm hỏi, dấu phẩy .
- Ý thức trao dồi tập đọc.
 II.Đồ dùng: Phiếu viết tên các bài tập đọc trong HK2. Viết sẵn BT3.Sách Tiếng việt.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn luyện đọc & HTL.
-Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
-Chấm theo thang điểm :
-Đọc đúng từ đúng tiếng : 6 điểm.
-Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp : 1,5 điểm.
-Đạt tốc độ 50 tiếng/ 1 phút : 1,5 điểm.
-Trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc : 1 điểm.
2.Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”.
- Gọi 1 em nêu yêu cầu.
a / Giữa cánh đồng đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ
b/ Chú mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm trong bếp.
c/ Tàu Phương Đông buông neo trong vùng biển Trường Sa.
d/ Bên vệ đường, một chú bé đang say mê thổi sáo.
-Nhận xét.
3. Điền dấu chấm hỏi hay dấu phẩy vào mỗi ô trống trong truyện vui.
- Giáo viên nêu yêu cầu.
- Gọi 2 em lên bảng.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
- Đạt lên năm tuổi. Cậu nói với bạn : 
- Chiến này, mẹ cậu là cô giáo, sao cậu chẳng biết viết một chữ nào ?
- Chiến đáp :- Thế bố cậu là bác sĩ răng, sao em bé của cậu lại chẳng có chiếc răng nào ? Nhận xét.
4. Củng cố : Khi tập đọc phải chú ý điều gì ?
-Ngoài ra còn chú ý điều gì khi đọc bài văn hay ?
-Nhận xét tiết học.
-Ôn tập đọc và HTL.
-7-8 em bốc thăm. 
-Đọc 1 đoạn hoặc cả bài.
-1 em nêu yêu cầu. Đặt câu hỏi có cụm từ “ở đâu”
-HS làm vở. Nhiều em nối tiếp nhau đọc câu
a/ Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở đâu ? 
b/ Chú mèo mướp vẫn nằm lì ở đâu ?
c/ Tàu Phương Đông buông neo ở đâu
d/ Một chú bé đang say mê thổi sáo ở đâu ?
-Cả lớp đọc thầm.
-2 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
-Ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ ràng, không ê a.
T2. Chính tả ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 4)
 I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
- Ôn luyện cách đáp lời chúc mừng.
- Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào ?
- Rèn đọc bài trôi chảy rõ ràng rành mạch.
- Ý thức tự giác học tập.
 II. Đồ dùng: Viết phiếu tên các bài tập đọc.Viết sẵn BT2,3.SGK, vở.
 III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn luyện đọc & HTL.
-Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
-Chấm theo thang điểm :
-Đọc đúng từ đúng tiếng : 6 điểm.
-Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp : 1,5 điểm.
-Đạt tốc độ 50 tiếng/ 1 phút : 1,5 điểm.
- Trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc : 1 điểm.
2.Nói lời đáp của em .
- Gọi 1 em đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS thực hành từng tốp (mỗi tốp 3 em)
- GV nhắc thêm : Khi nói lời chúc mừng cần nói lời chúc tự nhiên, và lời đáp thể hiện sự lễ độ, tình cảm biết ơn.
3.Đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào . (viết)
a/ Gấu đi lặc lè.
b/ Sư Tử giao việc cho bầy tôi rất hợp lí.
c/ Vẹt bắt chước tiếng người rất giỏi. 
- Trong câu a từ nào trả lời cho câu hỏi có cụm từ như thế nào ?
-Em hãy đặt câu hỏi ?
-Nhận xét.
3.Củng cố : Nhận xét tiết học, tuyên dương HS đọc bài tốt, làm bài tập đúng.
-Ôn tập đọc và HTL.
-7-8 em bốc thăm. 
-Đọc 1 đoạn hoặc cả bài.
-1 em đọc yêu cầu và 3 tình huống của bài. Lớp đọc thầm.
-Một tốp 3 em thực hành.
a/Bà nói :Chúc mừng cháu ngoan của ông bà nhân ngày cháu tròn 8 tuổi.
-Ông nói : Ông bà chúc cháu chăm ngoan, học giỏi hơn năm ngoái.
-Cháu đáp : Cháu cảm ơn ông bà ạ!
-Từng tốp HS thực hành tình huống b.c.
-Con vịt cho người cái gì ? thịt, trứng.
-1 em nêu yêu cầu và 3 câu văn trong bài.
-Gấu đi như thế nào ?
-3 em khá giỏi làm miệng tiếp câu b.c.
-HS làm vở .
-Sư Tử giao việc cho bầy tôi như thế nào ?
Vẹt bắt chước tiếng người như thế nào ?
T3.Toán LUYỆN TẬP CHUNG
 I.Mục tiêu:
- Kĩ năng thực hành tính trong các bảng nhân chia đã học.
- Kĩ năng thực hành tính cộng trừ trong phạm vi 1000 .
- Tính chu vi hình tam giác, giải bài toán về nhiều hơn.
- Rèn giải toán nhanh, đúng, chính xác.
- Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
 II. Đồ dùng: Bảng phụ.Vở.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ : Cho 3 em lên bảng làm :
-Tính độ dài của đường gấp khúc có độ dài lần lượt là:
	11 cm, 9 cm, 15 cm
-Nhận xét
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện tập chung .
Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét.
Bài 2 : Em thực hiện cách đặt tính và tính như thế nào?
-Nhận xét.
-Trò chơi.
Bài 3 : Muốn tính chu vi hình tam giác em làm sao ?
-Nhận xét.
Bài 4 : Gọi 1 em đọc đề.
- Bài toán thuộc dạng gì?
-Nhận xét.
Bài 5 : Số có 3 chữ số giống nhau là số có chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị cùng được viết bởi một chữ số.
-Nhận xét.
3. Củng cố : Khi nhân hay chia một số với 1 thì kết quả như thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
-1 em lên bảng làm.Lớp làm nháp.
-Luyện tập chung .
Bài 1.
-HS làm bài. 4 em đọc bài trước lớp.
Bài 2:
-HS nêu cách đặt tính và tính theo cột dọc.
-Làm vào vở.
Bài 3-Trò chơi “Banh lăn”
-Tính tổng độ dài 3 cạnh hình tam giác.
-1 em lên bảng làm, lớp làm vở.
Bài 4: 1 em đọc : Bao ngô cân nặng 35 kg, bao gạo nặng hơn bao ngô 9 kg. Hỏi bao gạo cân nặng bao nhiêu kilôgam ?
- Bài toán thuộc dạng nhiều hơn.
- Thực hiện phép cộng : 35 + 9.
Bao gạo cân nặng :
 35 + 9 = 44 (kg)
 Đáp số : 44 kg.
Bài 5:
-4 em lên bảng viết số.
-Vẫn bằng chính số đó.
T4. Thủ công TRƯNG BÀY SẢN PHẨM THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH
 I. MỤC TIÊU
-Trưng bày các sản phẩm thủ công đã làm được.
-Khuyến khích trưng bày những sản phẩm mới có tính sáng tạo.
-Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, khéo tay biết tự làm đồ chơi.
 II. CHUẨN BỊ: Một số sản phẩm của học sinh..Vở thủ công.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra 
-Kiểm tra vở thủ công của HS
2. Dạy bài mới :
a) Giới thiệu bài. TRƯNG BÀY SẢN PHẨM THỰC HÀNH 
Nghe – nhắc lại
b)Hướng dẫn các hoạt động:
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét.
Gợi ý cho học sinh : Dán sản phẩm vào giấy roki theo thứ tự các bài đã học
Quan sát. Nêu nhận xét.
Các nhóm HS trình bày đẹp.
Hoạt động 2 : Đánh giá.
Nhận xét đánh giá sản phẩm qua một năm học.
Cho HS trưng bày sản phẩm.
Quan sát.
Nhận xét, đánh giá các sản phẩm của bạn và của chính mình.
Hướng dẫn học sinh xem và tổng kết.
Tuyên dương một số sản phẩm đẹp.
3. Nhận xét – Dặn dò. Nhận xét về tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS.
 Chiều Thứ ba ngày 14 tháng 5 năm 2019
T1.Tập đọc ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 5)
 I.Mục tiêu:
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
-Ôn luyện cách đáp lời khen ngợi .
- Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ vì sao.
- Rèn đọc lưu loát, rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
- Ý thức học tập tốt.
 II. Đồ dùng:
1. Giáo viên : Phiếu viết tên các bài tập đọc. Viết sẵn nội dung BT3.
2. Học sinh : Sách Tiếng việt.
 III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn luyện đọc & HTL.
-Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
-Chấm theo thang điểm :
-Đọc đúng từ đúng tiếng : 6 điểm.
-Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp : 1,5 điểm.
-Đạt tốc độ 50 tiếng/ 1 phút : 1,5 điểm.
-Trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc : 1 điểm.
2.Nói lời đáp của em (miệng) :
- Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu từng cặp HS thực hành .
-Nhận xét, bình chọn những học sinh biết đáp lời khen ngợi phù hợp với tình huống tỏ rõ mình là người khiêm tốn, có văn hóa trong giao tiếp.
3. Đặt câu hỏi có cụm từ vì sao (viết)
-Gọi học sinh đọc tình huống trong bài.
a/ Vì khôn ngoan, Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài.
b/ Vì gấu trắng có tính tò mò, người thủy thủ thoát nạn.
c/ Thủy Tinh đuổi đánh Sơn Tinh vì ghen tức.
+ Trong câu a cụm từ nào trả lời cho câu hỏi “vì sao?” 
-Em hãy đặt câu hỏi có cụm từ vì sao cho câu a?
- Yêu cầu HS đặt câu hỏi tiếp câu b.c.
-Nhận xét.
3.Củng cố : -Nhận xét tiết học.
-Ôn tập đọc và HTL.
-7-8 em bốc thăm. 
-Đọc 1 đoạn hoặc cả bài.
-1 em nêu yêu cầu . Cả lớp đọc thầm.
-2 em thực hành đối đáp .
+ Cháu chào bà, bà đến chơi cháu cháu vui lắm để cháu bật ti vi cho bà xem nhé.
+ Cháu bà giỏi quá biết bật ti vi cho bà xem.
+ Cháu cám ơn bà, việc này cháu đã quen rồi ạ.
-Từng cặp HS thực hành tiếp tình huống b.c (SGV/ tr 284)
-Nhận xét.
-1 em nêu yêu cầu : Đặt câu hỏi có cụm từ vì sao.
-Vì khôn ngoan
-Vì sao Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài?
-3 em khá giỏi làm miệng tiếp câu b.c.
-HS làm vở .
-Vì sao chàng thủy thủ thoát nạn ?
-Vì sao Thủy Tinh đuổi đánh Sơn Tinh ?
T2.Luyện Tiếng việt LUYỆN VIẾT BÀI ÔN TẬP
 I. Mục tiêu:
-Học sinh viết được các chữ hoa kiểu 2 và từ ứng dụng của nó.
 II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu chữ đặt trong khung chữ
- Vở tập viết
 III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét các chữ hoa
- Cả lớp lắng nghe 
- Chữ cao mấy li ? Gồm mấy nt ?
3 . Thực hành viết vào vở :
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
- Học sinh viết vào vở tập viết
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
T3. HĐNGLL- GDKNS ÔN TẬP. KỂ CHUYỆN VỀ BÁC.
 ( Gv tổng kết môn học, nhận xét và mở máy tính kể chuyện về Bác)
 ...............................................................................
 Sáng thứ tư ngày 15 tháng 5 năm 2019
T1. Luyện từ và câu ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 6)
 I. Mục tiêu:
-Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng các bài thơ (có yêu cầu học thuộc lòng, Sách Tiếng việt Lớp Hai tập 2)
-Ôn luyện về cách đáp lời từ chối, cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì, về dấu chấm than, dấu phẩy .
- Đặt và trả lời câu hỏi đúng.
- Phát triển tư duy ngôn ngữ.
II. Đồ dùng:
1. Giáo viên : Các tờ phiếu ghi tên các bài TĐ &HTL.
2. Học sinh : Sách, vở BT, nháp.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra Tập đọc & Học thuộc lòng.
-GV chuẩn bị các phiếu có ghi sẵn những bài tập đọc, yêu cầu học sinh HTL.
-Giáo viên yêu cầu học sinh HTL không cầm sách.
-Theo dõi, cho điểm.
-Em nào chưa thuộc về nhà tiếp tục học, tiết sau kiểm tra lại.
2. Nói lời đáp của em (miệng)
- Gọi từng cặp HS thực hành .
-GV nhận xét .
3. Tìm bộ phận của câu trả lời câu hỏi “Để làm gì?” (viết)
a/Để người khác qua suối không bị ngã nữa, anh chiến sĩ kê lại hòn đá bị kênh.
b/Bông cúc tỏa hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca.
b/Hoa dạ lan hương xin Trời cho nó được đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng.
-Nhận xét
4. Điền dấu chấm than hay dấu phẩy
 (viết)
- Gọi 1 em nêu yêu cầu.
- Truyện vui này có gì buồn cười ?
3.Củng cố : Nhận xét tiết học.
-HS lên bốc thăm (10-12 em)
-Xem lại bài 2 phút..
-Đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-Từng cặp HS thực hành .
a/ Anh ơi, anh cho em đi xem lớp anh đá bóng với.
-Em ở nhà làm cho hết bài tập đi.
-Thôi vậy. Nhưng lần sau em làm xong bài, anh cho em đi đấy nhé!
b/ Cho tớ mượn quả bóng với.
-Mình cũng đang chuẩn bị đá bóng.
-Nếu ngày mai cậu không chơi thì cho mình mượn bóng nhé!
c/ Cháu không được trèo. Ngã đấy!
-Nhưng ổpi chín quá, cháu phải hái chú ạ. Cháu sẽ trèo cẩn thận mà!
-Vâng, cháu sẽ không trèo nữa.
-2-3 em đọc lại.
-Học sinh phát biểu :
-Viết vở và gạch dưới cụm từ trả lời cho câu hỏi để làm gì?
a/Để người khác qua suối không bị ngã nữa, anh chiến sĩ kê lại hòn đá bị kênh.
b/Bông cúc tỏa hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca.
b/Hoa dạ lan hương xin Trời cho nó được đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng.
-1 em : điền dấu chấm than hay dấu phẩy vào trong truyện vui.
-Vì Dũng dùng sai từ : gọi là tắm chứ không phải tưới vòi hoa sen.
- Làm vở.
T2. Toán LUYỆN TẬP CHUNG
 I.Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố :
- Kĩ năng thực hành tính trong các bảng nhân chia đã học.
- Kĩ năng thực hành tính cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 .
- Xem giờ trên đồng hồ. Tính chu vi hình tam giác .
- Rèn giải toán nhanh, đúng, chính xác.
- Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
 II. Đồ dùng:
1. Giáo viên : Bảng cài.
2. Học sinh : Sách, bảng con, nháp.
 III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ : Cho 3 em lên bảng làm :
-Tính chu vi hình tứ giác có độ dài lần lượt là :
	 3cm, 5 cm, 7 cm, 10 cm.
	10 cm, 8 cm, 12 cm, 10 cm.
-Nhận xét.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện tập chung.
Bài 1 : Yêu cầu HS xem đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ .
-Nhận xét.
Bài 2 : Em hãy nhắc lại cách so sánh các số có 3 chữ số với nhau.
-Nhận xét.
Bài 3 : Nêu cách đặt tính và tính theo cột dọc ?
-Nhận xét.
Bài 4 : Yêu cầu HS tự làm bài. Lưu ý tính từ trái sang phải.
Bài 5 : Gọi 1 em đọc đề.
- Muốn tìm chu vi hình tam giác ta làm thế nào ?
-Nhận xét.
3. Củng cố : 
- Nhận xét tiết học.
-2 em lên bảng làm. Lớp làm nháp.
Luyện tập chung .
Bài 1:Thi đọc giờ trên đồng hồ . Chia 2 đội chơi .
(5 giờ 15 phút hoặc 17 giờ 15 phút)
Bài 2.HS nêu cách so sánh các số có 3 chữ số : So sánh số hàng trăm TD : 856 và 756 thì 8 > 7.
-So sánh số hàng chục : 856 và 886 thì 5 < 8.
-So sánh số hàng đơn vị TD : 859 và 853 thì 9 > 3.
-HS làm bài. Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn :699. 728 . 740. 801.
Bài 3.
-1 em nêu cách đặt tính và tính theo cột dọc
-1 em lên bảng làm, lớp làm vở.
-Làm vở :
24 + 18 – 28 = 42 – 28
 = 14
Bài 5: 1 em đọc 
-Tính tổng độ dài 3 cạnh. 
-HS làm vở 
Chu vi hình tam giác ABC :
5 + 5 + 5 = 15 (cm)
Đáp số : 15 cm.
-Hoặc : 5 x 3 = 15 (cm)
Thứ sáu ngày 13 tháng 5 năm 2011
Toán – Tiết 174
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Thực hành tính trong bảng nhân, chia.
- Cộng trừ có nhớ không nhớ trong phạm vi 100, 1000. So sánh số trong phạm vi 1000.
- Giải bài toán về ít hơn, tính chu vi hình tam giác.
- Rèn kĩ năng làm tính nhanh, đúng, chính xác.
- Phát triển tư duy toán học.
II/ Đồ dùng:
1.Giáo viên : Hình vẽ bài 5.
2.Học sinh : Sách toán, bảng con, nháp.
III/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ : Cho HS làm phiếu.
4 x 7 : 1
 0 : 5 x 5
 2 x 5 : 1
 -Nhận xét.
2.Dạy bài mới : 
Hoạt động 1 : Luyện tập.
Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 2 :Viết bảng phép tính : 700 + 300 999
-Giải thích : 700 + 300 > 999 vì 700 + 300 = 1000 mà 1000 > 999 (do 1000 là số liền sau 999 hoặc do 999 + 1 = 1000
-Nhận xét.
Bài 3 : Yêu cầu gì ?
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 4 : Gọi 1 em đọc đề.
-Yêu cầu HS làm vào vở.
-Nhận xét, yêu cầu HS sửa bài.
Bài 5 : Yêu cầu HS đọc đề, suy nghĩ và tự làm bài.
-Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào ?
-Nhận xét.
3.Củng cố : Biểu dương HS tốt, nhắc nhở HS chưa chú ý. Nhận xét tiết học.
-Làm phiếu BT.
	4 x 7 + 1 = 28 : 1 = 28
	0 : 5 x 5 = 0 x 5 = 0
	2 x 5 : 1 = 10 : 1 = 10
-Luyện tập chung.
-HS làm bài
-HS viết bài làm vào vở
700 + 300 > 999
-Đặt tính và tính. 3 em lên bảng, lớp làm vở.
-1 em đọc đề : Tấm vải xanh dài 40 m, tấm vải hoa ngắn hơn tấm vải xanh 16 m. Hỏi tấm vải hoa dài bao nhiêu mét?
Tấm vải hoa dài là :
40 – 1 6 = 24 (m)
Đáp số : 24m
-Tính tổng độ dài 3 cạnh của hình 
tam giác.
-1 em lên bảng làm, cả lớp làm vở BT
**************************
Chính tả – Tiết 70
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 7)
I/ Mục tiêu :
1.Kiến thức : Tổng kết môn học về kiến thức kĩ năng, đánh giá sự cố gắng tiến bộ. Biết khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm.
2.Kĩ năng : Rèn thói quen luyện tập đều đặn.
3.Thái độ : Ý thức rèn luyện tốt.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34. 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Ôn tập tiết 7.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng 
Tiến hành tương tự như tiết 1.
v Hoạt động 2: Củng cố vốn từ về các từ trái nghĩa 
Bài 2
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 bảng từ như SGK, 1 bút dạ màu, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm các cặp từ trái nghĩa trong bài.
- Nghe các nhóm trình bày và tuyên dương nhóm tìm đúng, làm bài nhanh.
Bi 3
- Bài tập 3 yêu cầu các con làm gì?
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tự làm bài trong Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Gọi HS chữa bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 3: Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về con bé.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Em bé mà con định tả là em bé nào?
- Tên của em bé là gì?
- Hình dáng của em bé có gì nổi bật? (Đôi mắt, khuôn mặt, mái tóc, dáng đi, )
- Tính tình của bé có gì đáng yêu?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và viết bài.
- Nhận xét và cho điểm HS. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài để kiểm tra lấy điểm viết.
- Hát
- Các nhóm HS cùng thảo luận để tìm từ. Đại diện các nhóm trình bày trước lớp:
đen > < trái
sáng > < tốt
hiền > < nhiều
gầy >< béo 
- Bài tập yêu cầu chọn dấu câu thích hợp để điền vào chỗ trống.
Làm bài theo yêu cầu: 
- Bé Sơn rất xinh. Da bé trắng hồng, má phinh phính, môi đỏ, tóc hoe vàng. Khi bé cười, cái miệng không răng toét rộng, trông yêu ơi là yêu!
- Cả lớp theo dõi bài bạn và nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
- Là con gái (trai) của em./ Là con nhà dì em./ 
- Tên em bé là Hồng./ 
- Đôi mắt: to, tròn, đen lay láy, nhanh nhẹn, 
- Khuôn mặt: bầu bĩnh, sáng sủa, thông minh, xinh xinh, 
- Mái tóc: đenh nhánh, hơi nâu, nhàn nhạt, hoe vàng, 
- Dáng đi: chập chững, lon ton, lẫm chẫm, 
- Ngoan ngoãn, biết vâng lời, hay cười, hay làm nũng, 
- Viết bài, sau đó một số HS đọc bài trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_2_tuan_35.doc