Giáo án Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Đợi

Giáo án Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Đợi

I. Mục tiêu: Thuộc bảng 14 trừ đi một số.

- Thực hiện được phép trừ dạng 54-18.

- Tìm số bị trừ hoặc số hạng chưa biết .

- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 54 – 18.

* Làm bài tập: Bài 1 (a); bài 2 (cột 1, 3); bài 3 (a); bài 4.

II. Chuẩn bị: GV: que, bảng cài. Học sinh: Vở BT, bảng con, bảng cài.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 38 trang haihaq2 6910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Đợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
(Từ 18. 11. 2019 đến 22. 11. 2019) 
Thứ
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Nội dung điều chỉnh
HAI
1
SHDC
Tuần 13
2
Tập đọc
Bông hoa Niềm vui 
KNS, GDMT
3
Tập đọc
Bông hoa Niềm vui
KNS, GDMT
4
Toán
14 trừ đi một số 14 – 8
5
Tự học (TV)
Luyện đọc: Bông hoa Niềm vui
6
Tự học (Toán)
Ôn: 14 trừ đi một số 14 – 8 
7
TLHĐ
Chủ đề 4: Khi cha mẹ vắng nhà 
 BA
1
Kể chuyện
Bông hoa Niềm Vui
2
Chính tả
Tập chép: Bông hoa Niềm vui 
3
Toán
34 - 8
4
Năng khiếu (TV)
Luyện viết: Bông hoa Niềm vui 
6
 KNS
Nhiệm vụ học tập của em.
7
Tự học (TV)
Luyện đọc: Bông hoa Niềm vui 
TƯ
1
Tập đọc
Quà của bố
GDMT
2
LTVC
Từ ngữ về công việc gia đình. Câu kiểu Ai làm gì?
GDMT 
3
Toán
54 - 18
4
TNXH
Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
KNS,GDMT, BĐKH, TKNL
NĂM
1
Tập viết
Chữ hoa L
2
Toán
Luyện tập
3
Chính tả
Nghe viết: Quà của bố
4
Đạo đức
BH & NBHVĐĐ,LS
Quan tâm giúp đỡ bạn (Tiết 2)
Bác nhường chiếc lò sưởi cho đồng chí bảo vệ
KNS
5
Tự học (Toán)
Ôn: Luyện tập 
6
NGLL
Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
7
Tự học (TV)
Luyện viết: Quà của bố
SÁU
1
Thủ công
Ôn tập kĩ thuật gấp hình (Tiết 2)
TKNLHQ
3
Tập làm văn
Kể về gia đình 
4
Toán
15, 16, 17, 18 trừ đi một số 
5
Tự học (Toán)
Ôn: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số 
6
Năng khiếu (TV)
Ôn: Kể về gia đình
7
Sinh hoạt lớp
Tuần 13
 Thứ hai, ngày 18 tháng 11 năm 2019
TẬP ĐỌC 
BÔNG HOA NIỀM VUI (Tiết 1) 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn học sinh trong câu chuyện.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Chuẩn bị: Giáo viên: tranh minh họa, quả vú sữa, bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Học sinh đọc thuộc bài thơ và TLCH:	
+ Người mẹ trong bài được so sánh với hình ảnh nào?
+ Mẹ làm gì để con ngủ ngon giấc?
- Nhận xét.
2. Bài mới: (30 phút)
a. Giới thiệu bài: Bông hoa niềm vui.	
b. Hướng dẫn luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu tòan bài.
- Cho học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu trong bài.
+ Chú ý các từ dễ đọc sai: bệnh viện, dịu cơn đau, hiếu thảo, khỏi bệnh, đẹp mê hồn.
- Cho học sinh đọc từng đọan:
- Bài này chia làm mấy đọan?
Cho học sinh phân thành các đọan.
- Cho học sinh nêu từ chưa hiểu nghĩa.
- Sau đó giải thích các từ: cúc đại đóa, sáng tinh mơ, trái tim nhân hậu.
- Cho học sinh đọc từng đọan trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc thầm.
3. Củng cố- Dặn dò: (5 phút)
- HS đọc lại bài
- Chuẩn bị tiết 2
- 2 học sinh đọc thuộc bài thơ và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Lắng nghe
- Đọc bài tiếp nối từng câu.
- Lắng nghe
- Đọc bài
- Nói nhiều cách khác nhau.
- Phân đọan gạch vào SGK
HS luyện đọc đúng một số câu.
. Những bông hoa màu xanh/lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng//.
. Em hái thêm 2 bông hoa nữa/ chị ạ!// Một bông cho em/ Một bông cho mẹ/ vì cả bố mẹ đã dạy dỗ em thành cô bé hiếu thảo//.
Đọc từng đoạn trong nhóm- các nhóm thi đọc.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Bông hoa niềm vui
- 3 HS đọc bài.
2. Bài mới: (32 phút)
a. Giới thiệu bài: Bông hoa niềm vui (Tiết 2)
b. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
Tìm hiểu bài
@ Cho học sinh đọc bài và hỏi:
- Sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa làm gì?
- Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa niềm vui?
- Khi biết vì sao Chi cần bông hoa cô giáo nói gì?
- Câu nói đó, cho thấy thái độ của cô giáo như thế nào?
- Thái độ của cô giáo đã thể hiện điều gì đối với học sinh?
- Theo em bạn Chi có đức tính gì đáng quý?
* GDKNS: Em đã thương bố mẹ ở nhà chưa. Yêu thương bố mẹ em cần làm gì? 
Là con cái trong gia đình em cần phải biết yêu thương những người thân trong gia đình. Biết phụ giúp ông bà cha mẹ những công việc trong gia đình vừa với khả năng của mình, chăm ngoan học giỏi để ông bà, cha mẹ vui lòng. 
* GDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ: Tình cảm cha mẹ dành cho con là tình cảm cao quý nhất, sâu nặng nhất vì vậy con cái phải luôn chăm ngoan để cha mẹ vui lòng. 
@ Luyện đọc lại.
- Cho các nhóm tự phân vai thi đọc toàn truỵên.
- Lớp bầu chọn bạn đọc hay.
- Nhận xét.
3. Củng cố- Dặn dò: (5 phút)
- Em hãy nhận xét từng nhân vật trong truyện như Chi, cô giáo, bố của Chi.
- Chốt ý: Chi là một cô gái vừa ngoan, thật thà, rất thương bố, hiếu thảo. 
- Về đọc bài nhiều lần. Tập kể câu chuyện cho mọi người cùng nghe.
- Chuẩn bị bài : Quà của bố.
- Nhận xét chung tiết học.
- Đọc bài
- Tìm bông hoa niềm vui để đem vào bệnh viện cho bố làm dịu cơn đau của bố.
- Theo nội qui của trường không ai được ngắt bông hoa trong vườn.
- Em hãy hái thêm 2 bông hoa khác nữa 
- Cô giáo cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Chi, rất khen ngợi Chi.
- Thông cảm với học sinh 
- Thương bố, tôn trọng nội qui, thật thà.
* HS lắng nghe
- Đại diện mỗi nhóm đọc thi với nhau.
- Nhận xét trả lời theo như ý mình
* Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
14 TRỪ ĐI MỘT SỐ 14 -8
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 - 8. Lập được bảng trừ 14 trừ đi một số.
- Biết giải bài tóan có một phép trừ dạng 14 - 8. 
* Làm bài tập: Bài 1 (cột 1,2); bài 2 (3 phép tính đầu); bài 3 (a, b); bài 4.
II. Chuẩn bị: GV: que tính, bảng cài. - HS: que tính
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
- Cho 2 em lên bảng đặt tính và tính các phép tính sau: 53-8,73-27.
- Nhận xét.
2. Bài mới: (32 phút)
a. Giới thiệu bài: 14 trừ đi một số 14-8
b. Hướng dẫn bài mới:
Hướng dẫn học sinh lấy 1 chục que tính và 4 que rời rồi hỏi: + Có bao nhiêu que tính?
+ Lấy 8 que, còn lại bao nhiêu que?
- Cho học sinh nêu các thao tác để tìm kết quả.
- Chọn ra 1 cách và hướng dẫn học sinh tính: Đầu tiên lấy 4 que tính rời, sau đó tháo bó 1 chục que, lại lấy tiếp 4 que nữa, còn lại 6 que tính rời: Vậy 14-8= 6.
- Hướng dẫn học sinh tự đặt tính theo cột dọc rồi trừ.
- Hướng đẫn học sinh sử dụng 1 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời để lập bảng trừ sau đó hướng dẫn học sinh học thuộc bảng trừ như các bài trước.
Thực hành.
Bài 1: Cho học sinh nêu đề bài.
- Cho học sinh nối tiếp nhau nhẩm bài.
- Nhận xét, sửa chữa.
Bài 2: 
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Cho 2 em lên bảng phụ làm, lớp làm vở.
- Lớp nhận xét – sửa bài.
+ Khi tính em cần lưu ý điều gì?
Bài 3: 
Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Nêu cách tìm hiệu.
- 1 em lên làm bảng lớp,lớp làm bảng con.
 Bài 4: Cho học sinh đọc đề bài .
- Yêu cầu hs phân tích đề toán.
- Cho HS làm vào vở..
- Cho học sinh nhận xét bài trên bảng sửa bài.
3. Củng cố- Dặn dò: (4 phút)
- HS đọc thuộc bảng công thức 14 trừ đi một số.
- Về nhà học thuôc bảng công thức 14 trừ đi một số.
- Chuẩn bị bài: 34 - 8 
- Nhận xét chung tiết học.
- Lớp làm bảng con 
Lấy que tính
- 14 que
- 6 que
- học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả và nêu cách làm.
Lắng nghe và làm theo giáo viên.
- Theo dõi.
- 1 hs đặt tính,thực hiện tính.
 _14
 8
 6
Hs tự lập bảng trừ 14 trừ đi 1 số và học thuộc bảng trừ vừa lập.
Bài 1: Học sinh nêu đề bài.
- Học sinh nối tiếp nhau nhẩm bài.
9+5=14 8+6=14 
5+9=14 6+8=14 
14-9=5 14-8=6 
14- 5=9 14-6=8 
Bài 2: Tính
_ 14 _14 _ 14 
 6 9 7 
 8 5 7 
- Khi tính em cần lưu ý viết các số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.
Bài 3: 
- Học sinh đọc đề bài.
- Lấy số bị trừ - số trừ.
-
 14 –14 
 5 7 
 9 7 
Bài 4: Học sinh đọc đề bài- phân tích đề toán.
Bài giải:
Cửa hàng còn lại số quạt điện là:
14 – 6 = 8 (quạt)
Đáp số: 8 quạt điện.
NĂNG KHIẾU
Luyện đọc: BÔNG HOA NIỀM VUI 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Luyện đọc đúng, trôi chảy. Đối với HS học tốt bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu được một số từ khó.
II. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài đọc - Học sinh: SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: 
a. GV nêu yêu cầu tiết học 
b. Luyện đọc
- Nghe cô đọc bài Bông hoa niềm vui
- Yêu cầu hs luyện đọc bài và trả lời nội dung câu hỏi có trong bài đọc.
@ HS đọc tiếp nối câu
@ HS đọc tiếp nối đoạn .
- GV nhận xét sửa sai
* Luyện đọc trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét tuyên dương HS đọc diễn cảm bài tập đọc.
- Yêu cầu hs ôn lại cách đọc bài theo vai 
@ Trả lời câu hỏi:
- Sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa làm gì?
- Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa niềm vui?
- Khi biết vì sao Chi cần bông hoa cô giáo nói gì?
- Câu nói đó, cho thấy thái độ của cô giáo như thế nào?
- Theo em bạn Chi có đức tính gì đáng quý?
3. Củng cố: HS đọc lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- Luyện đọc từ: lộng lẫy, ốm nặng, đại đóa, cơn đau, dạy dỗ, khóm hoa
- Mỗi em đọc một đoạn nối tiếp nhau đến hết bài
- HS đọc trong nhóm
- Thi đọc
- Tìm bông hoa niềm vui để đem vào bệnh viện cho bố làm dịu cơn đau của bố.
- Theo nội qui của trường không ai được ngắt bông hoa trong vườn.
- Em hãy hái thêm 2 bông hoa khác nữa 
- Cô giáo cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Chi, rất khen ngợi Chi.
- Thương bố, tôn trọng nội qui, thật thà.
- HS đọc
TỰ HỌC (Toán)
Ôn: 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 14- 8
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố: 
- Thực hiện phép trừ dạng 14 trừ đi một số. Giải bài tóan có một phép trừ dạng 14 – 8
* Phân hóa: Học sinh nhóm 1: Thực hiện tất cả các bài tập.
- Học sinh nhóm 2: bài 1 (3 cột đầu), bài 2, bài 3 
- Học sinh nhóm 3: bài tập 1 (2 cột đầu), bài 2. 
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
* Ôn lí thuyết: 
- Cho HS đọc bảng 14 trừ đi môt số.
- Nhận xét 
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc:
- Giáo viên giới thiệu các bài tập.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Giao bài luyện tập cho các nhóm
- HD cách thực hiện từng bài tập.
b. Hoạt động 2: Ôn luyện 
Bài 1: 
Cho học sinh nêu đề bài.
- Cho học sinh nối tiếp nhau nhẩm bài.
- Cho học sinh nhận xét -> sửa bài.
Bài 2: 
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bảng con.
- Lớp nhận xét – sửa bài.
+ Khi tính em cần lưu ý điều gì?
Bài 3: Một người bán được 14 kg gạo tẻ và bán số gạo nếp ít hơn số gạo tẻ là 9 kg. Hỏi người đó bán được bao nhiêu kg gạo nếp?
- Cho học sinh đọc đề bài .
- Yêu cầu hs phân tích đề toán.
- Cho 2 em làm bảng phụ, lớp làm vở.
- Cho học sinh nhận xét bài trên bảng sửa bài.
c. Hoạt động 3: Sửa bài:
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố:
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Cho học sinh đọc thuộc bảng 14 trừ đi một số.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp nhau.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận bài và làm việc.
Bài 1: Học sinh nêu đề bài.
- Học sinh nối tiếp nhau nhẩm bài.
8+6=14 14-8=6 9+5=14 14-9=5 
6+8=14 14- 6=8 5+9=14 14-5=9 
Bài 2: Tính
_ 14 _14 _ 14 _ 14
 8 6 7 9
 6 8 7 5
Khi tính em cần lưu ý viết các số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.
Bài 3: Học sinh đọc đề bài
- 4 hs phân tích đề toán.
Bài giải:
Số kg gạo nếp người đó bán là:
14 - 9 = 5 (kg)
Đáp số: 5 kg.
- Đổi chéo vở kiểm tra
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
CHỦ ĐỀ 4: KHI CHA MẸ VẮNG NHÀ
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết cách giữ an toàn cho mình khi cha mẹ vắng nhà.
II. Đồ dùng dạy và học:
- GV: Bảng các số điện thoại khẩn cấp; Sách thực hành Tâm lý học đường
- HS: Sách thực hành Tâm lý học đường.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Hát tập thể.
- Giới thiệu nội dung học tập.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
- GV dẫn vào bài và giới thiệu bài: Giữ lời hứa.
- GV gợi mở: Có bao giờ em ở nhà một mình chưa?
- GV chốt 
b. Kết nối bài mới:
@ Hoạt động 1: Quan sát
- Cho HS quan sát 4 tranh (trang 26) ở mỗi tranh GV khai thác nội dung: 
+ Cảm xúc của em có như vậy không?
- Cho HS đánh dấu P vào những hình mô tả cảm xúc của em khi cha mẹ vắng nhà. 
- GV nhận xét, uốn nắn. 
@ Hoạt động: Nhận biết
- Cho HS quan sát 4 tranh (trang 27) và yêu cầu HS trao đổi với bạn về những tình huống em có thể gặp phải khi cha mẹ vắng nhà.
- Gọi HS đọc nội dung trong 4 tranh.
- Nhận xét, uốn nắn và GDHS phải biết cách giữ an toàn cho mình khi cha mẹ vắng nhà, tuyệt đối không tin người lạ.
@ Hoạt động 3: Ứng xử
- GV cho HS quan sát và đọc to nội dung từng tranh và cùng HS phân tích nội dung về các nguyên tắc an toàn khi cha mẹ vắng nhà.
- Nhận xét, chốt lại và GDHS khi cha mẹ vắng nhà, các em phải biết khéo léo vận dụng các nguyên tắc an toàn đó và tổ chức cho HS biết cách sử dụng và thuộc lòng 4 số điện thoại khẩn cấp: 111, 113, 114 và 115.
@ Hoạt động 4: Trải nghiệm. 
* Hoạt động nhóm:
- GV chia nhóm, 1 nhóm là 1 tổ. Các nhóm thảo luận và tập ứng phó với những tình huống có thể xảy ra khi em ở nhà một mình.
TH1: Khi có người tự giới thiệu là người quen của cha mẹ và yêu cầu em mở cửa.
TH2: Khi nhà bị mất điện
TH3: Khi em bị đau bụng không chịu được
TH4: Khi bạn trong lớp gọi điện thoại rủ em đi chơi.
à GV nhận xét, uốn nắn và nhắc HS phải bình tĩnh và biết cách ứng phó với các tình huống khi ở nhà một mình.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài học. 
- Nhắc HS các nguyên tắc an toàn khi cha mẹ vắng nhà và thuộc lòng 4 số điện thoại khẩn cấp: 111,113,114 và 115.
- Giáo dục tư tưởng. 
- Chuẩn bị bài Bị bạn bè trong lớp chê cười. 
- Nhận xét tiết học.
- Lớp hát bài “Mẹ vắng nhà”
- Học sinh phát biểu.
- Học sinh quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- Học sinh đánh dấu P vào những hình mô tả cảm xúc của em khi cha mẹ vắng nhà. 
- HS quan sát tranh
- HS đọc 
- HS thảo luận nhóm đôi về những tình huống em có thể gặp phải khi cha mẹ đi vắng.
- Các nhóm trình bày 
- HS đọc nội dung tranh.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm trình bày.
- HS phát biểu.
Thứ ba, ngày 19 tháng 11 năm 2019
KỂ CHUYỆN
BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục đích, yêu cầu: Biết kể đọan mở đầu câu chuyện theo 2 cách: theo trình tự câu chuyện và thay đổi một phần trình tự câu chuyện (BT1)
- Dựa vào tranh kể lại nội dung đoạn 2,3 (BT2); Kể được đoạn cuối của câu chuyện (BT3).
II. Chuẩn bị: GV: tranh
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: (4 phút) Cho 3 học sinh lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Sự tích cây vú sữa.
- Nhận xét 
2. Bài mới: (32 phút)
a. Giới thiệu: Bông hoa Niềm vui
b. Hướng dẫn kể chuyện:
Kể đọan mở đầu theo 2 cách.
- Gọi 1 học sinh kể theo đúng trình tự.
- Cho học sinh nhận xét bạn.
- Bạn nào còn cách kể khác không?
- Nhận xét, sửa từng câu cho mỗi học sinh.
Kể dựa vào tranh.
- Treo tranh và hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Thái độ của Chi ra sao?
+ Chi không dám hái vì điều gì?
- Treo tranh 2 và hỏi:
+ Cô giáo trao cho Chi cái gì?
+ Chi nói gì với cô giáo mà cô cho Chi hái hoa?
+ Cô giáo nói gì với Chi?
- Cho học sinh kể lại nội dung chính.
- Nhận xét từng học sinh.
Kể lại đọan cuối,tưởng tượng thêm lời kể của Chi.
- Nếu em là bố bạn Chi em sẽ nói như thế nào? Để cảm ơn cô giáo?
- Gọi học sinh kể lại đọan cuối và nói lời cảm ơn của mình.
Nhận xét từng học sinh.
3. Củng cố- Dặn dò: (4 phút)
- Ai có thể đặt tên khác cho câu chuyện .
* GDBVMT: Qua câu chuyện em thấy tình cảm gia đình thế nào ?
- Về nhà kể nhiều cho gia đình nghe và tập đóng vai bố bạn Chi. 
- Chuẩn bị bài: Câu chuyện bó đũa
- Nhận xét chung tiết học.
- 3 học sinh lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Sự tích cây vú sữa.
- Kể: Mới sớm tinh mơ dịu cơn đau.
- 2,3 học sinh kể theo cách của mình.
Quan sát.
- Chi đang ở trong vườn hoa
- Chần chừ không dám hái hoa.
- Hoa của trường mọi người cùng vun trồng và chỉ vào vườn ngắm vẻ đẹp của hoa.
Quan sát tranh.
- Bông hoa cúc 
- Xin cô cho em ốm nặng.
- Em hãy hái hiếu thảo.
- 3 5 học sinh kể 
- Nhận xét bạn theo tiêu chuẩn đã nêu.
- Cảm ơn cô đã cho cháu Chi hái hoa. Gia đình tôi xin tặng nhà trường khóm bông làm kỉ niệm.
- 3 5 học sinh kể.
- “Bông hoa cúc xanh”. “Đứa con hiếu thảo.”
- Tình cảm gia đình rất đánh kính . Chúng ta cần giữ gìn và trân trọng tình cảm gia đình.
CHÍNH TẢ 
BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục đích, yêu cầu: Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đọan lời nói của nhân vật .
- Làm được BT2, BT3b.
II. Chuẩn bị: GV: bảng phụ - Học sinh: vở bài tập , bảng con 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
- Cho 2 em lên bảng lớp, lớp viết bảng con.(lặng yên, tiếng nói, đêm khuya, ngọn gió, lời ru) - Nhận xét. 
2. Bài mới: (32 phút)
a. Giới thiệu bài: Bông hoa Niềm Vui 
b. Huớng dẫn viết chính tả 
- Treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc đọan chép.
+ Đọan văn là lời của ai? Cô giáo nói gì với Chi?
-Sau đó hướng dẫn học sinh trình bày.
+ Đọan văn có mấy câu?
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
+ Tại sao sau dấu phẩy, chữ Chi lại viết hoa?
+ Đọan văn có những dấu gì?
- Hướng dẫn học sinh viết từ khó.
+ Cho học sinh nêu các từ khó, đọc.
+ Cho học sinh viết các từ khó.
+ Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
- Chép bài.
- Sóat lỗi.
- Chấm bài.
Làm bài tập.
Bài 2: Cho học sinh đọc yêu cầu.
- Cho 6 học sinh lên bảng, phát giấy và bút.
- Nhận xét, học sinh làm trên bảng, tuyên dương nhóm làm nhanh, đúng.
Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm đặt 1 câu theo yêu cầu. Gọi học sinh đặt câu nối tiếp.
- Nhận xét, sữa chữa cho học sinh.
3. Củng cố- Dặn dò: (4 phút) 
- Yêu cầu hs tìm các tiếng có iê/yê, r/d, thanh ngã/thanh hỏi.
- Về sửa bài và lỗi chính tả
- Chuẩn bị bài: Quà của bố
- Nhận xét chung tiết học.
- 2 em lên bảng lớp, lớp viết bảng con.
- 2 học sinh đọc.
- Lời cô giáo của Chi. Em hãy hái hiếu thảo
- 3 câu
- Em, Chi, Một
- Chi là tên riêng
- Dấu gạch ngang, dấu chấm, dấu phẩy.
- Nêu, phân tích và đọc các từ khó
- Học sinh viết bảng, học sinh lớp viết bảng con.
- Chép bài.
Bài 2: Đọc thành tiếng 
- 6 học sinh chia làm 2 nhóm, tìm từ viết vào giấy. học sinh dưới lớp làm vào vở 
Giải: yếu, kiến, khuyên.
Bài 3: Đọc to yêu cầu trong SGK
- Học sinh làm bài
+ Miếng thịt có mỡ. 
+ Bạn Nhi mở cửa lớp.
+ Em sẽ không khóc nữa.
+ Tôi cho bé nữa cái bánh.
TOÁN
34 – 8
I. Mục tiêu: Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34-8.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng và cách tìm số bị trừ
- Biết giải bài tóan về ít hơn.
* Làm bài tập: Bài 1 (cột 1,2,3); bài 3; bài 4. 
II. Chuẩn bị: GV: que, bảng cài. - HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
- Cho học sinh đọc thuộc lòng bảng 14 trừ đi một số.
- Nhận xét
2. Bài mới: (32 phút) 
a. Giới thiệu bài: 13 trừ đi một số 13-5	
b. Hướng dẫn bài mới:
Hướng dẫn hs thực hiện phép trừ 34-8.
Bước 1: Nêu đề toán : Có 34 q tính bớt đi 8 que tính.Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
Bước2: Đi tìm kết quả.
- Cho học sinh lấy 3 bó và 1 que tính rồi tìm cách để bớt đi 8 que rồi thông báo lại kết quả.
- 34 que, bớt 8 que còn lại bao nhiêu que?
Vậy 34-8 bằng bao nhiêu?
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Cho 1 học sinh lên bảng đặt tính 
- Cho học sinh nhắc lại hòan chỉnh cách tính.
Thực hành.
Bài 1: 
- Cho học sinh tự làm bài sau đó nêu cách tính của một số phép tính.
- Nhận xét 
Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Cho học sinh tự tóm tắt và trình bày bài giải, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét 
Bài 4: Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Cho học sinh nêu cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng. Cách tìm số bị trừ chưa biết trong một hiệu và làm bài tập.
3. Củng cố- Dặn dò: (4 phút) 
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính và đặt tính.
- Về đọc thuộc bảng trừ. 
- Chuẩn bị bài: 54 - 18
- Nhận xét tiết học.
- 3 học sinh đọc thuộc lòng bảng 14 trừ đi một số.
Nghe – nhắc lại và tự phân tích bài tóan thực hiện phép trừ 34-8.
Thao tác trên que tính.
34 bớt 8 còn lại 26 que
 _34
 8
 26
Cá nhân thực hiện bảng lớp, cả lớp thực hiện bảng tính từ phải trái.
Bài 1: HS đọc đề bài nêu yêu cầu của bài.
1em lên bảng làm lớp làm bảng con.
 _ 94 _64 _ 44
 7 5 9
 87 59 35
Bài 3: Đọc và phân tích đề bài.
- Bài toán về ít hơn
 Tóm tắt:
 34con
Nhà Lan: 
 9con
Nhà Ly: 
 ?con
Bài giải:
Nhà Ly nuôi số con gà là:
34 –9 = 25(con)
Đáp số: 25 con.
Bài 4: 1 học sinh đọc đề bài. 
x + 7 = 34 x - 14 = 36
 x = 34 – 7 x = 36+14
 x = 27 x = 50
NĂNG KHIẾU (TIẾNG VIỆT)
LUYỆN VIẾT: BÔNG HOA NIỀM VUI 
I. Mục đích, yêu cầu: Ôn luyện kĩ năng viết chính tả bài Bông hoa Niềm Vui
- Củng cố quy tắc chính tả yê, iê ; thanh hỏi/ thanh ngã
* Phân hóa: Học sinh nhóm 1: Thực hiện tất cả các bài tập.
- Học sinh nhóm 2: mỗi bài tập làm ít nhất 3 từ. 
- Học sinh nhóm 3: mỗi bài tập làm 2 từ. 
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Viết chính tả:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ.
* Ôn Chính tả
- HS đọc lại bài chính tả.
- Lần lượt từng HS nêu số lỗi đã viết sai và viết các tiếng (từ) đã viết sai lên bảng.
- HS viết lại tiếng (từ) đúng.
- GV giúp HS nhận ra chỗ thường viết sai hoặc dễ nhằm lẫn.
- GV so sánh với các tiếng khác (cùng âm, vần, âm cuối).
- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả.
* Baøi taäp: 
Bài 1: Tìm những tiếng vần ya, yê, iê
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS lên bảng làm, lớp làm bài vào bảng con.
- chim ....n	- khu...n bảo
- cô t....n	- t....ng nói
- t...n bạc - thu....n trưởng
Bài 2: 
- Tiếng có chứa thanh hỏi: 
- Tiếng có chứa thanh ngã:
c. Hoạt động 3: Sửa bài tập
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
3. Củng cố: 
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Học sinh viết lại các từ khó vào bảng con. 
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai.
- Hát
- Lắng nghe.
- 2 em đọc luân phiên, mỗi em 1 lần, lớp đọc thầm.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh viết bài.
Bài 1: Tìm những tiếng vần yê, iê
- HS lên bảng làm, lớp làm bài vào bảng con.
- chim yến	- khuyên bảo
- cô tiên	- tiếng nói
- tiền bạc - thuyền trưởng
Bài 2: 
- Tiếng có chứa thanh hỏi: nghỉ ngơi, sửa bài, nước chảy, chải răng, nổi tiếng, ... 
- Tiếng có chứa thanh ngã: nghĩ ngợi, bãi cát, sừng sững, mừng rỡ, ...
- Các nhóm trình bày.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG
Chủ đề: GIAO TIẾP, HỢP TÁC
Bài 5: NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA EM
I. Mục tiêu: Xác định đúng nhiệm vụ học tập của mình. 
- Tự giác và thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập. 
II. Chuẩn bị:
- GV: Nội dung câu chuyện; Phiếu học tập; Sách thực hàng kĩ năng sống.
- HS: Sách thực hàng kĩ năng sống.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- HS hát tập thể.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu những biểu hiện của người giao tiếp tích cực.
- Nhận xét. 
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới:
- GV dẫn vào bài và giới thiệu bài: Nhiệm vụ học tập của em.
b. Kết nối bài mới:
@ Hoạt động 1: 
- Giáo viên đọc câu chuyện Cô bạn nghèo học giỏi.
- Tóm nội dung truyện.
@ Hoạt động 2:
* Bài tập 1: Tìm hiểu truyện: Cô bạn nghèo học giỏi.
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm 2 và làm bài tập.
- GV nhận xét, chốt ý. 
* Bài tập 2: Lợi ích của nhiệm vụ học tập đúng. 
- Y/C hs nêu ra lợi ích của xác định đúng nhiệm vụ học tập. 
- GV nhận xét. 
* Hoạt động 3: Liên hệ bản thân. 
- GV yêu cầu học sinh kể ra những việc làm chứng tỏ em đã tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập của mình. 
- Yêu cầu một số HS trình bày. 
- GV nhận xét. 
* Bài tập 4: Bày tỏ ý kiến. 
- GV yêu cầu HS đánh dấu X vào các ý em chọn. 
- Nhận xét – chốt ý. 
@ Hoạt động 3
* Bài tập 1: Tìm hiểu những việc làm giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. 
- GV yêu cầu hs thảo luận nêu những việc làm giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. 
+ Trước khi đến lớp.
+ Ở trường.
+ Về nhà 
- Yêu cầu các nhóm lên bảng trình bày. 
- GV nhận xét, kết luận. 
* Bài tập 2: Tìm hiểu những việc em không nên làm. 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày.
- GV kết luận: Những việc không nên làm: Đi học muộn. Lười học. Nói chuyện riêng trong lớp. Nhờ người khác làm hộ bài tập. Chơi điện tử nhiều. 
* Xác định nhiệm vụ học tập đúng giúp gì em trong học tập? 
- GV nhận xét, chốt ý: Xác định nhiệm vụ học tập đúng giúp em đạt kết quả tốt trong học tập. 
@ Hoạt động 4: Em tự đánh giá. 
- Yêu cầu hs đọc kĩ các nội dung tô màu vào các ngôi sao. 
- GV ghi lời nhận xét, đánh giá về hiệu quả qua bài học vào sách thực hành của HS. 
3. Củng cố- Dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài học. 
- Nêu những việc làm chứng tỏ em đã tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập của mình. 
- Giáo dục tư tưởng. 
- Xem lại bài, yêu cầu ba mẹ đánh giá các nội dung đã học.
- Chuẩn bị bài Tự đánh giá kết quả học tập.
- Lớp hát bài “ Múa vui ”
- 3 HS nêu.
- HS nhận xét.
- Cả lớp theo dõi. 
- HS thảo luận nhóm 2. 
- Các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Em học tập bạn Hoa ở điểm:
+ Lắng nghe cô giáo giảng bài.
+ Ghi chép đầy đủ và hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài.
+ Ở nhà Hoa tranh thủ ôn bài.
+ Đọc trước bài mới.
- HS viết ra lợi ích của xác định đúng nhiệm vụ học tập. 
- Trình bày 
- HS viết những việc chứng tỏ em đã tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập của mình. 
- Trình bày 
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài.
- Trình bày nêu ý kiến. 
+ Giải toán; Đi học đúng giờ; Học nhóm; Nhờ thầy cô giúp đỡ. 
- Nhận xét
- Thảo luận nhóm.
- Các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
* Những việc làm giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. 
- Trước khi đến lớp: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. 
- Ở trường: Tập trung nghe giảng. Hỏi cô giáo khi chưa hiểu bài. Học nhóm. 
- Về nhà: Ôn lại bài học. Chuẩn bị bài hôm sau. 
- HS quan sát tranh và nêu các biểu hiện.
+ Đi học muộn
+ Nói chuyện riêng trong lớp.
+ Nhờ người khác làm bài tập hộ.
+ Chơi điện tử nhiều.
- HS nhận xét.
- Xác định nhiệm vụ học tập đúng giúp gì em trong học tập giúp em đạt được kết quả học tập tốt.
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
HS thực hiện đánh giá theo các nội dung. 
Một số học sinh trình bày. 
- HS tự đánh giá vào vở thực hành theo các nội dung. 
- Một số học sinh trình bày. 
TỰ HỌC (TIẾNG VIỆT)
Luyện đọc: BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu. Ngắt, nghỉ hơi đúng và rõ ràng sau các dấu câu.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bài đọc - Học sinh: SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: 
a. GV nêu yêu cầu tiết học 
b. Luyện đọc
- Cho HS đọc bài Bông hoa Niềm Vui
@. HS đọc tiếp nối câu
@ HS đọc tiếp nối đoạn .
- HS đọc tiếp nối trong nhóm giải nghĩa từ 
Lộng lẫy: đẹp rực rỡ.
Nhân hậu: thương người
Chần chừ: không dứt khoát, nửa muốn nửa không
Hiếu thảo: có lòng kính yêu cha mẹ
Đẹp mê hồn: rất đẹp
- Nhận xét đọc đúng, trôi chảy
@. Trả lời câu hỏi: HS đọc tiếp nối trong nhóm và trả lời câu hỏi
- Chi vào vườn tìm những bông hoa cúc màu xanh để làm gì ?
- Vì sao Chi chần chừ khi hái hoa?
- Cô giáo cho phép Chi hái hoa dành cho những ai?
@ Thi đọc
- HS thi đọc giữa các nhóm
- Nhóm bình chọn bạn đọc hay nhất
- GV nhận xét tuyên dương những HS đọc tốt.
3. Củng cố:
- HS đọc lại bài.
- Nhận xét tiết học.
 Đoạn 1: Từ đầu .cơn đau.
Đoạn 2: những bông hoa của hoa.
Đoạn 3:cánh cửa kẹt mở .hiếu thảo
Đoạn 4: Phần còn lại
- Mỗi em đọc một đoạn nối tiếp nhau đến hết bài
- Tìm bông hoa niềm vui để đem vào bệnh viện cho bố làm dịu cơn đau của bố.
- Theo nội qui của trường không ai được ngắt bông hoa trong vườn.
- Em hãy hái thêm 2 bông hoa khác cho mẹ và Chi 
- HS thi đọc.
- Bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- HS đọc
Thứ tư, ngày 20 tháng 11 năm 2019
TẬP ĐỌC
QUÀ CỦA BỐ
I. Mục đích, yêu cầu: Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở những câu văn có nhiều dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho các con.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Chuẩn bị: Gv: SGK, bảng phụ, tranh minh họa 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
Cho 3 em đọc bài Bông hoa Niềm Vui và hỏi	
- Bạn Chi có đức tính gì đáng quý?
- Nhận xét.
2. Bài mới: (32 phút)
a. Giới thiệu bài: Quà của bố
b. Luyện đọc 
- Giáo viên đọc mẫu .
- Cho học sinh đọc từng câu nối tíêp nhau.
- Cho học sinh nêu từ khó đọc.
- Gv sửa lỗi phát âm:
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng đoạn.
- Cho học sinh chơi trò chơi “giúp bạn” để giải thích từ.
- Hướng đẫn học sinh cách ngắt câu.
- Cho học sinh đọc trong nhóm.
- Thi đua đọc các nhóm.
Tìm hiểu bài.
- Quà của bố đi câu về có những gì?
- Vì sao gọi đó là cả một thế giới dưới nước?
- Bố đi cắt tóc về có những gì?
+ Con hiểu thế nào là “Một thế giới mặt đất”
- Từ ngữ nào cho thấy các con rất thích quà của bố?
3. Củng cố- Dặn dò: (4 phút)
- Qua bài này em hiểu được điều gì?
* GDBVMT: Món quà của bố tuy đơn sơ nhưng có đầy đủ các sự vật của môi trường thiên nhiên và tình yêu thương của bố dành cho các con.
- Về nhà học thuộc bài thơ.
- Chuẩn bị bài : Câu chuyện bó đũa
- Nhận xét chung tiết học.
- 3 em đọc bài Bông hoa Niềm Vui
- Hiếu thảo, thương bố, tôn trọng nội quy.
- 1 học sinh đọc lớp theo dõi đọc thầm.
- Nối tiếp nhau đọc 1 câu.
- Học sinh tìm và nêu.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Tham gia trò chơi 
Đọan 1: “từ bố đi câu..thao láo”.
Đoạn 2: còn lại gạch vào sách.
Học sinh nêu các câu dài.Gạch vào trong SGK
. Mở thúng câu ra/là cả một thế giới dưới nước// cà cuống/niềng niềng đực/niềng niềng cái/bò nhọn nhạo.//. 
- Đọc bài
- Các nhóm thi đua đọc bài
- Cà cuống, , bò nhộn nhạo, hoa sen đỏ 
- Vì quà gồm có những con vật và cây dưới nước.
- Con xập xành, con muỗm, con dế.
- Nhiều con vật sống ở mặt đất.
- Hấp dẫn, giàu quá.
- Quà của bố tuy đơn sơ nhưng 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_13_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi_doi.doc