Giáo án Mĩ thuật 2 - Chủ đề 5: Màu cơ bản trong mĩ thuật (4 Tiết) - Năm học 2021-2022

Giáo án Mĩ thuật 2 - Chủ đề 5: Màu cơ bản trong mĩ thuật (4 Tiết) - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

Sau bài học. học sinh sẽ:

- Nhận biết và đọc được tên một số màu cơ bản trên đồ vật, sự vật.

- Bước đầu hình thành khả năng quan sát, liên tưởng đến một số đồ vật, sự vật có màu cơ bản.

- Biết sử dụng màu cơ bản trong thực hành, sáng tạo.

II. Chuẩn bị

- Bảng màu cơ bản.

- Một số tranh vẽ, đồ vật có màu cơ bản.

- Dụng cụ cho học sinh thực hành: Giấy a4, bút chì, màu, giấy màu, kéo, hồ dán, đất nặn,.

• Học sinh có thể chuẩn bị đồ chơi của bản thân để trang trí.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

docx 4 trang Huy Toàn 23/06/2023 2480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 2 - Chủ đề 5: Màu cơ bản trong mĩ thuật (4 Tiết) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2020
CHỦ ĐỀ 5: MÀU CƠ BẢN TRONG MĨ THUẬT
(Thời lượng: 4 tiết)
Mục tiêu
Sau bài học. học sinh sẽ:
Nhận biết và đọc được tên một số màu cơ bản trên đồ vật, sự vật.
Bước đầu hình thành khả năng quan sát, liên tưởng đến một số đồ vật, sự vật có màu cơ bản.
Biết sử dụng màu cơ bản trong thực hành, sáng tạo.
Chuẩn bị
Bảng màu cơ bản.
Một số tranh vẽ, đồ vật có màu cơ bản.
Dụng cụ cho học sinh thực hành: Giấy a4, bút chì, màu, giấy màu, kéo, hồ dán, đất nặn,...
Học sinh có thể chuẩn bị đồ chơi của bản thân để trang trí.
Các hoạt động dạy học chủ yếu
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Khởi động: Giáo viên cho học sinh hát bài: “Hộp bút chì màu” hoặc giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe 3 khổ thơ đầu bài thơ “Sắc màu em yêu”
Em yêu màu đỏ/ Như máu con tim/ Lá cờ Tổ quốc/ Khăn quàng đội viên.
Em yêu màu xanh/ Đồng bằng rừng núi/ Biển đầy cá tôm/ Bầu trời cao vợi.
Em yêu màu vàng/ Lúa đồng chín rộ/ Hoa cúc mùa thu/ Nắng trời rực rỡ.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Trong bài thơ có những màu nào? 
- Giáo viên giới thiệu vào bài.
1. Hoạt động 1: Quan sát
Ba màu cơ bản
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở sgk và quan sát hình tròn màu trang 32 và nêu câu hỏi gợi ý:
+ Kể tên ba màu có trong hình tròn?
- Giáo viên chỉ vào hình tròn màu và đọc tên ba màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lam.
- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh.
- Giáo viên cho học sinh chọn các bút màu cơ bản trong hộp màu của mình, giơ lên và đọc đúng tên.
* Màu cơ bản trong tranh vẽ
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức tranh Đĩa quả trong sgk trang 32.
+ Em hãy kể tên ba màu cơ bản có trong bức tranh?
+ Ngoài ba màu cơ bản em còn thấy màu nào nữa trong bức tranh Đĩa quả?
- Giáo viên giải thích khái niệm màu cơ bản: là màu gốc để tạo nên những màu khác. (Giáo viên minh họa sự kết hợp của hai màu cơ bản tạo ra màu khác để học sinh có thể hình dung, sử dụng mô hình bảng màu làm bằng giấy gương để mình họa. Vd: lấy màu đỏ kết hợp với màu vàng ra màu da cam.)
* Màu cơ bản trong cuộc sống
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sgk trang 33, 34, 35.
+ Em hãy kể tên những vật nào có màu đỏ?
+ Em hãy kể tên các vật có màu vàng?
+ Em hãy kể tên những vật có màu xanh?
+ Kể thêm các vật có màu đỏ, vàng, xanh lam mà em biết?
- Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi: “Nhận biết màu?” (Thể lệ trò chơi: Giáo viên đọc tên sự vật, đồ vật, con vật và yêu cầu học sinh nêu màu tương ứng với sự vật, đồ vật, con vật đó. Vd: Biển – Xanh lam, Mặt trời: Vàng, đỏ....)
- Giáo viên kết luận: Màu cơ bản có rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta và làm cho các sự vật, đồ vật thêm đẹp hơn.
- Học sinh hát hoặc lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
- Học sinh đọc đồng thanh.
- Học sinh chọn màu trong hộp bút màu và nêu tên.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh tham gia trò chơi.
2. Hoạt động 2: Thể hiện
- Giáo viên cho học sinh thực hành nội dung vẽ, xé dán hoặc nặn một vật có màu cơ bản mà em thích. (làm bài cá nhân)
* Lưu ý: Học sinh ít nhất thực hiện vẽ, xé dán hoặc dùng đất nặn đắp nổi một vật có một màu cơ bản. Đối với học sinh có khả năng thì có thể thực hiện một sản phẩm với đủ ba màu cơ bản.
- Học sinh thực hành.
3. Hoạt động 3: Thảo luận
- Hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm để giới tiệu về sản phẩm của bản thân và thảo luận về sản phẩm của các thành viên trong nhóm theo gợi ý:
+ Bạn đã làm con vật (đồ vật) gì?
+ Những vật nào có màu xanh lam?
+ Những vật nào có màu đỏ?
+ Những vật nào có màu vàng?
+ Em thích sản phẩm mĩ thuật nào nhất?
- Giáo viên kết luận.
- Học sinh tự giới thiệu và thảo luận, nhận xét sản phẩm của bạn theo nhóm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
- Giáo viên cho học sinh quan sát phần tham khảo sgk trang 38 – 39.
- Yêu cầu học sinh: Sử dụng màu cơ bản để trang trí một món đồ chơi em yêu thích (đã được chuẩn bị trước ở nhà). Nếu học sinh không chuẩn bị được đồ chơi, giáo viên chuẩn bị các lõi giấy để tạo dáng thành con vật và hướng dẫn học sinh sử dụng màu cơ bản để trang trí.
- Giáo viên cho học sinh giới thiệu sản phẩm của cá nhân.
+ Món đồ chơi được em trang trí là gì?
+ Em đã sử dụng màu cơ bản nào để trang trí món đồ chơi này?
+ Em trang trí như thế nào?
+ Em có thích sản phẩm của mình sau khi trang trí không?
- Giáo viên giáo dục học sinh giữ gìn và cất giữ đồ chơi cẩn thận, dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong.
* Dặn dò học sinh chuẩn bị cho Chủ đề 6: Sáng tạo từ những khối cơ bản.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh trang trí đồ chơi của mình.
- Học sinh giới thiệu sản phẩm, nhận xét sản phẩm của bạn.
HÌNH THAM KHẢO CHỦ ĐỀ 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_2_chu_de_5_mau_co_ban_trong_mi_thuat_4_tiet.docx