Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 - Tuần 26: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy - Năm học 2010-2011 - Kim Hồ Gia Mẫn

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 - Tuần 26: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy - Năm học 2010-2011 - Kim Hồ Gia Mẫn

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhận biết một số loài cá nước ngọt, nước mặn (bài tập 1).

- Kể tên một số con vật sống dưới nước (bài tập 2).

- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy (bài tập 3).

2. Kĩ năng:

- Học sinh có kĩ năng nhận biết, kể tên một số loài vật sống dưới nước.

- Rèn kĩ năng dùng dấu phẩy trong câu; đặt đúng chỗ, hợp lý.

3. Thái độ:

- Hiểu được tầm quan trọng của các loài động vật sống dưới nước.

- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường.

- Học tập và xây dựng bài học tích cực.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Giáo án điện tử, thẻ từ ghi tên các loài cá ở bài tập 1; bảng phụ ghi bài tập 1, bài tập 3; phiếu học tập bài tập 3.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập,.

III. Các hoạt động dạy học:

 

docx 4 trang haihaq2 4470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2 - Tuần 26: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy - Năm học 2010-2011 - Kim Hồ Gia Mẫn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/03/2011
Ngày dạy: 25/03/2021
Giáo viên hướng dẫn: Tô Phương Thanh
Sinh viên thực tập: Kim Hồ Gia Mẫn
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tuần 26:
Môn: Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy.
Mục tiêu:
Kiến thức:
Nhận biết một số loài cá nước ngọt, nước mặn (bài tập 1).
Kể tên một số con vật sống dưới nước (bài tập 2).
Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy (bài tập 3).
Kĩ năng:
Học sinh có kĩ năng nhận biết, kể tên một số loài vật sống dưới nước.
Rèn kĩ năng dùng dấu phẩy trong câu; đặt đúng chỗ, hợp lý.
Thái độ:
Hiểu được tầm quan trọng của các loài động vật sống dưới nước.
Hình thành ý thức bảo vệ môi trường.
Học tập và xây dựng bài học tích cực.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Giáo án điện tử, thẻ từ ghi tên các loài cá ở bài tập 1; bảng phụ ghi bài tập 1, bài tập 3; phiếu học tập bài tập 3.
Học sinh:
Sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập,...
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Khởi động: (1 phút)
GV cho HS hát bài: “Cá vàng bơi”
Kiểm tra bài cũ: “Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?” (4 phút)
GV chia bảng lớp 3 phần, yêu cầu 2 HS lên bảng:
- HS1 viết 3 từ có tiếng biển (BT 1, trang 64).
- HS2 đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới:
+ Cỏ cây héo khô vì hạn hán.
- HS nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét củng cố lại
Bài mới: (2 phút)
 Tiết trước cô đã hướng dẫn các con tìm hiểu về sông biển. Hôm nay, chúng ta sẽ khám phá về thế giới động vật sống dưới nước.
 Và ở BT 3, chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đã học về dấu phẩy.
- Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu bài “Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển.Dấu phẩy”
- Cô mời bạn Linh Chi nhắc lại tựa bài giúp cô “Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển.Dấu phẩy”
* Hoạt động 1: Xếp tên các loài cá thích hợp (8 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS nhận biết các loài cá sống ở nước mặn, nước ngọt.
- Phương pháp: Trực quan, hỏi – đáp, thảo luận nhóm.
- GV gọi HS đọc yêu cầu đề của bài tập 1.
- Cho HS quan sát tranh trên màn hình và đọc tên các loài cá.
- GV giới thiệu từng loài cá.
+ Cá thu: cá biển sống ở tầng mặt.
+ Cá mè: cá nước ngọt cùng họ với cá chép.
+ Cá chép: cá nước ngọt thân dày.
+ Cá chim: cá biển mình mỏng và cao.
+ Cá trê: cá nước ngọt da trơn.
+ Cá chuồn: cá biển có vây ngực phát triển, có thể bay được trên mặt nước.
+ Cá nục: cá biển sống ở tầng mặt, màu xanh xám.
+ Cá quả: cá dữ ở nước ngọt.
- GV phát phiếu bài tập, đính bảng phụ.
- Gọi 3 nhóm (mỗi nhóm 8 HS) lên bảng đính những thẻ từ lên bảng phụ.
- Gọi 1 HS nhận xét bài làm của ba nhóm.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Cá nước mặn
(cá ở biển)
Cá nước ngọt
(cá ở sông, hồ, ao)
cá thu
cá chim
cá chuồn
cá nục
cá mè
cá chép
cá trê
cá quả (cá lóc)
- Cho HS đọc lại bài theo từng nội dung: cá nước mặn, cá nước ngọt.
* Hoạt động 2: Kể tên các con vật sống dưới nước:(5 phút)
- Mục tiêu: HS vận dụng hiểu biết của mình nêu tên các con vật sống dưới nước.
- Phương pháp: trò chơi tiếp sức, thảo luận nhóm
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV cho HS quan sát tranh trên màn hình và trao đổi nhóm 4 bạn để tìm ra các con vật sống dưới nước ghi vào phiếu bài tập 2.
- Mời 2 nhóm HS lên thi tiếp sức.
- Sau 1 phút 30 giây GV yêu cầu học sinh cuối cùng thay mặt nhóm đọc lại kết quả.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc là nhóm viết nhanh,đúng nhiều tên con vật. VD: cá chép, cá mè, cá rô, ốc, tôm, mực, rùa, sứa, hến, đỉa, rắn nước, ba ba, cá hồi, cá sấu, cua, cá heo, cá mập, cá voi, hà mã, sư tử biển, sao biển, hải cẩu (chó biển),...
* Hoạt động 3: Điền dấu phẩy: (7 phút)
- Mục tiêu: Củng cố và hoàn thiện kĩ năng sử dụng dấu câu (dấu phẩy) cho HS.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm đôi.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- GV gọi 2 HS đọc đoạn văn trang 74 của Trần Hoài Dương.
- GV lưu ý cho HS trong đoạn văn chỉ có câu 1 và câu 4 in nghiêng (thiếu dấu phẩy), đọc kĩ 2 câu đó để điền đúng vị trí dấu phẩy.
- GV: “Khi nào chúng ta sử dụng dấu phẩy?”
- GV cho lớp thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu bài tập 3.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Gọi 2 HS nhận xét.
- GV nhận xét chung và củng cố lại kiến thức.
- Gọi 3 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
4. Củng cố:(5 phút)
- GV tổ chức cho HS thi tìm nhanh tên con vật sống dưới nước (mỗi HS sẽ nêu lên 1 con lần lượt cho đến hết lớp).
5.Dặn dò: (3 phút)
- Xem lại bài: “Mở rộng vốn từ: Từ ngữ chỉ sông biển. Dấu phẩy.”
- Xem lại những bài luyện từ và câu đã học từ tuần 19 đến tuần 26 để tiết sau học bài ôn tập.
- Cả lớp cùng hát to bài hát.
- HS lên bảng làm bài.
- HS đặt câu
+ Vì sao cỏ cây héo khô?
- 2 HS nhận xét (1 HS nhận xét 1 câu)
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Linh Chi nhắc lại tựa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập mới.
- HS quan sát và 2 HS đọc tên các loài cá.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài tập 1 vào phiếu bài tập.
- HS được phát thẻ từ đính lên bảng phụ.
- HS nhận xét theo sự hướng dẫn của GV.
- HS chữa bài vào phiếu bài tập.
- 3 HS đọc lại.
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS quan sát tranh minh hoạt, trao đổi nhóm viết ra phiếu bài tập.
- Mỗi HS viết nhanh tên một con vật sống dưới nước rồi chuyển phấn cho bạn.
- HS cuối cùng đọc lại.
- HS quan sát lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- 2 HS đoạc đoạn văn.
- HS lắng nghe.
- Để ngăn cách các bộ phận của câu, các từ cùng loại,...
- Mỗi HS làm 1 câu.
- 2 HS nhận xét.
- HS lắng nghe chữa bài.
- 3 HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- HS trả lời nhanh tên 1 con vật sống dưới nước (trả lời đúng sẽ được thưởng, trả lời sai sẽ không được kẹo).
- HS lắng nghe.
Nhận xét rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_2_tuan_26_tu_ngu_ve_song_bien_da.docx