Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Bài 11+12

Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Bài 11+12

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức – Kĩ năng:

- Em nhận biết sự cần thiết của việc nhận diện tình huống nguy hiểm

- Em hiểu được các quy tắc của việc nhận diện tình huống nguy hiểm

- Em thực hành, rèn luyện nhận diện tình huống nguy hiểm trong cuộc sống

2. Năng lực:

- Hs có khả năng hợp tác, lắng nghe, chia sẻ.

3. Phẩm chất:

- Hs chăm chỉ lắng nghe trong giờ học.

II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh SGK

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx 8 trang haihaq2 6620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Bài 11+12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 8: PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH
BÀI 11. EM NHẬN BlẾT TÌNH HUỐNG NGUY HlỂM
(3 tiết)
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức – Kĩ năng:
Em nhận biết sự cần thiết của việc nhận diện tình huống nguy hiểm
Em hiểu được các quy tắc của việc nhận diện tình huống nguy hiểm
Em thực hành, rèn luyện nhận diện tình huống nguy hiểm trong cuộc sống
2. Năng lực:	
- Hs có khả năng hợp tác, lắng nghe, chia sẻ.
3. Phẩm chất:
- Hs chăm chỉ lắng nghe trong giờ học.
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh SGK
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1. Em hãy nhận biết nhanh hành động nguy hiểm.
Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết những hành động nguy hiểm có thể gây ra tai nạn, thương tích.
Cách tổ chức: Hoạt động nhóm.
Chia lớp thành 4 nhóm.
Hướng dẫn các nhóm quan sát kĩ hành động trong mỗi bức tranh.
Cho các nhóm thi đua lựa chọn đáp án.
Nhóm nào có nhiều đáp án đúng sẽ được khen thưởng bằng hình thức gắn sao hoặc hoa.
GV nhận xét đáp án, nhấn mạnh các hành động đúng: đi đúng phần đường dành cho người đi bộ, không nghịch dao, kéo, ổ điện và lửa; Phân tích những hậu quả có thể xảy ra của các hành động không đúng: đi xe đạp một tay, chơi bóng dưới lòng đường, nghịch lửa, trêu chọc thú dữ.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 2. Em hãy chọn hành động an toàn.
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết những hành động an toàn.
Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân.
Hướng dẫn HS quan sát tranh.
Cho thời gian HS suy nghĩ và thực hiện bài tập.
Mời một vài HS xung phong phát biểu đáp án.
GV nhận xét và nhấn mạnh:
+ Những hành động an toàn là đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nắm tay vịn khi đi thang cuốn...
+ Tai nạn, thương tích sẽ để lại những hậu quả về sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần.
Tiết 2
Hoạt động 3. Em hãy đoán xem điều gì sẽ xảy ra ở các tình huống nguy hiểm sau.
Mục tiêu: Giúp HS nhận ra những tình huống có thể gây tai nạn, thương tích trong cuộc sống.
Cách tổ chức: Hoạt động nhóm.
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm nhận một bức tranh.
Yêu cầu hs thảo luận nhóm chuyện gì có thể sẽ xảy ra trong từng bức tranh.
Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
GV nhận xét và chốt ý.
Hoạt động 4. Em hãy kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được cách thức an toàn khi đi thang cuốn.
Cách tổ chức: 
- Tranh vẽ gì?
- Gv giới thiệu tên câu chuyện
- Giáo viên hướng dẫn hs quan sát tranh tìm hiểu nội dung câu chuyện. Sau đó, có thể tổ chức cho học sinh kể lại câu chuyện bằng một trong hai cách sau:
Cách 1: Tổ chức kể chuyện theo tranh.
GV trình chiếu những hình ảnh của câu chuyện và cho hs kể chuyện theo tranh.
GV đặt câu hỏi thảo luận theo câu hỏi ở trang 50 SHS cho nhóm.
Mời đại diện nhóm phát biểu.
GV nhận xét, chốt ý.
Cách 2: Tổ chức hoạt động nhóm đóng vai câu chuyện.
GV hướng dẫn HS đóng vai tình huống.
GV mời 2 HS xung phong đóng vai các nhân vật trong câu chuyện: Cún con và bố, 1 HS làm người dẫn chuyện. 
GV đặt câu hỏi thảo luận theo câu hỏi ở trang 50 SHS cho nhóm.
Mời đại diện nhóm phát biểu.
GV nhận xét, chốt ý:
+ Cần quan sát thật kĩ khi đi thang cuốn để tránh xảy ra tai nạn.
+ Mọi tình huống đơn giản trong cuộc sống đều có thể gây thương tích nếu mọi người không cẩn thận.
Hoạt động thay thế: Có thể chiếu những đoạn phim hoạt hình về Phòng tránh bị bỏng do lửa và điện giật.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 5. Em hãy cho biết những biển báo sau cảnh báo điều gì.
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết một số các biển cảnh báo thường gặp.
Cách tổ chức: Hoạt động nhóm.
Chia lớp thành 4 nhóm.
Yêu cầu các nhóm thảo luận về ý nghĩa của từng biển báo.
- GV nhận xét:
+ Biển báo Nguy hiểm với lửa 
+ Biển báo Nguy hiểm chết người 
+ Biển báo Nguy hiểm trơn trượt 
+ Biển báo Nguy hiểm điện giật.
Tiết 3
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 6. Em hãy chọn cách xử lí an toàn trong mỗi tình huống sau.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu và biết cách phòng tránh tai nạn, thưong tích.
Cách tổ chức: Hoạt động cặp đôi.
GV ghép đôi và cho mỗi cặp đôi chọn tình huống.
Các cặp đôi thảo luận cách xử lí tình huống.
GV mời một vài HS xung phong phát biểu.
GV nhận xét hành động đúng: 1a, 2a, 2c
Hoạt động 7. Em hãy thực hiện yêu cầu sau.
Quan sát 2 tình huống trong tranh.
Trò chuyện, chia sẻ cùng bạn về các tình huống.
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào tình huống thực tế trong cuộc sống.
Cách tổ chức: GV có thể tham khảo chọn một trong hai cách sau:
Cách 1: Hoạt động cá nhân.
GV mô tả từng tình huống.
Cho thời gian HS suy nghĩ.
GV mời HS phát biểu về những hậu quả có thể xảy ra và hành động đúng trong từng tình huống.
GV nhận xét.
Cách 2: Hoạt động nhóm.
GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tình huống trong hoạt động.
Gv cho mỗi nhóm cử một đại diện chọn tình huống.
Yêu cầu các nhóm thảo luận cách đóng vai tình huống được giao. GV đóng vai trò hướng dẫn:
+ Phân vai cho HS 
+ Hỗ trợ lời thoại cho HS
+ Gợi ý cho HS những hậu quả có thể xảy ra ở mỗi tình huống và hướng hành động đúng.
Sau 5 phút thảo luận, GV lần lượt mời từng nhóm lên đóng vai tình huống.
GV nhận xét, nhấn mạnh: cần quan sát kĩ tình huống, từ đó suy nghĩ và đưa ra các dự đoán nhằm phòng tránh tai nạn, thương tích.
GV dặn HS làm BT trong VBT: Sau khi hoàn thành các HĐ trong SHS, HS có thể luyện tập những bài trong VBT.
HS chia nhóm
Hs quan sát kĩ hành động trong mỗi bức tranh.
Các nhóm thi đua lựa chọn đáp án.
Hs nhận xét, bổ sung
Hs lắng nghe
HS quan sát tranh
Hs suy nghĩ và thực hiện bài tập.
Một vài học sinh xung phong phát biểu đáp án.
Hs lắng nghe
- Hs chia nhóm, nhận tranh
- Hs thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát tranh tìm hiểu nội dung câu chuyện
Hs kể chuyện theo tranh.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm phát biểu.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs hoạt động nhóm đóng vai câu chuyện.
2 học sinh xung phong đóng vai các nhân vật trong câu chuyện, 1 HS làm người dẫn chuyện.
- Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm phát biểu.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs lắng nghe
Hs chia nhóm 
Các nhóm thảo luận về ý nghĩa của từng biển báo.
Hs lắng nghe
- Hs ghép đôi và chọn tình huống
Các nhóm thảo luận cách xử lí tình huống được giao.
Học sinh xung phong phát biểu.
Hs nhận xét, bổ sung
Hs quan sát gv mô tả từng tình huống.
HS suy nghĩ.
HS phát biểu về những hậu quả có thể xảy ra và hành động đúng trong từng tình huống.
Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs chia nhóm
Mỗi nhóm cử một đại diện chọn tình huống.
Các nhóm thảo luận cách đóng vai tình huống được giao.
Từng nhóm lên đóng vai tình huống.
Hs nhận xét, bổ sung
Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
BÀI 12. EM PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH
(3 tiết)
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức – Kĩ năng:
Em nhận biết nguyên nhân, hậu quả của tai nạn, thương tích
Em biết được các quy tắc của việc phòng tránh tai nạn, thương tích
Em thực hành, rèn luyện cách thức phòng, tránh tai nạn, thương
2. Năng lực:
- Hs có khả năng hợp tác, lắng nghe, chia sẻ.
3. Phẩm chất:
- Hs có chăm chỉ lắng nghe trong giờ học.
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh SGK
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1. Em hãy tìm vật dễ gây tai nạn, thương tích.
Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết những vật có thể gây ra tai nạn, thương tích.
Cách tổ chức: Hoạt động nhóm.
Chia lớp thành 4 nhóm.
Hướng dẫn các nhóm quan sát kĩ hành động trong mỗi bức tranh.
Cho các nhóm thi đua lựa chọn đáp án.
Gv nhận xét
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 2. Em hãy chọn tranh thể hiện hành động dễ gây thương tích.
Mục tiêu: Giúp HS nhận biết những hành động dễ gây thương tích.
Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân.
GV yêu cầu HS quan sát tranh.
GV mời 3-5 học sinh thể hiện hành động gây thương tích.
GV đặt câu hỏi: “Vì sao em cần phòng tránh tai nạn, thương tích?”
GV nhận xét, nhấn mạnh: phòng tránh tai nạn, thương tích không những đảm bảo an toàn cho bản thân mà còn cho những người xung quanh.
Hoạt động 3. Em hãy cho biết điều gì có thể xảy ra với các bạn trong mỗi tranh.
Mục tiêu: Giúp HS dự đoán hậu quả của những hành động có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
Cách tổ chức: GV có thể tham khảo chọn một trong hai cách sau:
Cách 1: Hoạt động cá nhân.
GV mô tả từng tình huống.
GV mời HS phát biểu về những hậu quả có thể xảy ra và hành động đúng trong từng tình huống.
GV nhận xét.
Cách 2: Hoạt động nhóm.
GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tình huống trong hoạt động.
Mỗi nhóm cử một đại diện chọn tình huống.
Các nhóm thảo luận cách đóng vai tình huống được giao. GV đóng vai trò hướng dẫn:
+ Phân vai cho HS
+ Hỗ trợ lời thoại cho HS
+ Gợi ý cho HS những hậu quả có thể xảy ra ở mỗi tình huống và hướng hành động đúng.
Sau 5 phút thảo luận, GV lần lượt mời từng nhóm lên đóng vai tình huống.
GV nhận xét, nhấn mạnh: tai nạn, thương tích sẽ để lại hậu quả về thể xác và tinh thần cho bản thân và những người xung quanh.
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 4. Em hãy tìm lời khuyên phù hợp cho các bạn trong mỗi tranh để phòng, tránh tai nạn, thương tích xảy ra.
Mục tiêu: Giúp HS sử dụng kiến thức đã học giải quyết những việc thường xảy ra trong cuộc sống.
Cách tổ chức: Hoạt động nhóm.
Chia lớp thành 4 nhóm.
Hướng dẫn các nhóm quan sát kĩ hành động trong mỗi bức tranh.
Cho thời gian HS suy nghĩ.
Cho các nhóm thảo luận về những hậu quả có thể xảy ra ở mỗi tình huống.
GV gọi đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, lưu ý học sinh cần chú ý an toàn khi vui chơi, cũng như khi tham gia giao thông...
Hoạt động 5. Em hãy cùng các bạn đóng vai những tình huống sau.
Mục tiêu: Giúp HS sử dụng kiến thức đã học giải quyết những việc thường xảy ra trong cuộc sống.
Cách tổ chức: Hoạt động cặp đôi.
Gv chia lớp thành các nhóm đôi
GV yêu cầu học sinh quan sát kĩ tình huống trong tranh.
GV mời HS đóng vai tình huống.
GV nhận xét và đánh giá phần xử lí tình huống của học sinh.
Tiết 3
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 6. Em hãy hướng dẫn bạn thực hành đảm bảo an toàn trong lớp học của mình.
Gợi ý những đồ vật không an toàn trong lớp
Nêu các hành động có nguy cơ không an toàn
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng, ghi nhớ kiến thức phòng tránh tai nạn, thương tích một cách sáng tạo.
Cách tổ chức: Hoạt động cá nhân.
GV yêu cầu học sinh đọc kĩ yêu cầu của hoạt động.
GV yêu cầu HS liệt kê những đồ vật / hành động không an toàn trong lớp.
GV mời 3-5 học sinh thực hành hướng dẫn đảm bảo an toàn trong lớp học.
GV nhận xét.
Hoạt động 7. Em hãy thảo luận cùng bạn về những tai nạn thường gặp ở những nơi sau.
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức để phòng tránh thương tích vào cuộc sống hằng ngày.
Cách tổ chức: Hoạt động nhóm.
GV chia lớp thành 3 nhóm tương ứng với 3 địa điểm trong hoạt động.
Gv cho mỗi nhóm cử một đại diện chọn địa điểm nhà bếp, bể bơi hay đường phố.
Cho các nhóm thời gian suy nghĩ, thảo luận về những tai nạn, thương tích có thể xảy ra ở địa điểm nhóm đã lựa chọn.
GV mời 3 - 5 học sinh xung phong phát biểu.
- GV nhận xét và nhấn mạnh: trong cuộc sống, chúng ta cần phải nhận biết những tình huống nguy hiểm để phòng tránh tai nạn, thương tiếc không đáng có.
GV dặn HS làm BT trong VBT: Sau khi hoàn thành các HĐ trong SHS, HS có thể luyện tập những bài trong VBT.
- Hs chia nhóm
Các nhóm quan sát kĩ hành động trong mỗi bức tranh.
- Các nhóm thi đua lựa chọn đáp án.
Hs quan sát từng tranh
- 3-5 học sinh thể hiện hành động gây thương tích.
- HS trả lời
- Hs lắng nghe
Hs quan sát gv mô tả từng tình huống.
HS phát biểu về những hậu quả có thể xảy ra và hành động đúng trong từng tình huống.
Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs chia nhóm
Mỗi nhóm cử một đại diện chọn tình huống.
Các nhóm thảo luận cách đóng vai tình huống được giao.
Từng nhóm lên đóng vai tình huống.
Hs nhận xét, bổ sung
Hs lắng nghe
- Hs chia nhóm
HS quan sát tranh
Hs suy nghĩ
- Các nhóm thảo luận về những hậu quả có thể xảy ra ở mỗi tình huống.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
- Hs lắng nghe
- Hs chia nhóm
Hs quan sát kĩ tình huống trong tranh.
Hs đóng vai tình huống.
- Hs lắng nghe
Hs đọc kĩ yêu cầu của hoạt động.
HS liệt kê những đồ vật / hành động không an toàn trong lớp.
- 3-5 học sinh thực hành hướng dẫn đảm bảo an toàn trong lớp học.
- Hs lắng nghe
- Hs chia nhóm
Mỗi nhóm cử một đại diện chọn địa điểm nhà bếp, bể bơi hay đường phố.
- Các nhóm thảo luận về những tai nạn, thương tích có thể xảy ra ở địa điểm nhóm đã lựa chọn.
- 3 - 5 học sinh xung phong phát biểu.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_2_bai_1112.docx