Giáo án Khối 2 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020

Giáo án Khối 2 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật.

- Làm được BT 2a

- Mở rộng: Giải được câu đố ở BT 3a.

- Cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. Từ đó góp phần ý thức GDBVMT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phơ ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.

2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. Kiểm tra bài cũ:

- 1HS lên bảng viết các từ sau: sương mù, cây xương rồng, đất phù sa, đường xa - GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.

2. Hướng dẫn tập chép.

a. Hướng dẫn chuẩn bị.

- GV gắn bảng phụ, đọc đoạn văn cần chép một lượt, sau đó yêu cầu HS đọc lại.

? Đoạn này cho em biết điều gì về cúc và sơn ca?

? Đoạn chép có những dấu câu nào?

? Tìm những chữ bắt đầu bằng r, tr, s.

- HS tập viết từ dễ viết sai vào bảng con: sung sướng, véo von, xanh thẳm, sà xuống.

b. HS tập chép vào vở.

- GV nhắc HS tư thế ngồi viết

- HS nhìn bảng phụ chép bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.

c. GV thu bài, nhận xét

- GV thu từ 7 - 10 bài.

- Chấm, nhận xét.

3. HD làm BT chính tả

Bài 2a: Thi tìm từ chỉ các loài vật (theo mẫu):

- HS đọc YCBT, đọc mẫu.

 

doc 24 trang huongadn91 5300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 2 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HOC TUẦN 21
Năm học : 2018-2019
(Từ ngày 11 / 2/ 2019 đến ngày15 /2 / 2019 )
Thứ 
ngày
Tiết thứ
Môn học
Tiết
PPCT
Tên bài dạy
Ghi chú
Hai
1
Chµo cê
21
Sinh hoạt tập thể
2
TËp ®äc
61
Chim sơn ca và bông cúc trắng
3
TËp ®äc
62
Chim sơn ca và bông cúc trắng
4
To¸n
101
Luyện tập
5
§¹o ®øc
21
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị. (T1)
Ba
1
ThÓ dôc
42
Bài 41
2
ThÓ dôc
42
Bài 42
3
To¸n
102
Đường gấp khúc. Độ dài đường gấp khúc
4
KÓ chuyÖn 
21
Chim sơn ca và bông cúc trắng
5
Tư
1
To¸n 
103
.Luyện tập
2
Âm nhạc
21
Bài 21
3
ChÝnh t¶
41
Tập chép:Chim sơn ca và bông cúc trắng
4
TËp ®äc
63
Vè chim
5
TNXH
21
Cuộc sống xung quanh
Năm
1
To¸n
104
Luyện tập chung
2
Mĩ thuật
21
Bài 21
3
LT &C
21
TN về chim chóc. Đặt và trả lời CH: Ở đâu?
4
Tập viết
21
Chữ hoa R
5
Sáu
1
To¸n
105
Luyện tập chung
2
ChÝnh t¶
42
NV Sân chim
3
TËp lµm v¨n
21
Đáp lời cảm ơn. Tả ngắn về loài chim.
4
Thủ công
21
Gấp cát dán phong bì (T1)
5
SHL
21
Sinh hoạt lớp
Thứ hai ngày 11 tháng 2 năm 2019
Chào cờ
Sinh hoạt tập thể
Tập đọc
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rành mạch toàn bài. Tốc độ đọc khoảng 40 tiếng / phút.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn. Để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.
- Mở rộng: Trả lời được câu hỏi 3 SGK.
- GV hướng dẫn học sinh nêu ý nghĩa của câu chuyện: Cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta để CS luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa.Từ đó góp phần giáo dục ý thức BVMT (Khai thác gián tiếp nội dung bài). 
- Xác định giá trị. Thể hiện sự cảm thông. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu......
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm....
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc bài Mùa xuân đến
- GV nhận xét, tuyên dương
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học. 
2. Luyện đọc
- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng vui tươi khi tả cuộc sống tự do của sơn ca và bông cúc ở đoạn 1; ngạc nhiên, bất lực, buồn thảm khi kể về nỗi bất hạnh dẫn đến cái chết của sơn ca và bông cúc ở đoạn 2, 3...
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu 
- HS đọc nối tiếp câu lần 1.
- HD HS đọc các từ khó: Sà xuống, sung sướng, héo lả, xòe cánh, rúc mỏ...
- HS đọc nối tiếp câu lần 2. GV nhận xét.
- HS đọc chú giải SGK. Đặt câu có từ “bình minh”.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS chia đoạn: 4 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến... xanh thẳm.
+ Đoạn 2: Tiếp đến... làm gì được.
+ Đoạn 3: Tiếp đến... thương xót.
+ Đoạn 4: Còn lại
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- GV HD đọc các câu sau: (Bảng phụ).
+ Chim véo von mãi/ rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.
+ Tội nghiệp con chim!// Khi nó còn sống và ca hát,/ các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát.//
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. GV nhận xét.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS luyện đọc trong nhóm 4.
- Các nhóm thi đọc (cá nhân, ĐT, nhóm, tổ).
- Lớp, GV nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất.
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài:
- GV nêu hệ thống câu hỏi, gợi ý để HS nêu được:
Câu1: Chim tự do bay nhảy, hót véo von.
Câu 2: Vì chim bị bắt, bị cầm tù trong lồng.
Câu 3*: 
+ Đối với chim: Hai cậu bé bắt chim nhốt vào lồng nhưng lại không nhớ cho chim ăn uống, để chim chết vì đói khát.
+ Đối với hoa: Hai cậu bé cầm dao cắt cả bông cúc và đám cỏ bỏ vào lồng sơn ca.
Câu 4, 5: 
+ Sơn ca chết, cúc héo tàn.
 + Đừng bắt chim, đừng hái hoa.
- GV HD HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn. Để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.
- HS nhắc lại.
4. Luyện đọc lại.
- HS luyện đọc theo vai: ngưòi dẫn chuyện, chim sơn ca.
- HS thi đọc.
- Lớp, GV bình chọn bạn, nhóm đọc hay, hấp dẫn nhất.
5. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Vì chim
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng nhân 5.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5).
- Nhận biết được đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó.
- Bài tập cần làm: Bài 1a, bài 2, bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS: Bộ đồ dùng thực hành toán.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu......
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm....
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau: 4 4 = 5 7 =
- Nhận xét tuyên dương HS.
B. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(a). Tính nhẩm:
- HS đọc YCBT.
- HS nhẩm và nối tiếp nhau nêu miệng kết quả.
- Lớp, GV nhận xét, kết luận.
Bài 2: Tính (theo mẫu)
- HS đọc YC BT, tự phân tích mẫu.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một bài.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Lớp, GV nhận xét, kết luận đúng, sai.
KL: Củng cố cách tính
Bài 3: Giải toán 
- 1HS đọc to bài toán, lớp đọc thầm theo.
- 1 HS nêu tóm tắt.
- Lớp làm vào vở.
- 1 HS lên chữa bài.
- Lớp đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài giải
Số giờ Liên học trong mỗi tuần lễ là:
 5 5 = 25 (giờ)	
 Đáp số: 25 giờ
KL: Rèn kỹ năng giải toán.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Đường gấp khúc – Độ dài đường gấp khúc.
 Đạo đức
BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
- Biết một số yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịc sự.
- Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hằng ngày.
- Mở rộng: Mạnh dạn khi nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hằng ngày.
* KNS: - KN nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự trong giao tiếp với người khác.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Phiếu HT hoạt động 2 (tiết 1). Các tấm bìa xanh, đỏ, trắng.
- HS: VBT Đạo đức
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu......
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm....
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Hoạt động 1: Thảo luận lớp.
- HS quan sát tranh VBT Đạo đức và cho biết nội dung tranh.
Tranh: Cảnh hai em nhỏ đang ngồi học cạnh nhau. Một em đưa tay sang muốn mượn bạn bút chì.
- HS phán đoán nội dung tranh.
- GV giới thiệu nội dung tranh.
- HS cả lớp trao đổi về các đề nghị bạn Nam sẽ sử dụng vàẩcm xúc của Tâm khi được đề nghị.
- GV kết luận: Muốn muợn bút chì của bạn Tâm, Nam cần sử dụng những câu yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, lịch sự. Như vậy là Nam đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng.
3. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
- GV treo tranh lên bảng và yêu cầu cho HS biết:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Em có đồng tình với việc làm của các bạn không? Vì sao?
- HS thảo luận trong nhóm đôi.
- HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận câu trả lời đúng.
4. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
- HS làm việc cá nhân trên phiếu HT (Nội dung phiếu do GV chuẩn bị sẵn).
- HS tự đánh dấu vào những ý tán thành, sau đó nêu vì sao?
GVKL: Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
C. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học. 
Dặn về chuẩn bị tiết 2.
Thứ ba ngày 12 tháng 2 năm 2019
Thể dục : 2 tiết
Cô Nhung soạn và thực hiện
Toán
ĐƯỜNG GẤP KHÚC – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC
I. MỤC TIÊU
- Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.
- Nhận biết độ dài đường gấp khúc.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc(khi biết độ dài mçi đọan thẳng của n).
- Bài tập cần làm: Bài 1a, bài 2, bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- HS: Thước có vạch chia cm.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu......
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm....
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 5.
- Nhận xét và tuyên dương HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp
2. Giới thiệu đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ đường gấp khúc ABCD (như phần bài học) ở trên bảng (vẽ sẵn bằng phấn màu) rồi giới thiệu: Đây là đường gấp khúc ABCD (chỉ vào hình vẽ). Cho HS lần lượt nhắc lại: “Đường gấp khúc ABCD” (khi GV chỉ vào hình vẽ). 
 B D
 A C
- GV hướng dẫn HS nhận dạng đường gấp khúc ABCD. Chẳng hạn, giúp HS tự nêu được: Đường gấp khúc này gồm 3 đọan thẳng AB, BC, CD.
- GV hướng dẫn HS biết độ dài đường gấp khúc ABCD là gì. Chẳng hạn, nhìn vào số đo của từng đoạn thẳng trên hình vẽ, HS nhận ra được độ dài của đoạn thẳng AB là 2cm, của đoạn thẳng BC là 4cm, của đọan thẳng CD là 3cm. Từ đó liên hệ sang “độ dài đuớng gấp khúc” để biết được: “Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD”. Gọi vài HS nhắc lại, rồi cho HS tính:
2cm + 4cm + 3cm	= 9cm
 Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là 9cm.
* Lưu ý: Vẫn để đơn vị “cm” kèm theo các số đo ở cả bên trái và bên phải dấu “=”.
3. Thực hành
Bài 1(a). Nối các điểm để được đường gấp khúc gồm:
a. Hai đoạn thẳng.
b. Ba đoạn thẳng.
- GV vẽ các điểm cho trước lên bảng.
- HS đọc YC BT.
- 2 HS lên bảng vẽ.
- Lớp, GV nhận xét.
KL: Củng cố vẽ đường gấp khúc
Bài 2: Tính độ dài đường gấp khúc (theo mẫu):
- HS đọc YCBT, đọc kĩ mẫu.
- 2 HS lên bảng làm.
- Lớp đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- Lớp, GV nhận xét bài trên bẩng, chốt lời giải đúng.
KL: Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc
Bài 3: Giải toán
- HS đọc đề bài bài.
- 1 HS lên bảng chữa bài
- Lớp, GV nhận xét về đường gấp khúc “đặc biệt” này.
- Đường gấp khúc này “khép kín” (có 3 đọan thẳng, tạo thành hình tam giác), điểm cuối cùng của đọan thẳng thứ ba trùng với điểm đầu của đọan thẳng thứ nhất).
- Độ dài mỗi đọan thẳng của đường gấp khúc này đều bằng 4cm, nên độ dài của đường gấp khúc có thể tính như sau:
4cm + 4cm + 4cm	= 12cm
hoặc 	 4cm 3 = 12cm
+ Trình bày bài làm (như giải tóan), chẳng hạn:
Bài giải
Độ dài đọan dây đồng là:
 4 + 4 + 4 =12 (cm)	
Đáp số: 12cm
KL: Rèn kỹ năng giải toán có kèm đơi vị đo
C. Củng cố dặn dò:
- Dặn HS học thuộc bảng nhân 4, 5.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Kể chuyện
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Dựa theo gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- Mở rộng: Biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2).
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ ghi toàn bộ gợi ý SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện Ông Mạnh thắng thần Gió
- GV nhận xét, tuyên dương
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn kể chuyện
a. Kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
Bài 1: Dựa vào các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng.
- GV gắn bảng phụ ghi sẵn các gợi ý BT1.
- 4 HS đọc nối tiếp các gợi ý trên bảng phụ.
a) Hướng dẫn kể đoan 1
- Đoạn 1 của chuyện nói về nội dung gì?
- Bông cúc trắng mọc ở đâu?
- Bông cúc trắng đẹp ntn? 
- Chim sơn ca đã làm gì và nói gì với bông hoa cúc trắng?
- Bông cúc vui ntn khi nghe chim khen ngợi?
- Dựa vào các gợi ý trên hãy kể lại nội dung đoạn 1.
b) Hướng dẫn kể đoạn 2
- GV nêu câu hỏi: Chuyện gì đã xảy ra vào sáng hôm sau?
- Nhờ đâu bông cúc trắng biết được sơn ca bị cầm tù?
- Bông cúc muốn làm gì?
- Hãy kể lại đoạn 2 dựa vào những gợi ý trên.
c) Hướng dẫn kể đoạn 3
- Chuyện gì đã xảy ra với bông cúc trắng?
- Khi cùng ở trong lồng chim, sơn ca và bông cúc thương nhau ntn?
- Hãy kể lại nội dung đoạn 3.
d) Hướng dẫn kể đoạn 4
- Thấy sơn ca chết, các cậu bé đã làm gì?
- Các cậu bé có gì đáng trách?
- Yêu cầu 1 HS kể lại đoạn 4. 
- HS luyện kể trong nhóm 4. GV theo dõi giúp đỡ HS.
- Các nhóm thi kể trước lớp.
- Lớp, GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2*: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS đọc YCBT.
- HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn nhất,
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Thứ tư ngày 13 tháng 2 năm 2019
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết tính độ dài đường gấp khúc.
- Bài tập cần làm: Bài 1b, bài 2
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm....
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tính độ dài đường gấp khúc ABCD:
5 cm + 6cm + 7 cm =
- GV nhận xét và tuyên dương
B. Luyện tập
Bài 1(b): Giải toán
- HS đọc YCBT, lớp đọc thầm theo
- 1 HS lên bảng làm bài
- Lớp, GV nhận xét kết luận:
 Bài giải
Độ dài đường gấp khúc là:
10 + 14 + 9 = 33 (dm)
 Đáp số: 33 dm
KL: Rèn kỹ năng giải toán
Bài 2: Giải toán
- HS đọc YCBT.
- HS tự tóm tắt và giải vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- Lớp đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài giải
Con ốc sên phải bò đọan đường dài là:
5 + 2 + 7 = 14 (cm)
 Đáp số: 14 cm
KL: Rèn kỹ năng giải toán
C. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Âm nhạc
 Cô Duyên soạn và thực hiện
Chính tả
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật.
- Làm được BT 2a
- Mở rộng: Giải được câu đố ở BT 3a. 
- Cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. Từ đó góp phần ý thức GDBVMT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phơ ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu..
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm....
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1HS lên bảng viết các từ sau: sương mù, cây xương rồng, đất phù sa, đường xa - GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn tập chép.
a. Hướng dẫn chuẩn bị.
- GV gắn bảng phụ, đọc đoạn văn cần chép một lượt, sau đó yêu cầu HS đọc lại.
? Đoạn này cho em biết điều gì về cúc và sơn ca?
? Đoạn chép có những dấu câu nào?
? Tìm những chữ bắt đầu bằng r, tr, s.
- HS tập viết từ dễ viết sai vào bảng con: sung sướng, véo von, xanh thẳm, sà xuống...
b. HS tập chép vào vở.
- GV nhắc HS tư thế ngồi viết
- HS nhìn bảng phụ chép bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
c. GV thu bài, nhận xét
- GV thu từ 7 - 10 bài.
- Chấm, nhận xét.
3. HD làm BT chính tả
Bài 2a: Thi tìm từ chỉ các loài vật (theo mẫu):
- HS đọc YCBT, đọc mẫu.
- GV chia lớp thành 3 nhóm tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức: “Ai nhanh, ai đúng”.
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Các nhóm bắt đầu chơi.
- Lớp, GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
Bài 3a*: Giải các câu đố sau:
- HS đọc YCBT, đọc câu đố.
- HS suy nghĩ và nêu miệng trước lớp.
- Lớp, GV nhận xét, kết luận lời giải đúng: chân trời (chân mây).
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Tập đọc
VÈ CHIM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ đúng nhịp khi đọc các dòng trong bài Vè. Tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/ phút.
- Hiểu nội dung: Một số loài chim cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người.
- Học thuộc được một đoạn trong bài Vè chim
- Mở rộng: Thuộc được bài vè; thực hiện được yêu cầu của câu hỏi 2 SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: bảng phụ
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu......
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm....
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng đọc bài Chim sơn ca và bông cúc trắng.
- GV nhận xét, tuyên dương
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Luyện đọc
- GV đọc mẫu bài vè: Giọng vui, nhí nhảnh.
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu.
- HS đọc nối tiếp câu lần 1.
- HDHS đọc từ khó: lon xon, sáo xinh, liếu điếu, mách lẻo,...
- HS đọc nối tiếp câu lần 2. GV nhận xét.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS chia đoạn: 5 đoạn (mỗi đoạn 4 dòng).
+ Đoạn 1: Từ đầu đến... sáo xinh.
+ Đoạn 2: Tiếp đến... chìa vôi.
+ Đoạn 3: Tiếp đến... trước nhà.
+ Đoạn 4: Tiếp đến... chim sâu.
+ Đoạn 5: Còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HDHS đọc câu: Hay chao đớp mồi/ Là chim chèo bẻo (Bảng phụ).
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. GV nhận xét.
- HS đọc chú giải SGK. Đặt câu có từ “lon xon”.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS luyện đọc trong nhóm 5.
- Các nhóm thi đọc.
- Lớp, GV nhận xét, bình chọn bạn, nhóm đọc hay nhất.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài
3. Tìm hiểu bài
- GV nêu câu hỏi gợi ý để HS nêu được:
Câu 1: Gà con, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.
Câu 2: 
+ Em sáo, cậu chìa vôi, thím khách, bà chim sẻ, mẹ chim sâu, cô tu hú, bác cú mèo.
 + Chạy lon xon, vừa đi vừa nhảy, nói linh tinh, hay nghịch hay tếu, chao đớp mồi, mách lẻo, nhặt lân la, có tình có nghĩa, giục hè đến mau, nhấp nhem buồn ngủ.
Câu 3: HS nói theo ý riêng của mình (Em thích con chim nào).
- GV HD HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung: Một số loài chim cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người.
- HS nhắc lại.
4. HTL bài vè.
- HS thi HTL.
- HS thi đọc TL một đoạn, cả bài.
- Lớp, GV nhận xét, tuyên dương
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm về đoạn sau của bài vè. 
Tự nhiên xã hội
CUỘC SỐNG XUNG QUANH (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở.
- Mở rộng: Mô tả được nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn hay thành thị.
* Có ý thức BVMT.
* Phát triển KN hợp tác trong quá trình thực hiện công việc. 
II. CHUẨN BỊ
- Tranh, ảnh trong SGK trang 45 – 47. Một số tranh ảnh về các nghề nghiệp (HS sưu tầm). Một số tấm gắn ghi các nghề nghiệp.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu..
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm....
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ 
- Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy em phải làm gì? Khi đi trên ô tô, tàu hỏa, thuyền bè em phải làm sao?
- GV nhận xét.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.
b. Kể tên một số ngành nghề ở vùng nông thôn.
- Hỏi: Bố mẹ và những người trong họ hàng nhà em làm nghề gì?
- Kết luận: Như vậy, bố mẹ và những người trong họ hàng nhà em – mỗi người đều làm một nghề. Vậy mọi người xung quanh em có làm những ngành nghề giống bố mẹ và những người thân của em không, hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu bài Cuộc sống xung quanh.
c. Quan sát và kể lại những gì bạn nhìn thấy trong hình.
- Yêu cầu: Thảo luận nhóm để quan sát và kể lại những gì nhìn thấy trong hình.
d. Nói tên một số nghề của người dân qua hình vẽ.
- Hỏi: Em nhìn thấy các hình ảnh này mô tả những người dân sống vùng miền nào của Tổ quốc?
(Miền núi, trung du hay đồng bằng?)
- Yêu cầu: Thảo luận nhóm để nói tên ngành nghề của những người dân trong hình vẽ trên.
- Hỏi: Từ những kết quả thảo luận trên, các em rút ra được điều gì? (Những người dân được vẽ trong tranh có làm nghề giống nhau không? Tại sao họ lại làm những nghề khác nhau?)
* GV kết luận: Như vậy, mỗi người dân ở những vùng miền khác nhau của Tổ quốc thì có ngành nghề khác nhau.
e. Thi nói về ngành nghề
- Yêu cầu HS các nhóm thi nói về các ngành nghề thông qua các tranh ảnh mà các em đã sưu tầm được.
Nhóm nhận xét- giáo viên nhận xét tuyên dương
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét cách chơi, giờ học của học sinh.
- Dặn dò HS sưu tầm tranh chuẩn bị tiếp cho bài sau.
Thứ năm ngày 14 tháng 2 năm 2019
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Thuộc bảng nhân 2,3,4,5 đẻ tính nhẩm. Biết giá trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính nhân và cộng hoặc trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có 1 phép nhân. Biết tính độ dài đường gấp khúc.
- Bài tập cần làm: Bài 1b, bài 3,4,5a
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ BT5
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu......
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm....
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5. 
- Nhận xét và tuyên dương HS.
B. Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nhẩm miệng rồi nối tiếp nhau nêu kết quả. 
- GV ghi bảng, nhận xét. Lớp đọc đồng thanh 1 lần.
KL: Củng cố cách tính nhẩm
Bài 3: Tính
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm vào vở. 
- 4 HS lên bảng chữa bài.
- Lớp, GV nhận xét bài trên bảng.
a) 5 5 + 6 = 25 + 6 b) 4 8 - 17 = 32 - 17
 = 31 =15
c) 2 9 - 18 = 18 - 18 d) 3 7 + 29 = 21 + 29
 = 0 = 50
KL: Củng cố cách tính 
Bài 4: Giải toán.
- HS đọc bài toán, lớp đọc thầm.
- HS làm vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài. 
- Lớp đổi chéo vở kiểm tra kết quả. 
- GV chốt lời giải đúng.:
Bài giải
7 đôi đũa có số chiếc đũa là:
7 x 2 = 14 (chiếc đũa)
 Đáp số: 14 chiếc đũa
KL: Rèn kỹ năng giải toán
Bài 5(a): Tính độ dài mỗi đường gấp khúc sau:
- HS nêu YCBT.
- 1HS lên bảng chữa bài.
- Lớp, GV nhận xét đúmg sai.
C. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập chung (tiết 2).
Mĩ thuật
Cô Thanh soạn và thực hiện
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ CHIM CHÓC - ĐẶT VÀ TLCH Ở ĐÂU?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Xếp được tên một số loài chim theo nhóm thích hợp (BT1).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu (BT2, BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bút dạ, giấy khổ to.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu......
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm....
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng: 1HS hỏi, 1HS trả lời: 
+ HS 1: Tớ nghe nói bố cậu đi công tác. Khi nào bố cậu về?
+ HS 2: Ngày mai, bố mình về.
- GV theo dõi, nhận xét HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1: Xếp các loài chim cho trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp (theo mẫu):
- HS đọc YCBT, đọc mẫu.
- GV chia lớp thành 3 nhóm. Phát giấy khổ to và bút dạ cho các nhóm làm bài.
- HS các nhóm làm bài. GV theo dõi giúp các nhóm hoạt động tốt.
- Các nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả.
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Gọi tên theo hình dáng: Chim cánh cụt, vàng anh, cú mèo.
+ Gọi tên theo tiếng kêu: tu hú, cuốc, quạ.
+ Gọi tên theo cách kiếm ăn: bói cá, chim sâu, gõ kiến.
- 1 HS đọc lại bài làm đúng trên bảng. 
Bài 2: Dựa vào những bài Tập đọc đã học, trả lời các câu hỏi sau:
- HS đọc YCBT, lớp đọc thầm theo.
- Từng cặp HS thực hành hỏi đáp.
VD: + HS1: Bông cúc trắng mọc ở đâu?
 + HS 2: Bông cúc trắng mọc bên bờ rào.
- GV nhận xét.
Bài 3: Đật câu hỏi cho cụm từ ở đâu cho mỗi câu sau (theo mẫu):
- HS đọc yêu cầu BT, đọc câu mẫu.
- 2 HS thực hành theo câu mẫu.
- HS làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
C. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy.
Tập viết
CHỮ HOA: R
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Viết đúng chữ hoa R (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cờ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Ríu (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); Ríu rít chim ca (3 lần).
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Chữ mẫu R . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu......
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm....
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ 
- HS viết bảng con chữ: Q 
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.
2. HD viết chữ hoa..
a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Chữ R cao mấy li? 
- Gồm mấy đường kẻ ngang?
- Viết bởi mấy nét?
- GV chỉ vào chữ R và miêu tả: 
+ Ch÷ R: Gồm 2 nét – nét 1 giống nét 1 của chữ B và chữ P, nét 2 là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét cong trên và nét móc ngược phải nối vào nhau tạo vòng xoắn giữ thân chữ.
- GV viết bảng lớp.
- GV hướng dẫn cách viết.
- Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét móc ngược trái như nét 1 của các chữ B hoặc P. Dừng bút trên đường kẻ 2.
- Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút lên đường kẻ 5, viết tiếp nét cong trên cuối nét lượn vào giữa thân chữ, tạo vòng xoắn nhỏ (giữa đường kẻ 3 và 4) rồi viết tiếp nét móc ngược, dừng bút trên đường kẻ 2.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
b. HDHS viết trên bảng con.
- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- GV giới thiệu câu ứng dụng “Ríu rít chim ca”.
- Hướng dẫn HS giải nghĩa.
- Tổ chức HS quan sát, nhận xét câu mẫu.
- GV viết câu mẫu: Ríu. Ríu rít chim ca
4. Hướng dẫn HS viết vở.
- GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS cách viết chữ hoa vào vở.
- GV nhắc HS tư thế ngồi viết.
- Theo dõi, giúp đỡ HS viết.
- Nhận xét, đánh giá.
C. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học. Dặn về luyện viết thêm bài ở nhà.
Thứ sáu ngày 15 tháng 2 năm 2019
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5. Để tính nhẩm. 
- Biết thừa số, tích.
- Biết giải bài toán có 1 phép nhân.
- Bài tập cần làm: Bài 1b, bài 2, bài 3 cột 1, bà 4
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ ghi BT2.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu......
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm....
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Bài cũ:
- HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5.
- GV nhận xét, tuyên dương
2. Thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm
- HS đọc YCBT.
- HS nhẩm miệng rồi nối tiếp nhau nêu kết quả.
- GVghi bảng. Lớp đọc lại các phép tính trên bảng 1 lần. 
KL: Củng cố cách tính nhẩm
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống:
- GV gắn bảng phụ.
- HS đọc YBT.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- HS nối tiếp nhau lên bảng chữa bài. Nêu lại cách làm. 
- HS,GV nhận xét chốt lại đáp án đúng.
KL: Củng cố cách điền số 
Bài 3(cột 1): Điền dấu >, <, =
- HS đọc YCBT.
- HS làm vào vở.
- 3 HS lên làm.
- Lớp, GV nhận xét chốt kết quả. 
KL: Củng cố cách điền dấu
Bài 4: Giải toán
-1 HS đọc to đầu bài, lớp đọc thầm.
- HS làm vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- Lớp đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
Bài giải
8 học sinh được mượn số quyển truyện là:
 5 8 = 40 (quyển)	
	 Đáp số: 40 quyển truyện
KL: Rèn kỹ năng giải toán
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
Chính tả
NGHE - VIẾT: SÂN CHIM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nghe, viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT2a, BT3a SGK
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng ghi sẵn nội dung BT2.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu......
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm....
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng viết các từ sau: chích choè, trâu bò, chẫu chàng, trùng trục.
- GV nhận xét HS. 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn viết chính tả 
a. HD chuẩn bị:
GV gắn bảng phụ, đọc đoạn văn cần viết một lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
- Hướng dẫn trình bày.
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong bài có các dấu câu nào?
- Chữ đầu đoạn văn viết thế nào?
- Các chữ đầu câu viết thế nào?
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm trong đoạn chép các chữ bắt đầu bằng n, l, tr, s, các chữ có dấu hỏi, dấu ngã. 
- Yêu cầu HS viết các từ này vào bảng con. 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
c. HD HS viết chính tả.
- GV nhắc HS tư thế ngồi viết.
- GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- Thu và chấm một số bài, nhận xét bài viết của HS. 
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 
Bài 2 a: Điền vào chỗ trống tr hay ch.
- GV gắn bảng phụ - HS đọc YCBT.
- HS làm vào vở - 1 HS lên bảng làm bài.
- Lớp, GV nhận xét, kết luận:
+ đánh trống, chống gậy
+ chèo bẻo, leo trèo
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to và một chiếc bút dạ.
- Yêu cầu trong nhóm truyền tay nhau tờ bìa và chiếc bút để ghi lại các từ, các câu đặt được theo yêu cầu của bài. Sau 5 phút, các nhóm dán tờ bìa có kết quả của mình lên bảng để GV cùng cả lớp kiểm tra. Nhóm nào tìm được nhiều từ và đặt được nhiều câu nhất là nhóm thắng cuộc. Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
C. Củng cố dặn dò
- Nhân xét tiết học.
Tập làm văn
ĐÁP LỜI CẢM ƠN - TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết đáp lại lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp đơn giản(BT1, BT2).
- Thực hiện được yêu cầu của BT3 (Tìm câu văn miêu tả trong bài, viết 2, 3 câu về một loài chim).
* GD ý thức BVMT thiên nhiên.
* Giao tiếp, ứng xử văn hóa. 
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh họa bài tập 1, nếu có. Chép sẵn đoạn văn bài tập 3 lên bảng. Mỗi HS chuẩn bị tranh ảnh về loài chim mà con yêu thích.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu..
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
- HS lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn viết về mùa hè.
- Nhận xét và tuyên dương HS. 
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: Đọc lại lời nhân vật trong các tranh dưới đây:
- GV gắn tranh minh họa và yêu cầu HS đọc lời của các nhân vật trong tranh.
- Hỏi: Khi được cụ già cảm ơn, bạn HS đã nói gì?
- Theo con, tại sao bạn HS lại nói vậy? Khi nói như vậy với bà cụ, bạn nhỏ đã thể hiện thái độ ntn?
- Bạn nào có thể tìm được câu nói khác thay cho lời đáp lại của bạn HS.
- Cho một số HS đóng lại tình huống.
Bài 2: Em đáp lại lời cảm ơn trong các trường hợp sau như thế nào?
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, cùng thể hiện lại từng tình huống trong bài. Chú ý HS có thể thêm lời thoại (nếu muốn).
- 1 cặp HS đóng lại tình huống 1.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác.
- Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
3. Hướng dẫn HS viết 2 đến 3 câu tả ngắn về loài chim.
Bài 3: Đọc bài văn và làm BT sau:
- GV gắn bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn văn Chim chích bông.
- Những câu văn nào tả hình dáng của chích bông?
- Những câu văn nào tả hoạt động của chim chích bông?
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu c.
- Để làm tốt bài tập này, khi viết các con cần chú ý một số điều sau, chẳng hạn: 
Con chim co

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_2_tuan_21_nam_hoc_2019_2020.doc