Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Phúc

Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Phúc

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hiện được một số việc giúp bố mẹ chuẩn bị đón tết Nguyên đán.

- Cảm nhận được ngày Tết là ngày đặc biệt của gia đình, cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi mình được tham gia chuẩn bị Tất.

- Kể được một số ngày đáng nhớ của gia đình

- Cùng người thân lập và thực hiện kế hoạch kỉ niệm sinh nhật các thành viên trong gia đình.

2. Năng lực:

- Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận trong mỗi việc làm

- Năng lực thích ứng với cảm xúc

- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động

3. Phẩm chất: Phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: tiết mục với nội dung hát, múa về mùa xuân, tết

- Học sinh: Văn nghệ

 

doc 58 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 4161
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 2.4. TUẦN 1 - HỌC KÌ II
(Áp dụng từ ngày 13 đến ngày 18 tháng 12 năm 2021)
Thứ
Tiết
Tiết
Tiết
PPCT
TÊN BÀI GIẢNG
Hai
1
HĐTN
	1
Bài 19, 20: Tết nguyên đán. Ngày đáng nhớ của gia đình (T1)
2
MĨ THUẬT
1
3
TVIỆT
1
Đọc: Chuyện bốn mùa (T1)
4
TVIỆT
2
Đọc: Chuyện bốn mùa (T2)
5
TOÁN
1
Phép nhân (T1)
Ba
1
ANH VĂN
1
2
TOÁN
2
Phép nhân (T2)
3
THỂ DỤC
1
 .
4
TVIỆT
3
Viết: Chữ hoa Q
5
TVIỆT
4
Nói và nghe: Kể chuyện Chuyện bốn mùa
Tư
1
TVIỆT
5
Đọc: Mùa nước nổi (T1)
2
TVIỆT
6
Đọc: Mùa nước nổi (T2)
3
TVIỆT
7
Viết: Nghe - viết: Mùa nước nổi
4
TOÁN
3
Thừa số, tích (T1)
5
TNXH
1
Cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của động vật và thực vật?(T1)
Năm
1
ANH VĂN
2
2
TVIỆT
8
LTVC: MRVT về các mùa; Dấu chấm, dấu chấm hỏi
3
ÂM NHẠC
1
4
ĐẠO ĐỨC
1
5
TOÁN
4
Thừa số, tích (T2)
Sáu
1
TVIỆT
9
Luyện viết đoạn: Viết đoạn văn tả một đồ vật
2
TVIỆT
10
Đọc: Họa mi hót (T1)
3
THỂ DỤC
2
4
TOÁN
5
Bảng nhân 2 (T1) 
5
HĐTN
2
Bài 19, 20: Tết nguyên đán.Ngày đáng nhớ của gia đình (T2)
Bảy
1
TOÁN
6
Bảng nhân 2 (T2)
2
TVIỆT
11
Đọc: Họa mi hót (T2)
3
TVIỆT
12
Viết: Chữ hoa R
4
TNXH
2
Cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của động vật và thực vật? (T2)
5
HĐTN
3
Bài 19, 20: Tết nguyên đán. Ngày đáng nhớ của gia đình (T3)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 1. HỌC KÌ II
HĐTN
TIẾT 1
TẾT NGUYÊN ĐÁN
NGÀY ĐÁNG NHỚ CỦA GIA ĐÌNH
NGÀY DẠY: 13/12/2021
YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện được một số việc giúp bố mẹ chuẩn bị đón tết Nguyên đán.
- Cảm nhận được ngày Tết là ngày đặc biệt của gia đình, cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi mình được tham gia chuẩn bị Tất.
- Kể được một số ngày đáng nhớ của gia đình
- Cùng người thân lập và thực hiện kế hoạch kỉ niệm sinh nhật các thành viên trong gia đình.
Năng lực:
- Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận trong mỗi việc làm
- Năng lực thích ứng với cảm xúc
- Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động
3. Phẩm chất: Phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: tiết mục với nội dung hát, múa về mùa xuân, tết
- Học sinh: Văn nghệ
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động mở đầu: Chào cờ
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị làm lễ chào cờ
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và hỗ trợ các em khi tham gia các tiết mục văn nghệ về chủ đề: “Xuân yêu thương”; “ Gia đình”.
- GV nhắc HS lắng nghe và cổ vũ cho các tiết mục trong chương trình.
- GV tổ chức cho HS lên giới thiệu về người thân em yêu quý.
3. Hoạt động luyện tập, trải nghiệm:
- GV yêu cầu HS ghi lại cảm nhận và những điều em học được qua buổi nghe các bạn giới thiệu về người thân em yêu quý.
- GV tổng kết hoạt động.
- HS chào cờ
- HS tham gia văn nghệ
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
TIẾNG VIỆT
TIẾT 1,2
ĐỌC: CHUYỆN BỐN MÙA
NGÀY DẠY: 13/12/2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Về kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng câu chuyện Chuyện bốn mùa. Biết đọc lời đổi thoại của các nhân vật phù hợp với ngữ điệu.
- Đọc hiểu: 
+ Nêu được ý hiểu về nghĩa của 1 số từ ở phần từ ngữ (đam chồi, đơm ). 
+ Nhận biết được 4 nàng tiên tượng trưng cho 4 mùa. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: nhận biết được bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
- Biết nói câu nêu đặc điểm từng mùa trong năm.
- Nhận diện được đặc điểm thể loại truyện cổ tích (loại truyện cổ tích về các hiện tượng thiên nhiên). Từ đó, HS có trí tưởng tượng về các sự vật, sự việc trong tự nhiên (dựa vào nội dung câu chuyện và tranh minh hoạ). Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
2.Về năng lực 
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; 
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên, đất nước.
- Chăm chỉ: chăm học.
- Trách nhiệm: Có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
1. GV:
- Máy tính; máy chiếu; clip, slide tranh ảnh minh họa trong bài, ...
- Video/clip vể các hiện tượng thời tiết ở một số vùng miền.
- Phiếu thảo luận nhóm.
2. HS: SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Hoạt động mở đầu:
- Giới thiệu ngắn gọn về chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập hai.
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm, hỏi về nội dung tranh.
=> GV giới thiệu tới chủ đểm: Vẻ đẹp quanh em
- GV chiếu clip về các hiện tượng thời tiết ở một số vùng miền cho HS quan sát.
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Nói về thời tiết ngày hôm nay tại nơi em ở.
- GV dẫn dắt, giới thiệu về bài đọc: Bài đọc hôm nay sẽ giúp các con hiểu rõ hơn về đặc điểm thời tiết của từng mùa trong năm.
- GV ghi bảng tên bài: Chuyện bốn mùa.
2. HĐ khám phá kiến thức:
HĐ1: Đọc văn bản 
GV đọc mẫu.
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, hỏi về nội dung tranh. 
- GV đọc mẫu toàn bài đọc. Chú ý đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. Lời đối thoại giữa các nhân vật được đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện sự thân thiết. 
Lưu ý: Khi đọc xong đoạn 1 (từ đầu đến rước đèn, phá cỗ), để thu hút HS vào nội dung sẽ đọc, GV nên dừng lại và hỏi một HS: Còn nàng tiên mùa đông thì sao nhỉ? Liệu mọi người có thích mùa đông không? Các em thử đoán xem. Sau đó, GV đọc tiếp 2 đoạn còn lại.
b.HS luyện đọc từng đoạn, kết hợp đọc từ khó và giải nghĩa từ.
- GV hỏi: Bài đọc có thể chia làm mấy đoạn?
- HDHS đọc nối tiếp từng đoạn (lần 1)
- GV hỏi: Trong bài đọc, có từ ngữ nào em cảm thấy khó đọc?
- GV viết bảng từ khó mà HS nêu và tổ chức cho HS luyện đọc.
- GV hướng dẫn cách đọc: Lời của 4 cô tiên cần đọc rõ ràng, biểu cảm, thể hiện ngữ điệu nhí nhảnh, hổn nhiên; lời của bà Đất thì đọc với ngữ điệu trầm lắng; phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật; ngắt nghỉ đúng đấu câu.
- GV mời 3-4 HS đọc lời của 4 cô tiên, lời của bà Đất.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu dài.
- HDHS đọc nối tiếp từng đoạn (lần 2)
- GV hỏi: Trong bài thơ có từ ngữ nào em chưa hiểu nghĩa?
(GV giúp HS hiểu nghĩa nếu HS còn lúng túng).
- GV giới thiệu thêm video/tranh ảnh để giúp HS hiểu nghĩa từ bập bùng (trong bập bùng bếp lửa), nhà sàn,..
GV mở rộng: 
Em hãy đặt câu có chứa từ bập bùng/đâm chồi nảy lộc.
- GV nhận xét, tuyên dương.
c. HS luyện đọc trong nhóm
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm ba.
- Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp từng khổ thơ giữa các nhóm.
- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
- GV và HS nhận xét phần thi đọc của các nhóm
- GV đánh giá, biểu dương.
d. Đọc toàn bài
- GV cho HS tự luyện đọc toàn bộ bài.
- GV gọi 1 HS đọc toàn bộ bài.
- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ. 
TIẾT 2
HĐ2: Đọc hiểu 
* Câu 1: Bốn nàng tiên tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
- GV nêu câu hỏi.
- GV nhận xét, thống nhất câu trả lời:
Một năm thường có 4 mùa: xuân, hạ, thu và đông.
- GV hỏi thêm: Vì sao nàng Xuân lại tượng trưng cho mùa xuân?
* Câu 2: Theo nàng tiên mùa hạ, vì sao thiếu nhi thích mùa thu?
- GV nêu câu hỏi 2
- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 để tìm câu trả lời.
- GV và HS nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng.
* Câu 3: Dựa vào bài đọc, nói tên mùa phù hợp với mỗi tranh.
- Gọi HS đọc câu hỏi 3.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn 1 và đoạn 2.
- GV chiếu tranh cho HS quan sát
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm bốn: Có tất cả 4 tranh, hãy quan sát lần lượt từng tranh và cho biết tên mùa ứng với mỗi tranh.
+ GV quan sát, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả
- GV chốt kết quả phiếu trên màn hình.
- GV nhận xét, biểu dương các nhóm.
* Câu 4. Vì sao bà Đất nói cả bốn nàng tiên đều có ích và đáng yêu?
- Bước 1: GV yêu cầu HS thực hành cá nhân: đọc thầm lại đoạn cuối bài.
- Bước 2: Cho HS trao đổi theo nhóm bốn. 
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét, động viên HS và nhóm HS. Lớp bình chọn HS trình bày hay nhất.
- GV chốt lại ND bài đọc: Bài thơ giúp em nhận biết được một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng và đều có ích cho cuộc sống.
GV nêu câu hỏi liên hệ:
- Theo em, bây giờ đang là mùa nào trong năm? Và mùa đó có gì đặc biệt?
- Em thích mùa nào nhất? Vì sao em thích?
3. Thực hành, luyện tập:
HĐ3: Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
- Gọi 1 - 2 HS đọc to toàn bài trước lớp.
- Yêu cầu từng HS tự luyện đọc toàn bài đọc.
- GV nhận xét, biểu dương.
HĐ4: Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1. Câu nào dưới đây là câu nêu đặc điểm?
a. Bốn nàng tiên cầm tay nhau trò chuyện.
b. Các cháu đểu có ích, đều đáng yêu.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: đọc thầm lại 2 câu trong bài, suy nghĩ tìm câu trả lời.
+ Vì sao câu “Các cháu đểu có ích, đều đáng yêu.” là câu nêu đặc điểm?
+ Tại sao câu “Bốn nàng tiên cầm tay nhau trò chuyện.” không phải là câu nêu đặc điểm?
- GV và HS thống nhất đáp án đúng.
4. HĐ vận dụng, trải nghiệm:
Câu 2. Trò chơi: Hỏi nhanh đáp đúng
- GV nêu yêu cầu của trò chơi.
- GV mời 2 HS hỏi - đáp theo mẫu:
Hỏi: - Mùa xuân có gì?
Đáp: - Mùa xuân có 
- Để giúp HS phát triển vốn từ, GV nên động viên HS đưa ra các cách trả lời khác nhau cho cùng một câu hỏi. Ngoài câu trả lời như của bạn, chúng ta còn có câu trả lời nào khác?
- GV tổ chức cho HS thực hành hỏi – đáp trong nhóm bốn. GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- GV mời 2, 3 nhóm thực hiện trò chơi trước lớp. Các nhóm thay nhau hỏi - đáp (Nhóm 1 hỏi - nhóm 2 trả lời; Nhóm 2 hỏi - nhóm 1 trả lời). Nhóm chiến thắng là nhóm nói được nhanh hơn, trả lời đúng hơn và rõ ràng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV mời HS chia sẻ cảm nhận sau bài học.
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
 + Ghi nhớ các mùa trong năm và vẻ đẹp riêng biệt của mỗi mùa.
+ Chuẩn bị cho bài học sau
-HS chú ý lắng nghe
 - HS nêu ND tranh: hình ảnh hai bạn nhỏ đang suy nghĩ, khám phá về thế giới xung quanh.
- HS chia sẻ ý kiến:
- HS xem video/clip.
- HS thực hành cặp đôi: chia sẻ, góp ý.
- Một số HS nói trước lớp
- HS chú ý lắng nghe
- HS mở vở, ghi tên bài học.
- HS quan sát tranh minh hoạ và nêu.
Dự kiến CTL: Tranh vẽ 4 cô gái (4 cô tiên) đang đứng xung quanh một bà cụ. Mỗi cô tiên có một vẻ đẹp, một kiểu trang phục khác nhau. Cô thì có vòng hoa rực rỡ trên đầu. Cô thì cầm quạt. Cô thì mặc nhiểu váy áo có vẻ như rất lạnh. Cô thì tay cầm giỏ hoa quả. Họ đang nói chuyên rất vui vẻ với bà cụ.
- HS lắng nghe và đọc thầm theo.
-HS trả lời: Bài đọc chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến rước đèn, phá cỗ.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến trong chăn. 
+ Đoạn 3: phần còn lại
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn (1 lượt) và sửa lỗi phát âm.
- HS nêu như bập bùng, bếp lửa, đâm chồi, nảy lộc, sung sướng,..
- HS luyện phát âm từ khó (đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh).
- HS chú ý lắng nghe và đọc thầm theo.
- 3-4 HS đọc lời của 4 cô tiên, lời của bà Đất.
- HS luyện đọc các câu dài.
VD: Nhưng nhờ có em Hạ/ cây trong vườn/ mới đơm trái ngọt,/ học sinh/ mới được nghỉ hè.; Có em/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ mọi người/ mới có giấc ngủ ấm trong chãn.; Bốn nàng tiên mải chuyện trò,/ không biết/ bà Đất đã đến từ ỉúc nào.; Còn cháu Đông,/ cháu có công ấp ủ mầm sống/ để xuân vê/ cây cối/ đâm chồi nảy lộc:,....
- 3 HS đọc nối tiếp (lần 2). HS khác góp ý cách đọc.
- HS nêu từ cần giải nghĩa.
- HS khác giải nghĩa. VD: 
+ Đâm chồi: mọc ra những mầm non.
+ Đơm: nảy ra.
- HS quán sát, giải nghĩa theo ý hiểu của mình. VD:
+ bập bùng: từ gợi tả ánh lửa cháy không đều, khi bốc cao, khi hạ thấp.
- 2 – 3 HS đặt câu.
VD: Lửa cháy bập bùng./ Mùa xuân tới, cây cối đâm chồi nảy lộc.
- HS luyện đọc trong nhóm và góp ý cho nhau.
- 2 – 3 nhóm thi đọc. 
- HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
- Cả lớp đọc thầm cả bài.
- 1 HS đọc toàn bài/ HS khác theo dõi.
- HS suy nghĩ, xung phong phát biểu:
Bốn nàng tiên tượng trưng cho 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
- HS chú ý
- Dự kiến CTL: Vì khi nàng Xuân xuất hiện thì cây cối đâm chồi nảy lộc.
- HS đọc lại đoạn 1:
+ Từng HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. 
+ HS trả lời trước lớp: 
VD: Vì không có mùa thu thì không có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ,.... 
+ Dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung
- 2 HS đọc nối tiếp câu hỏi.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn 1 và đoạn 2.
- HS quan sát tranh.
- HS làm việc nhóm, quán át từng tranh, chia sẻ trong nhóm, thống nhất phương án trả lời.
- Đại diện một số nhóm trình bày (kết hợp chỉ trên tranh minh hoạ). Nhóm khác nhận xét, góp ý, bố sung.
- HS chú ý.
Đáp án: tranh 1 - mùa xuân; 
 tranh 2 - mùa đông; 
 tranh 3 - mùa hạ; 
 tranh 4 - mùa thu.
- Từng HS tự đọc thầm lại đoạn cuối bài, suy nghĩ câu trả lời.
- HS trao đổi nhóm:
+ Từng HS nêu ý kiến
+ Nhóm góp ý, thống nhất đáp án
- Đại diện một số nhóm trình bày (kết hợp chỉ trên tranh minh hoạ). Nhóm khác nhận xét, góp ý, bố sung.
- HS chú ý.
Đáp án: Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường. Đông có công ấp ủ mầm sống để xuân vể cây cối đâm chồi nảy lộc.
HS lắng nghe và ghi nhớ.
1, 2 HS nhắc lại nội dung
HS liên hệ thực tế, chia sẻ cảm nhận của mình trước lớp.
- HS chú ý lắng nghe.
- 1 – 2 HS đọc lại. HS khác đọc thầm theo
- HS đọc lại
2,3 HS đọc to yêu cầu bài.
1 HS khác đọc hai câu trong bài.
- HS làm việc cá nhân.
- HS nêu đáp án: Câu nêu đặc điểm là câu b: Các cháu đểu có ích, đều đáng yêu.
- HS giải thích: 
+ Câu b là câu nêu đặc điểm vì có các từ ngữ chỉ đặc điểm có ích, đáng yêu.
+ Vì câu a là câu nêu hoạt động và có từ ngữ chỉ hoạt động trò chuyện.
- 2 HS thực hành hỏi - đáp theo mẫu:
VD: 
HS1: Hỏi: - Mùa xuân có gì?
HS2: Đáp: - Mùa xuân có cây cối đâm chồi nảy lộc.
- Cả lớp theo dõi, góp ý.
- HS thực hành nêu những lời đáp khác nhau: 
VD: Mùa xuân có những tia nắng ấm áp. / Mùa xuân có chồi non lộc biếc./ Mùa xuân có cây lá xanh tươi./ Mùa xuân có trăm hoa đua nở./...
- HS thực hành hỏi – đáp trong nhóm.
+ Từng HS thay nhau hỏi - đáp về 4 mùa xuân, hạ, thu, đông theo mẫu.
HS tham gia trò chơi.
Dưới lướp theo dõi, nhận xét, bình chọn nhóm chiến thắng
HS chú ý.
HS chia sẻ cảm nhận.
HS lắng nghe và ghi nhớ thực hiện.
TOÁN
TIẾT 1
PHÉP NHÂN ( TIẾT 1)
NGÀY DẠY: 13/12/2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐAT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết khái niệm ban đầu về phép nhân; đọc, viết phép nhân.
- Tính được phép nhân đơn giản dựa vào tổng các số hạng bằng nhau.
- Vận dụng vào giải một số bài toán có liên quan đến phép nhân.
- Thông qua các hoạt động học tập góp phần phát triển năng lực Toán học: NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học toán, NL giải quyết vấn đề khoa học, NL giao tiếp toán học.
2. Năng lực: 
 - Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân 
 - Chia sẻ, hợp tác cùng các bạn trong hoạt động nhóm. 
 - Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
3. Phẩm chất
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY:
GV: Bộ đồ dùng học Toán 2 (có thể dùng mô hình hoặc que tính thay thế “vật liệu” trong SGK để dạy học). 
HS: SHS, vở ô li, VBT, bảng con...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu:
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em nắm được khái niệm ban đầu về phép nhân và vận dụng vào giải một số bài toán có liên quan đến phép nhân,áp dụng để làm bài tập và giải quyết một số bài toán thực tiễn.
- GV ghi tên bài: Bảng nhân
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
 - GV cho HS nêu bài toán: “Có 3 đĩa cam, mỗi đĩa 2 quả. Hỏi tất cả có mấy quả cam?”
- Gv cho hs quan sát tranh
- GV dẫn dắt cho hs hiểu “2 + 2 + 2 = 6”.
- GV hỏi: Có 3 đĩa cam, mỗi đĩa 2 quả. Vậy tất cả có mấy quả cam?
- Em có nhận xét gì về các số hạng trong tổng này?
- Từ đó, GV nêu (như là quy định) phép cộng 2 + 2 + 2 = 6 có thể chuyển thành phép nhân 2 × 3 = 6, đọc là “hai nhân ba bằng sáu”, dấu × là dấu nhân.
- Cũng có thể hiểu 2 × 3 là “2 được lấy 3 lần”.
- GV viết phép nhân: 2 x 3 = 6.
- GV giới thiệu: dấu x.
b) GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự câu a viết được phép nhân 3 x 2 = 6.
c) Nhận xét:
 2 x 3 = 2 + 2 + 2 = 6
 3 x 2 = 3 + 3 = 6
- Kết quả phép tính 2 x 3 và 3 x 2 như thế nào với nhau?
- GV lấy ví dụ: 
+ Chuyển phép cộng 3 + 3 + 3 thành phép nhân?
+ Chuyển phép nhân 4 x 3 = 12 thành phép cộng?
- Nêu cách tính phép nhân dựa vào tổng các số hạng bằng nhau?
- GV chốt ý, tuyên dương.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành:
Bài 1: Số?
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn mẫu: câu a) Ta thực hiện phép cộng. Chuyển phép cộng thành phép nhân.
Câu b) Từ phép nhân đã cho ta chuyển thành phép cộng các số hạng bằng nhau rối tính kết quả. Sau đó rút ra kết quả của phép nhân.
- HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, tuyên dương.
=> Củng cố hs cách chuyển các số hạng bằng nhau thành phép nhân và ngược lại
Bài 2. 
- GV yêu cầu hs thảo luân nhóm 4
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, với số cá ở mỗi bể là một số hạng. Từ đó nhận ra số cá ở tất cả các bể của mỗi nhóm (tổng số các số hạng bằng nhau) tương ứng với phép nhân nào?
- Yêu cầu các nhóm chia sẻ
- GV nhận xét
- GV chốt: Củng cố HS cách chuyển các số hạng bằng nhau thành phép nhân và ngược lại
4. HĐ Vận dụng , trải nghiệm: tổ chức cho HS chơi trò chơi kết bạn
- GV tổ chức hướng dẫn cho HS tham gia trò chơi
- Giáo viên tổng kết trò chơi
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS hát và vận động theo bài hát Em học toán
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS nêu
- HS quan sát và trả lời.
- 3 đĩa cam, mỗi đĩa 2 quả, tất cả có 6 quả cam. 
- Tổng các số hạng bằng nhau
- HS lắng nghe và đọc.
- HS đọc
- HS đọc lại nhiều lần phép tính. 
- HS trả lời: 
Bằng nhau 2 x 3 = 3 x 2 = 6
- HS trả lời: 3 x 3 = 9
- 1-2 HS trả lời: 4 + 4 + 4 = 12
- HS nêu: Để tính phép nhân ta chuyển phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính kết quả.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo kiểm tra.
- HS thảo luận nhóm hoàn thành YC
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- HS lắng nghe
- Học sinh kết thành vòng tròn tham gia chơi: 
Quản trò: Kết bạn! Kết bạn!
HS: Kết mấy? Kết mấy?
Quản trò: Kết 4. Kết 4
HS: tìm cách để kết thành nhóm 4
Quản trò: Mỗi người có 2 chân, 4 người có mấy chân?
HS: Nêu phép nhân để tìm tất cả số chân.
- HS chơi nhiều lần
- HS nêu thêm tình huống có phép nhân trong thực tế
- Học sinh lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS lắng nghe.
TOÁN
TIẾT 2
PHÉP NHÂN (TIẾT 2)
NGÀY DẠY: 14/12/2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Củng cố khái niệm ban đầu về phép nhân; chuyển phép nhân thành các số hạng bằng nhau và ngược lại.
- Thông qua các hoạt động học tập góp phần phát triển năng lực Toán học: NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học toán, NL giải quyết vấn đề khoa học, NL giao tiếp toán học.
2. Năng lực chung
 - Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân 
 - Chia sẻ, hợp tác cùng các bạn trong hoạt động nhóm. 
 - Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
3. Phẩm chất
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: Bộ đồ dùng học Toán 2 (có thể dùng mô hình hoặc que tính thay thế “vật liệu” trong SGK để dạy học). 
- HS: SHS, vở ô li, VBT, bảng con...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu:
- GV cho lớp vận động theo nhạc bài hát.
- GV cho HS chơi trò chơi Xì điện.
- GV cùng HS nhận xét.
2. HĐ Luyện tập – Thực hành:
Bài 1. Viết
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài.
- GV cho thảo luận nhóm 2, yêu cầu HS chuyển phép cộng các số hạng bằng nhau thành phép nhân, HS chuyển phép nhân thành phép cộng các số hạng bằng nhau.
- Đại diện nhóm chia sẻ
- GV cho HS đọc.
- GV chốt: Bt củng cố cách chuyển phép cộng các số hàng bằng nhau thành phép nhân và ngược lại
Bài 2: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn mẫu: 
Cho HS quan sát tranh, nêu bài toán rồi tìm phép nhân thích hợp với mỗi bài toán đó.
+ Có 6 bàn học, mỗi bàn có 2 cái ghế. Hỏi có tất cả bao nhiêu cái ghế?
+ Thực hiện tương tự với các tranh còn lại.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương 
- GV chốt: Bt củng cố cách tìm phép nhân tương ứng với mỗi tranh
Bài 3: 
- GV nêu bài tập 3, giúp HS nắm vững yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS tính được phép nhân đơn giản dựa vào tổng các số hạng bằng nhau (theo cách làm mẫu của câu a).
- GV cho HS làm bài rồi chữa bài. 
- GV nhận xét, chốt nội dung. 
- GV chốt: BT giúp HS thực hiện tính các phép nhân đơn giản dựa vào tổng các số hạng bằng nhau
3. HĐ Vận dụng, trải nghiệm: Trò chơi XÌ ĐIỆN
- GV phổ biến luật chơi: GV chia hai đội chơi. GV châm ngòi đầu tiên và đọc một phép tính nhân 2 rồi chỉ vào một em bất kì và em đó phải bật ra ngay kết quả. Nếu đúng thì em đó được quyền xì điện một bạn khác ở đội bạn. Hết thời gian đội nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ là đội thắng cuộc.
- GV tổ chức hướng dẫn cho HS tham gia trò chơi.
- GV tổng kết trò chơi.
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Lớp vận động theo nhạc bài hát Em học toán.
- HS tham gia chơi.
- Kết thúc thời gian chơi, đọc số phép tính đúng mà hs đã tìm được.
- HS nhận xét, góp ý cho bạn.
- HS nêu yêu cầu
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm 2
- HS chia sẻ. 
- HS đọc.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt từng tranh
+ 2 x 6 = 12
- HS thực hiện trên phiếu BT.
- HS chia sẻ.
- HS đọc, xác định yêu cầu.
- HS làm bài vào vở. 
- HS nghe
- HS tham gia chơi
- HS nghe.
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).
- HS lắng nghe.
TIẾNG VIỆT
TIẾT 3
VIẾT: CHỮ HOA Q
NGÀY DẠY: 14/12/2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1.Kiến thức
- Biết viết chữ viết hoa Q cỡ vừa và cỡ nhỏ;
- Biết viết câu ứng dụng: Quê hương em có đồng lúa xanh.
2. Năng lực 
- Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân. 
- Thái độ tích cực phối hợp nhịp nhàng cùng các thành viên trong tổ.
- Trả lời các câu hỏi mở rộng, liên hệ/vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống 
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ (chăm học).
- Trách nhiệm (Có ý thức viết bài cẩn thận, sạch sẽ và có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: + Máy tính, máy chiếu. Tranh minh họa cánh đồng lúa.
 + Mẫu chữ hoa Q và câu ứng dụng.
2. HS: Vở Tập viết 2, tập hai; bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu:
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi: “Đếm ngược”
+ GV đưa ra các tiếng được sắp xếp không theo thứ tự nhất định: hương, đồng, xanh, có, Quê, lúa, em, .
+ GV hô bắt đầu và đếm ngược thời gian trong thời gian 30 giây (hoặc 60 giây), yêu cầu HS sắp xếp lại trật từ của từ khóa mới.
- GV kết nối, dẫn dắt vào bài mới: Từ khóa mà các em vừa sắp xếp được cũng chính là nội dung câu ứng dụng của bài học hôm nay 
2. HĐ Hình thành kiến thức:
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa
- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa Q.
- GV hướng dẫn HS quan sát chữ viết hoa Q: nêu độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa Q.
- GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu.
- GV viết mẫu trên bảng lớp (lần 1). Sau đó cho HS quan sát cách viết chữ viết hoa Q trên màn hình (nếu có).
- GV viết mẫu trên bảng lớp (lần 2) kết hợp nêu quy trình viết.
- GV hướng dẫn HS tập viết chữ hoa Q trên không, trên bảng con (hoặc nháp). 
- GV cùng HS nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng:
“Quê hương em có đồng lúa xanh.”
- GV hỏi: 
+ Trong câu ứng dụng nhắc đến cảnh đẹp nào của quê hương?
+ Nêu cảm nhận cả em. 
- GV giới thiệu về cánh đồng lúa ở vùng quê Việt Nam (kết hợp tranh mình họa): Cánh đồng lúa xanh bạt ngàn, thẳng cánh cò bay, càng tô điểm thêm cho vè đẹp của đồng quê Việt Nam.
- GV chiếu mẫu câu ứng dụng.
- GV hướng dẫn HS nhận xét và lưu ý khi viết câu ứng dụng sau đó chia sẻ với 
bạn:
+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó? 
+ Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu)
+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?
+ Nêu độ cao các chữ cái: Những chữ cái nào cao 2,5 li? Những chữ cái nào cao 2 li? 
+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái?
+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu?
- GV viết mẫu tiếng có chứa chữ hoa Q.
- HDHS viết bảng con tiếng có chứa chữ hoa Q.
- GV cùng HS nhận xét.
3. HĐ Luyện tập - Thực hành .
HĐ3: Hướng dẫn viết vở tập viết
- GV nêu yêu cầu bài viết trong vở:
+ 1 dòng chữ hoa Q cỡ vừa.
+ 
- Lưu ý HS tư thế ngồi viết.
- GV chiếu bài viết mẫu lên bảng/ viết mẫu. 
- Tổ chức cho HS viết vở. GV quan sát, hướng dẫn những HS gặp khó khăn.
HĐ4: Soát lỗi, chữa bài
- GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp đôi.
 - GV chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em. 
+ Nhận xét tại chỗ một số bài.
+ Thu 2, 3 bài viết đẹp cho HS quan sát.
+ Thống kê bài viết của HS theo từng mức độ khác nhau.
4. HĐ vận dung, trải nghiệm:
Liên hệ: Em đã nhìn thấy chữ hoa Q ở đâu? Vì sao cần phải viết hoa?
GV mở rộng: Em hãy tìm thêm một số câu chứa tiếng có chữ hoa Q.
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Về nhà tìm hiểu về chữ hoa (Xem trước hình ảnh chữ hoa R trong vở tập viết.
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- HS tích cực tham gia trò chơi.
- HS nêu từ khóa: 
Quê hương em có đồng lúa xanh.
- HS lắng nghe
- HS quan sát mẫu.
- HS nêu: Chữ Q viết hoa cỡ vừa có độ cao 5 li, độ rộng 4 li (cỡ nhỏ cao 2,5 li, rộng 2 li). Chữ Q gổm 2 nét, nét 1 giống chữ O, nét 2 là nét lượn ngang, giống như một dấu ngã lớn.
- HS quan sát và lắng nghe
- HS theo dõi cách viết mẫu sau đó tự khám phá quy trình viết, chia sẻ với bạn. 
- HS quan sát GV viết mẫu, nhắc lại quy trình viết:
+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, 
viết nét cong kín, phần cuối lượn vào trong bụng chữ. Dừng bút ở phía trên đường kẻ 4.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 
1, lia bút xuống gần đường kẻ 2, viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài. Dừng bút ở trên đường kẻ 2.
HS thực hành viết (trên không,
trên bảng con hoặc nháp) theo hướng dẫn.
- HS nhận xét, tự sửa sai (nếu có).
- HS đọc câu ứng dụng:
- HS trả lời theo ý hiểu cá nhân.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi
- HS cùng nhau thảo luận nhóm đôi và chia sẻ tìm ra những điểm cần lưu ý khi viết câu ứng dụng:
+ Chữ Q viết hoa vì đứng đầu câu. 
+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Từ điểm dừng bút của chữ Q, ta viết tiếp nét đầu tiên của âm u. 
+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng 1 chữ cái o. 
+ Độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa Q, h, l, g cao 2,5 li (chữ g cao 1,5 li dưới đường kẻ ngang); chữ đ cao 2 li; các chữ còn lại cao 1 li. 
+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu sắc đặt trên chữ cái o (có), u (lúa); dấu huyền đặt trên chữ ô (đồng).
+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái h trong tiếng xanh. 
- HS quan sát GV viết mẫu tiếng “Quê” trên bảng lớp.
- HS luyện viết tiếng “Quê” trên bảng con.
- HS nhận xét, tự sửa sai (nếu có).
HS lắng nghe yêu cầu.
- Nhắc lại tư thế ngồi viết.
- HS quan sát.
- HS viết vào vở tập viết
- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp đôi
- HS chú ý, tự sửa sai (nếu có).
HS trao đổi rồi chia sẻ.
- HS phát biểu
- HS nhắc lại chữ hoa và câu ứng dụng.
- HS lắng nghe.
TIẾNG VIỆT
TIẾT 4
NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN 
CHUYỆN BỐN MÙA
NGÀY DẠY:
14/12/2021
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Về kiến thức, kĩ năng:
- Nói được nội dung câu chuyện Chuyện bốn mùa qua tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện trong bài đọc).
- Biết lắng nghe, trao đổi để nhận biết được các sự việc trong câu chuyện.
- Nghe các bạn kể chuyện để chọn được cách kể phù hợp cho mình. Từ đó hình thành và phát triển trí tưởng tượng về các sự vật, sự việc trong tự nhiên.
2. Năng lực 
- Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân. 
- Thái độ tích cực phối hợp nhịp nhàng cùng các thành viên trong tổ.
- Trả lời các câu hỏi mở rộng, liên hệ/vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống 
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên.
- Chăm chỉ: chăm học.
- Trách nhiệm: Có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Máy tính, máy chiếu. Tranh minh hoạ cho câu chuyện Chuyện bốn mùa. 
2. HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Hỏi nhanh đáp đúng về đặc điểm các mùa trong năm.
- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.
- GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài.
- GV ghi tên bài.
2. HĐ Hình thành kiến thức :
HĐ1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói về nội dung của từng tranh.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS làm việc chung cả lớp: 
+ GV chiếu tranh minh họa. 
+ GV hướng dẫn HS quan sát tranh và đọc câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh.
- GV hướng dẫn: Câu chuyện có 4 bức tranh rất đẹp. Trong mỗi tranh có các nàng tiên đang nói chuyện với nhau. Các em hãy quan sát kĩ từng tranh để trả lời các câu hỏi: Tranh vẽ những nàng tiên nào? Họ đang ỉàm gì? Họ nói gì với nhau?
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm 4 đoán nội dung của từng tranh.
- GV quan sát, gợi ý cho những nhóm gặp khó khăn.
- Mời một số nhóm HS trình bày trước lớp.
- Sau mỗi phần trình bày của mỗi nhóm, GV hỏi thêm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_1_nam.doc