Giáo án Lớp 2 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lớp 2 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu: Chăm sóc người thân vừa là bổn phận, vừa là trách nhiệm của mỗi người.

- Biết quan tâm, chăm sóc người thân.

- Luôn có ý thức quan tâm và chăm sóc người thân trong gia đình.

II. Chuẩn bị của GV, HS

- GV: Tranh, bảng phụ

- HS : Phiếu BT

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 22 trang haihaq2 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 33 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
 Thứ hai ngày 22 tháng 4 năm 2019
Sáng
Tiết 4: Đạo đức (2) 
Dành cho địa phương
(phòng chống các bệnh dịch)
I. Mục tiêu:
- Biết cách vệ sinh môi trường xung quanh.
- Biết bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.
II. Chuẩn bị của GV, HS 
- GV: Tranh, bảng phụ 
- HS : Phiếu BT 
III. Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 3’
 30’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nội dung đã bài học 
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung
Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm 4 bạn 
GV nêu yêu cầu thảo luận
+ Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe phòng chống các bệnh dịch xảy ra? 
- Yêu cầu HS thảo luận 
Hoạt động 2: Thực hành làm vệ cá nhân trước khi ăn và sau khi đại tiểu tiện 10- 15 phút. 
 Hoạt động 4 Liên hệ thực tế. 
Yêu cầu HS liên hệ xem mình đã làm gì để phòng chống các bệnh dịch 
- GV bổ sung 
C. Củng cố dặn dò: 
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau 
- HS nêu 
- Lắng nghe
- HS thảo luận ghi ra giấy những ý của nhóm mình. 
- HS thực hành làm vệ sinh cà nhân theo các tình huống mà - GV đưa ra. 
 HS liên hệ.
- Lắng nghe
Tiết 5: Đạo đức (5)
Dành cho địa phương
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu: Chăm sóc người thân vừa là bổn phận, vừa là trách nhiệm của mỗi người.
- Biết quan tâm, chăm sóc người thân.
- Luôn có ý thức quan tâm và chăm sóc người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị của GV, HS 
- GV: Tranh, bảng phụ 
- HS : Phiếu BT 
III. Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 3’
 20’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu phần bài học
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2. Nội dung
Hoạt động 1: 
 - GV đặt câu hỏi giúp HS tìm hiểu nội dung câu chuyện bạn kể.
 - GVNX, kết luận.
+ Những người thân trong gia đình là những người có quan hệ như thế nào với chúng ta ?
+ Chúng ta cần làm gì để thể hiện sự quan tâm của mình với những người thân trong gia đình?
+ Sự quan tâm của chúng ta với những người thân sẽ mang lại lợi ích gì cho chúng ta và cho cả những người thân của mình?
Hoạt động 2: Liên hệ:
+ Em đã làm được gì thể hiện sự quan tâm của bản thân đối với người thân? 
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà học ôn bài 
- HS nêu
 - Liên hệ đến nội dung bài học.
- HS trả lời 
- Trả lời
- Lắng nghe
Chiều
Tiết 1: Thủ công + Lịch sử (1+4)
TG
NTĐ 1
NTĐ 4
Bài 21 : Cắt, dán ngôi nhà (tiết 2)
Bài 29: Tổng kết
 3’
 20’ 
 2’
I. Mục tiêu: 
 - Biết vận dụng các kiến thức đã học để cắt, dán và trang trí ngôi nhà.
- Cắt, dán, trang trí được ngôi nhà yêu thích. Có thể dùng bút màu để vẽ ngôi ngôi nhà. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bài mẫu, Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán .
 III. Các hoạt động dạy học : 
A. Kiểm tra bài cũ:
- KT sự chuẩn bị đồ dùng của HS
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2. Nội dung
Hoạt động 1: Học sinh thực hành.
 - Giáo viên gợi ý cho học sinh tự vẽ và cắt những bông hoa có lá có cành,mặt trời,mây,chim... bằng nhiều màu giấy để trang trí thêm cho đẹp.
- HS thực hành.
- GV quan sát và theo dõi.
Hoạt động 2 : Trình bày sản phẩm.
 Giáo viên nêu trình tự dán, trang trí :
- Dán thân nhà trước,dán mái nhà sau.Tiếp theo dán cửa ra vào đến cửa sổ.
- Dán hàng rào hai bên nhà, trước nhà dán cây, hoa,lá nhiều màu.
 - Trên cao dán ông mặt trời,mây,chim,v.v...
 - Xa xa dán những hình tam giác nhỏ liên tiếp làm dãy núi cho bức tranh thêm sinh động.
 Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.
 - Giáo viên chọn 1 vài sản phẩm đẹp để tuyên dương.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị cho tiết sau.
I. Mục tiêu:
- Hệ thống những sự kiện tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Văn Lang-Âu Lạc đến thời Nguyễn): Thời Văn Lang-Âu Lạc; Hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc; Buổi đầu độc lập; Nước Đại Việt thời Lý, thời Trần, thời Hậu Lê, thời Nguyễn.
- Lập bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung.
II. Đồ dùng:
- Phiếu học tập của HS
- Băng thời gian biểu thị các thời kỳ lịch sử trong SGK được phóng to.
III. Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: 
- 1HS nêu bài học về "kinh thành Huế"
- GVNX, đánh giá
B- Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS ôn tập.
a) Thống kê lịch sử.
- GV đưa ra băng thời gian, giải thích băng thời gian và yêu cầu HS hoàn thành bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi thời kỳ trong lịch sử VN từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ XIX. 
Giai đoạnLS 
Thời gian
Triều đại trị vì - Tên nước – Kinh đô
Buổi đầu dựng nước và giữ nước
Khoảng 700 nămTCN ->
năm179TCN
+ Các vua Hùng-Nước Văn Lang-đóng đô ở Phong Châu
+An DV- nước Âu Lạc- đóng đô ở Cổ Loa
Hơn1000năm
đấu tranh giành lạiĐL
Từ năm 179
TCN đến
năm 938
Các triều đại Trung Quốc thay nhau thống trị nước ta
Buổi đầu độc lập
Từ 938 đến 1009
+ Nhà Ngô đóng đô ở Cổ Loa
+Nhà Đinh-nước Đại Cồ Việt-kinh đô H Lư
+Nhà Tiền Lê- nước ĐCV- KĐ Hoa Lư
Nước ĐV thời Lý
1009->1226
 Nhà Lý -nước đại Việt - KĐ Thăng Long
Nước ĐV thời Trần
1226->1400
Triều Trần- nước ĐV - kinh đô Thăng Long
N ĐV buổi đầu THL
Thế kỷXV
Nhà Hồ- nước Đại Ngu – KĐ Tây Đô
NĐV thế kỷ
XVI-XVIII
Thế kỷ
XVI-XVIII
+Triều Lý suy vong +Triều Mạc
+Trịnh Nguyễn +Triều Tây Sơn
Buổi đầu thời Nguyễn
1802->1858
Triều Nguyễn - nước Đại Việt - KĐ Huế
- GV kết luận ý đúng.
b) Thi kể chuyện lịch sự.
- GV đưa ra các nhân vật lịch sử, yêu cầu HS ghi tóm tắt về công lao của các nhân vật lịch sử trên.
+ Hùng Vương dựng lên nước Văn Lang, đóng đô ở P/Châu, có phong tục tập quán riêng.
+ An Dương Vương: xây dựng nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa. Đạt được nhiều thành tựu như đúc đồng, xây thành Cổ Loa...
+ Hai Bà Trưng	+ Lý Thái Tổ.
+ Ngô Quyền	 + Thường Kiệt
+ Đinh Bộ Linh	+ Nguyễn Trãi.
+ Lê Hoàn (Lê Đại Hành)...+ Nguyễn Huệ...
c) Nhận biết một số di tích lịch sử.
- GV đưa ra một số địa danh, di tích lịch sử, văn hóa:
+ Lăng vua Hùng
+ Thành Cổ Loa
+ Thành Hoa Lư
+ Thành Thăng Long
+ Tượng phật A - di - đà ....
VD: Năm 938 trên sông Bạch Đằng. Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán giành độc lập cho đất nước.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Về ôn tập để chuẩn bị KT.
 Thứ ba ngày 23 tháng 4 năm 2019
Sáng
Tiết 2: Thủ công (2)
Ôn tập: Thực hành thi khéo tay làm dồ chơi theo ý thích
I. Mục tiêu:
- Ôn tập củng cố khắc sâu kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp 2.
- Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học
- Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II. Chuẩn bị của GV, HS 
 - GV: Mẫu vật
 - HS : Giấy thủ công
III. Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 2’
20’
 3’
A. Kiểm tra bài cũ:
- KT đồ dùng 
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập
- GV cho HS hệ thống lại các nội dung đã học từ đầu năm học đến cuối năm.
 Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS thực hành thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích.
 - GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng..
- Nhận xét, đánh giá đội nào có nhiều đồ chơi trưng bày đẹp là đội thắng cuộc.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà học ôn bài 
- HS trình bày 
 - HS nhắc lại. ( Gấp tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy có mui, không mui, làm dây xúc xích, làm đồng hồ, làm vòng đeo tay, làm con bướm )
- Chia 2 đội thi tự làm đồ chơi thep ý thích.
- Lắng nghe
Tiết 3. Kĩ thuật (5)
Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được một mô hình tự chọn.
* Với học sinh khéo tay: Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn. Có thể lắp được mô hình mới ngòai mô hình gợi ý trong SGK.
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II. Chuẩn bị:
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3'
25'
2'
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi đề : 
Lắp ghép mô hình tự chọn
2. Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- Cho các nhóm tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý SGK.
- Quan sát giúp đỡ.
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Quy trình thực hiện:
- GV gọi HS nêu quy trình thực hiện lắp ghép mô hình tự chọn
- Yêu cầu từng nhóm nêu
- GV thao tác lắp ghép lại các sản phẩm 
- GV nhận xét, chốt lại
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV gọi HS nhắc lại các thao tác thực hiện.
- Dặn học sinh tự chuẩn bị tiết sau.
GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
- Nghe, nhắc lại.
- Học sinh quan sát mô hình ở SGK, thảo luận theo nhóm 4 để chọn mô hình nhóm sẽ thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại các thao tác thực hiện lắp sản phẩm mình chọn.
- Các nhóm nêu. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Quan sát hình SGK, kết hợp quan sát thao tác giáo viên.
- HS chú ý lắng nghe
- HS nhắc lại các thao tác thực hiện.
- HS lắng nghe
Tiết 4. Thủ công (3): 
Bài 16 : Làm quạt giấy tròn (tiết 3)
I. Mục tiêu:
 - Làm được quạt giấy tròn
II. Chuẩn bị của GV, HS
- GV: Bài mẫu 
- HS : Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán .
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 3’
 20’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- KT đồ dùng HS
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2. Nội dung
Hoạt động 3: HS thực hành làm quạt giấy tròn và trang trí.
- GV nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn.
- Một số HS nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.
 - GV uốn nắn, quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.
- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS và khen ngợi để khuyến khích các em làm được sản phẩm đẹp.
- GV đánh giá kết quả học tập của HS.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau 
- HS lắng nghe
- HS thực hành làm quạt giấy tròn.
- HS trang trí quạt bằng cách vẽ các hình hoặc các nan giấy bạc nhỏ, kẻ các đường màu song song theo chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt.
- HS trang trí, trưng bày và tự đánh giá sản phẩm.
- HS nghe
Chiều
Tiết 1 : Đạo đức + Khoa học (1+4)
TG
NTĐ 1
NTĐ 4
Dành cho địa phương:
Giữ gìn nhà ở sạch sẽ
Bài 65 : Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
 2’
30’
 3’
I. Mục tiêu:
- HS biết: + 1 số biểu hiện cụ thể của nhà ở sạch sẽ
+ Lí do cần thiết của việc vệ sinh nhà ở sạch sẽ
- HS biết làm 1 số công việc cụ thể để vệ sinh nhà ở sạch sẽ
- HS có thái độ: + Tự giác tham gia vào việc vệ sinh nhà ở
+ Đồng tình với các việc làm đúng để nhà ở luôn sạch sẽ
II. Chuẩn bị:
- VBT + Tranh BT1
III. Hoạt động dạy học:
A. Giới thiệu bài
B. Nội dung
 Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận lớp
- GV yêu cầu HS quan sát tranh BT1 và cho biết
+Hai bạn trong tranh đang làm gì ?
+Những việc làm đó có lợi gì?
+ Em có thể làm được như hai bạn đó không?
- HS quan sát tranh, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét, bổ xung
GV kết luận: Chúng ta nên thường xuyên làm vệ sinh để nhà ở luôn sạch sẽ, có lợi cho sức khoẻ của mọi người trong gia đình
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- GV treo 4 tranh ở BT2
- HS quan sát, chia lớp làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ và HD thảo luận xem tranh và nhận xét: việc nào nên làm? việc nào không nên làm?
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung
GV kết luận: Nên làm những việc như các bạn nhỏ ở tranh 1, 4 để vệ sinh nhà ở sạch sẽ
+ Không nên làm những việc như các bạn ở tranh 2, 3 sẽ gây mất vệ sinh nhà ở
Hoạt động 3
- Thảo luận nhóm đôi: Kể những việc đã làm, sẽ làm để vệ sinh nhà ở
- GV nêu yêu cầu: Gợi ý thảo luận
+ Em hãy kể những việc đã làm để vệ sinh nhà ở sạch sẽ ?
+ Em hãy kể những việc sẽ làm để vệ sinh nhà ở sạch sẽ ?
- HS thảo luận nhóm đôi
- 1 số HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung
- GV hỏi:
*MT: Nhà em ở đã được vệ sinh sạch sẽ chưa?
- GV kết luận: Hằng ngày chúng ta cần phải vệ sinh nhà ở sạch sẽ
C. Củng cố, dặn dò
- GV kết luận chung: Vệ sinh nhà ở sạch sẽ là việc làm cần thiết của mỗi người trong gia đình. Nhà ở sạch sẽ, mọi người sẽ thấy vui vẻ khoẻ mạnh
- Cho HS đọc câu thành ngữ cuối bài: 
- Dặn HS về nhà thường xuyên vệ sinh nhà ở sạch sẽ
- Chuẩn bị bài sau
I. Mục tiêu: 
 - Vẽ sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. 
*GDKNS: Kĩ năng khái quát tổng hợp thông tin; kĩ năng phân tích so sánh; kĩ năng giao tiếp và hợp tác.
II. Chuẩn bị của GV, HS
- GV: Tranh, ảnh 
- HS: Mẫu vật 
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu bài đã học
- GV nhận xét, tuyên dương
B. Bµi míi: 
1. Giíi thiệu bµi.
2. Nội dung
Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa thực vật và các yếu tố vô sinh trong tự nhiên
- Cho HS quan sát hình trang 130, SGK, trao đổi và trả lời câu hỏi sau:
+ Hãy mô tả những gì em biết trong hình vẽ.
- Gọi HS trình bày. Yêu cầu mỗi HS chỉ trả lời 1 câu, HS khác bổ sung.
- GV vừa chỉ vào hình minh hoạ và giảng:
Hình vẽ này thể hiện mối quan hệ về thức ăn của thực vật giữa các yếu tố vô sinh là nước, khí các-bô-níc để tạo ra các yếu tố hữu sinh là các chất dinh dưỡng như chất bột đường, chất đạm, Mũi tên xuất phát từ khí các-bô-níc và chỉ vào lá của cây ngô cho biết khí các-bô-níc được cây ngô hấp thụ qua lá. Mũi tên xuất phát từ nước, các chất khoáng và chỉ vào rễ của cây ngô cho biết nước, các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ.
 +”Thức ăn” của cây ngô là gì ?
- Kết luận: Thực vật không có cơ quan tiêu hoá riêng nhưng chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ năng lượng ánh sáng Mặt Trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các-bô-níc để tạo thành các chất dinh dưỡng như chất bột đường, chất đạm để nuôi chính thực vật. 
 Hoạt động 2: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật
+ Giữa cây ngô và châu chấu có mối quan hệ gì ?
+ Thức ăn của ếch là gì ?
 + Giữa châu chấu và ếch có mối quan hệ gì?
 + Giữa lá ngô, châu chấu và ếch có quan hệ gì ?
- Gọi HS trình bày, GV nhận xét phần sơ đồ của nhóm.
- Mối quan hệ giữa cây ngô, châu chấu và ếch gọi là mối quan hệ thức ăn, sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
diện.
Kết luận: Vẽ sơ đồ bằng chữ lên bảng.
Cây ngô Châu chấu Ếch 
- Cây ngô, châu chấu, ếch đều là các sinh vật. Đây chính là quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
C. Củng cố dặn dò.
+ Mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên diễn ra như thế nào ?
- Dặn HS về nhà vẽ tiếp các mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 3 : Đạo đức (3) 
Dành cho địa phương
(Luật lệ an toàn giao thông)
I. Mục tiêu:
 - Cung cấp thêm một số kiến thức về luật lệ ATGT. Thực hiện những hành vi ứng xử phù hợp với thực tế trong cuộc sống. Thực hiện tốt luật lệ giao thông và nhắc nhớ bạn bè cùng thực hiện tốt luật lệ giao thông khi tham gia giao thông trên đường 
II. Chuẩn bị của GV, HS: 
- GV: Tranh, bảng phụ
- HS : Phiếu BT 
III. Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
30’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu nội dung bài đã học 
- Gv nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
Hoạt động 1: : “ Đèn xanh, đèn đỏ’’ 
+ Đèn vàng đi như thế nào ? 
+ Đèn đỏ đi ra sao ? 
- Giáo viên lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có.
Hoạt động 2: Đóng vai xử lí tình huống
- Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm đóng vai theo một tình huống do GV đưa ra 
- Lần lượt nêu lên tình huống như: 
+ Khi tan học một số bạn cắp vai nhau đi dàn hàng 3 hàng tư trên đường em sẽ nói với bạn như thế nào ? 
Hoạt động 3: Vẽ tranh về ATGT
- Yêu cầu các nhóm thi vẽ tranh cổ động, hát, đọc thơ nói về việc chấp hành trật tự ATGT.
- Nhận xét đánh giá, tuyên dương nhóm thắng cuộc 
C. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 - HS nêu
- Cho học sinh nhận xét đưa ra ý kiến.
- Khi tham gia giao thông trên đường gặp đèn báo hiệu màu xanh em đi như ... 
+ Đi học trên đường do chạy nhảy mà không để ý nên va vào một cụ già làm ...
- HS thi vẽ tranh cổ động, hát, đọc thơ nói về việc chấp hành trật tự ATGT.
- Lắng nghe
 Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2019
Sáng
Tiết 1 : Lịch sử (5) 
 Ôn tập
I. Mục tiêu:	
 - Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến nay: 
 + Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đứng lên chống Pháp.
 + Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2 - 9 - 1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
 + Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
 + Giai đoạn 1954 - 1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
II. Chuẩn bị của GV, HS
- GV: Tranh, ảnh sgk
- HS: Phiếu BT
III. Các hoạt động dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
30’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu nội dung bài đã học
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1954 – 1975.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm bàn, nội dung sau.
+ Từ 1945 đến nay lịch sử nước ta chia làm mấy giai đoạn?
+ Thời gian của mỗi giai đoạn?
Hoạt động 2: Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
- Giáo viên nhận xét + Kết luận.
Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc.
Đánh tan chính quyền Mĩ – Nguỵ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
Từ đây, Nam – Bắc được thống nhất.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Ôn lại bài 
- Nhận xét tiết học. 
- HS nêu
- Lắng nghe
-Hs trả lời cá nhân.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- 1 vài nhóm phát biểu.
- Nhóm khác bổ sung 
- Lắng nghe
Chiều
Tiết 3. TNXH +Địa lí (1+4)
TG
NTĐ 1
NTĐ 4
Bài 33: Trời nóng, trời rét
Bài 31: Ôn tập
3'
30'
2'
I. Mục tiêu:
- Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nóng, rét. 
 - Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ trong những ngày nóng, rét.
 *GDKNS: Kĩ năng ra quyết định. Kĩ năng tự bảo vệ.
 Phát triển kĩ năng giao tiếp.
 *GDBVMT: Giáo dục hs có ý thức bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi.
II. Chuẩn bị của GV, HS
- GV: Tranh
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:	
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu nội dung bài học trước 
- Nhận xét 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung
Hoạt động 1: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
Tranh nào vẽ cảnh trời nóng, tranh nào vẽ cảnh trời rét ? Vì sao bạn biết ?
Nêu những gì bạn cảm thấy khi trời nóng, trời rét ?
- Kể tên những đồ dùng cần thiết giúp chúng ta bớt nóng hay bớt rét.
Giáo viên kết luận:Trời nóng thường thấy người bức bối khó chịu, toát mồ hôi, người ta thường mặc áo tay ngắn màu sáng. Để làm cho bớt nóng người ta dùng quạt hay điều hoà nhiệt độ, thường ăn những thứ mát như nước đá, kem .
-Trời rét quá làm cho cơ thể run lên, da sởn gai ốc, tay chân cóng (rất khó viết). Những ta mặc quần áo được may bằng vải dày như len ,dạ. Rét quá cần dùng lò sưởi và dùng máy điều hoà nhiệt độ làm tăng nhiệt độ trong phòng, thường ăn thức ăn nóng 
Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm.
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Các em hãy cùng nhau thảo luận câu hỏi: “Một hôm trời rét nhưng Lan chủ quan không mặc áo ấm. Các em các em cho cô biết chuyện gì xãy ra với Lan? ”
Tuyên dương nhóm trả lời đúng..
C. Củng cố, dặn dò
*MT: Ăn mặc đúng thời tiết có lợi gì? 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tốt.
- Học bài, xem bài mới 
I. Mục tiêu:
- Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên.
+ Một số thành phố lớn.
+ Biển Đông, các đảo và quần đảo chính,...
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng.
- Hệ thống tên một số dân tộc ở: Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung; Tây Nguyên.
- Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo.
II. Đồ dùng:
- Bản đồ địa lí Việt Nam.
- Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: 
+ Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến thăm quan miền Trung?
+ Kể tên một số nghành công nghiệp ở tỉnh duyên hải miền Trung?
- GV nhận xét, đánh giá
B- Bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
2/ Tìm hiểu bài.
Hoạt đông 1: HS làm việc cá nhân.
- HS điền vào phiếu bài tập tên các địa danh
Dãy núi và các đồng bằng
Các thành phố lớn
Biển và đảo
- Núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, 
- đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung
- Hà Nội, Hải Phong, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ
- Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí từng địa danh trên bản đồ VN.
- Nhận xét nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
- GV phát phiếu bài tập cho HS
- Hoàn thành bảng sau:
Tên thành phố
Đặc điểm tiêu biểu
Hà Nội
Hải Phòng
Huế
Đà Nẵng
Đà Lạt
TP Hồ Chí Minh
Cần Thơ
- Nhận xét, tuyên dương
C. Củng cố, dặn dò
+ Tại sao Huế là thành phố du lịch nổi tiếng?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
 Thứ năm ngày 25 tháng 4 năm 2019
Sáng
Tiết 1: Khoa học (5)
Bài 65: Tác động của con người đến môi trường rừng
I. Mục tiêu:
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá.
 - Nêu tác hại của việc phá rừng.
 *GDBVMT: Giáo dục HS biết cách bảo vệ môi trường tự nhiên.
II. Chuẩn bị của GV, HS
- GV: Tranh 
- HS: SGK 
III. Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
30'
 2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu nội dung bài đã học
- GV nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung
Hoạt động 1: Quan sát tranh
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình trang 134/ SGK và thực hiện các yêu cầu:
+ Em hãy cho biết con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
- GV kết luận: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương rẫy, chặt cây lấy gỗ, đóng đồ dùng gia đình, để lấy đất làm nhà, làm đường, Hoạt động 2: Thảo luận và liên hệ thực tế
- Yêu cầu HS thảo luận về:
+ Hậu quả của việc phá rừng. 
+ Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn (khí hậu, thời tiết có gì thay đổi, thiên tai, ).
- GV kết luận: Hậu quả của việc phá rừng:
+ Khí hậu thay đổi, lũ lụt, hạn hán thường xuyên.
+ Đất bị xói mòn.
+ Động vật và thực vật giảm dần có thể bị diệt vong.
C. Củng cố - Dặn dò
+ Bản thân em đã bảo vệ môi trường như thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 - HS nêu
- Nhóm quan sát các tranh SGK trang 134, thảo luận nội dung, ý nghĩa từng tranh kết hợp trả lời các câu hỏi
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung 1 tranh
+ Hình 1: Con người phá rừng lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, cây ăn quả hoặc các cây công nghiệp.
+ Hình 2: Phá rừng lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạc hoặc dùng vào nhiều việc khác.
+ Hình 3: Phá rừng để lấy chất đốt.
+ Hình 4: Rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng.
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện HS trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe
Tiết 3. Khoa học (4): 
Bài 66: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
I. Mục tiêu:
- Vẽ, trình bày, hiểu sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
- Hiểu thế nào là chuỗi thức ăn.
- Biết và vẽ được một số chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
 *GDKNS: Kĩ năng bình luận.
 Kĩ năng phân tích.
 Kĩ năng đảm nhận trch nhiệm.
II. Chuẩn bị của GV, HS
 - GV: Tranh
 - HS : SGK
 III. Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
30’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu mối quan hệ thức ăn của động vật
- Nhận xét.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung
Hoạt động 1: 
Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh.
- Chia nhóm, mỗi nhóm gồm 2 HS và phát phiếu có hình minh họa trang 132, SGK cho từng nhóm.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong phiếu (Dựa vào hình 1 để xây dựng sơ đồ (bằng chữ và mũi tên) chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa cỏ và bò trong một bãi chăn thả bò).
-Yêu cầu HS hoàn thành phiếu sau đó viết lại sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ và giải thích sơ đồ đó. GV đi giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
- Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- Nhận xét sơ đồ, giải thích sơ đồ của từng nhóm.
+ Thức ăn của bò là gì ?
 + Giữa cỏp và bò có quan hệ gì ?
 + Trong quá trình sống bò thải ra môi trường cái gì ? Cái đó có cần thiết cho sự phát triển của cỏ không ?
+ Nhờ đâu mà phân bò được phân huỷ ?
+ Phân bò phân huỷ tạo thành chất gì cung cấp cho cỏ ?
+ Giữa phân bò và cỏ có mối quan hệ gì ?
- Viết sơ đồ lên bảng:
 Phân bò Cỏ Bò .
+ Trong mối quan hệ giữa phân bò, cỏ, bò đâu là yếu tố vô sinh, đâu là yếu tố hữu sinh. 
- Vừa chỉ vào hình minh họa, sơ đồ bằng chữ và giảng: Cỏ là thức ăn của bò, trong quá trình trao đổi chất, bò thải ra môi trường phân. Phân bò thải ra được các vi khuẩn phân hủy trong đất tạo thành các chất khoáng. Các chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ.
Hoạt động 2: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- Quan sát hình minh họa trang 133, SGK , trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Hãy kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ ?
 + Sơ đồ trang 133, SGK thể hiện gì ?
+ Chỉ và nói rõ mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ ?
- Đây là sơ đồ về một trong các chuỗi thức ăn trong tự nhiên: Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn ngoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn ngoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành các chất khoáng (chất vô cơ). 
 + Thế nào là chuỗi thức ăn ?
+ Theo em, chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật nào ?
- Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn, các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
C. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- HS nêu.
- HS lắng nghe
 - HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành một nhóm và làm việc theo hướng dẫn của GV.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Đại diện của nhóm lên trình bày.
+Là cỏ.
+Quan hệ thức ăn, cỏ là thức ăn của bò.
+Bò thải ra môi trường phân và nước tiểu cần thiết cho sự phát triển của cỏ.
+Nhờ các vi khuẩn mà phân bò được phân huỷ.
+ Phân bò phân huỷ thành các chất khoáng cần thiết cho cỏ. Trong quá trình phân huỷ, phân bò còn tạo ra nhiều khí các-bô-níc cần thiết cho đời sống của cỏ.
+ Quan hệ thức ăn. Phân bò là thức ăn của cỏ.
+ Chất khoáng do phân bò phân hủy để nuôi cỏ là yếu tố vô sinh, cỏ và bò là yếu tố hữu sinh.
- Quan sát, lắng nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn hoạt động theo hướng dẫn của GV.
+ Hình vẽ cỏ, thỏ, cáo, sự phân hủy xác chết động vật nhờ vi khuẩn.
+ Thể hiện mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên.
+ Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo được vi khuẩn phân hủy thành chất khoáng, chất khoáng này được rễ cỏ hút để nuôi cây.
- Quan sát, lắng nghe.
+ Chuỗi thức ăn là mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này ăn sinh vật kia và chính nó lại là thức ăn cho sinh vật khác.
+Từ thực vật.
Lắng nghe.
Ghi nhớ
Chiều
Tiết 3: Khoa học (5)
Bài 66: Tác động của con người đến môi trường đất 
I. Mục tiêu:
 - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.
 *GDBVMT: Giáo dục hs có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II.Chuẩn bị của GV, HS: 
- GV: Tranh, bảng phụ
- HS : Phiếu BT 
III. Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
30’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ
- HS nêu bài học 
- Gv nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình trang 136/ SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất vào việc gì?
+ Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đất?
- GV kết luận:
+ Hình 1 và 2: con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay phần đồng ruộng hai bên bờ sông được sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát.
+ Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, cần nhiều diện tích đất ở hơn. Nhu cầu lập khu công nghiệp, nhu cầu độ thị hoá, cần phải mở thêm trường học, mở rộng giao thông, đường phố 
Hoạt động 2: Thảo luận và liên hệ thực tế
- Yêu cầu HS thảo luận về:
+ Người nông dân ở địa phương bạn đã làm gì để tăng năng suất cây trồng? 
+ Tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu 
+ Tác hại của rác thải với môi trường đất
- GV kết luận: Việc sử dụng những chất hoá học làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, suy thoái.Việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh gây nhiễm bẩn môi trường đất.
C. Củng cố, dặn dò.
*MT: Để bảo vệ môi trường đất chúng ta cần chú ý những gì.?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 - HS nêu
 - Nhóm quan sát các tranh thảo luận nội dung, ý nghĩa từng tranh kết hợp trả lời các câu hỏi.
-Hs lắng nghe.
- Hs thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhắc lại nội dung chính của bài
- Lắng nghe
 Thứ sáu ngày 26 tháng 4 năm 2019
Tiết 4 : Địa lí (5)
Ôn tập cuối năm
I. Mục tiêu:
 - Tìm được các châu lục, đại dương và nước VN trên bản đồ thế giới.
 - Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên(vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
II. Chuẩn bị của GV, HS
- GV : Tranh 
- HS : Phiếu BT
III. Hoạt động dạy học: 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 2’
30’
 3’
A. Kiểm tra bài cũ:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_33_nam_hoc_2018_2019.doc