Giáo án Khối 2 - Tuần 30 - Năm học 2018-2019
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Dựa theo tranhkể lại được từng đoạn câu chuyện.
- Mở rộng: biết kể lại được toàn bộ câu chuyện; kể lại đoạn cuối của câu chuyện bằng lời của nhân vật Tộ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ của câu chuỵên.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1- Bài cũ: 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Những quả đào và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét Tuyên dương.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài.
2.2- Hướng dẫn kể chuyện:
Hoạt động 1: Kể từng đoạn của câu chuyện:
- Hướng dẫn HS quan sát tranh và nói nhanh nội dung từng bức.
- HS dựa vào tranh kể lại từng đoạn truyện trong nhóm.
- Đại diện 3 nhóm kể nối tiếp 3 đoạn của câu chuyện. Cả lớp và GV nhận xét.
- GV chốt lại các ý.
Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện:
- 2-3 HS: đại diện các nhóm lên thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Giáo viên nhận xét và khen ngợi.
KÕ ho¹ch bµi hoc - tuÇn 30 N¨m häc: 2018 -2019 (Tõ ngµy 15/ 4/ 2019 ®Õn ngµy 19 / 4/ 2019 ) Thø ngµy TiÕt thø M«n häc TiÕt PPCT Tªn bµi d¹y Ghi chó Hai 1 Chµo cê 30 Sinh hoạt tập thể 2 TËp ®äc 88 Ai ngoan sẽ được thưởng (t1) 3 TËp ®äc 89 Ai ngoan sẽ được thưởng (t2) 4 To¸n 146 Ki- lô- mét 5 §¹o ®øc 30 Bảo vệ loài vật có ích (t1) Ba 1 ThÓ dôc 59 Bài 59 2 ThÓ dôc 60 Bài 60 3 To¸n 147 Mi- li- mét 4 KÓ chuyÖn 30 Ai ngoan sẽ được thưởng 5 Tư 1 To¸n 148 Luyện tập 2 Âm nhạc 30 Bài 30 3 ChÝnh t¶ 59 NV: Ai ngoan sẽ được thưởng 4 TËp ®äc 90 Cháu nhớ Bác Hồ 5 TNXH 30 Nhận biết cây cối và các con vật N¨m 1 To¸n 149 Viết số thành tổng Trăm, chục, đơn vị 2 Mĩ thuật 30 Bài 30 3 LT &C 30 Từ ngữ về Bác Hồ 4 Tập viết 30 Chữ hoa M (kiểu 2) 5 S¸u 1 To¸n 150 Phép cộng không nhớ 2 ChÝnh t¶ 60 NV : Cháu nhớ Bác Hồ 3 TËp lµm v¨n 30 Nghe trả lời câu hỏi 4 Thủ công 30 Làm vòng đeo tay(t2) 5 SHL 30 Sinh hoạt lớp Thứ hai ngày 15 tháng 4 năm 2019 Chào cờ Sinh hoạt tập thể Tập đọc AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.Thiếu nhi phải thật thà dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ. - Mở rộng: trả lời được câu hỏi 2. * Tự nhận thức. Ra quyết định. -GDQPAN: Kể chuyện sự chịu đựng khó khăn gian khổ của Bác Hồ và chú bộ đội trong kháng chiến. - GD đạo đức Bác Hồ: Gv kể về Bác Hồ qua bài 5 sách đạo đức Bác hồ để các em thấy Bác là người rất thương yêu mọi người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: + Tranh minh hoạ trong SGK. Tài liệu GDQPAN - Học sinh: SGK III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.. 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1- Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc lại bài “Cậu bế và cây si già” trả lời câu hỏi qua câu chuyện này em hiểu được gì? - GV nhận xét tuyên dương. 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: Cho HS xem tranh minh họa SGK chủ điểm Bác Hồ; kết hợp Gv kể sự chịu đựng khó khăn của Bác Hồ và chú bộ đội trong kháng chiến, và Bác luôn quý trọng yêu thương tất cả mọi người, không phân biệt giàu sang hay nghèo khổ đặc biệt là các em nhỏ bác rất yêu thương.qua bài đọc: Ai ngoan sẽ được thưởng. các em sẽ hiểu hơn về tấm lòng của Bác. 2.2- Nội dung bài mới: Tiết 1 Hoạt động 1: Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài. - Đọc câu: HS theo hình thức nối tiếp, GV kết hợp sửa những từ HS đọc sai như: non nớt, reo lên, trìu mến, - Đọc đoạn: Hình thức nối tiếp từng đoạn do GV chia (khoảng 2 lượt bài). - Giúp HS hiểu nghĩa các từ chú giải trong bài và GV giải nghĩa thêm một số từ nếu cần. Giúp HS đọc đúng các câu hỏi có trong bài. - HS đọc theo cặp (nhóm) HS đọc tốt giúp đỡ HS đọc còn chậm. Tiết 2 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - GV chia thành các nhóm đọc thầm truyện, trao đổi, thảo luận, trả lời 5 câu hỏi. Đại diện nhóm lên trả lời: - HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét chốt lại. Câu 1: Bác quan tâm rất tỉ mỉ đến cuộc sống của thiếu nhi. Bác còn mang theo kẹo để phát cho các cháu. Câu 2: HS trả lời. - Các bạn đề nghị Bác chia kẹo cho người ngoan, chỉ ai ngoan mới được ăn kẹo. Câu 3: Vì bạn Tộ tự thấy mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô. Câu 4: Bác khen Tộ vì Tộ biết nhận lỗi, Tộ thật thà, - HS: đọc lại toàn bài. Hoạt động 3: Luyện đọc lại - Cho các nhóm thi luyện đọc lại toàn bài. - HS: luyện đọc hay, đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhắc lại nội dung bài. Toán KI-LÔ-MET I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh: - Nhận biết Ki-lô-mét là 1đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị Ki-lô-mét - Biết được quan hệ đơn vị Ki-lô-mét với đơn vị độ dài Mét - Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị đo km - Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ - Rèn kỹ năng ước lượng khoảng cách trên thực tế. - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 , bài 3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ Việt Nam. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu...... 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1- Bài cũ: - HS lên bảng GV đưa ra cho hs so sánh các số từ 10 cm và 1dm. - GV nhận xét tuyên dương. 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp vào bài. Ghi đầu bài lên bảng. 2. 2- Nội dung bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo dộ dài: - GV nêu: Để đo khoảng cách lớn ta dùng một đơn vị đo lường là ki-lô-mét, viết lên bảng: Ki-lô-mét viết tắt là km. 1km = 1000m Hoạt động 2: Thực hành: Bài 1: - Vận dụng quan hệ giữa đơn vị đo độ dài km, m, dm, cm, nhấn mạnh quan hệ giữa km và m; HS làm bài tập vào vở, sau đó lên bảng chữa bài. - GV lưu ý học sinh quan hệ 2 chiều: 1km = 1000m; 1000m = 1 km KL: Củng cố cách đổi đơn vị m, km Bài 2: - GV hướng dẫn HS nhìn hình vẽ, đọc chiều dài và quảng đường cụ thể rồi lần lượt trả lời các câu hỏi cảu bài toán. - Cả lớp, GV nhận xét. Bài 3: Hướng dẫn HS “đọc” bản đồ để biết được các thông tin trên bản đồ. ví dụ quãng đường từ Hà Nội - Vinh dài 308 km. KL: Củng cố kỹ năng đọc bản đồ 3. Củng cố dặn dò: : Giáo viên nhận xét tiết học. Đạo đức BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (T1) I. MỤC TIÊU: - Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích. Mở rộng: Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ loài vật có ích. * Tham gia và nhắc nhở mọi người bảo vệ loài vật có ích là góp phần bảo vệ sự cân bằng sinh thái, giữ gìn môi trường thân thiện với MT là góp phan bảo vệ MT tự nhiên. * Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ loài vật có ích. - GD Đạo đức Bác Hồ : Thể hiện tình yêu thương loài vật bằng những việc làm cụ thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh các loài vật có ích để chơi trò chơi đố vui. - Vở bài tập đạo đức. Sách Đạo đức Bác Hồ. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu. 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1- Bài cũ: Kiểm tra sách vở của học sinh. 2- Nội dung bài mới: Hoạt động 1: Trò chơi đố vui Đoán xem con gì ?: - GV phổ biến luật chơi; tổ nào có nhiều câu trả lời nhanh và đúng sẽ thăng cuộc. - GV giơ tranh ảnh cá con vật y/c HS trả lời đó là con gì ? Nó có ích gì cho con người. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV kết luận: Hầu hết các con vật đều có ích cho cuộc sống con người. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm: - GV chia nhóm và nêu câu hỏi - HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. - GV kết luận: + Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường, giúp chúng ta được sống trong môi trường trong lành. * Ngoài việc bảo vệ vật nuôi chúng ta cần phải yêu thương các con vật bằng những việc làm cụ thể. Gv yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi câu 5 (trang 31 Sách đạo đức Bác Hồ) - Các nhóm thảo luận và trình bày trước lớp. Gv nhận xét : các con vật cũng biết sự yêu thương bằng những việc làm cụ thể như vuốt ve, ôm ấp, gần gũi v.v. + Cuộc sống con người không thể thiếu các loài vật có ích. Loài vật không chỉ có lợi ích cụ thể, mà còn mang lại cho chúng ta niềm vui và giúp ta biết thêm nhiều điều kì diệu. Hoạt động 3: Nhận xét đúng sai: - GV phát tranh ảnh nhỏ cho các nhóm, y/c HS q/s phân biệt những việc làm đúng, sai. - HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. - Giáo viên kết luận: + Các bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4 biết bảo vệ, chăm sóc các loài vật. + Bằng và Đạt trong tranh 2 đã có hành động sai: bắn súng cao su vào loài vật có ích. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. Thứ ba ngày 16 tháng 4 năm 2019 Thể dục 2 tiết Cô Nhung soạn và thực hiện Toán MI-LI-MÉT I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Nhận biết Mi-li-mét là 1đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị Mi-li-mét. - Biết được quan hệ đơn vị độ dài Mi-li-mét với đơn vị độ dài: Xăng-ti-mét, mét. - Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm trong một số trường hợp đơn giản. - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 , bài 4 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thước kẻ học sinh có vạch chia thành từng mm. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.. 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1- Bài cũ: - 3 HS lên bảng GV đưa ra cho HS so sánh các số từ 100cm và 10dm. - Giáo viên nhận xét tuyên dương. 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp vào bài. Ghi đầu bài lên bảng. 2.2- Nội dung bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo dộ dài: - GV nêu: Để đo một đơn vị độ dài còn có một đơn vị đo khác là mi-li-mét. - GV viết lên bảng: mi-li-met viết tắt là mm. - GV y/c HS quan sát độ dài 1cm trên thước kẻ: Độ dài được chia thành bao nhiêu phần nhỏ bằng nhau ? (10 phần). - GV giới thiệu qua việc quan sát: 1cm = 10mm - GV hỏi: 1m bằng ? mm; GV gợi ý học sinh trả lời: 1m = 100cm vậy 1m = 100cm = 1000mm. GV viết lên bảng 1m = 1000mm. - GV y/c HS xem hình vẽ trong SGK. Hoạt động 2: Thực hành: Bài 1: - HS đọc y/c bài toán. Vận dụng q/h giữa cm và mm giữa m và mm để làm. - GV hướng dẫn HS làm. VD: 1cm = 10mm; vậy 5cm = ? mm. KL: Củng cố kỹ năng đổi đơn vị đo Bài 2: - GV hướng dẫn HS nhìn hình vẽ, tưởng tượng cách chia thước thành từng vạch mm để đo rồi đọc số tương ứng của mỗi đoạn thẳng. - Cả lớp, GV nhận xét. KL: Rèn kỹ năng đọc số Bài 4: - GV y/c HS ước lượng chiều dài các đồ vật đã cho với HS y/c đo lại và kiểm tra lại kết quả. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. Kể chuyện AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Dựa theo tranhkể lại được từng đoạn câu chuyện. - Mở rộng: biết kể lại được toàn bộ câu chuyện; kể lại đoạn cuối của câu chuyện bằng lời của nhân vật Tộ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ của câu chuỵên. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu. 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1- Bài cũ: 2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Những quả đào và trả lời câu hỏi. - Giáo viên nhận xét Tuyên dương. 2- Dạy bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài. 2.2- Hướng dẫn kể chuyện: Hoạt động 1: Kể từng đoạn của câu chuyện: - Hướng dẫn HS quan sát tranh và nói nhanh nội dung từng bức. - HS dựa vào tranh kể lại từng đoạn truyện trong nhóm. - Đại diện 3 nhóm kể nối tiếp 3 đoạn của câu chuyện. Cả lớp và GV nhận xét. - GV chốt lại các ý. Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện: - 2-3 HS: đại diện các nhóm lên thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. - Giáo viên nhận xét và khen ngợi. Hoạt động 3: Kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lời của Tộ: - GV hướng dẫn HS phải tưởng tượng chính mình là Tộ, nói lời của Tộ, suy nghĩ của Tộ, khi kể phải xưng “tôi” từ đầu đến cuối đoạn truyện. - Một số HS đại diện các nhóm lên thi kể lại đoạn cuối câu chuyện trước lớp. - Giáo viên nhận xét và khen ngợi. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. Thứ tư ngày 17 tháng 4 năm 2019 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh củng cố: - Biết thực hiện phép tính, giải bài toán liên quan đến các số đo theo đơn vị độ dài đã học. - Biết dùng thước để đo độ dài cạnh của hình tam giác theo đơn vị cm hoặc mm. - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 4 III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu...... 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1- Bài cũ: - GV đưa ra cho HS so sánh các số từ 100mm và 1m. - HS so sánh vào bảng con. - GV nhận xét tuyên dương 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp vào bài. Ghi đầu bài lên bảng. 2. 2- Nội dung bài mới: Hoạt động 1: Thực hành: Bài 1: - HS đọc bài toán, tự làm vào vở. GV lưu ý HS thực hiện các phép tính cộng trừ, nhân chia, trên các số đo độ dài làm tương tự như đối với các số tự nhiên; không được viết thiếu tên đơn vị ở các kết quả tính. - GV hướng dẫn HS làm. VD: 5km x 2 = 10 km; Bài 2: - GV hướng dẫn HS tóm tắt và tự làm bài. - Cả lớp, GV nhận xét chữa bài. Bài 4: - HS tự đọc đề bài và làm bài, GV gọi học sinh lên bảng chữa. - HS biết đo độ dài các cạnh của tam giác ABC; nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác. Ghi lời giải. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. - Cả lớp và giáo viên nhận xét. Âm nhạc Cô Duyên soạn và thực hiện Chính tả NV: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. 2- Làm đúng 2a. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép. Bảng phụ viết nội dung BT2a. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu...... 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1- Bài cũ: - 3, 4 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các tiếng: bút sắc, xuất sắc, sóng biển, xanh xao, xô đẩy, - GV nhận xét tuyên dương 2- Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC tiết học. Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết: - GV đọc bài chính tả một lần; 2 học sinh đọc lại. - GV nêu nội dung bài chính tả: * Đoạn văn kể về Bác Hồ đến thăm các cháu nhỏ ở trại nhi đồng. - Hướng dẫn học sinh nhận xét: * Những tiếng nào trong bài chính tả phải viết hoa? vì sao viết hoa ?. (Bác Hồ, Bác) Vì đây là những tên riêng chỉ người. - Cho HS viết vào bảng con các từ khó dễ viết sai (ùa tới, quây quanh, ) - GV đọc học sinh viết bài vào vở. - Chấm chữa bài (7- 8 bài) Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2 a: 1 HS đọc yêu cầu của bài và lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con. - 2 HS lên bảng chữa bài. Cả lớp và GV nhận xét sửa sai. (Cây trúc, chúc mừng, trở lại, che chở) 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. Tập đọc CHÁU NHỚ BÁC HỒ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết ngắt nhịp thơ hợp lí; bước đầu biết đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu ND bài: Tình cảm đẹp đẽ của thiếu nhi Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu. * GDQPAN: Giới thiệu hình ảnh lá cờ Tổ quốc, giải thích ý nghĩa lá cờ Tổ quốc có nền màu đỏ, ở giữa ngôi sao 5 cánh màu vàng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: - Tranh minh hoạ SGK. Lá cờ Tổ Quốc - Học sinh: SGK III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu...... 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1- Kiểm tra bài cũ: - 2-3 HS đọc lại truyện “Ai ngoan sẽ được thưởng”, trả lời các câu hỏi gắn với nội dung bài đọc. - Giáo viên nhận xét tuyên dương. 2 - Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: Gv giới thiệu qua tranh minh hoạ- Ghi bảng. 2.2- Nội dung bài mới: Hoạt động 1: Luyện đọc Đọc từng dòng thơ: Theo hình thức tiếp nối hai dòng thơ liền nhau, chú ý những từ học sinh đọc sai cháu, chòm, bóng - GV chia bài thành 2 đoạn, hướng dẫn HS đọc từng đoạn thơ, ngắt nhịp đúng như: Nhớ hình Bác giữa bóng cờ/ Hồng hào đôi má, / bạc phơ mái đầu.// - Giúp các em hiểu các từ ngữ chú giải. - HS đọc từng đoạn trong nhóm, HS đọc. - GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài - HS đọc thầm, đọc thành tiếng từng đoạn; câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK. Câu 1: Bạn nhỏ ở ven sông Ô Lâu, một con sông chảy qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, lúc nhà thơ Thanh Hải viết bài này đây là vùng đang bị giặc chiếm đóng. - GVgiới thiệu lá cờ Tổ Quốc có màu đỏ là thể hiện tượng trưng cho dòng máu, con người Việt Nam đã ngã xuống hy sinh cho Tổ quốc ta, Ở giữa có ngôi sao vàng tượng trưng màu da con người Việt Nam. Trong kháng chiến chúng ta cần phải giữ gìn cẩn thận là tình cảm mà chúng ta dành cho Bác. Câu 2: HS trả lời. Bạn nhỏ phải cất thầm ảnh Bác vì giặc cấm nhân dân ta cất giữ ảnh Bác, Câu 3: Hình ảnh Bác hiện lên làm đẹp tâm trí trong bạn nhỏ: Đôi má Bác hồng hào.. Câu 4: HS đọc thầm toàn bài trao đổi GV chốt lại ý kiến đúng: Đêm đêm bạn nhỏ giở ảnh Bác vẫn cất dấu thầm, ngắm Bác, ôm hôn ảnh Bác, bạn tưởng như được Bác hôn. - Sau mỗi lần HS trả lời GV nhận xét. Hoạt động 3: Luyện đọc lại: - GV tổ chức cho học sinh luyện đọc toàn bài. - HS luyện đọc hay; HS luyện đọc đúng, đọc trơn. - GV tổ chức cho học sinh đọc thuộc lòng. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị tiết sau. Tự nhiên và xã hội NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CÁC CON VẬT I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh biết: - Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước. - Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật. + Mở rộng: Nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối (thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân, lá, hoa) và con vật (di chuyển được, có đầu, mình, chân, một số loài có cánh). - KN quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin về cây cối và các con vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình vẽ trong SGK trang 62, 63. Tranh ảnh các cây cối và các loại vật sống ở dưới nước và trên cạn. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu. 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp vào bài. 2- Nội dung bài mới: Hoạt động 1: Làm việc với SGK. - Làm việc theo nhóm. GV phát phiếu học cho HS. - HS quan sát trả lời câu hỏi SGK: Chỉ và nói cây nào sống ở dưới nước; cây nào sống ở trên cạn; cây nào vừa sống ở trên cạn vừa sống ở dưới nước ?... - Hãy chỉ và nói con vật nào sống ở dưới nước; con vật nào sống ở trên cạn; con vật nào vừa sống ở trên cạn vừa sống ở dưới nước, con vật nào bay lượn trên không?... - Giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu. GV giúp đỡ các nhóm. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp, GV nhận xét kết luận. - GV cho HS ghi kết quả quan sát vào các phiếu của nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. GV và cả lớp nhận xét theo đáp án. Hoạt động 2: Trưng bày tranh HS sưu tầm được: - Chia nhóm phát giấy cho các nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm. - HS các nhóm trưng bày tranh ảnh về những cây cối và các loài vật sống dưới nước và trên cạn mà mình sưu tầm được theo sự phân công của GV - HS các nhóm phân loại và trưng bày sản phẩm của nhóm mình sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá sản phẩm lẫn nhau. - GVNX kết quả trao đổi của các nhóm. Tuyên dương nhóm làm tốt và khoa học. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. Thứ năm ngày 18 tháng 4 năm 2019 Toán VIẾT SỐ THÀNH TỔNG CÁC TRĂM, CHỤC, ĐƠN VỊ I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh: - Biết viết số có ba chữ số thành tổng của số trăm, số chục, số đơn vị và ngược lại - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3 II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu...... 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU - Bài cũ: - 2 HS lên bảng so sánh các số có 3 chữ số. VD: 991 và 919, - Giáo viên nhận xét tuyên dương. 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài - Ghi đầu bài lên bảng. 2.2- Nội dung bài mới: Hoạt động 1: Ôn lại thứ tự các số: - GV cho học sinh đếm miệng từ 201 đến 210 - GV cho học sinh đếm miệng từ 321 đến 332 - GV cho học sinh đếm miệng từ 461 đến 472 - GV cho học sinh đếm miệng từ 591 đến 600 - GV cho học sinh đếm miệng từ 991 đến 1000 Hoạt động 2: Hướng dẫn chung: - GV hướng dẫn viết số thành tổng: GV ghi bảng 357 y/c HS viết thành tổng các trăm các chục, các đơn vị. - HS: phân tích số: 357 gồm có: 3 trăm, 5 chục, 7 đơn vị. - GV: Nhờ việc phân tích này ta viết thành tổng; học sinh lên bảng viết. - Đối với những số như: 820 thì không viết hàng đơn vị (tức là viết 800 + 20 chứ không viết + 0 nữa). hay 705 thì viết 700 + 5. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: - HS tự làm vào vở điền các số thích hợp vào ô trống. GV theo dõi giúp đỡ. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài 2: - HS tự viết số thành tổng theo mẫu trong SGK. 3 HS lên bảng chưa bài. Cả lớp, giáo viên nhận xét. Bài 3: HS tự phát hiện cách làm và làm vào vở; Nếu cần GV gợi ý. - Giáo viên và cả lớp nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học. Mĩ thuật Cô Thanh soạn và thực hiện Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nêu được một số từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ; biết đặt câu với từ tìm được. - Ghi lại được hoạt độgn vẽ trong tranh bằng một câu ngắn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to viết nội dung BT1. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu. 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1- Kiểm tra bài cũ: - 1 học sinh viết các từ tả bộ phận thân cây; Một em viết các từ tả các bộ phận của lá cây. - Cả lớp, giáo viên nhận xét. 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: Giáo viên nêu MĐ, YC tiết học. 2.2- Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài, 2 HS làm vào bảng quay, GV y/c cả lớp làm vào vở.. - Cả lớp, GV nhận xét trên bảng quay. *Thương yêu, quan tâm, lo lắng, chăm lo... * Biết ơn, kính trọng, mơ ước.... Bài tập 2: HS nêu y/c, HS đặt câu nối tiếp nhau; GV NX ghi bảng những câu hay. * Bác Hồ rất thương yêu các cháu thiếu nhi. Bài tập 3: Y/c HS các nhóm ghi lại hoạt động của thiếu nhi trong mỗi tranh. Tranh 1: Các bạn thiếu nhi xếp hàng vào thăm lăng Bác - Các bạn thiếu nhi vào thăm lăng Bác. Tranh 2: Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng đài của Bác, Các bạn thiếu nhi kính dâng hoa trước tượng đài của Bác, Tranh 3: Các bạn thiếu nhi trồng cây ơn Bác. Các bạn thiếu nhi tham gia tết trồng cây nhớ ơn Bác, - Sử dụng giấy và bút dạ làm bài theo nhóm. - Đại diện dán bài lên bảng. Cả lớp, GV nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị tiết sau. Tập viết CHỮ HOA M (kiểu 2) I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Rèn kĩ năng viết chữ: - Viết đúng chữ M- kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Mắt (1 dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ), Mắt sáng như sao (3 lần). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: + Mẫu chữ m kiểu 2 đặt trong khung chữ. + Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Mắt sáng như sao. - Học sinh: Vở tập viết. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu...... 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1- Giới thiệu bài: Giáo viên nêu MĐ, YC của tiết học. 2- Nội dung bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - Cho hs quan sát mẫu chữ M nhận xét về độ cao, số nét (Cao 5 ly, gồm 3 nét). - Giáo viên hướng dẫn cách viết. - Giáo viên viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nhắc cách viết. - Hướng dẫn học sinh viết chữ M trên bảng con. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng - 1 - 2 học sinh đọc cụm từ ứng dụng: Mắt sáng như sao. Giúp hs hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: tả vẻ đẹp của đôi mắt to và sáng. - HD hs quan sát và nhận xét về độ cao các chữ cái và khoảng cách giữa các chữ. - Cho học sinh viết vào bảng con chữ: Mắt Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết. - Cho học sinh viết vào vở giáo viên theo dõi giúp đỡ những em viết yếu. Hoạt động 4: Chấm chữa bài: - Giáo viên thu 6 - 8 bài chấm và nhận xét từng bài. 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học, nhắc nhở học sinh về nhà luyện viết Thứ sáu ngày 19 tháng 4 năm 2019 Toán PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh: - Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000. - Biết cộng nhẩm các số tròn trăm. - Bài tập cần làm: bài 1 (Cột 1,2,3), bài 2a , bài 3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật như ở bài 132. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu. 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1- Bài cũ: - 1 HS lên bảng thực hiện cộng 2 số: 876 + 123 = ?, - Giáo viên nhận xét tuyên dương. 2- Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp vào bài. Ghi đầu bài lên bảng. 2.2- Nội dung bài mới: Hoạt động 1: Cộng các số có 3 chữ số: a- GV nêu nhiệm vụ tính: 326 + 253 = ? - GV thể hiện bằng đồ dùng trực quan gắn các thẻ số lên bảng. - GV: để thể hiện cộng 2 số này ta gộp lại (vẽ đường bao quanh cả 2 hình). - HS nêu kết quả: Tổng có 5 trăm, 7 chục, 9 đơn vị. - GV đặt tính và hướng dẫn như SGK, hướng dẫn HS tổng kết thành quy tắc: Cộng từ phải sang trái, đơn vị cộng đơn vị, chục cộng chục, trăm cộng trăm. Hoạt động 2: Thực hành: Bài 1 (cột 1,2,3): - HS đặt tính và tính vào vở gọi HS lên bảng chữa bài. Cả lớp, GV nhận xét và sửa sai nếu cần. GV chú ý HS cộng 3 chữ số với 2 chữ số. KL: Củng cố phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 Bài 2a: - GV y/c HS đặt tính và tính vào vở. 1số HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp, GV nhận xét và sửa sai nếu cần. KL: Củng cố cách đặt tính Bài 3: - HS tự nhẩm và viết phép tính cùng kết quả vào vở. - GV có thể tổ chức trò chơi tính nhẩm truyền (hướng dẫn và tổ chức chơi). - Cả lớp và GV nhận xét. KL: Củng cố cách tính nhẩm 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. Chính tả Nghe viết : CHÁU NHỚ BÁC HỒ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát. - Làm được bài tập 2 a. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng quay viết 2 lần nội dung BT 2a. - Bảng con. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp: Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.. 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1- Bài cũ: - GV kiểm tra 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ bắt đầu bằng ch/tr: Như: con trâu, châu chấu, GV nhận xét. 2 - Bài mới: + Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của tiết học. Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết: - GV đọc đoạn thơ 1 lần; 2 HS đọc lại, HS nhận xét. - Hướng dẫn HS về nội dung đoạn thơ. - HS viết bảng con từ dễ viết sai: bâng khâng, chòm râu, trong sáng, - GV đọc HS viết bài vào vở. Chữa bài (7- 8 bài) Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài 2 a: - Tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm, sau đó 2 HS đại diện nhóm lên chữa bài trên bảng quay. GV nhận xét chốt lại lời giải. (Chăm sóc, một trăm, va chạm, trạm y tế) Bài 3 a: - Cả lớp làm bài vào bảng con, HS giơ bảng có tiếng bắt đầu bằng ch hay tr và GV gọi đặt câu tương ứng với các từ đó. Cả lớp và GV nhận xét. (Hôm nay em đi chăn trâu cùng anh). (Ngày nghỉ em cùng mẹ đi chợ mua quần áo). 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. Tập làm văn NGHE TRẢ LỜI CÂU HỎI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nghe kể và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối, viết được câu trả lời cho câu hỏi d ở bài tập 1. - GD đạo đức Bác Hồ: Thể hiện sự quan tâm của Bác Hồ đối với mọi người nhất là các chú bộ đội đang làm nhiệm vụ, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ truyện trong SGK. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu...... 2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1- Bài cũ: Gọi 2 HS kể lại Sự tích hoa dạ lan hương. - GV nhận xét tuyên dương. - Giới thiệu bài: Giáo viên nêu MĐ, YC của tiết học. 2- Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - 1 HS đọc 4 yêu cầu của bài. - Cả lớp q/s tranh minh hoạ và nói về Bác (Bác Hồ và mấy chiến sĩ đứng bên bờ suối, ). - GV kể 3 lần giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, ân cần. - HS lần lượt trả lời 4 câu hỏi. GV chốt lại ý đúng. Câu a: Bác và các chiến sĩ đi công tác. Câu b: Khi qua một con suôi có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ bị sẩy chân ngã Câu c: Bác bảo một chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa. Câu d: Bác rất quan tâm đến mọi người. Bác quan tâm đến anh chiến sĩ xem anh có đau không, Bác cho kê lại hòn đá để người đi sau khỏi ngã. - 3,4 HS hỏi đáp trước lớp theo 4 câu hỏi trong SGK. - 1, 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Lớp và GV nhận xét. Bác Hồ của chúng ta rất quan tâm tới mọi người từ việc lớn đến việc nhỏ. Qua câu chuyện qua suối các bạn vừa kể và chúng ta vừa tìm hiểu các em thấy rất rõ Bác rất quan tâm tới mọi người và các chiến sĩ. Cũng như trong sách Đạo đức Bác Hồ qua bài học từ hòn đá giữa đường bác cũng rất quan tâm tới các chú bộ đội. Bài 2: - GV nhắc HS viết câu trả lời cho câu hỏi d (BT1) không cần viết câu hỏi. Lớp làm bài vào vở. - Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. Thủ công LÀM VÒNG ĐEO TAY (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết cách làm vòng đeo tay. - Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vòng tròn tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng chưa đều. - HS khéo tay: Làm được vòng đeo tay. Các nan đều nhau. Các nếp gấp phẳng. Vòng tay có màu sắc đẹp. II. CHUẨN BỊ : Giáo viên chuẩn bị: + Mẫu vòng đeo tay bằng giấy. + Quy trình làm vòng có hình vẽ minh hoạ cho từng bước . - Học sinh: Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Bài cũ : Giáo viên kiểm tra đồ dùng của học sinh 2. Nội dung bài mới : Hoạt động 1: Thực hành: - Giáo viên cho học sinh nhắc lại quy trình làm vòng: - Làm vòng gồm các bước : Bước 1 : Cắt thành các nan giấy Bước 2 : Dán nối các nan giấy Bước 3 : Gấp các nan giấy Bước 4 : Hoàn chỉnh vòng đeo tay. - Giáo viên tổ chức cho học sinh làm vòng vào giấy thủ công. - Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm của học sinh. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị vật liệu đồ dùng cho tiết học sau. SINH HOẠT LỚP - Đánh giá, nhận xét các hoạt động nề nếp học tập, vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân tuần 30. - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. - Xếp loại thi đua các tổ tuần 30. - GV phổ biến kế hoạch tuần 31.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoi_2_tuan_30_nam_hoc_2018_2019.doc