Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 - Tuần 26: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy - Huỳnh Thị Cẩm Tiên

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 - Tuần 26: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy - Huỳnh Thị Cẩm Tiên

I. Mục tiêu:

- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ các con vật sống ở dưới nước.

- Luyện tập về cách dùng dấu phẩy trong đoạn văn.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: phiếu bài tập, giấy note, bảng nhóm, tranh về cá, Power point.

- Học sinh: bút lông.

 

docx 5 trang Hà Duy Kiên 25/05/2022 3660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 - Tuần 26: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy - Huỳnh Thị Cẩm Tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh: Huỳnh Thị Cẩm Tiên
Hướng dẫn: Cô Lê Võ Thùy Linh.
Lớp: 2D
Tuần 26
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. DẤU PHẨY
Mục tiêu:
Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ các con vật sống ở dưới nước.
Luyện tập về cách dùng dấu phẩy trong đoạn văn.
Chuẩn bị:
Giáo viên: phiếu bài tập, giấy note, bảng nhóm, tranh về cá, Power point.
Học sinh: bút lông. 
Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hình thức, phương pháp
Ổn định (2 phút)
Hát “ Cá vàng bơi”
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Trò chơi: Câu cá
Cách chơi: Có 4 con cá đang bơi , mỗi con cá có 1 yêu cầu, học sinh cần thực hiện đúng yêu cầu để câu được cá.
Các câu hỏi yêu cầu:
Cá 1: Hãy kể tên 3 từ có tiếng biển.
Cá 2: Đặt câu hỏi cho phần gạch chân:
 Cây cỏ héo khô vì hạn hán.
Cá 3: Trả lời câu hỏi
“Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó có thuyền, bè đi lại” gọi là gì ?
Cá 4: 
Dựa theo truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, trả lời câu hỏi:
Vì sao nước ta có nạn lụt ?
Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (1 phút)
Giáo viên yêu cầu: 
Hãy kể tên một số loài cá mà em biết ?
Giáo viên nhận xét và giới thiệu bài: Các bạn lớp chúng ta rất giỏi khi kể đa dạng các loài cá. Để giúp các con mở rộng về một số loài các khác cũng như đặc điểm bề ngoài của chúng, hôm nay lớp ta sẽ cùng đến với phân môn Luyện từ và câu: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy.
Mời học sinh đọc tên bài.
Hoạt động 2: Bài tập 1 
(8 phút)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài tập 1.
Giáo viên chiếu tranh của từng loài cá và yêu cầu học sinh đọc tên. Đồng thời kết hợp giới thiệu sơ lượt về các loài cá.
Giáo viên hỏi:
Cá nước mặn thường sống ở đâu ?
Cá nước ngọt thường sống ở đâu ?
Giáo viên phát phiếu bài tập và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
(1 phút) làm bài tập 1 vào phiếu bài tập.
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm (1 nhóm 8 thành viên) , mỗi thành viên trong nhóm sẽ được phát 1 tranh về loài cá. Giaó viên sẽ trao bảng nhóm cho bạn đầu tiên, sau khi xếp tranh vào đúng môi trường sống của loài cá đó sẽ chuyền sang bạn tiếp theo để xếp tranh, tiếp tục cho đến bạn cuối cùng của nhóm sau đó chạy thật nhanh gắn bảng nhóm trước lớp.
Giáo viên mời đại diện mỗi nhóm trình bày.
Giáo viên mời nhận xét.
Giáo viên kết luận và khen thưởng đội hoàn thành nhanh và chính xác nhất.
Hoạt động 3: Bài tập 2 
(10 phút)
Giáo viên mời học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
Giáo viên đưa ra thử thách “Khám phá đại dương” yêu cầu học sinh đoán tên các loài vật sống dưới biển qua hình bóng của chúng.
Giáo viên tổ chức học sinh hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn phủ bàn.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi thành viên sẽ được phát 1 giấy note ghi lại các con vật sống dưới nước mà em biết (1 phút).
Các thành viên đọc kết quả trong nhóm để loại bỏ các từ trùng. Sau đó trưởng nhóm sẽ ghi lại các từ của các thành viên vào phiếu bài tập.
Giáo viên cho học sinh báo cáo vòng tròn, mỗi nhóm sẽ nêu 1 từ cho đến khi hết.
Lưu ý: Các nhóm cần lắng nghe để tránh nêu bị trùng từ. 
Giáo viên mời đại diện các nhóm đọc lại kết quả.
Giáo viên nhận xét.
Giáo viên chiếu ảnh về ô nhiễm nguồn nước và yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ về những hình ảnh.
Giáo viên giáo dục môi trường: Chúng ta hãy bảo vệ nguồn nước để các loài vật có một môi trường sống trong lành.
Hoạt động 4: Bài tập 3 
( 8 phút)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
Giáo viên nói về cách dùng dấu phẩy: Dấu phẩy được dùng để ngăn cách các thành phần có cùng chức vụ ngữ pháp trong câu như ngăn cách các từ chỉ địa điểm hay ngăn cách các từ chỉ trạng thái của sự vật, hiện tượng.
Giáo viên tổ chức học sinh làm cá nhân vào phiếu bài tập.
Giáo viên gọi 1 học sinh làm vào bảng phụ và trình bày trước lớp mời các học sinh khác nhận xét.
Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích vì sao đặt dấu phẩy ở các vị trí đó.
Giáo viên kết luận. Mời học sinh đọc lại đoạn văn.
Củng cố, dặn dò: (6 phút)
Trò chơi: “ Đuổi hình bắt chữ” đón tên các loài vật sống dưới nước.
Giáo viên nhận xét và dặn dò:
Ôn lại cách dùng dấu phẩy, kể cho người thân và bạn bè nghe về những loài vật sống dưới biển.
Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì ?. Dấu chấm phẩy.
Học sinh hát.
Học sinh tham gia trò chơi, lựa chọn con cá và thực hiện đúng các yêu cầu được đưa ra.
Học sinh trả lời
3 từ có tiếng biển: biển khơi, tàu biển, bờ biển, 
Đặt câu: 
Cây cỏ héo khô vì sao ?
Đáp án: Sông
Nước ta có nạn lụt hàng năm vì Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau.
Học sinh thực hiện yêu cầu:
Một số loài cá: cá chép, cá thu, có ngừ, 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tên bài học.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
Học sinh gọi tên các loại cá trong tranh và lắng nghe giáo viên giới thiệu.
Học sinh trả lời:
Cá nước mặn thường sống ở biển.
Cá nước ngọt thường sống ở sông, ao hồ,..
Nhóm đôi thảo luận về bài tập 1.
Học sinh lần lượt gắn tranh loài cá của mình vào cột tương ứng, sau khi hoàn thành nhóm gắn phần bài trước lớp. Nhóm nào nhanh và chính xác sẽ chiến thắng.
Cá nước mặn
( sống ở biển)
Cá nước ngọt
( sống ở sông, ao, hồ)
Cá thu, cá chim, cá chuồn, cá nục.
Cá mè, cá chép, cá trê, cá quả ( cá chuối).
Đại diện nhóm trình bày bài làm.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
Học sinh quan sát hình bóng và đoán tên các con vật sống dưới biển.
Học sinh hoạt động theo kĩ thuật khăn phủ bàn trong nhóm.
Từng thành viên ghi tên các con vật dưới nước mà em biết (1 phút).
Nhóm tổng tên của loài vật dưới nước vào phiếu bài tập.
4 nhóm nêu lần lượt từng tên loài vật sống dưới nước theo vòng tròn, tránh nêu lặp tên loài vật.
Đại diện nhóm đọc lại kết quả sau khi đã loại bỏ tên trùng với các nhóm.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh nêu suy nghĩ.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc yêu cầu.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh hoàn thành bài tập 3 vào phiếu bài tập.
Học sinh trình bày:
Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê tôi đã thấy nhiều, Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.
Học sinh giải thích.
Học sinh đọc lại đoạn văn.
Học sinh quan sát hình ảnh và đón tên loài vật.
Học sinh lắng nghe.
Cả lớp.
Cá nhân.
Phương pháp: Trò chơi học tập.
Cá nhân
Phương pháp: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Cá nhân, nhóm đôi, nhóm lớn.
Phương pháp: gợi mở vấn đáp, giao tiếp và hợp tác.
Cá nhân, nhóm. 
Phương pháp: giao tiếp và hợp tác
Kĩ thuật: Khăn phủ bàn.
Cá nhân.
Phương pháp: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Cá nhân.
Phương pháp: trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_2_tuan_26_tu_ngu_ve_song_bien_da.docx