Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 2: Màu sắc quanh em (2 tiết) - Đỗ Thị Lâm Hằng

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 2: Màu sắc quanh em (2 tiết) - Đỗ Thị Lâm Hằng

I. Mục tiêu.

1. Phẩm chất:

Bài học hình thành và phát triển ở hs nhân ái, chăm chỉ trách nhiệm trung thực , thông qua một số biểu hiện cụ thể sau:

- Yêu thiên nhiên yêu thích sắc đẹp của màu sắc.

- Biết chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập, tham gia các hoạt động nhóm. Trung thực trong nhận xét, chia sẻ thảo luận.

- Không tự tiện sử dụng màu sắc, họa phẩm của bạn.

- Biết giữ vệ sinh lớp học, ý thức bảo quản đồ dùng học tập, trân trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật của mình, của mọi người.

2. Năng lực:

Bài học góp phần hình thành, phát triển ớ HS các năng lực sau:

2.1. Năng lực mĩ thuật:

- Nhận biết và gọi tên được một số màu sắc quen thuộc; biết cách sử dụng một số loại màu thông dụng; bước đầu biết được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Sử dụng màu sắc ở mức độ đơn giản. Tạo được sản phẩm với màu sắc theo ý thích.

- Phân biệt được một số loại màu vẽ và cách sử dụng. Bước đầu chia sẻ được cảm nhận về màu sắc ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và liên hệ cuộc sống.

 

docx 6 trang Hà Duy Kiên 8120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 2: Màu sắc quanh em (2 tiết) - Đỗ Thị Lâm Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp : 1
Ngày dạy :Tuần 3,4
GV:Đỗ Thị Lâm Hằng
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: MĨ THUẬT 
Chủ đề 2: MÀU SẮC VÀ CHẤM
 Bài 2. Màu sắc quanh em ( 2 tiết )
I. Mục tiêu. 
1. Phẩm chất:
Bài học hình thành và phát triển ở hs nhân ái, chăm chỉ trách nhiệm trung thực , thông qua một số biểu hiện cụ thể sau:
- Yêu thiên nhiên yêu thích sắc đẹp của màu sắc.
- Biết chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập, tham gia các hoạt động nhóm. Trung thực trong nhận xét, chia sẻ thảo luận.
- Không tự tiện sử dụng màu sắc, họa phẩm của bạn.
- Biết giữ vệ sinh lớp học, ý thức bảo quản đồ dùng học tập, trân trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật của mình, của mọi người.
2. Năng lực:
Bài học góp phần hình thành, phát triển ớ HS các năng lực sau:
2.1. Năng lực mĩ thuật:
- Nhận biết và gọi tên được một số màu sắc quen thuộc; biết cách sử dụng một số loại màu thông dụng; bước đầu biết được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
- Sử dụng màu sắc ở mức độ đơn giản. Tạo được sản phẩm với màu sắc theo ý thích.
- Phân biệt được một số loại màu vẽ và cách sử dụng. Bước đầu chia sẻ được cảm nhận về màu sắc ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và liên hệ cuộc sống.
2.2.Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự lựa chọn vật liệu, công cụ, hoạ phẩm,... để tạo hình và trang trí.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận nhận xét phát biểu về các nội dung của bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết Biết quan sát, nhận ra sự khác nhau của màu sắc.
Năng lực đặc thù khác.
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng được ngôn ngữ diễn tả về màu sắc theo cảm nhận.
- Năng lực khoa học: Biết được trong tự nhiên và cuộc sống có nhiều màu sắc khác nhau.
- Năng lực thể chất: Biểu hiện ở hoạt động tay trong các kĩ năng thao tác, sử dụng công cụ bằng tay như sử dụng kéo, hoạt động vận động.
II. Đồ dùng dạy học.
1.Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1; các vật liệu, công cụ... như nội dung Chuân bị ở SGK và sưu tầm đồ dùng, vật liệu sẵn có ở địa phương theo GV đã hướng dẫn.
2.Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1; giấy màu. kéo, bút chì; hình ảnh minh hoạ liên quan nội dung bài học; máy tính, máy chiếu hoặc ti vi.
- Một số bức tranh rõ màu chủ đạo, màu sắc khác nhau.
III/ Nội dung các hoạt động dạy học.
 1, Tổ chức lớp (3 phút)
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
- Giới thiệu bài: GV giơ một số hình ảnh gần gũi quen thuộc trong tự nhiên, đời sống( cây có đóm lá hình giống các chấm, pháo hoa, tuyết rơi, con chó đốm, con cánh cam, hộp đựng bút, ) ( HS quan sát trả lời)
- Gv chốt ý giới thiệu tựa bài.
 2, Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết .
1.1. Tổ chức HS tìm hiểu khám phá những điều mới mẻ:
– Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh SGK và yêu cầu HS kể tên các loại hoa quả và màu có trong hình trong (trang 8) SGK MĨ thuật. 
- ( Hoa sen là một loài hoa mọc ở nơi bùn đất nhưng lại tinh khiết đến lạ lùng, một loài hoa gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Hoa sen thường có 2 màu, màu trắng và màu hồng. Màu các con đang xem là màu hồng.
- Lá có màu xanh, đỏ vàng.
- Quả cà chua, ớt đà lạt, củ cà rốt, cà tím, củ hành và cây bắp cải.
- ( Qủa cà chua có dạng hình tròn, khi chưa chín có màu xanh, khi chín có màu đỏ, dùng để chế biến món ăn hằng ngày. Cà chua cung cấp cho chúng ta các vitamin A va C rất tốt cho đôi mắt của chúng ta. Ớt Đà lạt có dạng hình tròn, có 3 màu, màu xanh, đỏ, vàng. Màu mà chúng ta dang xem là màu vàng và màu đỏ. Ớt đà lạt dngf để chế biến các món xào. Cà rốt có màu cam có dạng dài dùng để chế biến món ăn. Cà tím, cà có 2 loại cà xanh và cà tím, cà cũng để chế biến các món ăn. Củ tỏi có màu trắng có tác dụng trị cảm cúm, kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Rau bắp cải có màu xanh rau phát triển mạnh vào mùa đông , dùng để chế biến các món ăn, đặc biệt rau bắp cải rất tốt cho tim mạch).
- Hình ở trang 9. Thung lũng hoa- Hà Nội ( Đây là thung lũng hoa Hồ Tây đấy các con ạ. Thung lũng hoa có rất nhiều hoa nhiều màu sắc khác nhau. Màu hồng, màu đỏ, màu tím, màu trắng, cam Cặp sách có màu xanh lá cây, đỏ, vàng trắng, đen. Xếp hình có màu xanh lá cây, đỏ, vàng xanh lam. Hoa phượng có màu đỏ, ngôi nhà đồ chơi có màu xanh nước biển, màu ghi, vàng, đỏ. Các thùng sơn có màu xanh đỏ )
- KL . Các loại hoa quả đồ vật xung quanh chúng ta có rất nhiều màu sắc, mỗi màu tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của mỗi loại hoa quả đồ vật. Chúng ta nhìn thấy màu sắc do ánh sáng mặt trời.
- Bạn nào hãy kể tên cho cô các màu sắc của cầu vồng?
1.2. Tổ chức HS tìm màu ở tác phẩm mĩ thuật:
– GV giới thiệu các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, kết hợp tương tác với HS.
+ Bức tranh “ Hoa và quả” của bạn Vũ Thu Ngân.
+ Bức tranh “ Cây dừa bên bờ ao” của Phạm Viết Hồng Lam. 
- Yêu cầu HS: thảo luận, giới thiệu một số màu sắc trong hình ảnh.
Hoạt động 2: Hoạt động thực hành sáng tạo .
 - 2.1. GV giới thiệu cách dùng bút màu.
- Cách cầm bút.
- Màu sáp: Có thể vẽ 2 màu chồng lên nhau và cất màu sau khi vẽ xong ( Hình trong sách trang 11)
- Màu dạ chọn màu, vẽ màu kín hình, có thể vẽ nhiều màu trong một hình.
(GV thị phạm trên bảng)
2.2. Cách sáng tạo cùng màu sắc.
- Gv cho HS quan sát hình vẽ trong trang 12 và sáng tạo sản phẩm bằng các loại màu mà em đã có.
- Lựa chọn 1.Xé . Mỗi thành viên xé dán một bức tranh với những hình khác nhau.
- Lựa chọn 2. Mỗi thành viên nặn một phần của đồ vật từ một màu khác nhau và ghép lại thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Lựa chọn 3. Chọn vật liệu và ghép hình theo những đồ dùng, vạt liệu hs chuản bị được.
Lựa chọn 4. Vẽ một bức tranh đơn giản bằng màu có sẵn.
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ. 
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm
- Gợi ý HS quan sát, gợi mở HS trao đổi, chia sẻ theo gợi ý sau: 
+ Sử dụng chất liệu gì, màu sắc ra sao?
+ Để tạo thành SP nhóm em và các bạn đã làm gì?
+ Qua bài học em biết thêm về thực hành sáng tạo gì?
- Động viên HS bằng cách bình chọn sản phẩm nhóm đẹp nhất 
Hoạt động 4: Tổng kết tiết học.
- Tóm tắt nội dung chính của bài học.
- Học sinh thảo luận cùng nhau
- Nhận xét kết quả bài học.
Dặn dò.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài sau
– Thảo luận nhóm 4 HS.
– HS kể.
- HS chú ý.
- HS kể (đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam, chàm, tím)
- HS kể tên các màu sắc có trong tranh.
- Cầm bằng 3 ngón, ngón trỏ ngón cái, ngón giữa. Dùng ngón trỏ, ngón cái giữ 2 bên thân bút. Ngón giữa đỡ lấy bút. Không cầm bút dựng đứng mà cầm bút nghiêng 60 độ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_1_sach_canh_dieu_bai_2_mau_sac_quanh_em.docx