Tích lũy chuyên môn - Nguyễn Thị Ly Kha

Tích lũy chuyên môn - Nguyễn Thị Ly Kha

 Bài 1: Các từ in đậm trong đoạn văn dưới đây là từ ghép hay từ láy:

a)Nhân dân ghi nhớ công ơn của Chữ đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng.Cũng Từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ,mở hội để tưởng nhớ ông.

b)Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.Rồi tre lớn lên , cứng cáp,dẻo dai,vững chắc.Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí, như người.

Bài 2 :

Cho đoạn văn sau:

Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc của mây trời.Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm,như dâng cao lên chắc nịch.Trời rải mây trắng nhạt,Biển mơ màng dịu hơi sương.Trời âm u mây mưa,biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió,biển đục ngầu giận dữ.Như một con người biết buồn vui,biển lúc tẻ nhạt lạnh lùng,lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu , gắt gỏng.

Tìm từ ghép in đậm và và xếp thành hai nhóm: Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.

Bài 3:Tìm từ dùng sai trong các câu thơ sau rồi sửa lại cho đúng.

a) Bạn Lan rất chân chính, nghĩ sao nói vậy

b) Người nào tự tin, người đó sẽ không tiến bộ.

Bài 4:Cho đoạn văn .

Xe/ chúng tôi /lao /chênh vênh /trên /dốc/ cao /của/ con/ đường /xuyên /tỉnh /Hoàng Liên Sơn./Những/ đám/ mây /trắng /nhỏ /sà /xuống /cửa kính /ô tô /tạo nên/ một/ cảm giác/ bồng bềnh/ huyền ảo/. Chúng tôi/ đang/ đi/ bên/ những/ thác/ trắng xoá/ tựa /mây trời, /những/ cành/ cây/ âm âm/, những /bông/ hoa chuối/đỏ rực/lên /như /ngọn /lửa/

Tìm các danh từ có trong đoạn văn và chỉ ra các danh từ chỉ đơn vị.

 

doc 28 trang huongadn91 4640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tích lũy chuyên môn - Nguyễn Thị Ly Kha", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 1-2 
Rèn viết chữ hoa cho học sinh
1. Luyện viết chữ hoa theo các nhóm:
 Đối với chữ hoa ta cần rèn theo các nhóm nét sau:
 Nhóm 1: U, Ư, Y, V, X, N, M.
 Khi rèn cần tập trung luyện kĩ nét móc hai đầu( chú ý có biến điệu ở các chữ X, N, M), cần phải hướng dẫn các em điều khiển nét bút có phần cong sao cho mềm mại.( chữ N, M là chữ cái có viết hoa kiểu 2).
 Nhóm 2: A, Ă, Â, N, M.
 Trọng tâm rèn ở nhóm này là nét móc ngược ( có biến điệu ở chữ N, M kiểu 1). Phải chú ý đưa bút đúng quy trình ( nét 1 viết từ dưới lên).
 Nhóm 3: C, G, E, Ê, T.
 Trọng ở nhóm này là phải luyện cách điều khiển đầu bút để tạo được những nét cong cho đúng. Chú ý: Chữ cái C, E tương đối khó viết, cần phải được tập luyện nhiều lần cho thành thạo.
 Nhóm 4: P, R, B, D, Đ, I, K, H, S, L, V.
 Đối với nhóm này nên bắt đầu luyện tập bằng nét thẳng đứng sau đó mới chuyển sang nét móc nét móc ngược trái có biến điệu.
 Nhóm 5: O, Ô, Ơ, Q, A, ( Q, A chữ hoa kiểu 2)
 Trong nhóm này phải rèn chữ O thật nhiều, viết chữ O đẹp thì viết những chữ còn lại sẽ đẹp.
 Khi rèn viết từng nhóm chữ xong rồi thì tập cho các em nối chữ bằng cách cho viết các bài 
 thơ ngắn.
 2. Cách đánh dấu thanh:
 Dấu thanh chỉ được đặt trên hoặc dưới chữ ghi nguyên âm ( âm chính), không đặt giữa hai chữ cái. Trường hợp âm chính là nguyên âm đôi, vị trí của dấu thanh sẽ được xác định tùy thuộc vào viết âm tiết, có âm cuối hay không. Nếu âm tiết không có âm cuối vần thì thì dấu thanh được đặt ở trên hoặc dưới con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi.
 Ví dụ: Mía, Lúa, Lụa, Sửa, Cửa 
 - Nếu âm tiết có âm cuối vần thì dấu thanh được đặt ở trên hoặc dưới con chữ thứ hai của nguyên âm đôi.
 Ví dụ: Khướu, Nướng, Uống, Yểng, Viết 
 3. Cách đánh dấu phụ:
 - Dấu phụ ở chữ cái ă, â, e, ê, ô đặt ở vị trí phía trên đầu các chữ cái. Điểm cao nhất của dấu không qua 1/3 đơn vị chữ, điểm thấp nhất của dấu không chạm vào đầu phần nét cơ bản của các chữ cái, chiều ngang của dấu bằng 1/3 dơn vị chữ.
 - Dấu phụ của chữ ư, ơ là một dấu như hình lưỡi câu đặt hơi nghiêng về bên phải của thân chữ, độ cao không quá 1/3 đơn vi chữ, ở chữ ư, điểm dừng bút của nét phụ chạm vào đầu của nét móc thứ hai, ở chữ ơ, điểm dừng bút của nét phụ chạm vào điểm dừng bút của nét cong kín.
 Qua thời gian áp dụng tôi thấy học sinh lớp tôi có nhiều chuyển biến rõ rệt về chữ viết. viết nắn nót, cẩn thận là thói quen của học sinh. Các em luôn luôn tự giác trong học tập, sách vở luôn sạch đẹp. Phong trào luyện viết chữ đẹp của lớp luôn đạt hiệu quả cao. Khi thấy vở của các em sạch đẹp tôi cũng thấy say sưa trong việc rèn chữ viết cho các em.
Tuần 3-4
 DẠY HỌC THEO CÁ NHÂN, NHÓM, LỚP CÓ NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT:
* Dạy học cá nhân: Hình thức tổ chức là tập trung sự chú ý vào việc p/triển các p/chất và n/lực riêng của từng H trong lớp. Dạy học cá nhân coi trọng việc cá thể hóa học tập, tôn trọng đặc tính riêng của mọi em, tạo sự bình đẳng về cơ hội để mọi H tự p/triển, tùy theo sở trường và n/lực của mình. Đồng thời rèn luyện hco các en PP và thói quen tự học, tự làm việc. 
* Dạy học theo nhóm nhỏ: Hình thức tổ chức là chia H thành các nhóm từ 2-5 H, tùy theo nội dung bài học và số lượng ĐDDH, nhiều H thự hiện chung 1 n/vụ, 1 bài tập. Dạy học theo nhóm đề cao vai trò của sự hợp tác, của h/động tập thể, đề cao t/nhiệm của cá nhân đ/với tập thể. Dạy học theo nhóm sẽ rèn luyện cho các em khả năng lắng nghe và lựa chọn để tiếp nhận hiểu biết của người khác.
* Dạy học theo lớp: là hình thức tổ chức dạy học cơ bản phổ biến trong dạy học, lấy H làm trung tâm, h/động của GV chủ yếu là truyền thụ, còn h/động của H là thông hiểu, ghi nhớ tái hiện lại bài học.
* Hình thức dạy học cá nhân khác với dạy học theo nhóm và dạy học theo lớp:
- Hình thức dạy học cá nhân :
+ Làm các BT trong sách TNXH. 
+ Tự thể hiện tài năng. 
+Các h/dộng độc lập như sưu tầm tranh ảnh, thu thập số liệu, tư liệu, khảo sát thực tế nơi ở 
- Hình thức dạy học theo nhóm nhỏ:
+ Thảo luận về 1 vấn đề học tập.
+ Tìm hiểu, điều tra về 1 vấn đề thực tế hay trao đổi xung quanh đề tài.
+ Ôn tập, tổng kết, điều tra sau 1 bài học hay 1 chương.
+ Thực hiện 1 bài tập, 1 n/vụ học tập, làm 1 bài thực hành.
+ Tổng kết 1h/động.
- Hình thức dạy học theo lớp:
+ Kiểm tra bài cũ.
+ Thông báo mục tiêu của bài mới, đặt vấn đề.
+ Tổ chức cho H trao đổi kết quả học tập.
+ Bổ sung, mở rôngk k/thức.
+ Truyền đạt những k/thức mà H Ko có khả năng tự học.
+ Giảng giải.
+ Tổng kết kiểm tra sau các h.động của H.
* Trong quá trình dạy học cần kết hợp chúng với nhau. Vì: Mỗi hình thức tổ chức dạy học có tác dụng tích cực phát triển H ở 1 khía cạnh nào đó. Việc kết hợp nhiều hình thức dạy học khác nhau cho phép phát huy được thế mạnh của các hình thức tổ chức dạy học. Đồng thời tạo cơ hội cho H suy nghĩ và làm việc, trao đổi, thảo luận với nhau nhiều hơn nhằm chiếm lĩnh kiến thức mới 1 cách chủ động và sáng tạo.
Trình bày hình thức dạy học theo nhóm trong môn TNXH, KH, LS và Địa lí. Cho ví dụ minh họa?
* GV chia H thành các nhóm từ 2-5 hoặc 6 em tùy theo nội dung bài học và số lượng ĐDDH đã có. Cử nhóm trưởng, sau đó giao n/vụ và h/dẫn các em làm việc (trao đổi, thảo luận, thực hiện chung 1 n/vụ ). Học theo nhóm có thể dược tiến hành ngay từ lớp học, cũng có thể về nhà học theo nhóm (làm bài tập, thực hành, sưu tầm tài liệu, làm ĐD học tập ). Để dạy hcọ theo nhóm có hiệu quả, cần chú ý các vấn đề sau:
- Chia nhóm: Trong mỗi nhóm nêncó các H giỏi, khá, kém, có cả em hiếu động lẫn trầm lặng. Quy mô nhóm không nên quá đông, vì sẽ có 1 số em luôn luôn làm việc, trong khi 1 số em khác có ý dựa dẫm, ỷ kại, Ko chịu h/động.
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị kỹ kế hoạch dạy học và dự kiến các tình huống xảy ra cùng p/án xử lý khi H làm việc nhóm.
+ Giao n.vụ cụ thể, rõ ràng, bảo đảm tất cả H trong lớp đều hiểu n/vụ.
+ Trong quá trình H làm việc theo nhóm, GV nếu có đ/kiện cần phải theo dõi cụ thể từng nhóm, có sự giuóp đỡ h/dẫn kịp thời, bảo đảm cho tất cả H đều làm việc. Mỗi nhóm đều có sản phẩm cụ thể và đó là công sức chung của toàn nhóm.
+ Nên tạo ra Ko khí thi đua giữa các nhóm để k.khích học tập.
* Dạy học theo nhóm đề cao vai trò của sự hợp tác, của h/động tập thể, đề cao t/nhiệm của cá nhân đ/với tập thể. Đồng thời dạy học theo nhóm sẽ rèn luyện cho H các kỹ năng như: H biết lắng nghe và lựa chọn để tiếp nhận hiểu biết của người khác, sửa chữa hoặc bổ sung vào hiểu biết của mình, H biết cách trình bày những hiểu biết của mình cho bạn nghe, H tập dượt công tác tổ chức điều khiển 
* Dạy học theo nhóm có nhiều hình thức tổ chức khác nhau, chẳng hạn như: 
- Thảo luận về 1 vấn đề học tập.
- Tìm hiểu điểu tra 1 vấn đề thực tế hay trao đổi xung quanh 1 đề tài.
- Ôn tập, tổng kết k/thức sau 1 số bài hoặc chương.
- Th.hiện 1bài tập, 1n/vụ học tập,làm1bài t/ hành.
- Tiến hành trò chơi học tập, thực hiện thí nghiệm.
- Tổng kết 1 h/động.
- Xây dựng 1 kế hoạch, p/án h/động.
VD: Bài 12: Phòng 1 số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng (khoa học lớp 4)
- HĐ 1: Nhận dạng 1 số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Mục tiêu: Mô tả đặc điểm bên ngoài của trẻ bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và ngươì bị bệnh bướu cổ; nêu được nguyên nhân gây ra các bệnh kể trên.
- Phương tiện: Trang SGK
- Hoạt động: H làm việc theo nhóm 4.
+ Quan sát các hình 1,2 SGK, nhận xét, mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ.
+ Thảo luận về nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên
TuÇn 5-6
Phần 1: Cảm thụ văn học:
Bài 1 : Tả cảnh đẹp ở Sa Pa , nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết 
“Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu.Thoắt cái , trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào , lê , mận .Thoắt cái , gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý .’
 (Đường đi Sa Pa – TViệt 4)
Em có nhận xét gì về cách dùng từ , đặt câu ở đoạn văn trên ?Nêu tác dụng của cách dùng từ , đặt câu đó .
Bài 2: Đoạn văn dưới đây có thành công gì nổi bật trong cách dùng từ ?Điều đó góp phần miêu tả nội dung sinh động như thế nào ?
Vai kĩu kịt , tay vung vẩy , chân thoăn thoắt ,Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp , tiếng vịt cạc cạc , tiếng người nói léo xéo Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi dây xích sắt , mặt buồn rầu sợ sệt ...
Ngô Tất Tố
HƯỚNG DẪN 
Bài 1 
-Tác giả đã dùng điệp ngữ ở đầu câu (Thoắt cái ) 3 lần ;với câu 1 đảo bổ ngữ lác đác lên trước ; câu 2 dẩo vị ngứ trắng log lanh lên trước .
-Vơi cách dùng điệp ngữ thoắt cái gợi cho ta thấy cảm xúc đột ngột , ngỡ ngàng , nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng của thời gian , đến mức gây bất ngờ .Tác giả dùng đảo ngữ để làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của sự biến đổi về cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa .Vơi cách dùng từ , đạt câu như vậy làm nổi bật hơn vẻ đẹp hiếm có mà thiên nhiên đã dành tăng cho Sa Pa .
Bài 2 
Đoạn văn đã có thành công nổi bật trong cách dùng các từ tượng thanh (kĩu kịt, eng éc ,chíp chíp, cạc cạc, léo xéo, ăng ẳng ),từ tượng hình (vung vẩy ,thoăn thoắt).Điều đó góp phần miêu tả sinh động cảnh người ở thôn quê đang gồng gánh hàng họ đi chợ với không khí thật nhộn nhịp và khẩn trương.
Bài 3 Trong mỗi khổ thơ, đoạn văn dưới đay, hình ảnh so sánh đã góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động, gợi cảm như thế nào ?
a, Mùa thu của em b, Đã có ai lắng nghe
 Là vàng hoa cúc Tiếng mưa trong rừng cọ?
 Như nghìn con mắt Như tiếng thác dội về
 Mở nhìn trời êm Như ào ào trận gió .
 (Quang Huy) (NguyễnViết Bình) 
Bài 4
Trong bài “Cô giáo lớp em “ nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh có viết ; 
Cô dạy em tập viết
 Gió đưa thoảng hương nhài
 Nắng ghé vào cửa lớp
 Xem chúng em học bài
Em hãy cho biết :khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật?Biện pháp nghệ thuật đó đã giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các bạn học sinh?
Hướng dẫn 
Bài 3: 
Hình ảnh so sánh góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động , gợi cảm:
a,Hình ảnh hàng nghìn con mắt mở nhìn bầu trời êm ả đã góp phần diễn tả được vẻ đẹp tươi sáng , dịu dàng của hoa cúc ;gợi cảm xúc yêu mến mùa thu.
b,Hình ảnh âm thanh tiếng thác dội ,trận gió ào ào đã góp phần diễn tả được sự mạnh mẽ , vang động của tiếng mưa rơi trong rừng cọ ;gợi 
cảm xúc mới lạ và thú vị...
Bài 4
-Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ đó lạ b/p nhân hoá 
-Tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hoá : cho thấy được tinh thần học tập rất chăm chỉ của các bạn học sinh (làm cho nắng như đứa tre nhỏ đang tung tăng chạy nhảy cũng muốn dừng lại ghé vào cửa lớp để xem các bạn học bài .
. 
TuÇn 7-8
 Trình bày đặc điểm cấu tạo từ TV:
	Cấu tạo từ là hoạt động nhằm sản dinh ra từ mới cho ngôn ngữ. Cấu tạo từ có nhiệm vụ nghiên cứu các phương thức cấu tạo nên từ và phân loại các từ xét về mặt hình thức cấu tạo và về ý nghĩa có quan hệ với phương thức tạo nên các loại từ đó. Cấu tạo từ có các đặc điểm sau:
	1. Xác định đơn vị cơ sở cấu tạo từ trong TV:
	Hiện nay, về đơn vị cấu tạo từ TV có rất nhiều khác nhau , tiêu biểu là hai quan niệm sau: 
	* Quan niệm 1: Xem yếu tố cấu tạo từ trong TV là tiếng (đó là âm tiết đã được dung trong TV) và nghiên cứu các quan hệ giữa các âm tiết kết hợp với nhau tạo ra đơn vị hoàn chỉnh, chính là nghiên cứu cấu tạo từ.
	* Quan niệm 2: Xem yếu tố cấu tạo từ là từ tố đó là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và do đó đơn vị này có thể trùng với âm tiết trong TV hoặc có thể do 2,3 âm tiết cấu tạo thành.
	Từ quan niệm về yếu tố cấu tạo từ như trên dẫn đến những quan niệm khác nhau về cách phận biệt từ đơn, từ ghép (từ láy thì không có sự nhau này) 
	 Giáo trình TTĐTTX theo quan niệm: “yếu tố cấu tạo từ được gọi là từ tố” . Với quan niệm này, từ TV có đặc điểm cấu tạo như sau:
	- Có hai loại từ tố chính là từ tố cơ sở và từ tố thứ sinh. Từ tố cơ sở còn gọi là từ tố nguyên cấp. Còn từ tố thứ sing là từ tố sản sinh được ra do từ tố cơ sở theo phương thức láy.
	VD: Từ láy “gọn gàng”, “gọn”là từ tố cơ sở; “gàng” là từ tố thứ sinh. Không có từ tố cơ sở thì không có từ tố thứ sinh. 
- Mỗi từ tố cơ sở khác nhau sản sinh ra các từ tố thứ sinh khác nhau, cho dù chúng hoàn toàn khác nhau về hình thức ngữ âm. VD: “nhàng” trong “nhẹ nhàng” và “nhàng” trong “nhịp nhàng” là 2 từ tố thứ sinh khác nhau, “nhàng” thứ nhất do nhẹ mà có; “nhàng ” thứ 2 do nhịp mà có. 
Các từ tố cơ sở là những hình thức ngữ âm có nghiũa thực, có thể giải nghĩa được. Hình thức ngữ âm của các yếu tố cơ sở có thể là một âm tiết. Đó là đại bộ phận các yếu tố cơ sở đã có từ lâu trong TV như: xe, thợ, cá, bào nhưng cũng có từ tố nhiều âm tiết như: tắc kè. Với từ tố này TV cấu tạo nên hàng loạt từ phức như: “tắc kàe hoa”, “tắc kè chân vịt”; “tắc kè bay” Số lượng các từ tố nhiều âm tiết trong TV ngày càng nhiều do sự vay mượn các từ của tiếng Anh, tiếng Pháp, Nga, TQuốc. Như từ tố “cà phê” mượn của tiếng Pháp cho ta các từ “cà phê mít”; “cà phê chè” . Từ tố “mì chính” mượn ở tiếng địa phương TQuốc cho ta các từ “mì chính cánh”; “mì chính bột” 
	2. Xác định phương thức cấu tạo từ:
	a. Cấu tạo từ là một vận động bao gồm những cơ chế sử dụng các từ tố là nguyên liệu để cho các từ hình thành. Có thể hình dung cơ chế cấu tạo từ như sau:
Yếu tố
Cơ chế
 Các kiểu cấu tạo từ
Xét về cấu tạo từ
Phương thức
	Các cơ chế cấu tạo từ được gọi là phương thức tạo từ. Sơ đồ trên có nghĩa là các từ tố ở đầu vào phương thức như 1 hoạt động cỗ máy. Các từ tố đi vào, qua hoạt động cỗ máy tạo từ sẽ cho phép kết hợp hai từ tố “máy” và “bay” cho ta từ ghép “máy bay”.
	b. Phương thức láy: Là phương thức tác động vào 1 từ tố cơ sở, làm sản sinh ra 1 từ tố thứ sinh lặp lại ngữ âm của từ tố cơ sở, tổng thể từ tố cơ sở và từ tố thứ sinh là 1từ phức, được gọi là tử láy
VD: Phương thức láy tác động vào từ tố “gọn” làm xuất hiện từ rố thứ sinh “gàng” hoặc “ghẽ”, tổng thể “gọn gàng”; “gọn ghẽ” là 2 từ láy.
	Ngoài 2 phương thức ghép và láy tiếng Việt còn sử dụng 2 phương thức thứ yếu nữa để tạo ra từ mới nữa, đó là: phương thức chuyển đổi ngữ nghĩa và phương thức rút gọn.
	3. Phân loại từ về mặt cấu tạo:
	Căn cứ vào số lượng các từ tố, có thể phân chia các từ trong TV xét về mặt cấu tậothnhf 2 loại lớn: Từ đơn- Từ ghép.
	* Từ đơn: Là những từ được cấu tạo từ 1 tiếng vừa độc lập, vừa có nghĩa (hoặc do 1 tổ hợp âm tiết được tạo thành do hiện tượng phiên âm từ vay mượn hoặc do kết quả của hiện tượng mất nghĩa hay âm tiết hóa tổ hợp phụ âm cổ).
	VD: - Từ đơn 1 âm tiết: nhà, người, cây, áo 
	 - Từ đơn nhiều âm tiết: tắc kè, xà phòng, mì chính 
	* Từ ghép: Là những từ do sự kết hợp 2 hoặc hơn 2 từ tố cơ sở để cho ta 1 từ phức. các từ ghép 2 từ tố là những từ tiêu biểu, cho nên ta có thể tìnm hiểu các từ ghép 2 từ tố:
VD: xe máy,thợ tiện,máy bay, xanh lè,tròn xoe 
	Tùy theo quan hệ giũa 2 từ tố, các từ tố lại chia thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
	+ Từ ghép chính phụ: Là những từ ghép có 1 từ tố chính và 1 từ tố phụ . Từ tố phụ bổ sung nghĩa cho từ tố chính đó. Từ tố chính có thể ở vị trí thứ nhất, cũng có thể ở vị trí thứ hai.
	VD: Từ ghép chính - phụ: Máy bay, tàu hỏa, hoa hồng 
	 Từ ghép phụ chính: học sinh, đội trưởng 
	- Cơ chế nghĩa của từ ghép C-P:
	+ Từ ghép phân nghĩa: Yếu tố chính là yếu tố chỉ loại, yếu tố phụ là yếu tố cụ thể hóa nghĩa của loại. VD: hoa hồng, hoa phượng (hoa là yếu tố chỉ loại; hồng, phượng là yếu tố cụ thể hóa loại được nêu ra).
	- Từ ghép phân nghĩa đặc biệt: Có 3 loại:
	+ Loại 1: Đó là loại từ ghép mà yếu tố phụ không mang nghĩa cụ thể và xuất hiện trong hệ thống vốn từ TV theo 1 kiểu kết hợp. Đây là từ ghép sắc thái hóa.
	+ Loại 2: Là loại có nghĩa của từ ghép trùng làm 1 với nghĩa của yếu tố phân loại.
	+ Từ ghép phụ gia hóa.
	* Từ láy: Là 1 phương thức cấu tạo từ 1 từ tố cơ sở do đó nhiều nhất chỉ có 1 yếu tố có nghĩa, (có thể cả 2 yếu tố đều không mang nghĩa). Điều cơ bản của từ láy là quan hệ ngữ âm. Đó là sự lặp lại hoặc phụ âm đầu hoặc phần vần hoặc lặp lại hoàn toàn hình thức ngữ âm của từ tố cơ sở.
	- Phân loại: Các tiểu loại của từ láy: Từ láy hoàn toàn - Từ láy bộ phận.
	Phần thanh điệu hòa phối theo 2 nhóm: 
 Ngang - Hỏi - Sắc. Huyền – Ngã - Nặng.
+ Đối với trường hợp 2 âm tiết có quan hệ ngữ âm mà cả 2 đều có nghĩa thì xếp vào loại từ ghép.
+ Một số trường hợp láy Ko có hiện tượng hòa phối thanh điệu thành 2 nhóm như đã nói trên. Đó là những trường hợp ngoại lệ.
+ Ngoài loại từ láy đôi phổ biến, còn có loại láy 3, láy 4. VD: Tẻo tèo teo, dửng dừng dưng 
+ Nghĩa của từ láy cũng như nghĩa của từ ghép phát triển theo 2 hướng:
	(+) Khái quát hóa: Tạo ra từ có nghĩa tổng quát hơn so với nghĩa của từ gốc: rau ráng, chim chóc, thịt thà, tiệc tùng, 
	(+) Cụ thể hóa (sắc thái hóa): Tạo ra ý nghĩa cụ thể, tinh tế.VD: nhỏ nhoi,nhỏ nhắn, nhỏ nhen.
	Như vậy: Đặc điểm ngữ nghĩa của các loại từ phân theo đặc điểm cấu tạo phù hợp với sự phát triển tư duy của con người theo 2 hướng trên
TuÇn 9-10
Bài toán về tuổi. 
Bài 1:
Tổng tuổi của ông và bố Quân là 85 tuổi .Tổng số tuổi của ông và Quân là 65 tuổi .Tuổi của Quân bằng tuổi của bố .Hỏi tuổi của mỗi người.
Giải bài toán :
 Tuổi Ông + tuổi bố =85 tuổi
 -Tuổi Ông +tuổi Quân =65 tuổi
Suy ra tuổi bố hơn tuổi Quân là 85-65=20 
Ta có sơ đồ 
 Tuổi bố:
 20
Tuổi Quân:
Vậy tuổi của Quân là :20:2=10( tuổi)
Tuổi của Ông là:65-10=55(tuổi)
Tuổi của bố là:10 x 3=30 (Tuổi)
Bài 2:
Có 4 thùng đựng dầu hoả như sau:Thùng thứ nhất có số dầu hoả bằng thùng thứ hai, và thùng thứ 3 có số dầu hoả bằng thùng thứ 4 .Tổng số dầu hoả của thùng thứ nhất và thùng thứ ba là 24 lít .Hỏi 4 thùng có tất cả bao nhiêu lít dầu?
Giải bài toán
Gọi số dầu hoả thùng thứ nhất là là xlít thì số dầu hoả đựng trong thùng thứ hai là 2 ,số dầu hoả đựng trong thùng thứ 3 là y lít thì số dầu hoả đựng trong thùng thứ tư là 2x y 
Ta có sơ đồ :
Thùng thứ hai:
Thùng thứ nhất
Thùng thứ ba 
Thùng thứ tư: 
Theo đầu bài ra ta có phép tính: x+y=24
Ta tính x +2 
 =3
 Bài 3::
Tuổi của Quý cách đây 2 năm bằng tuổi của Quý 2 năm sau.Tuổi của Phú cách đây 3 năm bằng tuổi của Phú cách đây 3 năm sau.Hỏi năm nay hai anh em Phú,Quý bao nhiêu tuổi?
Giải:
Tuổi của Quý 2 năm nữa hơn tuổi của Quý cách đây 2 năm là 2+2=4(năm)
Ta có sơ đồ:
 4
Tuổi của Quý cách đây 2 năm:
Tuổi của Quý sau 2 năm nữa: 
Suy ra tuổi của Quý cách đây 2 năm là 4:2=2
Tuổi của Quý hioện nay là:2+2=4
Tuổi của Phú 3 năm nữa hơn tuổi của Phú cách đây 3 năm là 3+3=6(năm)
Ta có sơ dồ đoạn thẳng 
Tuổi của Phú cách đây 3 năm là:
6
Tuổi của Phú sau 3 năm là: 
Suy ra tuổi của Phú cách đây 3 năm là :6 tuổi
Tuổi của Phú hiện nay là :6+3=9(Tuổi)
TuÇn 11-12
Bài 1 (59 ôn tập và nâng cao)
Tìm một số có 5 chữ số,biết rằng nếu ta viét thêm chữ số 1 vào trước số đó thì được một số có 6 chữ số .Nếu viết thêm một chữ số một vào sau số đó ta cũng được một số có 6 chữ số, nhưng gấp 3 lần số trên.
Giải:
Gọi số phải tìm là abcde .Theo đầu bài, ta có 
 1abcde
 3 
 a bcd e1 
Như vậy:e=7;Từ kết quả d3 cho ta d=5
Ta đã có phép tính 
 1abc 57
 3
 abc571
Từ đây, suy ra c=8;b=2;a=4; số phải tìm là:42857
Bài 2 
Không làm tính hãy cho biết chữ số tận cùng của mỗi kết quả sau.
a)1991+1992+,..........+1999)-(11+12+......+19)
b)(1981+1982+....+1989)x (1991+1992+.....1999)
c)21232527 -11131517
Giải:
a)Chữ số tận cùng của tổng 1991+1992+,..........+1999 và 11+12+......+19 đều bằng chữ số tạn cùng của tổng 1+2+3+4+....+9 và bằng 5nên hiệu trên có tận cùng bằng 0
b)có tận cùng bằng 5 vì 55 =25
c)Chữ số tận cùng của tích 21232527 và 11131517 đều bằng chữ số tận cùng của tích 1357và bằng 5 nên hiệu trên có tận cùng bằng 0
Giải:
a)Kết quả sai vì tích của 136136 có tận cùng bằng 6 mà số trừ có tận cùng bằng 2 nên hiệu không thể có tận cùng bằng 0
b)Kết quả sai vì tích của một số tự nhiên nhân với chính nó có tận cùng là một trong các chữ số 0;1;4;5;6;9
Bài 4:
Tích sau có tận cùng bằng bao nhiêu chữ số 0
a)13141516 .....22
b)1234...............50
Giải:
a)Trong tích 1314 15 16 .....22 có thừa số 20 là tròn chục .Thừa số này có một chữ số 0 ở tích thừa số 15 khi nhân với một số chẵn cho một chữ số 0 ở tích vậy tích có 2 chữ số 0
 b)Tích 1234..............50 có thể phân thành 5 nhóm 
+Nhóm thứ nhất 1234.5...........9
Nhóm này có thừa số 10 là số tròn chục , tích cho một chữ số 0 thừa số5
khi nhân với một số chẵn cho một chữ số 0 ở tích vậy tích có 2 chữ số 0
+Tương tự các nhóm khác mỗi nhóm có 2 chữ số 0 ở tích 
Nên tích trên có 10 chữ số 0.
Bài 5
Tìm chữ số tận cùng của giá trị biểu thức sau.7
 1999 thừa số 7 
Giải:
Nhận xét 7tận cùng l
 4 thừa số 7
Vì 1999:4=499(dư 3)nên ta có :
A=7
 1999 thừa số 7
=(7(7.....(7(77)
 499 nhóm (7
Ta thấy Tích của 499 nhóm (7 tận cùng là 1
 tíchcủa(77)tận cùng là3 Vậy A có tận cùng là3
Suy ra A-1999 có tận cùng là 4
Tuần 13-14:
Tiếng Việt nâng cao :
 Bài 1: Các từ in đậm trong đoạn văn dưới đây là từ ghép hay từ láy:
a)Nhân dân ghi nhớ công ơn của Chữ đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng.Cũng Từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ,mở hội để tưởng nhớ ông.
b)Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.Rồi tre lớn lên , cứng cáp,dẻo dai,vững chắc.Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí, như người.
Bài 2 :
Cho đoạn văn sau:
Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc của mây trời.Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm,như dâng cao lên chắc nịch.Trời rải mây trắng nhạt,Biển mơ màng dịu hơi sương.Trời âm u mây mưa,biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió,biển đục ngầu giận dữ.Như một con người biết buồn vui,biển lúc tẻ nhạt lạnh lùng,lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu , gắt gỏng.
Tìm từ ghép in đậm và và xếp thành hai nhóm: Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
Bài 3:Tìm từ dùng sai trong các câu thơ sau rồi sửa lại cho đúng.
Bạn Lan rất chân chính, nghĩ sao nói vậy
Người nào tự tin, người đó sẽ không tiến bộ.
Bài 4:Cho đoạn văn .
Xe/ chúng tôi /lao /chênh vênh /trên /dốc/ cao /của/ con/ đường /xuyên /tỉnh /Hoàng Liên Sơn./Những/ đám/ mây /trắng /nhỏ /sà /xuống /cửa kính /ô tô /tạo nên/ một/ cảm giác/ bồng bềnh/ huyền ảo/. Chúng tôi/ đang/ đi/ bên/ những/ thác/ trắng xoá/ tựa /mây trời, /những/ cành/ cây/ âm âm/, những /bông/ hoa chuối/đỏ rực/lên /như /ngọn /lửa/
Tìm các danh từ có trong đoạn văn và chỉ ra các danh từ chỉ đơn vị.
Giải:
Bài 1:
Trong 2 đoạn văn trên các từ nhân dân,bờ bãi( đoan a)dẻo dai, chí khí(đoạn b)là các ghép bởi vì các tiếng trong từng từ có quan hệ với nhau về nghĩa.Các từ này có hình thức âm thanh ngẫu nhiên giống từ láy nhưng không phải từ láy.
Các từ sau nô nức,mộc mạc nhũn nhặn, cúng cáp( Đoạn b)là các từ láy vì các tiếng trong từ có quan hệ giống nhau về âm thanh.
Bài 2:
Các từ ghép có trong đoạn văn sau:
Từ ghép có nghiã tổng hợp:Thay đổi, buồn vui, tẻ nhạt, đăm chiêu.
Từ ghép có nghĩa phân loại:Xanh thẳm, chắc nịch, đục ngầu.
Các Từ láy có trong đoạn văn trên;
Từ láy âm đầu:Mơ màng, lạnh lùng,hả hê, gắt gỏng.
Từ láy vần:Sôi nổi.
Từ láy cả âm vần:ầm ầm.
Bài 3: Tìm từ dùng sai trong các câu thơ sủa lại cho đúng.
 a)Bạn Lan rất thật thà( chân thật), nghĩ sao nói vậy
 b)Người nào tự kiêu, người đó sẽ không tiến bộ
Bài 4:
Các danh từ có trong đoạn văn sau.
Xe ,dốc, cao, con ,đường, ,tỉnh ,Hoàng Liên Sơn, đám,mây,cửa kính ,ô tô ,tạo cảm giác, thác,mây, trời, cây,,bông, hoa chuối, ngọn ,lửa,
 Các danh từ chỉ đơn vị.con, tỉnh,đám, bông, ngọn.
TUÇn 15-16 :
Trình bày PP nêu vấn đề trong dạy học môn TNXH,KH, LS, và địa lý:
* Khái niệm: Dạy học NVĐ là đặt ra trứơc H 1 vấn đề hay 1 hệ thống những vấn đề nhận thức, chuyển H vào t/huống có vấn đề, k/thích H tự giác, có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề và giúp H tự lực giải quyết các vấn đề đặt ra.
* Điểm mấu chốt của dạy hoc NVĐ: là làm xuất hiện tình huống có vấn đề, tức là tạo ra 1 trạng thái tâm lý, mà trong đó H tiếp nhận mâu thuẩn k/quan (1 khó khăn gặp phải trên bước đường nhận thức) như là mâu thuẩn nội tại của bản thân, bị day dứt bởi chính mâu thuẩn đó và có ham muốn giải quyết.
* Ưu điểm:
- Kích thích tính tự giác của các em, giúp các em có thói quen tự giải quyết các vấn đề, mâu thuẩn xảy ra.
- Giúp H biết liên hệ kiến thức đã có với những k/thức mới.
- Giúp H phát triển tư duy sáng tạo vµ có khả năng vận dụng tri thức vào tình huống mới.
* Nhược điểm:
- Sử dụng PP NVĐ đòi hỏi GV, H cần có 1 vốn k/thức rộng để đưa các t/huống có vấn đề và y/cầu H biết lựa chọn 1 trong nhiều p/án mà xem ra p/án nào cũng hợp lý cả.
- Tiònh huống có vấn đề đó phải k/thích H suy nghĩ Ko nên đưa các t/huống khó là cho H nản lòng.
* Cách sử dụng:
- Trong dạy học môn TNXH tình huống có vấn đề thường được sử dụng trong các t/hợp sau:
+ H đững trước sự lựa chọn 1 trong nhiều p/án giải quyết mà xem ra p/án nào cũng hợp lý.
VD: Trong số các nghề nông, làm muối, đánh bắt, chế biến hải sản nghề rừng, thì những nghề nào là nghề chính của đồng bào ở đồng bằng miền Trung?
+ Vấn đề đặt ra là 1 sự kiện, hiện tượng mới mà H Ko thể dùng những hiểu biết, vốn tri thức cũ đề giải quyết được. VD: Tại sao cũng đều là khí hậu nhiệt đới gió mùa mà khí hậu miền Bắc và miền Nam nước ta lại khác nhau?
+ Vấn đề đặt ra có thể là 1 mâu thuẩn giữa k/thức đã có của H và những k/thức mới.
VD: Hàng ngày H thấy mặt đất đứng yên, còn mặt trời mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây. Nhưng khi học bài 60: Sự chuyển động của Trái đất (TNXH lớp 3) thì H thấy ngược lại TĐ quay xung quanh Mặt trời.
VD: Bài 58: Dân số và diện tích đất trồng
- Tạo vấn đề: Năm 1990, diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người ở nước ta là 0.11 ha; thấp hơn TQuốc 2 lần (mặc dù dân số TQ rất đông, trên 1 tỉ người) thấp hơn Tây Âu 20 lần, nguyên nhân do đâu?
 - Giải quyết vấn đề:
+ H nêu giả thiết:
(+)Do dân số tăng nhanh.
(+) Do đất bị xói mòn.
(+) Do đất chuyển sang XD nhà máy khu dân cư.
- GV gợi ý, h/dẫn H nêu lí lẽ để bảo vệ ý kiến của mình bác bỏ ý kiến của bạn.
 Diện tích đất trồng càng ngày càng thu hẹp chủ yếu là do dân số nước ta càng ngày càng tăng nhanh.
Phân biệt điểm tương đồng và khác nhau của PP thảo luận nhóm và điều tra:
* Tương đồng: 
- Khảo sát điều tra có thể tổ chức h/động nhóm như PP thảo luận nhóm.
- PP thảo luận nhóm có thể có n/vụ như khảo sát điều tra.
* Khác nhau:
a. PP thảo luận nhóm:
+ Mục đích: Đề cao sự hợp tác t/cực trong việc t/hiện n/vụ do nhóm p/công hoặc trong thảo luận nhóm.
+ Cách tiến hành: GV giúp H trao đổi, thảo luận viói nhau về nội dung h/tập có thể tiến hành cho cả bài học hoặc 1 số phần nội dung của bài học.
+ Hình thức thảo luận: - Nhóm đôi, nhóm 4, nhóm 6. 
 - Phát triển được kỹ năng cá nhân và kỹ năng giao tiếp XH.
b. PP khảo sát điều tra:
+ Mục đích: Rèn luyện cho các em kỹ năng tìm tòi thu thập, p/tích và tập dượt. Cho H h/động độc lập mạng tính sáng tạo, giúp H tìm hiểu môi trường t/nhiên.
+ Cách tiến hành:
(+) Tổ chức h/dẫn H tìm hiểu 1 vấn đề sau đó p/tích, so sánh k/quát các thông tin thu thập được để rút ra các k/thức cần thiết.
Tuần 17
NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHÔNG NGỒI NHẦM LỚP
1Họcsinh
- Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập.
- Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin.
- Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế.
- Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền.
- Học sinh đi học thất thường, có em đi học trong một tuận chỉ được 2 – 3 buổi.
- Khả năng học tập của HS rất khác nhau, cùng một dộ tuổi về trình độ chung các em có thể chênh nhau 3 lớp, riêng về toán có thể chênh nhau 7 lớp.
- Mỗi em có một khả năng nỗi trội riêng nhưng các em chưa biết phát huy khả năng của mình.
- Học sinh không biết đọc, biết viết (Đây lá khuyết điểm lớn nhất của HS)
- Đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai.
- Không biết làm tính, yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết (cộng, trừ, nhân, chia).
- Học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức.
2- Giáo viên
- Hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối tượng; có những tiết giáo viên còn nói lan man, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, SGK, thí nghiệm còn hạn chế, chưa khai thác hết tác dụng của ĐDDH.
- Chưa xử lý hết các tình huống trong tiết dạy, việc tổ chức các hoạt động còn mang tính hình thức chưa phù hợp.
- Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm dối tượng còn hạn chế.
- Chưa động viên tuyên dương kịp thời khi HS có một biểu hiện tích cực hay sáng tạo dù là rất nhỏ.
- Chưa quan tâm đến tất cả HS trong lớp, GV chỉ chú trọng vào các em HS khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của lớp.
- Nhiều khi thương HS mà chưa nghỉ tới hậu quả lâu dài các em phải gánh chịu khi 
- học lên lớp trên hoặc suốt cả cuộc đời.
- Còn lúng túng, chưa mạnh dạn tìm các giải pháp mạnh giải quyết vấn đề chất lượng học tập của HS, còn tâm lí trông chờ chỉ đạo của cấp trên.
- Tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu quyết tâm, bệnh thành tích, không đánh giá đúng thực chất của lớp mình giảng dạy.
3-Phụ huynh
- Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần thấp thái độ học tập của học sinh, chất lượng học tập cho thấy nhận thức và thái độ của phụ huynh trong việc hợp tác với nhà trường là chưa cao.
- Qua đó cho thấy một bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc con em mình học tập, còn phó thác cho nhà trường, cho thầy cô. 
III-MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
- Học sinh yếu là một tồn tại khách quan, một phần do giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời để các em hổng kiến thức cơ bản. Một phần là do các em không thích học, không biết cách học dẫn đến ngày một tụt hậu so với trình độ chung của lớp.
- Không kể nguyên nhân do đâu, giúp đỡ học sinh yếu là việc làm cần thiết, không nóng vội, có lộ trình hợp lý, có biện pháp hiệu quả và kịp thời, có kế hoạch riêng cho mỗi học sinh.
1- Đối với Học sinh
- Đi học phải chuyên cần, nghỉ học phải có lý do chính đáng.
- Học bài, làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Trong giờ học tập trung nghe cô giáo giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài.
2- Đối với phụ huynh
- Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình.
- Giúp đỡ HS trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho HS.
- Đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần.
- Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho 

Tài liệu đính kèm:

  • doctich_luy_chuyen_mon_nguyen_thi_ly_kha.doc