Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức - Bài 6: Nhận lỗi và sửa lỗi (Tiết 1) - Năm học 2023-2024
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS Nêu được một số biểu hiện của nhận lỗi và sửa lỗi.
- Hs Nêu được vì sao phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Hs Thực hiện được việc nhận lỗi và sửa lỗi.
- Hs Đồng tình với việc biết nhận lỗi và sửa lỗi, không đồng tình với việc không biết nhận lỗi và sửa lỗi.
2. Năng lực chung:
- Hs Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
3. Phẩm chất:
- Hs Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 2
- Câu chuyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, bài thơ, bài hát, gắn với bài học “ Nhận lỗi và sửa lỗi “
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint
2. Học sinh:
- SGK.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức - Bài 6: Nhận lỗi và sửa lỗi (Tiết 1) - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2023 Đạo đức BÀI 6: NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức, kĩ năng: - HS Nêu được một số biểu hiện của nhận lỗi và sửa lỗi. - Hs Nêu được vì sao phải nhận lỗi và sửa lỗi. - Hs Thực hiện được việc nhận lỗi và sửa lỗi. - Hs Đồng tình với việc biết nhận lỗi và sửa lỗi, không đồng tình với việc không biết nhận lỗi và sửa lỗi. 2. Năng lực chung: - Hs Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi. 3. Phẩm chất: - Hs Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 2 - Câu chuyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, bài thơ, bài hát, gắn với bài học “ Nhận lỗi và sửa lỗi “ - Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint 2. Học sinh: - SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Để tạo không khí sôi nổi trước khi vào giờ học. Cô trò mình cùng nhau khởi động. - Cô mời cả lớp đứng dậy, hát và vỗ tay theo nhạc bài hát “ Con chim chích choè “ - Cô mời cả lớp ngồi - GV hỏi: + Qua bài hát vừa rồi, các em thấy chú chim chích choè đã mắc lỗi gì ? - GV gọi hs nhận xét câu trả lời của bạn. + Theo em, khi đi dưới trời nắng chúng mình cần phải làm gì ? - GV nhận xét câu trả lời của HS. - Em đã bao giờ mắc lỗi chưa ? Lần mắc lỗi nào mà em nhớ nhất? - Em đã làm gì khi mắc lỗi đó? - Cô nghĩ rằng rất nhiều bạn đã mắc những lỗi sai, khi các em mắc lỗi, thì chúng mình phải biết nhận lỗi, nhận sai và về sau mình sẽ không tái phạm nữa nhé! - Cô trò mình cùng khám phá bài học ngày hôm nay nào. Cô mời các em mở SGK trang 29. 2. Khám phá: - Chúng mình cùng tìm hiểu: *Hoạt động 1: Khám phá biểu hiện của biết nhận lỗi và sửa lỗi. - Các em hãy cùng quan sát tranh trên bảng và trả lời các câu hỏi: + Các bạn trong tranh đã mắc lỗi gì? + Các bạn đã nhận lỗi và sửa lỗi như thế nào? - Để trả lời cho câu hỏi trên, cô yêu cầu các em thảo luận nhóm 2 trong khoảng thời gian là 3 phút. Hết 3 phút cô mời đại diện các nhóm lên trình bày. - Thời gian thảo luận đã hết, cô mời đại diện các nhóm sẽ trình bày. - Cô mời nhóm 1. - Cô mời nhóm 2. - Cô mời nhóm 3. - Cô mời nhóm 4. - Qua phần thảo luận nhóm vừa rồi, cô nhận thấy các em đã thảo luận và làm việc rất sôi nổi. Cô khen cả lớp. - GV nhắc lại nội dung các bức tranh. - Các em thấy: + Bạn nhỏ trong bức tranh số 1 đã mắc lỗi làm vỡ bát, khi đã biết lỗi của mình, bạn đã biết nhận lỗi và xin lỗi mẹ, lần sau bạn sẽ phải cẩn thận hơn. + Tiếp theo là bạn nhỏ trong bức tranh số 2 đã mắc lỗi vứt rác không đúng nơi quy định hay chính là vứt rác bừa bãi đấy. Bạn đã biết xin lỗi cô giáo và sẽ thực hiện nhặt rác bỏ vào thùng. + Cuối cùng là bức tranh số 3, bạn gái đã mắc lỗi vô tình làm ngã em bé, bạn đã biết nhận lỗi và nói lời xin lỗi với em bé. -> Cả 3 bạn nhỏ trong 3 bức tranh đã biết nhận lỗi sai của mình và đã có những hành động kịp thời để sửa lỗi của mình. - Vậy, theo em, cần làm gì khi mắc lỗi? - GV khen ngợi các ý kiến của học sinh: Cô cảm ơn em, cô cũng đồng tình với ý kiến của các em. - Đưa thêm tranh minh hoạ. - GV kết luận: Các em ạ! Các bạn trong tranh khi mắc lỗi đã biết nhận lỗi, xin lỗi và đã có những hành động kịp thời để sửa lỗi của mình. Chúng ta nên học tập những việc làm của các bạn đó nhé! - Cô trò mình cùng chuyển tiếp sang hoạt động 2. *Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc biết nhận lỗi và sửa lỗi. - GV cho HS quan sát tranh trên bảng của cô. Trong bức tranh số 1, các em quan sát, có bác bảo vệ ở trưởng và bạn bạn Nam và bạn Huy. Còn bức tranh số 2 là khi bác bảo vệ đã nhắc nhở hai bạn, bạn Huy và bạn Nam đang trên đường đi về nhà. Bức tranh số 3, mẹ bạn Nam đang ân cần, dịu dàng nhắc nhở Nam điều gì đó. Còn bố của bạn Huy đang rất tức giận. Vậy vì sao bố của bạn Huy tức giận như vậy, bây giờ cô sẽ mời: + 1 bạn lên kể cho cô bức tranh 1. + 1 bạn kể bức tranh 2. + 1 bạn kể bức tranh 3. - Gọi 1 hs kể lại toàn bộ câu chuyện. Câu chuyện có tên “ Làm thế nào là đúng”. Tan học đã lâu, Huy và Nam vẫn mải mê chơi. Bác bảo vệ thấy vậy, đến nhắc nhở: Muộn rồi, các cháu về nhà đi. Sau khi được bác bảo vệ nhắc nhở, bạn Huy và bạn Nam đã đứng lên đi về nhà. Trên đường đi bạn Nam nói: Tớ sẽ nói thật với mẹ về việc hôm nay chúng mình đã ở lại trường. Còn bạn Huy nói: Tớ sẽ nói là ở lại làm bài tập cùng các bạn. Khi về nhà bạn Nam đã biết nói thật với mẹ. Bạn nói: Con xin lỗi mẹ, lần sau tan học con sẽ về ngay ạ! Mẹ Nam vui vẻ vỗ vai con và nói: Lần sau, con không được về muộn nữa nhé! Nhưng trong khi ấy, bạn Huy đã không nói sự thật giống như bạn Nam và bạn đã nói dối bố là ở lại trường để làm bài tập với các bạn. Bố Huy rất tức giận khi bạn hàng xóm cùng lớp nói: Cô giáo có giao bài tập đâu mà cậu lại nói vậy!. Câu chuyện của chúng mình đến đây là hết rồi, các ơn các bạn đã chú ý lắng nghe. - Bây giờ các em hãy cùng với cô, trả lời cho cô câu hỏi sau nhé! - YC hs sử dụng bông hoa đáp án để làm phần này. Câu 1: Vì sao mẹ của Nam vui vẻ tha lỗi? A. Vì mẹ Nam dễ tính. B. Vì mẹ Nam Thương con. C. Vì mẹ Nam nghĩ là lỗi nhỏ. D. Vì Nam đã nhận lỗi và hứa sẽ không mắc lỗi. Câu 2: Vì sao bố của Huy lại tức giận? A. Vì Huy nói dối. B. Vì Huy mải chơi thả diều. C. Vì Huy chưa chăm chỉ. D. Vì Huy còn đánh bạn. - Gv nhận xét. -> Đúng rồi, vì bạn Nam đã biết nhận lỗi và hứa sẽ không mắc. Còn Huy thì chưa biết nhận lỗi còn nói dối bố đấy. Nên bố của bạn Huy rất là tức giận. - GV hỏi: Các em cho cô biết: + Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ mang lại điều gì ? -> Đúng rồi, Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ được mọi người tin tưởng và yêu quý mình hơn đấy các em ạ! + Vậy, nếu không biết nhận lỗi và sửa lỗi, điều gì sẽ xảy ra ? -> Chính xác rồi đấy, nếu không biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ cảm thấy luôn lo lắng sợ mọi người phát hiện ra và không tin tưởng mình. - Cô khen tất cả các em đã trả lời rất tốt các câu hỏi vừa rồi. - GV đưa ra thông điệp. - KL: Các em ạ! Mẹ Nam vui vẻ tha lỗi vì Nam đã nhận lỗi và hứa sẽ không mắc lỗi. Còn bố Huy rất tức giận khi biết Huy đã nói dối. Biết nhận lỗi và sửa lỗi là việc làm cần thiết để được mọi người tin tưởng. Không biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ luôn lo lắng sợ bị người khác phát hiện, mọi người xung quanh sẽ không tin tưởng mình. - Các em nhớ nhé: Khi chúng ta biết lỗi sai của mình, thì các em se nhanh thành thật nhận lỗi và hứa lần sau sẽ không tái phạm nữa. Như vậy các em sẽ được mọi người tin tưởng và yêu quý mình hơn. Các em đừng giống bạn Huy trong câu chuyện vừa rồi nhé. Bạn đã biết lỗi sai, tuy nhiên bạn chưa thành thật nhận lỗi của mình. 3. Vận dụng, trải nghiệm Bài tập 1. Đúng chọn Đ, sai chọn S Biết nhận lỗi và sửa lỗi giúp em: + Được mọi người tin tưởng. + Không cảm thấy lo lắng. + Cẩn thận hơn khi nói, làm việc. + Cảm thấy xấu hổ với mọi người. Bài tập 2: Chọn mặt cười hoặc mặt mếu tương ứng với mỗi tình huống sau: - GV chiếu tình huống. - Vậy là tiết học ngày hôm nay, các em đã nhận biết được một số biểu hiện của nhận lỗi, và sửa lỗi và chúng ta đã biết được vì sao phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Ở tiết học sau, các em sẽ được thực hành nói lời xin lỗi khi mình mắc lỗi và xử lí cho cô một số tình huống nhé. Tiết học của chúng ta đến đây là kết thúc, cô mời các thầy cô giáo và các em nghỉ. - HS hát và vỗ tay. - HS ngồi - HS trả lời + Đi trời nắng không đội mũ. - HS nhận xét + Đội mũ để tránh bị cảm nắng dẫn tới ốm. - HS trả lời - HS lắng nghe. - HS lắng nghe - HS lắng nghe và thảo luận - Đaị diện các nhóm trình bày. Tranh 1: + Bạn nhỏ trong tranh đã làm vỡ bát. Khi bạn làm vỡ bát bạn đã nói “Con xin lỗi mẹ! Lần sau con sẽ cẩn thận hơn ạ!” Tranh 2: + Bạn nhỏ trong tranh đã vứt rác bừa bãi. Khi bị cô giáo nhắc nhở bạn đã nói “ Em xin lỗi cô! Em sẽ nhặt bỏ vào thùng rác ạ!” Tranh 3: + Bạn nhỏ trong tranh đã làm ngã em bé. Bạn đã nói “Chị xin lỗi em!” - Cả lớp vỗ tay. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - Cần xin lỗi và sữa lỗi - HS lắng nghe - HS quan sát - HS lắng nghe và làm theo hướng dẫn - Hs tham gia kể chuyện - HS kể - Đáp án D - Đáp A + Được mọi người tin tưởng và yêu quý + Sợ mọi người phát hiện ra, k tin tưởng mình. - HS đọc - HS lắng nghe. - HS lắng nghe - Hs chọn đáp án - Hs chọn đáp án - HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY .
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_6_nhan_loi_v.doc