Giáo án Đạo đức Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Chia sẻ yêu thương

Giáo án Đạo đức Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Chia sẻ yêu thương

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực đặc thù:

1.1. Năng lực đặc thù:

a. Năng lực điều chỉnh hành vi:

– Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số đối tượng cần giúp đỡ trong xã hội; Nêu được những việc làm giúp đỡ người khác; Nhận biết được sự cần thiết của việc cần giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, không may mắn trong xã hội.

– Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Tự đánh giá được những điều đã học và làm được liên quan đến việc giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

– Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được các hoạt động và sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn hoặc có hoàn cảnh không may mắn, các bạn ở vùng sâu vùng xa hoặc vùng bị thiệt hại vì thiên tai.

 b. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội:

– Tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Đề xuất được phương án phân công công việc phù hợp với lứa tuổi, thực hiện được nhiệm vụ của bản thân; Tham gia thực hiện các hoạt động, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

1.2. Năng lực chung:

 Giao tiếp và hợp tác

- Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.

 2. Phẩm chất:

 Nhân ái: Biết giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, không may mắn trong xã hội.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1. Giáo viên:

 - Hình ảnh, video, giáo án điện tử, bảng kế hoạch giúp đỡ bạn.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở bài tập, thông ti về học sinh có hoàn cảnh khó khăn

 

doc 8 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 3022
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 8: Chia sẻ yêu thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: ĐẠO ĐỨC – LỚP 2
BÀI 8: CHIA SẺ YÊU THƯƠNG
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 35 - 37)
MỤC TIÊU:
Năng lực đặc thù: 
1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực điều chỉnh hành vi:
– Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số đối tượng cần giúp đỡ trong xã hội; Nêu được những việc làm giúp đỡ người khác; Nhận biết được sự cần thiết của việc cần giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, không may mắn trong xã hội.
– Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Tự đánh giá được những điều đã học và làm được liên quan đến việc giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
– Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được các hoạt động và sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn hoặc có hoàn cảnh không may mắn, các bạn ở vùng sâu vùng xa hoặc vùng bị thiệt hại vì thiên tai.
 b. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội:
– Tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Đề xuất được phương án phân công công việc phù hợp với lứa tuổi, thực hiện được nhiệm vụ của bản thân; Tham gia thực hiện các hoạt động, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
1.2. Năng lực chung: 
 Giao tiếp và hợp tác
- Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.
 2. Phẩm chất: 
 Nhân ái: Biết giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, không may mắn trong xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: 
 - Hình ảnh, video, giáo án điện tử, bảng kế hoạch giúp đỡ bạn. 
2. Học sinh: 
- Sách giáo khoa, vở bài tập, thông ti về học sinh có hoàn cảnh khó khăn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
3’
1. Hoạt động Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp – hình thức: hỏi đáp
Bước 1: Nghe và cùng hát bài Bầu và bí
-GV cho HS nghe bài hát: Bầu và bí, nhạc và lời: Phạm Tuyên.
- GV cho Hs vỗ tay và cùng hát lại bài hát Bầu và bí.
Bước 2: Trả lời câu hỏi
- Bài hát nhắc đến câu ca dao nào ?
- Hai câu ca dao trên muốn nói đến điều gì?
- Bài hát khuyên chúng ta điều gì?
- Học sinh lắng nghe, cảm nhận bài hát.
- HS hát, vỗ tay theo nhạc.
- Bài hát nhắc đến hai câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khóc giống nhưng chung một giàn.
- Hai câu ca dao trên nói về tình cảm yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hằng ngày.
- Bài hát khuyên chúng ta cần biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ với những người có hoàn cảnh khó khăn sống xung quanh chúng ta.
10’
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới 
5’
Hoạt động 1: Nhận biết những hoàn cảnh khó khăn 
a. Mục tiêu: HS nhận ra và nêu được khó khăn của các bạn trong tranh.
b. Phương pháp – hình thức: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
- Gv yêu cầu: HS quan sát các tranh trong SGK Đạo đức 2, trang 36.
- GV tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm 4. 
- GV yêu cầu: Quan sát nội dung các tranh và nêu lên những khó khăn của các bạn trong từng tranh.
- GV quan sát hỗ trợ.
- GV nhận xét hoạt động thực hành của học sinh.
GV chốt: Các em quan sát tốt và nêu rất chính xác những khó khăn mà các bạn nhỏ gặp phải trong từng tranh vẽ.
-HS quan sát 4 tranh trong SGK, trang 36
- HS thực hành theo nhóm 4, nêu kết quả thảo luận.
- HS trình bày nội dung tranh: Tranh 1: Một bạn nữ đang nằm trong bệnh viện, đầu không còn tóc, có lẽ vì mắc bệnh hiểm nghèo.
Tranh 2: Hai chị em bạn nhỏ ở vùng lũ lụt, nhà cửa bị ngập nên phải ngồi trú trên nóc nhà.
Tranh 3: Một bạn nhỏ bị khuyết tật nên phải ngồi xe lăn. 
Tranh 4: Hai bạn nhỏ ở miền núi đang trên đường đến trường, trời rất lạnh nên các bạn phải co ro vì không có áo ấm mặc.
2’
Hoạt động 2: Cảm nhận về những hoàn cảnh khó khăn 
a. Mục tiêu: HS chia sẻ được cảm nhận của các em về hoàn cảnh khó khăn của các bạn HS cùng độ tuổi.
b. Phương pháp – hình thức: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
-GV: Theo các em, các bạn trong 4 tranh có độ tuổi là bao nhiêu?
 GV- Các em nắm được nội dung 4 tranh, nêu đúng đươc những khó khăn các bạn gặp phải. Em hãy nêu cảm nhận của chính em về hoàn cảnh khó khăn của các bạn.
- Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm 4, giáo viên quan sát hỗ trợ.
- Giáo viên nhận xét hoạt động thực hành của học sinh.
GV chốt: Tất cả các em đều có tấm lòng thật đáng quý. Các em cảm nhận được nỗi buồn cũng như những mất mát mà các bạn cùng trang lứa phải gánh chịu khi thiên tai lũ lụt xảy ra, khi những cơn bệnh hiểm nghèo không ai mong muốn,..
- Các bạn trong tranh còn nhỏ, khoảng 7, 8 tuổi bằng độ tuổi hiện nay của các em. 
-HS thảo luận nêu trong nhóm.
-HS nêu cảm nhận hoàn cảnh khó khăn của các bạn theo ý riêng của mình.
- HS lắng nghe và bổ sung ý kiến cá nhân.
3’
 Hoạt động 3: Liên hệ bản thân trả lời câu hỏi Em có thể làm gì để chia sẻ với các bạn gặp khó khăn. 
a. Mục tiêu: HS bước đầu biết đồng cảm và chia sẻ yêu thương với các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
b. Phương pháp – hình thức: Trò chơi: Phóng viên, vấn đáp.
-GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi với bạn bằng trò chơi: Tôi là phóng viên. 
- Giáo viên nhận xét hoạt động thực hành của học sinh.
GV chốt: Các em nêu rất đầy đủ các việc mà em có thể làm để chia sẻ với các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn.
GV kết luận: Các em thấy không xung quanh chúng ta có rất nhiều bạn nhỏ đang gặp khó khăn. Có những bạn sống trong cảnh nghèo khó, có những bạn không may bị mắc bệnh hiểm nghèo, bị khuyết tật, có những bạn sống ở vùng thường xuyên bị thiên tai. Là những người may mắn hơn, chúng ta cần biết chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ các bạn để các bạn ấy có thể vượt qua được khó khăn.
-HS phỏng vấn các bạn: 
Bạn chia sẻ với bạn có hoàn cảnh khó khăn đó bằng cách nào?
+ Mình có thể chia sẻ tặng sách, vở, đồ dùng học tập cho các bạn.
+ Mình có thể chia sẻ tặng áo ấm cho các bạn.
+Mình có thể gửi thức ăn cho các bạn.
+ Mình có thể viết thư chia sẻ những khó khăn mà các bạn gặp phải.
+ Mình có thể viết thư chia sẻ, động viên các bạn vượt qua những khó khăn đang gặp phải.
+ Mình có thể chia sẻ với các bạn những câu thơ, những bài hát để các bạn vơi đi nỗi buồn, có động lực vượt qua số phận.
10’
3. Hoạt động luyện tập
5’
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào của các bạn trong tranh? Vì sao? 
a. Mục tiêu: HS đồng tình với việc giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, không đổng tình với việc không giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
b. Phương pháp – hình thức: Vấn đáp, thảo luận nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK trang 37
- GV đưa câu hỏi thảo luận:
+ Tranh vẽ gì?
+ Các bạn trong tranh đang làm gì với những bạn gặp khó khăn?
+ Em có đồng tình hay không đồng tình với những việc các bạn đang làm? Vì sao?
-GV yêu cầu các nhóm trình bày, bổ sung.
- GV ghi nhanh các ý kiến của HS
- Giáo viên nhận xét hoạt động thực hành của học sinh.
GV chốt: Trong 4 tranh trên:
- Đồng tình với việc làm của các bạn trong tranh 1,2,3
- Không đồng tình với việc làm của bạn trong tranh 4
 Hoàn cảnh của bạn trong tranh 4 thật đáng thương, bạn bị khiếm khuyết về mắt, bạn không nhìn thấy mọi vật xung quanh mình. Các em cần đồng cảm, giúp đỡ bạn nhiều hơn.
-HS quan sát 4 tranh trang 37
-HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi của GV.
Tranh 1: Các bạn nhỏ nuôi heo đất để giúp bạn vượt khó. Đây là việc làm rất có ý nghĩa để giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn có tiền mua quẩn áo, sách vở, đồ dùng cẩn thiết,...	 Tranh 2: Các bạn đang quyên góp áo trắng trắng tặng bạn. Đây là việc làm rất tốt vì giúp nhiều bạn nhỏ ở những vùng khó khăn về mùa đông có thêm áo ấm để mặc.
Tranh 3: Bạn nhỏ đang viết thư thăm hỏi các bạn ở vùng lũ. Đây là việc làm góp phần động viên tinh thần các bạn nhỏ, giúp các bạn khắc phục hậu quả thiên tai để có thể tiếp tục đến trường học tập.
Tranh 4: Một bạn nhỏ đang chế giễu bạn bị khiếm thị. Đây là hành vi xấu vì có thể làm cho bạn mình bị tổn thương.
5’
 Hoạt động 2: Kể thêm một số việc có thể làm để có thể giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh không may mắn. 
a. Mục tiêu: HS biết thêm cách giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh không may mắn.
b. Phương pháp – hình thức: Vấn đáp, nêu gương
-GV: Cô thấy các em nêu đúng các việc mà các bạn trong tranh đã làm. Em hãy kể thêm một số việc có thể làm để giúp đỡ các bạn có hoàn cản không may mắn. 
GV tuyên dương các bạn nêu đúng các việc có thể làm giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
HS kể thêm một số việc có thể làm để có thể giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh không may mắn. 
+ Mình đóng góp vở trắng giúp các bạn đến trường.
+ Mình có thể vận động các bạn quyên góp đồ dùng học tập, vật chất nhờ nhà trường gửi đến các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
+ Mình có thể giúp đỡ trực tiếp cho người có hoàn cảnh khó khăn như: nhặt rác, xin ăn.
+ Mình có thể động viên, thăm hỏi các bạn bằng những lá thư.
+ Mình có thể giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn ngay trong lớp, trong trường, bên cạnh nhà mình....
10’
3. Hoạt động vận dụng
5’
 Hoạt động 1: Liên hệ bản thân: Em đã và sẽ làm gì để chia sẻ yêu thương với các bạn?
a. Mục tiêu: HS tự liên hệ những việc cụ thể mình đã và sẽ làm để chia sẻ yêu thương, giúp đỡ những HS có hoàn cảnh khó khăn.
b. Phương pháp – hình thức: Vấn đáp, nêu gương
- GV đưa ra các bạn có hoàn cảnh khó khăn đang học một buổi trong trường.
+ Ba bạn bị bệnh hiểm nghèo cần nhiều tiền chữa bệnh, bạn vừa đi học vừa bán vé số phụ mẹ tiền thuốc chữa bệnh cho ba.
+ Bạn không còn ba và mẹ phải sống cùng với bà ngoại già buôn bán hàng rong kiếm sống qua ngày.
+ Ba bạn buôn bán rau, mẹ bỏ bạn đi lúc bạn còn nhỏ, gia cảnh khó khăn.
+ Bạn bị ngọng do tật lưỡi từ nhỏ, nên kĩ năng nói và viết của bạn kém. Bạn hay bị các bạn trong lớp chê cười.
GV tổ chức cho các em thảo luận theo nhóm 4, trả lời câu hỏi:
- Em đã và sẽ làm gì để giúp đỡ các hoàn cảnh không may mắn đó?
- GV quan sát hỗ trợ.
- GVnhận xét hoạt động thực hành của học sinh.
- GV tuyên dương các nhóm có cách làm tốt.
GV cho các em xem thêm một số hình ảnh các bạn ở vùng sâu, vùng xa, các bạn nghèo không đủ cơm ăn phải nhặt thức ăn thừa ăn qua ngày, 
- Giáo viên chốt: Cô đồng ý với các việc các bạn sẽ làm để giúp đỡ các bạn đồng trang lứa gặp hoàn cảnh khó khăn.
HS lắng nghe:
HS thảo luận nhóm 4, trình bày ý kiến trước lớp.
-Trường hợp 1,2,3: 
Mình sẽ giúp bạn sách vở, đồ dùng học tập, quần áo đồng phục để bạn đến trường. Mình an ủi bạn, nhờ ba mẹ hoặc người thân mua ủng hộ vé số giúp bạn. Nhờ ba mẹ vận động thêm các mạnh thường quân giúp đỡ tiền để vượt khó khăn.
-Trường hợp 4: Mình sẽ giải thích cho các bạn hiểu nỗi buồn mà bạn phải gánh chịu. Mình an ủi, chia sẻ với bạn. Mình cùng ôn bài, giúp bạn viết chính tả 
HS xem
5’
 Hoạt động 2: Tham gia các hoạt động gảy quỹ của trường, lớp (quyên góp, làm kê hoạch nhỏ, nuôi lợn đất,...) để giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn.
a. Mục tiêu: HS sẵn sàng tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
b. Phương pháp – hình thức: Vấn đáp, thực hành, nêu gương.
-GV: Trong năm vừa qua, các em đã tham gia các phong trào nào để giúp đỡ các bạn khó khăn hơn mình?
- GV: Em nêu ý nghĩa của từng phong trào đó.
- GV cho HS thực hành cách vận động, cách đóng góp giúp đỡ các bạn có khó khăn.
- Giáo viên nhận xét hoạt động thực hành của học sinh.
- GV tuyên dương những bạn tham gia tích cực, hiểu ý nghĩa.
- Em nghĩ những việc làm đó của em mang lại lợi ích gì cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn?
-Sau khi thực hiện việc làm đó em cảm thấy thế nào?
GV chốt: Xung quanh ta còn nhiều mảnh đời khốn khó, nhiều hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cơ cực, màn tời chiếu đất. Các em cần sẻ chia, giúp đỡ họ với tinh thần “tương thân tương ái”,“ lá lành đùm lá rách.”
HS nêu:
- Phong trào quỹ xã hội nhân đạo.
- Phong trào ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt.
- Phong trào giúp bạn vui Tết.
- Phong trào nuôi heo đất.
HS nêu và bổ sung ý kiến lẫn nhau.
- HS nêu ý nghĩa.
- HS thực hành cách vận động để giúp đỡ của các bạn trong lớp.
 + Cho các bạn xem hình ảnh các bạn nhỏ miền Trung sống trong cảnh màn trời chiếu đất, cây cối, nhà cửa ngập úng.
 + Cho xem hình ảnh các bạn miền núi, miền sông nước với quần áo rách tươm, cũ kĩ đến trường.
- HS thực hành cách đóng góp của các bạn trong lớp.
 + HS chuẩn bị cái thùng có khe để các bạn bỏ tiền vào.
 + HS nhận quà vật phẩm từ bạn.
-HS lắng nghe
-Giúp các bạn có thêm điều kiện đến trường học tập, vui chơi cùng bạn. Bạn tự tin hơn trong học tập.
HS: Vui vẻ, tự hào vì mình đã đóng góp 1 phần công sức nhỏ dành cho người có hoàn cảnh khó khăn.
2’
3. Củng cố, dặn dò 
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, liên hệ và điều chỉnh được việc làm của bản thân để chia sẻ yêu thương với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
b. Phương pháp – hình thức: vấn đáp, thực hành, nêu gương
-GV nêu câu hỏi cho HS chia sẻ:
+ Vì sao cần chia sẻ, yêu thương với các bạn có hoàn cảnh khó khăn?
+ Nêu điều mà em dự định sẽ làm sau bài học này để chia sẻ yêu thương với các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
GV nhận xét, tuyên dương 
GV tổ chức cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK Đạo đức 2, trang 37:
Đôi bàn tay nhỏ bé
Biết đồng cảm, yêu thương
Biết sẻ chia, nhịn nhường
Cho người cần giúp đỡ.
GV dặn dò: 
+ Luôn luôn quan tâm, chia sẻ với những khó khăn của người khác, đặc biệt là các bạn cùng lứa tuổi.
+ Nhắc nhở các bạn trong lớp cùng quan tâm, chia sẻ yêu thương với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
-HS lắng nghe, tự tìm hiêu câu hỏi của GV
HS nêu cá nhân
+ Để giúp các bạn có điều kiện đến trường học tập cùng bạn.
+ Không chọc ghẹo, chế giễu các bạn khiếm khuyết, học kém hơn mình.
+ Thường xuyên chia sẻ. an ủi bạn có hoàn cảnh khó khăn.
+ Chân thành giúp đỡ các bạn khó khăn hơn mình.
+ Giúp đỡ các bạn học chậm, các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp 
HS đọc ghi nhớ bằng cách vỗ tay theo nhịp 3/2

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_khoi_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_8_chia_se.doc