Giáo án Khối 2 - Tuần 19 - Năm học 2019-2020
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được đoạn 1(BT1); biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện (BT2).
- Mở rộng: Thực hiện được BT3 SGK.
- Mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đều có những vẻ đẹp riêng nhung đều gắn bó với con người. chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống con người ngày càng thêm đẹp đẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa chuyện trong SGK
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra vì vừa ôn tập.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn kể chuyện
a. Kể từng đọan theo tranh.
- Dựa vào các tranh kể lại đoạn 1 Chuyện bốn mùa.
- GV chia nhóm 4.
HS đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét nội dung từng đoạn theo tranh.
- Hướng dẫn HS đọc lời gợi ý, nối tiếp nhau kể từng đoạn.
- Tổ chức các HS trong nhóm nhận xét lời kể của bạn.
- Đại diện các nhóm kể truyện trước lớp.
- Cả lớp nghe, nhận xét lời kể của bạn.
- GV nhận xét: nội dung, cách diễn đạt, thể hiện.
* b. Kể toàn bộ câu truyện.
KÕ ho¹ch bµi hoc - tuÇn 19 N¨m häc: 2019-2020 (Tõ ngµy 6/1/ 2020 ®Õn ngµy 10 / 1/ 2020 ) Thø ngµy TiÕt thø M«n häc TiÕt PPCT Tªn bµi d¹y Ghi chó Hai 1 Chµo cê 19 Sinh hoạt tập thể 2 TËp ®äc 55 Chuyện bốn mùa(t1) 3 TËp ®äc 56 Chuyện bốn mùa(t2) 4 To¸n 91 Tổng của nhiều số. 5 §¹o ®øc 19 Trả lại của rơi (T1) Ba 1 Thể dục 37 Tiết 37 2 Thể dục 38 Tiết 38 3 To¸n 92 Phép nhân 4 KÓ chuyÖn 20 Chuyện bốn mùa 5 Tư 1 To¸n 93 Thừa số, tích 2 Âm nhạc 19 Tiết 19 3 TËp ®äc 57 Thư trung thu 4 ChÝnh t¶ 37 TC: Chuyện bốn mùa 5 TNXH 19 Đường giao thông N¨m 1 To¸n 94 Bảng nhân 2 2 Mĩ thuật 19 Tiết 19 3 LT &C 19 Từ ngữ về các mùa. Đặt và trả lời câu hỏi: Khi.. 4 Tập viết 19 Chữ hoa P 5 S¸u 1 To¸n 95 Luyện tập 2 ChÝnh t¶ 38 NV: Thư trung thu 3 TËp lµm v¨n 19 Đáp lời chào, lời tự giới thiệu 4 Thủ công 19 Gấp cắt , trang trí thiệp chúc mừng T1 5 SHL 19 Sinh hoạt lớp Thứ hai ngày 6 tháng 1 năm 2020 Sinh hoạt tập thể Chào cờ Tập đọc CHUYỆN BỐN MÙA I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Tốc độ dọc khoảng 40 tiếng/ phút. - Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. - Mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu Đông đều có những vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó với con người. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ MT thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa chuyện trong SGK III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu...... 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: A. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sách vở HK II của HS. B. Bài mới Tiết 1 1. Giới thiệu: - GV giới thiệu 7 chủ điểm của SGK TV tập II. - Giới thiệu chủ điểm: Bốn mùa - Giới thiệu bài: Giới thiệu bằng tranh 2. Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài: - Chú ý phát âm rõ, chính xác, giọng đọc nhẹ nhàng, đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời Đông khi nói với Xuân trầm trồ, thán phục. Giọng Xuân nhẹ nhàng. Giọng Hạ tinh nghịch, nhí nhảnh. Giọng Đông nói về mình lặng xuống, vẻ buồn tủi. Giọng Thu thủ thỉ. Giọng bà rất vui vẻ. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: sung sướng nhất là, ai cũng yêu, đâm chồi nẩy lộc, đơm trái ngọt, nghỉ hè, tinh nghịch, thích, chẳng ai yêu, đều có ích, đều đáng yêu, . . - Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: a. Đọc từng câu. - HS nối tiếp câu lần 1. - Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó: tựu trường, sung sướng, nảy lộc, rước, bập bùng. HS đọc CN, ĐT. - HS đọc nối tiếp câu lần 2. GV nhận xét. b. Đọc từng đoạn trước lớp. - HS chia đoạn: 2 đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu đến. . . em được. + Đoạn 2: Còn lại. - HS đọc nối tiếp lần 1. - GV hướng dẫn HS ngắt hơi và nhấn giọng trong các câu sau: (Bảng phụ) + Có em/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn, / có giấy ngủ ấm trong chăn. // + Cháu có công ấp ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc. // - HS đọc chú giải SGK. Đặt câu có từ “ Tựu trường”. - HS đọc nối tiếp câu lần 2. GV nhận xét. c. Đọc từng đoạn trong nhóm. - HS luyện đọc trong nhóm đôi. - Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN: từng đoạn, cả bài). - Lớp, GV bình chọn bạn, nhóm đọc hay, hấp dẫn nhất. - Cả lớp đọc ĐT (1 đoạn). Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài - GV hướng dẫn HS đọc (chủ yếu là đọc thầm) từng đoạn, cả bài và trao đổi về nội dung bài văn theo các câu hỏi cuối bài. HS nêu được: Câu 1: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Câu 2a: Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc. Câu 2b: Xuân làm cho cây lá tốt tươi. + Không khác nhau, vì cả hai đều nói điều hay của mùa xuân. Câu 3: (Học sinh tiếp thu bài nhanh) + Mùa hạ: có nắng làm cho trái ngọt, hoa thơm, có ngày nghỉ hè của học trò + Mùa thu: có vườn bưởi chín vàng, có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ. . . + Mùa đông: có bập bùng bếp lửa nhà sàn, ấp ủ mầm sống. . . Câu 4: HS nói theo suy nghĩ riêng của mình. - HS nêu nội dung bài. - GV chốt nội dung: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. - HS nhắc lại. 4. Luyện đọc lại - HS đọc phân vai theo 6 vai: người dẫn chuyện, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất. - HS luyện đọc - Các nhóm thi đọc trước lớp. - Lớp, GV bình xét nhóm, cá nhân đọc hay, hấp dẫn nhất. C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn về học thuộc bài để chuẩn bị cho tiết kể chuyện ngày mai. Toán TỔNG CỦA NHIỀU SỐ I. MỤC TIÊU : - Biết làm tính cộng, trừ có nhơ trong phạm vi 100. - Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng, trừ trong trường hợp đơn giản. - Biết tìm một thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ. - Biết giải bài toán về nhiều hơn một số đơn vị. - Bài tập cần làm : Bài 1(Cột 2), bài 2 (Cột 1,3), bài 3 a. - Học sinh làm bài nhanh làm tiếp các bài tập còn lại. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu...... 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm bài tập sau: - Tính: 2 + 7 + 7 = 3 + 15 + 17 = - Lớp, GV nhận xét, tuyên dương B. Bài mới 1. Giới thiệu bài:: GV giới thiệu trực tiếp. 2. Hướng dẫn thực hiện: 2 + 3 + 4 = 9 - GV viết phép tính: 2 + 3 + 4 lên bảng. HS đọc, sau đó yêu cầu tự nhẩm để tìm kết quả vào vở. - 1 HS lên bảng nêu cách đặt tính, tính và thực hiện phép tính theo cột dọc. 3. Hướng dẫn thực hiện phép tính: 12 + 34 + 40 = 86 - GV viết phép tính: 12 + 34 + 40 lên bảng. (GV HD tương tự phép tính thứ nhất). 4. Hướng dẫn thực hiện phép tính: 15 + 46 + 29 + 8 = 98 (Tiến hành tương tự như với trường hợp 12 + 34 + 40 = 86) 3. Luyện tập Bài 1(cột 2): Tính: - HS đọc YCBT. - HS làm vào vở, nêu miệng kết quả, GV ghi bảng. - Lớp, GV nhận xét. 8 + 7 + 5 = 20 6 + 6 + 6 + 6 = 24 - HS hoàn thành. KL: Củng cố kỹ năng tính tổng của nhiều số Bài 2(cột 1, 3): Tính: - HS nêu yêu cầu BT. - HS làm vào vở. - 3 HS lên bảng làm. - HS hoàn thành. - HS, GV nhận xét. KL: Củng cố cách tính tổng nhiều số theo cột dọc. Bài 3(a). Số ? - HS nêu cách thực hiện tính với các đơn vị đo đại lượng. - HS làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm bài. - HS hoàn thành. - HS đổi chéo vở nhận xét bài lẫn nhau, trước lớp. GV nhận xét. KL: Củng cố cách tính tổng nhiều số có kém theo đơn vị đo lường. - Nếu còn thời gian hướng dẫn một số học sinh làm bài nhanh làm thêm các bài tập còn lại trong SGK. C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh. Thứ ba ngày 7 tháng 1 năm 2020 Thể dục. 2 tiết Cô Nhung soạn và thực hiện Toán PHÉP NHÂN I. MỤC TIÊU - Nhận biết tổng của nhiều số hạng bằng nhau. - Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân. - Biết đọc, viết kí hiệu của phép nhân. - Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. - Học sinh làm bài nhanh làm tiếp các bài tập còn lại. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thẻ có chấm tròn như SGK III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu...... 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: A. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm: Tính: 12 + 12 + 12 = 35 + 20 + 8 = - Nhận xét , tuyên dương. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp. 2. GV HD HS nhận biết về phép nhân. - GV cho HS lấy 5 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn hỏi để HS nêu được: Có 5 tấm bìa, mỗi tấm đều có 2 chấm tròn hoặc 2 chấm tròn được lấy 5 lần. ? Có tất cả bao nhiêu chấm tròn? - GV gợi ý để HS trả lời: Ta phải tính tổng: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 (chấm tròn) - GV cho HS NX: Tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 có 5 số hạng. mỗi số hạng đều bằng 2. b. GV giới thiệu: Tổng của 5 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng là 2, ta chuyển thành phép nhân, viết như sau: 2 5 = 10 - GV nêu tiếp cách đọc phép nhân 2 5 = 10 (đọc “ Hai nhân năm bằng mười ”) và giới thiệu dấu gọi là dấu nhân. - GV giúp HS tự nhận ra, khi chuyển từ tồng : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 2 5 = 10 - GV có thể lấy thêm một số trường hợp khác để HS nắm chắc bài hơn. - Kết luận: Chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển thành phép nhân được. 3. Thực hành Bài 1: Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân (theo mẫu). - HS nêu YCBT, đọc và quan sát mẫu. - HS làm bài cá nhân vào vở (GV theo dõi giúp đỡ HS ). - 3 HS lên bảng chữa bài. - HS, GV nhận xét, kết luận đúng, sai. KL: Củng cố cách chuyển tổng nhiều số thành phép nhân Bài 2: Viết phép nhân (theo mẫu). - HS đọc YCBT. - GV giúp HS nắm vững YCBT. - HS làm vào vở. GV theo dõi giúp đỡ HS . - 3 HS lên bảng làm bài. - Lớp, GV nhận xét chốt kết quả: a. 4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 20 b. 9 + 9 + 9 = 27 c. 10 + 10 + 10 + 10 + 10 = 50 4 5 = 20 9 3 = 27 10 5 = 50 KL:Củng cố cách thực hiện phép nhân. - Nếu còn thời gian hướng dẫn một số học sinh làm bài nhanh làm thêm các bài tập còn lại trong SGK. C. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS Kể chuyện CHUYỆN BỐN MÙA I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được đoạn 1(BT1); biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện (BT2). - Mở rộng: Thực hiện được BT3 SGK. - Mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đều có những vẻ đẹp riêng nhung đều gắn bó với con người. chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống con người ngày càng thêm đẹp đẽ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa chuyện trong SGK III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu...... 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: A. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra vì vừa ôn tập. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn kể chuyện a. Kể từng đọan theo tranh. - Dựa vào các tranh kể lại đoạn 1 Chuyện bốn mùa. - GV chia nhóm 4. HS đọc yêu cầu của bài. - Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét nội dung từng đoạn theo tranh. - Hướng dẫn HS đọc lời gợi ý, nối tiếp nhau kể từng đoạn. - Tổ chức các HS trong nhóm nhận xét lời kể của bạn. - Đại diện các nhóm kể truyện trước lớp. - Cả lớp nghe, nhận xét lời kể của bạn. - GV nhận xét: nội dung, cách diễn đạt, thể hiện. * b. Kể toàn bộ câu truyện. - Từng HS lần lượt kể đoạn 2 trong nhóm. Sau đó, 2, 3 HS kể toàn bộ chuyện. Cả nhóm nhận xét, bổ sung. - GV gọi một số HS kể các đoạn nối tiếp nhau. - Tổ chức lớp nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất. - 1, 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - GV nhận xét. C. Củng cố dặn dò: - Câu chuyện nói lên điều gì ? * Mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đều có những vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó với con người. chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống con người ngày càng thêm đẹp đẽ. - Nhận xét tiết học. - GV tổng kết giờ học, tuyên dương các em tích cực hoạt động. - Dặn dò: HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Thứ tư ngày 8 tháng 1 năm 2020 Toán THỪA SỐ, TÍCH I. MỤC TIÊU - Biết thừa số, tích. - Biết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại. - Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1 (b, c) bài 2b, bài 3. - Học sinh làm bài nhanh làm tiếp các bài tập còn lại. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu...... 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: A. Kiểm tra bài cũ - 2 HS lên bảng làm bài tập: Chuyển phép cộng sau thành phép nhân. 4+ 4 + 4 + 4 + 4 = 5 + 5 + 5 + = - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV liên hệ từ bài trước. 2. Hướng dẫn HS nhận biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân. a. GV viết 2 5 = 10 lên bảng, cho HS đọc (hai nhân năm bằng mười). b. Giới thiệu “thừa số – tích” (Tiến hành như SGK). 2 5 = 10 Thừa số Thừa số Tích Chú ý: 2 5 cũng gọi là tích. 3. Thực hành Bài 1: (b, c): Viết các tổng sau dưới dạng tích (theo mẫu): - HS đọc yêu cầu BT. - HS làm bài cá nhân vào vở, GV giúp đỡ HS . - 2 HS lên bảng chữa bài. - Lớp, GV nhận xét. KL: Củng cố cách tính tổng dười dạng tích Bài 2 (b): Viết các tích dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau rồi tính (theo mẫu): - HS nêu YCBT, quan sát mẫu. - HS làm BT vào vở. - 2HS lên bảng làm bài. - Lớp, GV nhận xét, chốt kết quả đúng: 5 2 = 5 + 5 = 10 3 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12 2 5 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 4 3 = 4 + 4 + 4 = 12 KL: Củng cố cách tính tổng bằng nhau Bài 3: Viết phép nhân(theo mẫu), biết - HS đọc yêu cầu của bài, lớp đọc thầm. - HS làm bài cá nhân vào vở. - 4 HS lên bảng làm. - HS đổi chéo vở nhận xét của nhau. - GV nhận xét, kết luận đúng, sai. KL: Củng cố cách viết phép nhân. - Nếu còn thời gian hướng dẫn một số học sinh làm bài nhanh làm thêm các bài tập còn lại trong SGK. C. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS Âm nhạc Cô Duyên soạn và thực hiện Tập đọc THƯ TRUNG THU I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Đọc dúng, rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nhỉ hơi đúng các câu văn trong bài, đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lí. - Hiểu nội dung: Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam. - Học thuộc đoạn thơ trong bài. - Tự nhận thức; xác định giá trị bản thân; lắng nghe tích cực. + GDQPAN: GV Kể chuyện về hình ảnh Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi trong dịp Tết Trung thu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ. Thêm tranh, ảnh Bác Hoà với thiếu nhi. - Mở rộng: Hoàn thành BT1, BT2 SGK. - Mở rộng: Hoàn thành BT1, BT2 SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu...... 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. GV kiểm tra bài cũ - 2 HS đọc bài “Lá thư nhầm địa chỉ” nêu ý nghĩa của bài. - GV nhận xét, tuyên dương B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học. 2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - GV đọc diễn cảm bài văn: Giọng vui, đầm ấm, đầy tình thương yêu. - Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. a. Đọc từng câu. - HS đọc nối tiếp câu lần 1. - HS luyện đọc từ khó: năm, lắm, trả lời, làm việc, tuổi nhỏ - HS đọc cá nhân, GV đọc mẫu, lớp đọc đồng thanh. - HS đọc nối tiếp câu lần 2. GV nhận xét. b. Đọc từng đoạn trước lớp. - HS chia đoạn: 2 đoạn. + Đoạn 1: Phần lời thư. + Đoạn 2: Phần lời thơ. - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - HD HS đọc câu: Ai yêu các nhi đồng/ Bằng Bác Hồ Chí Minh? (Bảng phụ). - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. GV nhận xét. c. Đọc từng đoạn trong nhóm. - HS luyện đọc trong nhóm đôi. - Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN; từng đọan, cả bài). - HS, GV nhận xét đánh giá bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt nhất. - Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - GV hướng dẫn HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK và nêu được: Câu 1: Bác nhớ tới các cháu nhi đồng. Câu 2: Ai yêu nhi đồng. . . Minh / Tính các cháu. . . xinh. Câu 3: Cố gắng thi đua học và hành. . . cháu của Bác. - GV HD HS nêu nội dung bài. - GV chốt nội dung bài: Cảm nhận được tình yêu thương của Bác Hồ đối với các em. Nhớ lời khuyên của Bác. Yêu Bác. * GDQPAN: GV kể chuyện về hình ảnh Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi trong dịp Tết Trung thu : Mỗi năm đến Tết Trung thu, Bác Hồ càng nhớ các cháu Thiếu nhi. Bác bận lo cho Đất nước nên không trả lời riêng khi nhận được thư của các cháu nên Bác gửi thư cho các cháu và căn dặn các cháu học tập tốt. để tham gia kháng chiến gìn giữ non sông vậy các em có làm theo lời Bác dặn không? Học tập theo tấm gương của Bác.... 4. Học thuộc lòng bài thơ. - GV hướng dẫn HS cả lớp học thuộc lòng lời thơ theo các phương pháp xoá dần. - HS thi đọc thuộc lòng phần lời thơ. (Cá nhân, nhóm). - GV nhận xét, ghi điểm. C. Củng cố dặn dò: - 1 HS đọc lại cả bài Thư Trung thu. - HS cả lớp hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã. - GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Đọc trước bài: Ông Mạnh thắng Thần Gió. Chính tả CHUYỆN BỐN MÙA I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. - Làm được BT2b, BT3a SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng ghi sẵn nội dung BT2b. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu...... 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: A. Kiểm tra bài cũ - HS lên bảng viết các từ sau, lớp viết vào bảng con: ngoe nguẩy, nhanh nhảu, thi đỗ. - GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. a. Hướng dẫn tập chép. * Hướng dẫn chuẩn bị. - GV đọc đoạn chép trên bảng. 1, 2 HS đọc lại. ? Đoạn văn là lời của ai ? (Lời bà Đất) ? Bà Đất nói về các mùa như thế nào ? ? Đoạn chép có những tên riêng nào ? (Xuân, Hạ, Thu, Đông). + Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi nhằm nêu bật nội dung bài văn. + Hướng dẫn HS nêu nhận xét về kết cấu, đặc điểm của bài văn: gồm mấy câu, các dấu câu được dùng, các chữ viết hoa . - Hướng dẫn HS viết các từ khó: đâm chồi, nảy lộc, bập bùng, tựu trường * HS chép bài vào vở. - GV nhắc HS tư thế ngồi viết. - HS viết bài. - Theo dõi HS viết, uốn nắn, sửa lỗi * Chấm, chữa bài. - Chấm 5 - 7 bài. - Hướng dẫn HS tự kiểm tra và sửa lỗi. b. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2b: Ghi vào những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã. - GV gắn bảng phụ. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS tự làm bài vào vở nháp. - 1 HS làm bài trên bảng phụ. - Cả lớp và GV nhận xét bài làm trên bảng phụ, chốt lại lời giải đúng. Bài 3a: Tìm trong Chuyện bốn mùa. . . - HS nêu yêu cầu của bài. - GV tổ chức cho HS chơi "Trò chơi": Thi tìm trong bài Chuyện bốn mùa các chữ có dấu hỏi / dấu ngã. - Chia lớp làm 3 nhóm. - GV phổ biến trò chơi, luật chơi. - HS chơi trong nhóm. - GV QS các nhóm chơi. - Đại diện các nhóm lên viết trên bảng lớp. - HS, GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc. C. Củng cố dặn dò:- GV nhận xét tiết học. Tự nhiên và xã hội ĐƯỜNG GIAO THÔNG I. MỤC TIÊU: - Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông. - Nhận biết một số biển báo giao thông. - Con đường đi an toàn. - Mở rộng: Biết được sự càn thiết phải có một số biển báo giao thông trên đường. - Nên và không nên làm gì khi gặp một số biển báo GT. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh ảnh trong SGK. - HS: SGK, xem trước bài. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu. 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Kiểm tra bài cũ: - Em đã làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp? - GV nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới : GV nêu yêu cầu của tiết học. * Hoạt động 1: Nhận biết các loại đường giao thông. - GV dán 5 bức tranh lên bảng. Yêu cầu HS quan sát tranh. - Gọi 5 HS lên bảng, phát cho mỗi HS 1 tấm bìa. Yêu cầu: vàào tranh cho phùù hợp. * Kết luận: Trên đây là 4 loại đường giao thông. Đó là đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Trong đường thủy có đường sông và đường biển. - HS nhắc lại. * Hoạt động 2: Nhận biết các phương tiện giao thông. - GV gắn tranh, ảnh trang 40 H1, H2. - Hướng dẫn HS quan sát ảnh và trả lời câu hỏi: - Bức ảnh 1 chụp phương tiện gì? ? Ô tô là phương tiện dành cho loại đường nào? - HS trả lời, Lớp, GV nhận xét kết luận. - Bức ảnh 2: Hình gì? - Phương tiện nào đi trên đường sắt? * GV hỏi thêm HS: - Kể tên những phương tiện đi trên đường bộ. - Phương tiện đi trên đường không? - Kể tên các loại tàu thuyền đi trên sông hay biển mà con biết? - Làm việc theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trả lời, GV kết luận. ? Trên đường đi học em có nhìn thấy biển báo không? Nói tên những biển báo mà em đã nhìn thấy. ? Theo em, tại sao chúng ta can phải nhận biết 1số biển báo trên đường GT? *GV kết luận: Các biển báo được dựng lên ở các loại đường giao thông nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Có rất nhiều loại biển báo trên các loại đường giao thông khác nhau. Trong bài học chúng ta chỉ làm quen với một số biển báo thông thường. C. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. Thứ năm ngày 9 tháng 1 năm 2020 Toán BẢNG NHÂN 2 I. MỤC TIÊU - Lập được bảng nhân 2. - Nhớ được bảng nhân 2. - Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 2). - Biết đếm thêm 2. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3. - Học sinh làm bài nhanh làm tiếp các bài tập còn lại. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - HS: Các tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn (như SGK). III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu. 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: A. Kiểm tra bài cũ - HS nêu tên gọi các thành phần của phép tính sau: 3 5 = 15 - GV nhận xét, tuyên dương B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học. 2. Hướng dẫn HS lập bảng nhân 2 * GV cho HS lấy trong bộ học toán một tấm bìa có hai chấm tròn. - Hỏi: 2 được lấy mấy lần (một lần), ta viết: - GV viết lên bảng: 2 1 = 2 * GV cho HS lấy thêm một tấm bìa có hai chấm tròn nữa và hỏi: ? 2 được lấy mấy lần (2 lần), ta viết: 2 2 = 2 + 2 = 4. Vậy : 2 2 = 4 * Tương tự như vậy cho đến 2 3 = 6 3. GV HD HS thành lập bảng nhân 2. Cho HS đọc thuộc ngay tại lớp. 4. Luyện tập Bài 1: Tính nhẩm: - HS đọc YCBT. - HS nối tiếp nhau đọc kết quả phép tính, GV ghi bảng. - Cả lớp đọc đồng thanh các phép tính trên bảng 1, 2 lần. - GV nhận xét. KL: Rèn kỹ năng tính nhẩm Bài 2: Giải toán - HS đọc YCBT. - HS làm bài cá nhân vào vở . - 1HS lên bảng chữa bài. - Lớp đổi chéo vở kiểm tra kết quả. Bài giải Sáu con gà có số chân là: 2 6 = 12 (chân) Đáp số: 12 chân. KL: Rèn kỹ năng giải toán Bài 3: Đếm thêm 2 rồi viết số thích hợp vào ô trống: - HS đọc YCBT - HS suy nghĩ điền số thích hợp vào ô trống. - HS đọc trước lớp. Lớp, GV nhận xét. KL: Củng cố cách đếm thêm số - Nếu còn thời gian hướng dẫn một số học sinh làm bài nhanh làm thêm các bài tập còn lại trong SGK. C. Củng cố dặn dò: - Một số HS đọc bảng nhân 2. - Nhận xét tiết học- Dặn dò HS Mĩ thuật CON VẬT THÂN THUỘC I. Mục tiêu - Nhận ra và nêu được hình dáng, đặc điểm riêng và cảm nhận vẻ đẹp của một số con vật thân thuộc. - Vẽ, xé dán, nặn được những con vật thân thuộc. - Giới thiệu nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II. Phương pháp và hình thức tổ chức - Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau và xây dựng cốt truyện. - Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. Đồ dùng và phương tiện * Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 2. - Tranh ảnh con vật. * Học sinh: - Sách học mĩ thuật lớp 2. - Giấy vẽ, giấy màu, keo, chì, tẩy, bút IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu A – Khởi động: - GV cho HS lên thi vẽ nhanh con vật. - GV giới thiệu chủ đề. B – Nội dung chính: 1 – Tìm hiểu: - GV dùng những câu hỏi gợi mở để HS tìm hiểu về các con vật. - Cho HS thi kể tên các con vật mà học sinh biết. - Kể tên các con vật trong hình 7.1 SGK. - Em thích con vật nào trong hình? - Mô tả lại các con vật mà em thích? - Ngoài các con vật này ra em còn biết con vật nào khác? - Các con vật này giống hay khác nhau? - Hình dáng, màu sắc như thế nào? - Những con vật nào là con vật thân thuộc? - Các sản phẩm ở hình 7.2 được tạo từ chất liệu gì? - GV cho HS đọc phần ghi nhớ. 2 – Cách thực hiện: - GV nêu câu hỏi gợi mở để dẫn dắt HS tạo hình con vật. - HS quan sát và trả lời. - Em định tạo con vật gì? ( Con mèo). - Hình dáng, đặc điểm con vật như thế nào? ( Con mèo đầu tròn, mình dài, đuôi dài ) - Các em sẽ vẽ bộ phận nào của con vật trước, bộ phận nào sau?( Đầu mình, chân, đuôi trước, tiếp theo vẽ tai, mắt, mũi,miệng, râu) -Vẽ xong em sẽ làm gì để thể hịên được đặc điểm của con vật? ( Vẽ màu). 3- Thực hành: - GV cho HS thảo luận theo nhóm để thống nhất nội dung và trong nhóm sẽ cử ra nhóm trưởng, nhóm trưởng sẽ giao việc cho từng cá nhân làm bài với các chất liệu có thể là khác hay giống nhau. HS thảo luận theo nhóm và làm bài cá nhân. C – Nhận xét: - HS hoàn thành bài Gv cho HS lên giới thiệu, thuyết trình bài của nhóm mình. Các nhóm khác cùng nhận xét. - GV nhận xét chung và khen ngợi, khuyến khích HS. - GV chốt, nhận xét tiết học. Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ CÁC MÙA. ĐẶT VÀ TLCH KHI NÀO? I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Biết gọi tên các tháng trong năm (BT1). Xếp được các ý theo lời Bà Đất trong chuyện Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm (BT2). - Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào (BT3). - Mở rộng: Làm hết được các bài tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ viết sẵn BT2. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.. 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: A. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Em hãy kể tên các tháng trong năm. Cho biết mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông bắt đầu từ tháng nào, kết thúc vào tháng nào? - HS đọc yêu cầu BT. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện các nhóm nói trước lớp tên 3 tháng liên tiếp nhau theo thứ tự trong năm. GV ghi lên bảng lớp theo 4 cột dọc. Mùa Xuân Mùa Hạ Mùa Thu Mùa Đông Tháng giêng Tháng tư Tháng bảy Tháng mười Tháng hai Tháng năm Tháng tám Tháng mười một Tháng ba Tháng sáu Tháng chín Tháng chạp Bài 2: Xếp các ý sau vào bảng cho đúng lời Bà Đất trong bài chuyện bốn mùa. - HS đọc YCBT. - HS làm bài cá nhân vào vở. - 1 HS lên bảng làm. - Lớp, GV nhận xét, kết luận: Mùa xuân: Làm cho cây lá tươi tốt. Mùa hạ: Cho trái ngọt, hoa thơm. Mùa thu: Nhắc cho HS nhớ ngày tựu trường; Làm cho trời xanh cao. Mùa đông: ấp ủ mầm sống để xuân về đâm chồi nảy lộc. Bài 3: Trả lời các câu hỏi sau: - HS đọc YCBT. - Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi hỏi đáp - GV cho từng cặp HS thực hành hỏi – đáp: 1 em nêu câu hỏi – em kia trả lời. - GV khuyến khích HS trả lời chính xác, theo nhiều cách khác nhau. VD: Khi nào học sinh tựu trường ? - Cuối tháng tám HS tựu trường. / Học sinh tựu trường vào cuối tháng tám. . . - GV nhận xét. C. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS Tập viết Ch÷ hoa P I. Môc ®Ých yªu cÇu - Viết đúng chữ hoa P (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Phong (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Phong cảnh hấp dẫn (3 lần). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Chữ mẫu HS: Vở tập viết III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu. 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: A. Kiểm tra bài cũ : GV kểm tra viết vào bảng con cả lớp. Gv nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu i: GV nêu mục tiêu tiết học. 2. Hướng dẫn viết chữ hoa a. Giáo viên viết chữ hoa giới thiệu chũ hoa P. - Cấu tạo: chữ P cao 5 li, gồm hai nét. . . - GV viết mẫu chữ P lên bảng, vừa viết vừa nói lại cách viết. b. Hướng dẫn HS viét trên bảng con. - HS tập viết chữ P 2, 3 lượt. GV nhận xét, uốn nắn. 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng. a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng. - 1 HS đọc cụm từ ứng dụng: Phong cảnh hấp dẫn. - HS nêu cách hiểu cụm từ ứng dụng: Phong cảnh đẹp, làm mọi người muốn đến thăm. b. HDHS quan sát cụm từ ứng dụng, nêu nhận xét. - Độ cao của các chữ cái. - Cách đặt dấu thanh ở các chữ. - Khoảng cách giữa các chữ. - GV viết mẫu chữ Phong trên dòng kẻ. c. HDHS viết chữ Phong trên bảng con. - HS tập viết chữ Phong hai lượt. GV nhận xét. 4. HS HS viết vào vở Tập viết. - GV nêu YC viết. - Nhắc HS tư thế ngồi viết. - HS luyện viết theo YC của GV. 5. Thu bài chấm, chưa lỗi, tuyên dương - GV thu, chấm từ 5- 6 bài. - Nhận xét để HS tự chữa lỗi và rút kinh nghiệm. C. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn về viết bài ở nhà. Thứ sáu ngày 10 tháng 1 năm 2020 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Thuộc bảng nhân 2. - Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân số có kèm đơn vị đo với một số. - Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 2). - Biết thừa số, tích. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, Bài 5 ( Cột 2, 3, 4) - Học sinh làm bài nhanh làm tiếp các bài tập còn lại. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ ghi sẵn BT5. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bảng nhân 2. - GV nhận xét, tuyên dương B. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Số ? - HS nêu YCBT.. - HS nhìn vào SGK, suy nghĩ, trả lời miệng trước lớp - Lớp, GV nhận xét. KL: Củng cố cách điền số Bài 2: Tính (theo mẫu) - HS nêu yêu cầu của bài, đọc mẫu. - HS làm bài cá nhân vào vở. GV giúp đỡ HS . - 2 HS lên bảng làm bài. - HS đổi chéo vở nhận xét bài của nhau, trước lớp. - GV, HS nhận xét. KL: Củng cố cách tính theo mẫu Bài 3: Giải toán - HS đọc bài toán trước lớp, lớp đọc thầm. - HS làm bài cá nhân vào ô li. - 1 HS khá lên bảng chữa bài. - Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Bài giải Số bánh xe của 8 xe đạp là: 2 x 8 = 16 (bánh xe) Đáp số: 16 bánh xe KL: Củng cố cách giải toán Bài 5(cột 2, 3, 4) : Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu): - GV gắn bảng phụ. - HS đọc YCBT. - HS làm vào vở. - 1 HS lên bảng chữa bài. - Lớp đổi chéo vở kiểm tra kết quả lẫn nhau. - Lớp, GV nhận xét bài làm trên bảng. * Nếu còn thời gian hướng dẫn một số học sinh làm bài nhanh làm thêm các bài tập còn lại trong SGK. C. Củng cố dặn dò:GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Bảng nhân 3. Chính tả Nghe - viết: THƯ TRUNG THU I. môc ®Ých yªu cÇu: - Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. - Làm được BT2a, BT3b SGK. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ chép sẵn bài tập 3. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.. 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: A. Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng con : lỡ hẹn, nhảy cẫng, dẫn chuyện. - GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học. 2. Hướng dẫn nghe viết. a. Hướng dẫn chuẩn bị. GV đọc bài thơ Thư Trung thu. b. HDHS nhận xét. ? Bài thơ cho chúng ta biết điều gì? ? Bài thơ có những từ xưng hô nào? ? Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? - HS viết vào bảng con những từ dễ viết sai: ngoan ngoãn, tuổi, tuỳ, gìn giữ. 3. GV đọc cho HS viết. - GV nêu yêu cầu vi
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoi_2_tuan_19_nam_hoc_2019_2020.doc