Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

 Củng cố và phát triển kiến thức, kĩ năng về:

- Phép cộng, phép trừ có nhớ

- 100 trừ đi một số

- Tìm số trừ và tìm số hạng trong một tổng

- HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng: 35 tuần phát triển toán 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx 30 trang haihaq2 6530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2020
Chào cờ
____________________________________
Tập đọc
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM ( 2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ (làm được các bài tập trong SGK)
GDKNS: KN thể hiện sự cảm thông; KN trình bày suy nghĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
- Gọi 2 HS đọc và TLCH bài: “Bé Hoa” 
- Nhận xét 
- Nhận xét chung
3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp về những người bạn trong gia đình qua bài “Con chó nhà hàng xóm” 
b) Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
- Đọc mẫu diễn cảm bài văn.
- Đọc giọng kể cảm động nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm.
* Hướng dẫn phát âm: Hd tương tự như đã giới thiệu ở bài tập đọc đã họcở các tiết trước.
- Yêu cầu đọc từng câu.
* Hướng dẫn ngắt giọng: Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài, câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp.
 Đọc từng đoạn: 
- Y/cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp.
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc.
Thi đọc: 
-Yêu cầu các nhóm thi đọc cá nhân 
- Lắng nghe nhận xét và ghi điểm. 
- Hát
- Hai em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.
+ Vài em nhắc lại tên bài
- Lớp lắng nghe đọc mẫu.
- Chú ý đọc đúng bài như giáo viên lưu ý.
- Rèn đọc: thường nhảy nhót, mải chạy, khúc gỗ, ngã đau, dẫn, sung sướng...
- Lần lượt nối tiếp đọc từng câucho hết bài.
- Bé rất thích chó / nhưng nhà bé không nuôi ccon nào.// Một hôm, mải chạy theo cún, / bé vấp phải một khúc gỗ / và ngã đau, không đứng dậy được.// 
-Từng emnối tiếp đọc đoạn trước lớp 
- HS đọc từng đoạn trong bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc 
- Các nhóm thi đua đọc bài 
TIẾT 2:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung 
-Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 
- Bạn của bé ở nhà là ai ?
- Yêu cầu một em đọc thành tiếng đoạn 2.
- Chuyện gì xảy ra khi bé mãi chạy theo cún?
- Lúc đó Cún bông đã giúp bé thế nào ?
- Yêu cầu một em đọc thành tiếng đoạn 3.
- Những ai đến thăm bé ?Vì sao bé vẫn buồn?
- Yêu cầu 1 em đọc đoạn 4, lớp đọc thầm theo.
- Cún đã làm cho bé vui như thế nào? 
- Từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy bé vui, Cún cũng vui ?
-Yêu cầu một em đọc đoạn 5.
- Bác sĩ nghĩ bé mau lành là nhờ ai?
- Câu chuyện này cho em thấy điều gì ?
 Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- Tổ chức thi đua đọc nối tiếp giữa cácnhóm và các cá nhân.
- GV nhận xét
4. Củng cố dặn dò:
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài: Thời gian biểu.
- Lớp đọc thầmđoạn 1 
- Là Cún Bông, là con chó của nhà hàng xóm 
- Một em đọc đoạn 2, lớp đọc thầm theo.
- Bé vấp phải một khúc gỗ, ngã đau và không đứng dậy được. 
- Cún đã chạy đi tìm người giúp bé.
- Một em đọc đoạn 3, lớp đọc thầm theo.
- Bạn bè thay nhau đến thăm bé nhưng bé vẫn buồn vì bé nhớ Cún mà chưa gặp Cún.
- Một em đọc đoạn 4, lớp đọc thầm theo.
- Cún mang đến cho bé khi thì tờ báo, lúc thì cái bút chì, con búp bê, Cún luôn ở bên be.ù
- Bé cười Cún sung sướng vẫy đuôi rối rít.
- Một em đọc đoạn 5, lớp đọc thầm theo.
- Là nhờ luôn có Cún Bông ở bên an ủi và chơi với bé.
- T/c gắn bó thân thiết giữa bé và Cún Bông.
- Các nhóm thi đua đọc.
- Các cá nhân lần lượt thi đọc lại câu truyện.
- Phải biết yêu thương gần gũi với vật nuôi.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
____________________________________
Mĩ thuật
(GV chuyên ngành dạy)
____________________________________
Toán
NGÀY, GIỜ
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết 1 ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.
- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Nhận biết thời điểm, khoảng thời các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
II. CHUẨN BỊ:
- Mô hình đồng hồ có thể quay kim,1 đồng hồ điện tử
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
- Gọi 2 em lên bảng:
- HS1: Đặt tính và tính: 44 - 8 
- HS2 Tìm x: 52 - x = 17 
- Giáo viên nhận xét
- Nhận xét chung
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài + ghi bảng 
b) Các hoạt động
Hoạt động 1:Giới thiệu Ngày - Giờ 
+ Yêu cầu HS trả lời bây giờ là ban ngày hay ban đêm.
- Một ngày bao giờ cũng có ngày và đêm. Ban ngày là lúc chúng ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm không nhìn thấy mặt trời.
- Đưa đồng hồ quay kim đến 5 giờ và hỏi: 
- Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì ?
- Quay kim đồng hồ đến 11 giờ và hỏi: 
- Lúc 11 giờ trưa em làm gì ?
- Quay kim đồng hồ đến 2 giờ và hỏi: 
- Lúc 2 giờ chiều em làm gì ?
- Quay kim đồng hồ đến 8 giờ và hỏi: 
- Lúc 8 giờ tối em làm gì ?
- Quay kim đồng hồ đến 12 giờ và hỏi: 
- Lúc 12 giờ đêm em làm gì ?
* Một ngày được chia ra nhiều buổi khác nhau đó là sáng, trưa, chiều, tối.
 + Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước cho đến 12 giờ đêm hôm sau. Kim đồng hồ phải quay 2 vòng mới hết được một ngày. Một ngày có bao nhiêu giờ?
- Nêu: 24 giờ trong ngày lại được chia ra các buổi.
- Quay đồng hồ để HS đọc giờ từng buổi 
- Vậy buổi sáng bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc lúc mấy giờ ?
- Yêu cầu học sinhđọc bài học sách giáo khoa
- Một giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? Tại sao ?
Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài 1: 
- Yêu cầu 1 em đọc đềbài.
- Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ ?
- Em điền số mấy vào chỗ trống ?
- Em tập thể dục lúc mấy giờ ?
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở 
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: HSKG
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Gọi HS lần lượt trả lời
- GV nhận xét
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Cho học sinh quan sát đồng hồ điện tử.
- Yêu cầu lớp đối chiếu để làm bài vào vở. 
- Nhận xét bài làm học sinh. 
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà tập xem đồng hồ
- Hát
- Hai em lên bảng mỗi em làm một bài.
- HS1 nêu cách đặt tính và cách tính 
- HS2: Trình bày tìm x trên bảng.
- Học sinh khác nhận xét.
- Ban ngày.
- HS nghe
- Em đang ngủ 
- Em ăn cơm cùng các bạn.
- Em đang học bài cùng các bạn 
- Em xem ti vi.
- Em đang ngủ.
- Nhiều em nhắc lại.
- Đếm trên mặt đồng hồ 2 vòng quay của kim đồng hồ và trả lời: 24 giờ.
- Đếm theo: 1 giờ sáng, 2 giờ sáng, 3 giờ...10 giờ sáng. 
- Từ 1 giờ đến 10 giờ sáng.
- Một số em đọc bài học.
- Còn gọi là 13 giờ. Vì 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều 12 cộng 1 bằng 13 nên 1giờ chính là 13 giờ 
- Một em đọc đề bài.
- Chỉ 6 giờ.
- Điền 6.
- Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng.
- Tự điền số giờvào vở.
- Em khác nhận xét bài bạn.
- HS đọc
- Hs trả lời: 
(Em đọc truyện lúc 8 giờ tối: Đồng hồ A
Em chơi thả diều lúc 17 giờ: Đồng hồ D
Em vào học lúc 7 giờ sáng: Đồng hồ C
Em ngủ lúc 10 giờ đêm: Đồng hồ B)
- Nhận xét
- Đọc đề.
- Quan sát đồng hồ điện tử.
- 20 giờ hay còn gọi là 8 giờ tối.
 - Em khác nhận xétbài bạn.
- Về nhà tập xem đồng hồ.
____________________________________
An toàn giao thông
ÔN: NHỚ ĐỘI MŨ BẢO HIỂM NHÉ!
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được những ai chưa đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
- HS nhận biết những tác dụng của mũ bảo hiểm và biết đội mũ bảo hiểm đúng cách.
- HS vận dụng tốt bài học.
- Giáo dục học sinh chấp hành tốt luật giao thông.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Sách Giáo dục ATGT, tranh ảnh phóng to.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Ôn tập 
a) Giới thiệu bài - ghi tên bài.
b) Hướng dẫn:
* Hoạt động 1: Xem tranh và thảo luận xem ai chưa đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn trong bức tranh 
- GV chia sẻ
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của mũ bảo hiểm và cách đội mũ bảo hiểm đúng quy cách
- GV chia sẻ - Rút ra bài học
* Hoạt động 3: Làm phần góc vui học
- GV chia sẻ
3. Củng cố: 
- Cho HS liên hệ thực tế
- Tóm lược và dặn dò
- HS tự đọc tên bài và ghi vào vở.
- HĐ nhóm - chia sẻ
- HĐ nhóm - chia sẻ
- HS đọc bài học
- HĐ cả lớp - chia sẻ
- HS liên hệ
____________________________________
Tập đọc 
LUYỆN ĐỌC: ĐÀN GÀ MỚI NỞ
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ mới
- Hiểu nghĩa các từ mới.	
- Trả lời được các câu hỏi cuối bài
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức 	
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Hướng dẫn:
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu 
+ Đọc từng dòng thơ
- GV hướng dẫn các từ khó
- GV theo dõi, sửa sai
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
+ Tìm những hình ảnh đẹp và đáng yêu của đàn gà con?
+ Gà mẹ bảo vệ con, âu yếm con như thế nào?	
+ Câu thơ nào cho thấy nhà thơ rất yêu đàn gà mới nở?
- GV chia sẻ
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Cho HS HTL một khổ thơ mà em thích
 - Cho HS thi đọc
- GV theo dõi.
- GV nhận xét, khen HS đọc tốt. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố nội dung bài
- Cho HS liên hệ 
- Nhận xét giờ học
- HS nghe
- HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ
- HS đọc các từ theo hướng dẫn.
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ
- HS đọc trong nhóm
- HS thi đọc giữa các nhóm.
- HS đọc đồng thanh
- lông vàng mát dịu, mắt đen sáng ngời, chạy líu ríu, như những hòn tơ nhỏ lăn tròn trên sân, trên cỏ
- Gà mẹ thoáng thấy bóng bọn diều hâu, bọn quạ, đã dang đôi cánh cho con biến vào trong 
- Ôi! Chú gà ơi! Ta yêu chú lắm!
- HS học thuộc lòng
- Thi đọc thuộc lòng
- Một số HS thi đọc lại bài
- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- HS nghe
- HS liên hệ bản thân, chia sẻ
__________________________________________________________________
Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2020
Kể chuyện
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. MỤC TIÊU:
- Dựa theo tranh, kể lại được đủ ý từng đoạn của câu chuyện.
-Biết theo dõi lời kể của bạn và nhận xét đánh giá lời kể của bạn 
- HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Các hoạt động
 Hoạt động 1:Hướng dẫn kể từng đoạn 
- Chia lớp thành 3 nhóm 
- Yêu cầu học sinh kể trong từng nhóm.
- Yêu cầu học sinhkể trước lớp.
- Yêu cầu nhận xét bạn sau mỗi lần kể.
- GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi.
Tranh 1: Tranh vẽ ai ?
- Cún Bông và bé đang làm gì ?
 Tranh 2: Chuyện gì xảy ra khi bé và Cún Bông đang chơi ?
- Lúc đấy Cún Bông làm gì ?
 Tranh 3: Khi Bé ốm ai đến thăm bé ?
-Nhưng Bé vẫn mong muốn điều gì ?
Tranh 4: Lúc Bé bó bột nằm bất động, Cún đã giúp Bé điều gì ?
 Tranh 5: Bé và Cún đang làm gì ?
- Lúc ấy bác sĩ nghĩ gì ?
Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện 
- Yc 5 em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Mời 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét ghi điểm từng em.
 3.Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Dặn về nhà kể lại cho người cùng nghe.
- Hát
- Chuyện kể: “ Con chó nhà hàng xóm“.
- QS kể lại từng phần của câu chuyện 
- 5 em lần lượt kể mỗi em 1 đoạn trong nhóm.
 - Các bạn trong nhóm theo dõi bổ sung nhau.
- Đại diện các nhóm lên kể chuyện 
- Nhận xét các bạn bình chọn bạn kể hay nhất
- Vẽ Cún Bông và Bé.
- Cún Bông và Bé cùng nhau đi chơi trong vườn
 - Bé bị vấp vào một khúc cây và ngã rất đau.
- Cún chạy đi tìm người giúp đỡ.
- Các bạn đến thăm bé rất đông và còn cho bé nhiều qua.ø
- Bé mong muốn được gặp Cún Bông vì Bé rất nhớ Cún.
- Mang cho Bé khi thì tờ báo, lúc thì cái bút chì Cún cứ quanh quẩn chơi với Bé mà không đi đâu.
- Khi khỏi bệnh Cún và Bé lại chơi với nhâu rất thân thiết.
- Bác sĩ hiểu rằng chính nhờ Cún,Bé khỏi bệnh.
- 5 em kể tiếp nhau đến hết câu chuyện.
- Nhận xét theo yêu cầu.
- 1 em kể lại câu chuyện.
- Về nhà tập kể lại cho người khác nghe.
____________________________________
Chính tả (Tập chép)
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. MỤC TIÊU:
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng bài văn văn xuôi.
- Làm đúng BT2; BT(3) a 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Các hoạt động
 Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép 
* Ghi nhớ nội dung đoạn chép:
- Đọc mẫu đoạn văn cần chép.
- Yêu cầu ba em đọc lại bài cả lớp đọc thầm 
- Đọan văn này kể lại câu chuyện nào?
* Hướng dẫn trình bày:
- Vì sao từ Bé trong bài phải viết hoa?
- Trong câu:Bé là một cô bé yêu loài vật.Từ nào là tên riêng và từ nào không phải tên riêng 
- Ngoài tên riêng chúng ta còn phải viết hoa những chữ nào ?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Đọc cho viết các từ khó vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
* Chép bài:
 - Cho nhìn bảng chép bài vào vở 
- Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.
 * Soát lỗi: - Đọc lại để HS soát bài, tự bắt lỗi 
* Chấm bài: 
 -Thu vở HS nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
* Trò chơi thi tìm từ theo yêu cầu: 
- Chia lớp thành 4 đội.
- Yêu cầu các đội thi qua 3 vòng.
- Vòng 1: Tìm các tiếng có vần ui / uy 
-Vòng 2: Tìm từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằngâm ch.
- Vòng 3: Tìm trong bài tập đọc con chó nhà hàng xóm các từ cóthanh hỏi, thanh ngã.
- Thời gian thi mỗi vòng là 3 phút.
- Đội nào tìm được nhiều từ đúng là đội đó thắng cuộc. Nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu lớp đọc các từ vừa tìm được.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn HS về nhà xem lại bài, sửa lỗi và xem trước bài: Trâu ơi!
+ HS hát
+ Lắng nghe giới thiệu bài 
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc.
- HS đọc lại bài,lớp đọc thầm tìm hiểu bài
- Câu chuyện “ Con chó nhà hàng xóm “.
- Vì đây là tên riêng của bạn gái trong truyện 
- Bé đứng đầu câu là tên riêng, bé trong từ cô bé không phải tên riêng 
- Viết hoa các chữ cái ở đầu câu văn.
- Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con.
- Hai em thực hành viết các từ khó trên bảng 
- nuôi, quấn quýt, bị thương, giường, giúp bé mau lành.
- Nhìn bảng và chép bài.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Nộp bài lên để giáo viên 
- Chia 4 tổ thành 4 đội. 
- Các tổ thi đua tìm nhanh tìm đúng các từ theo yêu cầu.
- núi, tủi, chui, lủi, múi bưởi,...
-lũy tre, lụy, nhụy hoa, thủy chung, tủy, thủy...
- chăn, chiếu, chõng, chảo, chèo, chông, chày, chạy, chum, ché, chĩnh,....
- nhảy nhót, mải, kể, hỏi, thỉnh thoáng, hiểu 
- Khúc gỗ, ngã đau, vẫy đuôi, bác sĩ.
- Các nhóm nhận xét chéo.
- Đại diện các nhóm nêu các từ tìm được.
- Về nhà xem lại bài và sửa lỗi; xem trước bài Trâu ơi!
____________________________________
Toán
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I. MỤC TIÊU:
- Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối.
- Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ, 
- Nhận biết các hoạt động sinh hoạt học tập thường ngày liên quan đến thời gian.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2;
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mô hình đồng hồ có kim quay được.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- GV dùng đồng hồ để hỏi giờ
- Nhận xét chung
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu 1 em đọc đềbài.
- Treo tranh và hỏi:
- Bạn An đi học lúc mấy giờ ?
- Đồng hồ nào chỉ 7 giờ sáng 
- Hãy quay kim đồng hồ đến 7 giờ sáng ?
-Yêu cầu lớp tự làm với các bức tranh còn lại.
- 20 giờ còn gọi là mấy giờ tối ?
- 17 giờ còn gọi là mấy giờ chiều ? 
- Hãy dùng cách nói khác để nói giờ bạn An đá bóng và xem phim ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: 
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài.
- Treo tranh và hỏi:
- Muốn biết câu nói đúng câu nào sai ta làm gì?
- Giờ vào học là mấy giờ ? 
- Bạn học sinh đi học lúc mấy giờ ?
- Bạn đi học sớm hay muộn ?
- Vậy câu nào đúng câu nào sai ?
- Để đi học đúng giừo bạn học sinh phải đi học lúc mấy giờ ?
-Yêu cầu lớp tự làm với các bức tranh còn lại.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: HSKG
- GV quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ giờ và hỏi HS
8 giờ; 11 giờ; 14 giờ; 18 giờ; 23 giờ.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Ngày, tháng.
- HS trả lời
- Vài em nhắc lại tên bài.
- Một em đọcđề bài.
- Quan sát nhận xét.
- Bạn An đi học lúc 7 giờ sáng.
- Đồng hồ B.
- Thực hành quay kim đồng hồ chỉ 7 giờ sáng 
- An thức dậy lúc 6 giờ sáng. Đồng hồ A.
- An xem phim lúc 20 giờ. Đồng hồ D 
- An đá bóng lúc 17 giờ. Đồng hồ C 
- 20 giờ còn gọi là 8 giờ tối 
- 17 giờ còn gọi là 5 giờ chiều.
- An đá bóng lúc 5 giờ chiều, xem phim lúc 8 giờ tối. 
- Một em đọcđề bài.
- Quan sát nhận xét.
- Ta phải quan sát tranh, đọc giờ ghi trong đó so sánh với đồng hồ.
- Lúc 7 giờ sáng.
- 8 giờ.
- Bạn học sinh đi học muộn.
- Câu a sai, câu b đúng.
- Đi học trước 7 giờ để đến trường lúc 7 giờ.
- Nhận xét bài bạn.
- HS trả lời
- Về nhà xem lại bài và xem trước bài: Ngày, tháng.
____________________________________
Thể dục
(GV chuyên ngành dạy)
____________________________________
Tự nhiên và xã hội
CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường..
- Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.
II. Đồ dùng : tranh, ảnh các thành viên trong nhà trường
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Các hoạt động
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Bước 1: Chia lớp thành nhiều nhóm. Phát cho mỗi nhóm một bộ bìa.
- Treo tranh trang 34 và 35.
- Bức tranh thứ nhất vẽ ai? Người đó có vai trò gì? 
- Bức tranh thứ hai vẽ ai? Nêu vai trò và công việc của người đó?
- Bức tranh thứ ba vẽ ai? Người đó có vai trò gì? 
- Bức tranh thứ tư vẽ ai? Nêu vai trò và công việc của người đó?
- Bức tranh thứ năm vẽ ai? Người đó có vai trò gì? 
 Bước 2: - Giáo viên rút ra kết luận về công việc và vai trò của từng thành viên trong nhà trường.
 Hoạt động 2: Nói về các thành viên và công việc của họ trong trường..
Bước 1 - Yêu cầu thảo luận trả lời câu hỏi:
- Trong nhà trường có những thành viên nào?
- Thái độ và tình cảm của em dành cho những thành viên đó?
- Để thể hiện lòng kính yêu và biết ơn các thành viên trong nhà trường chúng ta cần làm gì?
Bước 2 - Yêu cầu từng em trình bày kết quả.
- Lắng nghe, nhận xét bổ sung ý kiến học sinh.
Hoạt động 3: Trò chơi đó là ai ? 
Bước 1: Hướng dẫn cách chơi.
- Yêu cầu một em lên đứng quay mặt vào bảng. Lấy một tấm bìa gắn vào lưng bạn đó (Bạn đó không biết tấm bìa ghi gì). 
- Một số em sẽ nói về công việc, thái độ của học sinhđối với người đó.
- Học sinh có đeo tấm biển sau lưng sẽ đoán mình là ai.
* Bước 2:- Nhận xét về cách làm của học sinh.
 3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giờ giờ học.
- Nhắc nhớ HSvận dụng bài học vào cuộc sống.
- Vài em nhắc lại tên bài
- Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 5 - 6 em.
- Quan sát tranh và làm việc.
- Gắn từng tấm bìa vào từng bức tranh cho phù hợp. Nói rõ công việc của từng thành viên đó và vai trò của họ.
- Thầy hiệu trưởng là người quản lí lãnh đạo nhà trường.
- Cô giáo là người trực tiếp giảng dạy truyền thụ kiến thức cho học sinh.
- Bác bảo vệ có nhiệm vụ trông nhà trường 
- Cô y tá khám chữa bệnh cho các bạn học sinh.
- Vẽ bác lao công, chăm sóc quét dọn làm cho trường lớp luôn sạch đẹp.
- Lắng nghe và nhắc lại nhiều em.
- Trao đổi để trả lời các câu hỏi củaGV.
- Thầy hiệu trưởng, cô hiệu phó, các thầy cô giáo, cô thư viện, chú bảo vệ, cô phục vụ,...
- Kính trọng, lễ phép, tôn trọng,...
- Chào hỏi, giúp đỡ, cố gắng học tập tốt,...
- 2 - 3 em lên trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét bổ sung nếu có.
- Các nhóm trao đổi thảo luận trong nhóm phân vai để lên thực hiệntrước lớp.
- Cử đại diện lên chơi.
- Lớp lắng nghe nhận xét bạn. 
- Vận dụng bài học vào cuộc sống.
____________________________________
Hoạt động trải nghiệm
THỰC HIỆN NỀN NẾP TRONG HỌC TẬP (TIẾT 3)
( Dạy theo sách hướng dẫn)
____________________________________
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 Củng cố và phát triển kiến thức, kĩ năng về:
- Phép cộng, phép trừ có nhớ
- 100 trừ đi một số
- Tìm số trừ và tìm số hạng trong một tổng
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng: 35 tuần phát triển toán 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài + ghi bảng: 
b. Hướng dẫn:
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp làm vào sách
- Mời một số HS nêu kq
- HDHS nhận xét
Bài 2: 
- GV cho HS nêu yêu cầu
- Y/C HS làm vào sách
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- HD cả lớp chữa bài
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm vào sách
- Gọi HS nêu kq
- GV nhận xét.
Bài 5: 
- GV cho HS nêu yêu cầu
- Y/C HS làm vào sách
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- HD cả lớp chữa bài
Bài 6: 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm vào sách
- Gọi HS nêu kq
- GV nhận xét.
Bài 7: 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm vào sách
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét.
Bài 8: 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm vào sách
- Gọi HS lên chữa bài
Bài 11: 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm vào sách
- Gọi HS nêu kq
- GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
+ HS hát
- HS nêu
- HS làm bài
- HS nêu kq
- HS nêu
- HS làm bài.
- 3 HS lên bảng chữa bài
- HS nêu
- HS làm bài
- Một số HS nêu kq
- HS nêu
- HS làm bài.
- Một HS lên bảng chữa bài
- HS nêu
- HS làm bài
- Một số HS nêu kq
- HS nêu
- HS làm bài
- Một số HS lên chữa bài
- HS nêu
- HS làm bài.
- Một HS lên bảng chữa bài
- HS nêu
- HS làm bài
- Một số HS nêu kq
__________________________________________________________________
Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2020
Tập đọc
THỜI GIAN BIỂU
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc chậm, rõ rang các số chỉ giờ; ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa cột, dòng.
- Hiểu được tác dụng của thời gian biểu. (trả lời được câu hỏi 1, 2). HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3.
- Biết lập thời gian biểu cho các hoạt động của mình. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Bảng nhóm 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
 - Kiểm tra 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài “ Con Chó nhà hàng xóm“.
- Nhận xét chung. 
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
- Đọc giọng thân mật, tình cảm.
* Hướng dẫn phát âm: Hướng dẫn tương tự như đã giới thiệu ở các bài tập đọc đã học ở các tiết trước.
- Yêu cầu đọc từng câu trong bài.
Đọc từng đoạn của bài: 
- Yc tiếp nối đọc từng đoạn.
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh.
- Kết hợp giảng nghĩa: thời gian biểu, vệ sinh cá nhân.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
- Hướng dẫn đọc các cụm từ khó.
Thi đọc 
- Mời các nhóm thi đua đọc.
- Lắng nghe nhận xét
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
-Yêu cầu lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi:
- Đây là lịch làm việc của ai ?
- Hãy kể những việc Phương Thảo làm hàng ngày ?
- Phương Thảo ghi các việc hàng ngày vào thời gian biểu để làm gì ?
- Thời gian biểu ngày nghỉ của Phương Thảo có gì khác so với ngày thường ?
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Cho HS chia nhóm thi đọc
- GV nhận xét và cùng nhóm bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
3. Củng cố dặn dò: 
-Theo em thời gian biểu có cần thiết không ?Vì sao? 
-Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Dặn HS về nhà xem lại bài; Xem trước bài: Tìm ngọc.
- Hai em đọc bài “ Con chó nhà hàng xóm“ và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Vài em nhắc lại tên bài
- Lớp lắng nghe đọc mẫu.
- Chú ý đọc đúng như giáo viên lưu ý.
- Rèn đọc các từ như: Vệ sinh, sắp xếp, nhà cửa rửa mặt 
- Từng em nối tiếp đọc từng câu trước lớp.
- HS đọc từng đoạn trong bài.
- Đoạn 1: Sáng 
- Đoạn 2: Trưa 
- Đoạn 3: Chiều
- Đoạn 4: Tối
- Đọc từng đoạn rồi cả bài trong nhóm.
- Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc 
- Các nhóm thi đua đọc bài,
- Một em đọc thành tiếng.Lớp đọc thầm bài 
- Lịch làm việc của bạn Ngô Phương Thảo, học sinhlớp 2 B trường tiểu học Hòa Bình 
- Buổi sáng Thảo thức dậy lúc 6 giờ. Tập thể dục và làm vệ sinh cá nhân đến 6 giờ 30. Từ 6 giờ 30 đến 7 giờ, Phương Thảo ăn sáng rồi xếp sách vở chuẩn bị đi học. Thảo đi học lúc 7 giờ và đến 11 giờ bắt đầu nghỉ trưa...
- Để khỏi bị quên và để làm các việc một cách tuần tự, hợp lí.
- Ngày thường từ 7 giờ đến 11 giờ bạn đi học. Còn ngày thứ 7 bạn đi học vẽ, ngày chủ nhật đến thăm bà.
- Thi đọc nhóm
- Nhận xét
- Thời gian biểu rất cần thiết vì nó giúp chúng ta làm việc tuần tự, hợp lí và không bỏ sót công việc.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
____________________________________
Luyện từ và câu
TỪ CHỈ TÍNH CHẤT
CÂU KIỂU: AI THẾ NÀO? TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu tìm hiểu từ trái nghĩa với từ cho trước (BT1); biết đặt câu với mỗi từtrong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào ? (BT2)
- Nêu đúng tên các con vật được vẽ trong tranh (BT3)
- GD ý thức bảo vệ các loài động vật
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
- Gọi 3 em lên bảng đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) như thế nào ?
- Nhận xét bài làm học sinh 
- Nhận xét chung.
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài + ghi bảng
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu về “ Từ chỉ đặc điểm, và kiểu câu Ai thế nào ?, từ chỉ vật nuôi“ 
 b)Hướng dẫn làm bài tập:
 Hoạt động 1: Từ chỉ tính chất
Bài 1: 
- Yc đọc đề bài, đọc cả mẫu 
- Yc hai em ngồi cạnh nhau trao đổi theo cặp.
- Mời 2 em lên làm bài trên bảng.
- Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2:
- Mời một em đọc nội dung bài tập2 
- Trái nghĩa với “ ngoan “ là gì ?
- Hãy đặt câu với từ “ hư”?
- Yêu cầu đọc cả hai câu “ tốt - xấu “
- Chúng ta có 6 cặp từ trái nghĩa. Hãy đặt câu với mỗi từ theo mẫu.
- Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Mời 3 em lên làm bài trên bảng.
- Nhận xét bài làm học sinh.
 Hoạt động2: Từ ngữ về vật nuôi
Bài 3:
 - Treo từng bức tranh và yêu quan sát 
- Những con vật này được nuôi ở đâu ?
- Yêu cầu lớp suy nghĩ và làm bài vào vở.
- Thu bài HS. Giáo viên đọc từng số con vật.
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh tên con vật đó.
- Nhận xét.
 3) Củng cố - Dặn dò
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiếthọc 
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Mỗi học sinhđặt 1 câu theo mẫu Ai (con gì, cái gì) như thế nào ?
- Nhận xét bài bạn.
- Nhắc lại tên bài 
- Một em đọc đề, lớp đọc thầm theo 
- Thảo luận theo cặp.
- 2 em lên bảng làm bài.
- tốt > < chậm,
trắng > <yếu.
- Nhận xét bài bạn trên bảng.
- Một em đọc đề lớp đọc thầm. 
- Là hư hỏng.
- Con mèo nhà em rất hư.
- Thực hành đặt câu với mỗi từ vào vở.
- HS lên làm trên bảng. 
(- Cái bút này rất tốt
- Chữ của em còn xấu)
- Hai em đọc lại các từ vừa tìm.
- Nhận xét bài bạn trên bảng.
- Một em đọc đề bài.
- Được nuôi ở nhà 
- Lớp tự làm bài.(1. gà; 2. vịt; 3. ngan (vịt xiêm); 4. ngỗng; 5. bồ câu; 6. dê; 7. cừu; 8. thỏ; 9. bò (Bò và bê); 10. trâu).
- Nêu tên con vật theo hiệu lệnh.
- 2 em ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra lẫn nhau.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
____________________________________
Âm nhạc
(GV chuyên ngành dạy)
____________________________________
Toán
NGÀY, THÁNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc tên các ngày trong tháng.
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.
- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, tháng (biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày); ngày, tuần lễ.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Một quyển lịch tháng 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài + ghi bảng
b) Các hoạt động
 Hoạt động 1: Giới thiệu các ngày trong tháng.
- Treo tờ lịch tháng 11 lên bảng và hỏi.
- Đây là tờ lịch tháng nào ? Vì sao em biết ?
- Lịch tháng cho ta biết điều gì ?
- Yêu cầu học sinhđọc tên các cột.
- Ngày đầu tiên của tháng là bao nhiêu ?
- Ngày 1 tháng 11 vào thứ mấy ?
- Hãy chỉ ô ngày 1 tháng 11.
- Tương tự y/c chỉ các ngày khác trong tháng 
- Yêu cầu nói rõ thứ của các ngày tìm được.
- Tháng 11 có bao nhiêu ngày ?
- Nêu kết luận về các thông tin ghi trên tờ lịch như sách giáo khoa.
 Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài 1: 
-Yêu cầu 1 em đọc đề bài.
- Gọi 1 em đọc bài mẫu.
- Yêu cầu nêu cách viết của Ngày bảy tháng mười một.
- Khi viết một ngày nào đó trong tháng ta viết ngày trước hay viết tháng trước ?
-Yêu cầu lớp làm tiếp các phần còn lại.
- Giáo viên nhận xét 
Bài 2: 
- Treo tờ lịch tháng 12 lên bảng và hỏi: 
 Đây là lịch tháng mấy?
- Hãy điền các ngày còn thiếu vào lịch?
- Sau ngày 1 là ngày mấy ?
- Mời một em lên bảng điền mẫu.
- Yêu cầu lớp tiếp tục điền để hoàn thành tờ lịch tháng 12.
- Vậy tháng 12 có mấy ngày ?
- So sánh số ngày tháng 12 và tháng 11 ?
- Kết luận:Các tháng trong năm có số ngày không đều nhau.Có tháng có 31 ngày, có tháng có 30 ngày và có tháng chỉ 28 hay 29 ngày.
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn HS về nhà xem lại bài; Xem trước bài: Thực hành xem lịch.
+ HS hát
- Quan sát nhận xét.
- Đây là tờ lịch tháng 11 vì ở ô ngoài có in số 11 to.
- Cho biết các ngày trong tháng.
- Nhiều em đọc (ThứHai, thứ Ba, thứ Tư...)
- Là ngày 1.
- Thứ bảy.
- Thực hành lên chỉ ngày trên tờ lịch.
- Tương tự các em khác lần lượt lên chỉ.
- Tháng 11 có 30 ngày.
- Lắng nghe để ghi nhớ về các thông tin do giáo viên cung cấp.
- Hãy đọc tên và viết tên các ngày trong tháng. 
- Một em đọc bài mẫu.
- Viết chữ ngày, sau đó viết số 7, viết tiếp chữ tháng rồi viết số 11.
- Ta viết ngày trước.
- HS làm phần còn lại.
- Quan sát nhận xét. 
- Là lịch tháng 12.
- Thực hành điền các ngày vào tờ lịch 
- Là ngày 2.
- Điền ngày 2 vào ô trống trong lịch 
-Thực hành tiếp tục điền cho hết tờ lịch tháng 12.
- Có 31 ngày.
- Tháng 11 có ít ngày hơn (30 ngày) và tháng 12 có 31 ngày.
- Lắng nghe ghi nhớ.
- Về nhà xem lại bài và xem trước bài sau.
____________________________________
Tự nhiên và xã hội
ÔN TẬP: CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập về cách gọi các thành viên trong nhà trường: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên, các nhân viên khác và học sinh.
- Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_16_nam_hoc_2020_2021.docx