Giáo án Mĩ thuật 2 - Chủ đề 9: Em là học sinh Lớp 1 (4 Tiết) - Năm học 2021-2022

Giáo án Mĩ thuật 2 - Chủ đề 9: Em là học sinh Lớp 1 (4 Tiết) - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

Sau bài học, học sinh sẽ:

- Sử dụng được các yếu tố tạo hình đã học để thể hiện một số cảnh vật xung quanh học sinh.

- Biết cách gọi tên các yếu tố tạo hình được thể hiện trong sản phẩm mĩ thuật.

- Sử dụng được màu sắc, hình vẽ và vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo trong phần mĩ thuật ứng dụng.

- Sử dụng được công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn để thực hành, sáng tạo.

- Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, nhóm.

II. Chuẩn bị

- Một số hình ảnh về chủ đề (đường đến trường, cảnh sinh hoạt trong trường )

- Một số sản phẩm mĩ thuật ứng dụng như quà lưu niệm từ giấy bìa, vật liệu tái chế, phế liệu sạch .

- Dụng cụ cho học sinh thực hành: Bút chỉ, màu, giấy a4, giấy màu, keo dán, vật liệu tái chế

III. Tiến trình dạy học

 

docx 4 trang Huy Toàn 23/06/2023 3870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 2 - Chủ đề 9: Em là học sinh Lớp 1 (4 Tiết) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ./ ./2020
CHỦ ĐỀ 9: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1
 (Thời lượng: 4 tiết)
Mục tiêu
Sau bài học, học sinh sẽ:
Sử dụng được các yếu tố tạo hình đã học để thể hiện một số cảnh vật xung quanh học sinh.
Biết cách gọi tên các yếu tố tạo hình được thể hiện trong sản phẩm mĩ thuật.
Sử dụng được màu sắc, hình vẽ và vật liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo trong phần mĩ thuật ứng dụng.
Sử dụng được công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn để thực hành, sáng tạo.
Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, nhóm.
Chuẩn bị
Một số hình ảnh về chủ đề (đường đến trường, cảnh sinh hoạt trong trường )
Một số sản phẩm mĩ thuật ứng dụng như quà lưu niệm từ giấy bìa, vật liệu tái chế, phế liệu sạch .
Dụng cụ cho học sinh thực hành: Bút chỉ, màu, giấy a4, giấy màu, keo dán, vật liệu tái chế 
Tiến trình dạy học
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Khởi động:
- Giáo viên cho học sinh nghe bài hát “Em đến trường”, Giáo viên giới thiệu vào bài.
1. Hoạt động 1: Quan sát
- Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh hình thành nội dung chủ đề:
+ Trên đường từ nhà đến trường, em thấy những cảnh, vật gì quen thuộc?
- Giáo viên có thể tạo 1 mô hình đường đi trên bảng bằng hình minh họa đơn giản khi học sinh nêu các hình ảnh khi đi từ nhà đến trường.
+ Em thích nhất cảnh vật nào khi em đi từ nhà đến trường?
- Giáo viên tiếp tục cho học sinh quan sát những hình ảnh thể hiện hoạt động trong nhà trường ở sgk trang 66.
+ Trong trường em thường gặp những ai?
+ Ở trường học em thấy những hoạt động gì?
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh quan sát tranh vẽ về đề tài Em là học sinh lớp Một trong sgk trang 67 và trả lời câu hỏi:
+ Em thấy những hình vẽ nào trong các bức tranh?
+ Màu sắc nào có trong các bức tranh?
+ Em sẽ dùng hình vẽ và màu sắc gì để thể hiện về chủ đề “ Em là học sinh lớp 1”?
- Giáo viên kết luận: Có rất nhiều ý tưởng để thể hiện chủ đề: Cảnh, vật trên đường em đi học, những người em ấn tượng khi gặp trên đường đi học và khi đến trường, những hoạt động học tập, vui chơi diễn ra trong nhà trường . 
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Học sinh cùng cô hình thành mô hình.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
2. Hoạt động 2: Thể hiện
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm vẽ, xé dán một bức tranh về chủ đề Em là học sinh lớp 1. Giáo viên có thể gợi ý nội dung để học sinh chọn:
+ Cảnh vật khi em đi từ nhà đến trường.
+ Hoạt động khi em ở trường. (Trong lớp học, ngoài sân trường, giờ ra chơi, văn nghệ, sinh hoạt trong nhà trường .)
- Giáo viên lưu ý cho học sinh vẽ to, rõ ràng, có hình chính, hình phụ, các hình liên kết với nhau, màu sắc có đậm nhạt .
- Học sinh thuwcjhieenj thông qau gợi ý của giáo viên.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
3 Hoạt động 3: Thảo luận
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thảo luận bài vẽ của mình theo nhóm. Mỗi nhóm lên tự giới thiệu về bài vẽ của mình.
+ Nhóm em đã thể hiện hình ảnh gì?
+ Những cảnh, vật nào được thể hiện nhiều nhất?
+ Có nhân vật nào trong bức tranh của em?
+ Em đã thể hiện bức tranh bằng chất iệu gì? Nêu cách làm của nhóm?
- Nhận xét những bức tranh của các nhóm khác:
+ Em thích sản phẩm mĩ thuật nào nhất?
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương và cho học sinh quan sát thêm một số nội dung và cách thể hiện về chủ đề này.
- Học sinh thảo luận và chia sẻ cách thực hiện sản phẩm.
- Học sinh quan sát.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm và trang trí một dụng cụ học tập mình thích bằng vật liệu tái chế (Hộp bút, hũ đựng bút, mũ, túi xách ) (Làm theo nhóm)
- Giáo viên có thể gợi ý học sinh hình thành ý tưởng:
+ Đồ dùng nào em thường sử dụng khi đi học?
+ Em định thực hiện trang trí đồ vật này bằng hình thức vẽ, xé dán, tạo hình đất nặn hay làm mô hình rồi trang trí?
- Giáo viên có thể cho học sinh quan sát thêm cách thực hiện một sản phẩm thông qua video minh họa, giáo viên có thể thị phạm hoặc quan sát phần tham khảo: Trang trí một cái túi giấy trang 70.
- Hướng dẫn học sinh giới thiệu sản phẩm của mình theo các gợi ý:
+ Em đã vẽ những con vật, đồ vật nào?
+ Em đã sử dụng những nét gì để trang trí?
- Có thể cho học sinh đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
- Giáo viên nhận xét chung, giáo dục các em tiết kiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn đồ vật của mình.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị sản phẩm đã thực hiện ở các chủ đề trước để Trưng bày cuối năm.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh hình thành ý tưởng của mình.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh giới thiệu sản phẩm của mình.
- Học sinh đánh giá sản phẩm của bạn (của nhóm).
HÌNH THAM KHẢO CHỦ ĐỀ 9

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_2_chu_de_9_em_la_hoc_sinh_lop_1_4_tiet_nam.docx