Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2, Tuần 5 - Năm học 2022-2023 - Mai Thị Thanh Trang

Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2, Tuần 5 - Năm học 2022-2023 - Mai Thị Thanh Trang

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người khác.

- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.

- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập , trong các hoạt động sinh hoạt ở gia đình và ở trường.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động học tập ở nhà và ở trường, biết xử lý các tình huống liên quan đến bài học và điều chỉnh hành vi bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Tìm tòi, phát hiện, giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

 

docx 61 trang Huy Toàn 23/06/2023 5145
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2, Tuần 5 - Năm học 2022-2023 - Mai Thị Thanh Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH: Tân Hưng
 Lớp: 2/4
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 5
(Từ ngày 03/10/2022 đến ngày 07/10/2022)
Ngày
Buổi
ST
Môn học
Tên bài dạy
NDĐC
ĐDDH
HAI
03/10
Sáng
1
2
3
4
Chào cờ
Tiếng Việt(T1)
Tiếng Việt(T2)
Toán
Sinh hoạt đầu tuần
Bài 1: Bọ rùa tìm mẹ
Bài 1: Bọ rùa tìm mẹ
Phép cộng có tổng bằng 10
THLM: MônHĐTN Chia sẻ cách giữ an toàn cho bản thân.
Máy tính
KHBD
PPT 
BA
04/10
SÁNG
1
2
3
4
Tiếng Việt(T3)
Tiếng Việt(T4)
Anh văn 
Toán
Viết chữ hoa D, Đ, Đi chào về hỏi
Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?
9 cộng với một số
Máy tính
KHBD
PPT
TƯ
05/10
SÁNG
1
2
3
4
Tiếng Việt(T1)
Tiếng Việt(T2)
Toán
Rèn Toán 
Bài 2: Cánh đồng của bố
Bài 2: Cánh đồng của bố
8 cộng với một số
9 cộng với một số
Tích hợp: KNS Bước đầu thể hiện trách nhiệm với bố mẹ và người thân bằng các việc làm cụ thể.
Máy tính
KHBD
PPT
NĂM
06/10
SÁNG
1
2
3
4
TN-XH
Tiếng Việt(T3)
Tiếng Việt (T4)
 Toán
Nghe - viết Bọ rùa tìm mẹ, .
Mở rộng vốn từ Gia đình
7 cộng với một số, 6 cộng . (tiết 1)
THLM: môn TNXH (Giữ vệ sinh nhà ở )
Máy tính
KHBD
PPT
SÁU
07/10
SÁNG
1
2
3
4
Tiếng Việt(T5)
Tiếng Việt(T6)
Toán
SHTT
Nói và đáp lời chia tay, lời từ chối 
Viết tin nhắn 
7 cộng với một số, 6 cộng . (tiết 2)
Giáo dục tập thể
Máy tính
KHBD
PPT
Tân Hưng, ngày 25 tháng 09 năm 2022 
 Người lập	 Ký duyệt 
 Hoàng Thị Xuyên Mai Thị Thanh Trang 
Ngày soạn: 28/09/2022
Ngày dạy: 3/10/2022 
 Thứ hai, ngày 3 tháng 10 năm 2022 
Tiếng Việt 
BÀI: BỌ RÙA TÌM MẸ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người khác.
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. 
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập , trong các hoạt động sinh hoạt ở gia đình và ở trường.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động học tập ở nhà và ở trường, biết xử lý các tình huống liên quan đến bài học và điều chỉnh hành vi bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Tìm tòi, phát hiện, giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù: 
- Nhận diện được từ chỉ màu sắc, hình dáng, tính tình.
- Nhận diện được câu kể và câu miêu tả đặc điểm (màu sắc); đặt được 1-2 câu miêu tả.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật, lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Mọi người cần quan tâm, chia sẻ, yêu thương giúp đỡ người khác; biết liên hệ bản thân: cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè; bước đầu biết đọc phân vai. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên :
-Kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử
Tranh ảnh các con vật: bọ rùa, rái cá. 
Máy tính, tivi
2. Học sinh :
SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5 ‘
10 ‘
5 ‘
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu tên chủ điểm: Bố mẹ yêu thương.
Chủ đề gồm những bài học hướng đến bồi dưỡng cho các em sự nhân ái, và trách nhiệm. Giúp các em nhận thức được tình cảm của mình đối với bố mẹ và người thân trong gia đình; bước đầu thể hiện trách nhiệm với bố mẹ và người thân bằng các việc làm cụ thể. 
- GV giới thiệu tên bài học:
+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: Chia sẻ với bạn về các hình ảnh em thấy trong bức tranh dưới đây :
+ GV dẫn dắt vào bài học: Ngày các em còn bé, thậm chí là lúc các em như bây giờ, đã bao giờ các em bị lạc bố mẹ. Nếu rơi vào tình huống đó, các em nghĩ mình sẽ làm gì? Bài học ngày hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về câu chuyện lạc mẹ của bọ rùa. Chúng ta cùng vào Bài 1: Bọ rùa tìm mẹ để xem chú bọ rùa nhỏ tìm thấy mẹ bằng cách nào. 
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ :
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng 
a. Mục tiêu: HS đọc bài Bọ rùa tìm mẹ SHS trang 42,43 với giọng thong thả, chậm rãi. Ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.
b. Cách thức tiến hành
- GV đọc mẫu toàn bài: 
+ Đọc đúng lời của các nhân vật: lời của bọ rùa: giọng và thái độ lo lắng; lời của kiến: ôn tồn, cảm thông; lời của bọ rùa mẹ: trìu mến; lời người dẫn chuyện: từ tốn, chậm rãi, có thay đổi nhịp điệu, tốc độ theo diễn tiến của câu chuyện, nhấn mạnh ở những từ ngữ, câu biểu thị ý chính của bài đọc.
- GV yc hs đọc nối tiếp câu, kết hợp sửa sai
+ Một số từ khó: rùa, rất, vẽ, quay, lạc, lao. 
- GV mời 4 HS đọc bài thơ:
+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “lạc đường”.
+ HS1 (Đoạn 2): tiếp theo đến “bao giờ”.
+ HS3 (Đoạn 3): tiếp theo đến “Em à”. 
+ HS4 (Đoạn 4): đoạn còn lại. 
Lượt 1: Gv theo dõi , hướng dẫn cách ngắt nghĩ câu dài.
+ Cách ngắt nghỉ theo logic ngữ nghĩa như: 
Lượt 2: Gv kết hợp giải nghĩa từ khó: bọ rùa, rái cá.
Gv theo dõi- nhận xét.
1 Hs đọc cả bài
TIẾT 2
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi phần Cùng tìm hiểu SHS trang 43; nêu được nội dung bài học, liên hệ bản thân. 
b. Cách thức tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong phần Cùng tìm hiểu SHS trang 43. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:
Câu 1: Vì sao bọ rùa lạc mẹ? 
+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời. 
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:
Câu 2: Những việc làm nào cho thấy kiến biết chia sẻ với bạn? 
+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 để tìm câu trả lời. 
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3:
Câu 3: Bọ rùa đã làm những gì để tìm mẹ?
+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 3 để tìm câu trả lời. 
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4:
Câu 4: Nhờ đâu các bạn tìm được mẹ cho bọ rùa?
+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 4 để tìm câu trả lời. 
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài đọc Bọ rùa tìm mẹ có nội dung gì? Em hãy liên hệ bản thân sau khi đọc xong bài. 
C. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc toàn bài; HS nghe GV đọc đoạn từ đầu đến “Mẹ em rất đẹp ạ”; HS luyện đọc đọc đoạn từ đầu đến “Mẹ em rất đẹp ạ”; HS nk đọc cả bài. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nhắc lại, xác định được giọng đọc toàn bài. 
- GV đọc lại đoạn từ đầu đến “Mẹ em rất đẹp ạ”
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn:
+ Lời người dẫn chuyện, lời bọ rùa, lời anh kiến
 + Đọc đoạn từ đầu đến “Mẹ em rất đẹp ạ”.
- GV mời 1 HS:
+ Đọc đoạn từ đầu đến “Mẹ em rất đẹp ạ”.
+ Đọc lại toàn bài. 
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi trong phần Giọng ai cũng hay SHS trang 43. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu câu hỏi phần Giọng ai cũng hay: Cùng các bạn đọc phân vai người dẫn chuyện, bọ rùa, kiến, mẹ bọ rùa
- GV hướng dẫn HS: 
+ HS đọc phân vai trong nhóm bốn: HS có thể đổi vai. HS NK đọc theo vai người dẫn chuyện; không yêu câu đọc diễn cảm; phân lời dẫn gián tiếp “Bọ rùa bèn cầm bức vẽ, đứng bên đường. Con vật nào đi qua, nó cũng hỏi: “Có thầy mẹ em ở đâu không?”. Các con vật đều trả lời không thấy và bảo nó đứng chờ” để HS đóng vai người dẫn chuyện đọc, riêng câu trong ngoặc kép, để HS đóng vai bọ rùa đọc.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV mời đại diện 2-3 nhóm đọc bài.
- GV khen ngợi những HS đọc đúng lời của nhân vật.
C. VẬN DỤNG:
Gv gd : Khi gặp người lạ cần lưu ý cách giữ an toàn cho bản thân để phòng chống dịch bệnh và an toàn cho bản thân.
- GV yêu cầu HS về nhà:
+ Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong nội dung bài.
+ Biết quan tâm, giúp đỡ cha mẹ, người thân và bạn bè xung quanh em.
+ Chuẩn bị bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy để học tập viết. 
- HS trả lời: Nhìn vào bức tranh, em thấy: bọ rùa tay cầm 1 bức tranh, gấu, ong, rùa, rái cá, bọ rùa mẹ bên dòng suối.
- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS chú ý lắng nghe và luyện đọc. 
- HS đọc bài. 
-Hs luyện đọc câu dài
Mẹ em/rất đẹp/ạ; Bọ rùa/lất bút/vẽ mẹ, kiến/xem rồi/bảo; Chờ/một lúc lâu//,mệt quá//, bọ rùa/ngồi phịch xuống/, khóc; Bọ rùa//chạy ào tới, mẹ/ôm chặt/bọ rùa/và bảo.
HS giải nghĩa:
+ Bọ rùa: bọ cánh cứng, cánh khum tròn giống mai rùa.
+ Rái cá: loài vật sống ở bờ nước, bơi rất giỏi, thường bắt cá ăn. 
Cả lớp theo dõi lắng nghe
-Hs đọc thầm bài đọc
- HS trả lời: Bọ rùa lạc mẹ vì: mải đuổi theo châu chấu nên lạc đường.
- HS trả lời: Những việc làm cho thấy kiến biết chia sẻ với bạn: hỏi han khi thấy bọ rùa khóc, muốn bọ rùa tả mẹ.
- HS trả lời: Bọ rùa đã: vẽ tranh mẹ, cầm bức vẽ hỏi mọi người đi ngang qua.
- HS trả lời: Các bạn tìm được mẹ cho bọ rùa nhờ có bức vẽ mẹ của bọ rùa.
- HS trả lời: Nội dung của bài đọc là mọi người cần quan tâm, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác. 
+ Liên hệ bản thân: cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè. 
 - HS trả lời: Đọc đúng lời của các nhân vật: lời của bọ rùa: giọng và thái độ lo lắng; lời của kiến: ôn tồn, cảm thông; lời của bọ rùa mẹ: trìu mến; lời người dẫn chuyện: từ tốn, chậm rãi. 
- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc.
- HS đọc bài, HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. 
- HS đọc bài. 
HS lưu ý lắng nghe- có thể chia sẽ cho cả lớp
TOÁN(tiết 21)
PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 10
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất 
2. Năng lực
*Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: 
+ Tái hiện bảng cộng có tổng bằng 10, thực hiện các phép cộng trong bảng.
+ Thực hiện các phép cộng không qua l0 trong phạm vị 20.
+ Sử dụng đồ dùng học tập, thể hiện số trong phạm vi 20 (theo cấu tạo thập phân).
- Tích hợp: Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử, ti vi, SGK, SGV.
- 10 khối lập phương
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tg 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV cho cả lớp hát bài: “1 với 1 là 2, 2 thêm 2 là 4, 4 với 1 là 5, 5 với 5 là 10”.
- GV đặt câu hỏi: 5 + 5 = 10, còn phép cộng nào có tổng là 10?
- GV từ câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài mới.
B. KHÁM PHÁ
Mục tiêu: HS làm bài tập để ôn tập các kiến thức về phép cộng trong phạm vi 10
Cách tiến hành:
Bước 1:Tái hiện bảng cộng có tổng bằng 10
- GV cho HS thảo luận theo nhóm 3 tái hiện cac phép cộng trong bảng 10:
+ HS 1 tách 10 khối lập phương thành 2 nhóm bất kì 
+ HS 2 viết sơ đồ tách – gộp số theo cách tách của HS 1.
+ HS 3 viết hai phép cộng theo sơ đồ tách – gộp số
- GV tổng hợp rồi viết các phép tính tổng bằng 10 lên bảng:
- GV che kết quả, số hạng, gọi HS khôi phục lại bảng cộng
Bước2: Luyện tập: Các phép cộng bằng 10 và phép cộng không qua 10 trong phạm vi 20
* Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT1
- GV cho HS tìm hiểu bài, nhận biết mỗi bảng đều có 10 ô vuông, số chấm tròn cần thêm chính là số ô còn trống.
- GV sửa bài, gọi 4 HS nói kết quả theo mẫu: “Đã có chấm tròn, cần thêm chấm tròn cho đủ 10 chấm tròn ”
- GV nhận xét, tuyên dương các bạn nói đúng, to và rõ ràng
Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2
- GV hướng dẫn HS dựa vào bảng hoặc mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ để điền số vào dấu ?
- GV yêu cầu HS điền số, viết vào bảng con
- GV sửa bài, gọi 4 HS lên bảng viết số cần điền
- GV nhận xét phần trình bày của HS
Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3
- GV cho HS đọc đề, nhận biết cách làm: tính từ trái sang phải
- GV yêu cầu HS tính các phép tính và viết vào bảng con.
- GV sửa bài, gọi 4 HS lên bảng tính các phép tính, lưu ý HS nói theo hai cách.
Ví dụ: 9 + 1 = ?
 10 + 8 = ? hay có 1 chục và 8 đơn vị, ta có số mấy?
- GV nhận xét kết quả và tuyên dương HS có kết quả chính xác nhất
Nhiệm vụ 4: Hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT4
- GV yêu cầu HS bắt cặp theo bàn, tự tìm hiểu bài và thực hiện
- GV gọi các nhóm trình bày kết quả, khuyến khích HS giải thích cách làm:
Ví dụ: 
+ Bắt đầu từ hàng trên, chọn hình A và hình K vì:
Hình A có 4 con chó, hình K có 6 con chó, 4 + 6 = 10.
+ Bắt đầu từ hàng dưới, chọn hình E và hình C vì:
Hình E có 7 con chó, hình C có 3 con chó, 7 + 3 = 10.
- GV nhận xét kết quả và tuyên dương các nhóm HS thực hiện tốt
D. VẬN DỤNG
Mục tiêu: HS vận dụng lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi hỏi nhanh – đáp gọn
Cách tiến hành:
- GV ra các câu hỏi:
+ 6 thêm mấy được 10?
+ Có 1 chục và 7 đơn vị, ta được số mấy?
- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.
- HS cả lớp hát theo GV
- HS lắng nghe câu hỏi của GV
- HS nhóm 3 thảo luận, các HS lần lượt thực hiện theo hướng dẫn của GV
- HS quan sát GV viết 
- HS đọc các số đã bị GV che để khôi phục lại bảng cộng
- HS tìm hiểu, nhận biết
- HS nói kết quả theo mẫu
- HS lắng nghe nhận xét
- HS lắng nghe
- HS viết số cần điền vào bảng con
- HS lên bảng thực hiện:
7 + 3 = 10 10 = 8 + 2
9 + 1 = 10 10 = 6 + 4
- HS lắng nghe
- HS đọc đề và nhận biết
- HS tính và viết vào bảng con
- Hs trình bày kết quả:
9 + 1 + 7 = 10 + 7 = 17
6 + 4 + 2 = 10 + 2 = 12
7 + 3 + 6 = 10 + 6 = 16
8 + 2 + 5 = 10 + 5 = 15
- HS lắng nghe nhận xét
- HS thảo luận cặp đôi
- HS các nhóm trình bày và giải thích kết quả
- HS lắng nghe
- HS trả lời nhanh
- HS lắng nghe nhận xét
Ngày soạn: 28/09/2022
Ngày dạy: 4/10/2022 
 Thứ ba, ngày 4 tháng 10 năm 2022 
Tiếng Việt ( Tiết 43)
VIẾT CHỮ HOA D, Đ, 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người khác.
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. 
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập , trong các hoạt động sinh hoạt ở gia đình và ở trường.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động học tập ở nhà và ở trường, biết xử lý các tình huống liên quan đến bài học và điều chỉnh hành vi bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Tìm tòi, phát hiện, giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù: 
- Nhận diện được từ chỉ màu sắc, hình dáng, tính tình.
- Viết đúng chữ D, Đ hoa và câu ứng dụng.
- Biết cách nối từ chữ D, Đ hoa sang chữ thường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên :
Kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử, Máy tính, ti vi.
Mẫu chữ viết hoa D, Đ. 
2. Học sinh :
- vở tập viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5 ‘
10 ‘
7 ‘
5 ‘
3 ‘
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới trực tiếp vào bài : chữ hoa D,Đ
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Luyện viết chữ D, Đ hoa
a. Mục tiêu: HS biết quy trình viết chữ C hoa theo đúng mẫu; viết chữ D, Đ hoa vào vở bảng con, vở Tập viết 2 tập một. 
b. Cách thức tiến hành
- GV giới thiệu mẫu chữ viết D, Đ hoa: 
+ Chữ D hoa có: độ cao 5 li, độ rộng 4 li. Gồm 2 nét cơ bản: nét lượn 2 đầu (dọc) và nét cong phải nối liền nhau, tạo một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. 
+ Chữ Đ hoa: giống chữ D hoa, có thêm nét lượn ngang ở đường kẻ ngang 3. 
- GV viết mẫu lên bảng: 
+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ ngang 3, viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc rồi kéo thẳng xuống nằm sát bên trên đường kẻ ngang 1.
+ Nét 2: Chuyển hướng viết nét cong phải từ dưới đi lên, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong. Dừng bút trên đường kẻ ngang 3.
+ Với chữ Đ hoa, có thêm nét lượn ngang ở đường kẻ ngang 2. 
- GV yêu cầu HS tập viết chữ D, Đ hoa vào bảng con
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng
a. Mục tiêu: HS quan sát và phân tích câu ứng dụng Đi hỏi về chào.
b. Cách thức tiến hành:
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc to câu trong phần Viết ứng dụng: Có chí thì nên.
- GV giải thích cho HS nghĩa của câu Đi hỏi về chào: lời chào thể hiển sự tôn trọng, thân thiết, gắn bó của người chào đối với người được chào. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Câu ứng dụng có mấy tiếng?
Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ nào phải viết hoa?
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp:
+ Viết chữ viết hoa Đ đầu câu.
+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ i tiếp liền với điểm kết thúc nét 3 của chữ viết hoa Đ.
- GV yêu cầu HS viết vào vở bảng con .
Hoạt động 3: Luyện viết vở
a.Mục tiêu: Viết đúng chữ D,Đ hoa và câu ứng dụng. 
 b. Cách thức tiến hành:
-GV yêu cầu HS lấy vở Tập viết ra viết bài.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi viết
- Yêu cầu HS viết bài 15’
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
a. Mục tiêu: GV kiểm tra, đánh giá bài viết của HS; HS sửa bài (nếu chưa đúng).
b. Cách thức tiến hành:
- GV kiểm tra, nhận xét một số bài trên lớp.
- GV yêu cầu HS sửa lại bài viết nếu chưa đúng.
- GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp.
C. VẬN DỤNG:
- GV yêu cầu HS về nhà:
- Tiếp tục rèn viết chữ D, Đ hoa và câu ứng dụng.
- Thực hiện hành vi “ Đi hỏi về chào” với người lớn trong gia đình.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS quan sát, lắng nghe
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS quan sát trên bảng lớp. 
- HS viết vảo bảng con, 
- HS đọc câu Đi hỏi về chào.
- HS trả lời:
Câu 1: Câu ứng dụng có 4 tiếng.
Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ Đi phải viết hoa.
- HS quan sát trên bảng lớp. 
- HS viết vào vở Tập viết.
- HS viết bài. 
- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình. 
- HS lắng nghe và thực hiện. 
Tiếng Việt ( Tiết 44)
TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người khác.
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. 
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập , trong các hoạt động sinh hoạt ở gia đình và ở trường.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động học tập ở nhà và ở trường, biết xử lý các tình huống liên quan đến bài học và điều chỉnh hành vi bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Tìm tòi, phát hiện, giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù: 
- Nhận diện được từ chỉ màu sắc, hình dáng, tính tình.
- Nhận diện được câu kể và câu miêu tả đặc điểm (màu sắc); đặt được 1-2 câu miêu tả.
- Thực hiện được trò chơi Tìm đường về nhà, nói được 1-2 câu có sử dụng từ ngữ tìm được trên đường về nhà của bọ rùa. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên :
Kế hoạch bài dạy, Kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử, ti vi điện tử.
Tranh ảnh các con vật: bọ rùa, rái cá. 
Bảng phụ ghi đoạn từ đầu đến Mẹ em rất đẹp ạ. 
Máy tính, tivi
2. Học sinh :
SHS, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5 ‘
20 ‘
10 ‘
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV cho HS hát 1 bài hát.
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 5: Luyện từ 
a. Mục tiêu: HS xếp từ ngữ đã cho và chia thành 3 nhóm từ: chỉ màu sắc, chỉ hình dáng, chỉ tính tình; tìm thêm một số từ chỉ chỉ màu sắc, chỉ hình dáng, chỉ tính tình ngoài bài tập.
b. Cách tiến hành: 
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 3: Xếp các từ ngữ trong khung vào 3 nhóm:
a. Chỉ màu sắc của sự vật
b. Chỉ hình dáng của người, vật.
c. Chỉ tính tình của người. 
- GV hướng dẫn HS: 
+ Đọc mẫu.
+ Sắp xếp từ ngữ đã cho và chia thành 3 nhóm từ ngữ: chỉ màu sắc, chỉ hình dáng của người và vật, chỉ tính tình của người.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV cho HS chơi trò tiếp sức, viết các từ ngữ chỉ màu sắc, chỉ hình dáng của người và vật, chỉ tính tình của người.
- GV yêu cầu HS tìm thêm một số từ chỉ chỉ màu sắc, chỉ hình dáng, chỉ tính tình ngoài bài tập.
Hoạt động 6: Nhận diện câu chỉ đặc điểm (chỉ màu sắc)
a. Mục tiêu: HS tìm câu nói về màu sắc của bông hoa cúc.
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 4a: Câu nào dưới đây nói về màu sắc của bông hoa cúc:
- GV hướng dẫn HS: Câu nói về màu sắc của bông hoa cúc có các từ ngữ chỉ màu sắc, từ đó nhận diện câu chỉ màu sắc trong 3 phương án lựa chọn.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV mời đại diện 1-2 HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV yêu cầu HS đặt 1 câu có từ ngữ chỉ màu sắc. 
Hoạt động 7: Luyện tập đặt câu chỉ đặc điểm (chỉ màu sắc)
a. Mục tiêu: HS đặt được 1-2 câu nói về màu sắc của một vật. 
b. Cách thức tiến hành: 
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 4b: Đặt 1-2 câu nói về màu sắc của một vật.
- GV hướng dẫn HS: Câu nói về màu sắc của một vật có chứa các từ ngữ chỉ màu sắc. 
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết 1-2 câu nói về màu sắc của một vật vào vở bài tập.
- GV mời đại diện 3-4 HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS đặt được câu hay, sáng tạo. 
C . HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG :
a. Mục tiêu: HS chơi trò chơi Tìm đường về nhà: tìm hiểu cách thực hiện trò chơi và thực hiện trò chơi; Nói 1-2 câu có từ ngữ tìm được trên đường về nhà của bọ rùa. 
b. Cách thức tiến hành: 
Bước 1: Hoạt động cả lớp 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh: Sơ đồ chỉ đường cho bọ rùa về nhà
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách thực hiện trò chơi: HS chia thành nhóm nhỏ, thi tìm, nói câu có từ ngữ tìm được trên đường bọ rùa về nhà. 
- GV yêu cầu HS thực hiện trò chơi:
+ Thi tìm nhanh đường về nhà.
+ Thi nói câu có từ ngữ đã tìm được.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết 1-2 câu vừa nói vào vở bài tập.
- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả.
- GV kiểm tra, đánh giá.
- GV dặn dò HS về nhà:
- Rèn luyện cách phân biệt các từ chỉ: hình dáng, màu sắc, tính cách và chia sẻ với người thân cách phân biệt nhé.
-HS lắng nghe và thực hiện.
- Từ ngữ chỉ:
+ Màu sắc: vàng, xanh, tím.
+ Hình dáng: cao, tròn, vuông.
+ Tính tình: hiền, ngoan. 
HS trả lời.
- HS trả lời: Câu có các từ ngữ chỉ màu sắc là Bông hoa cúc vàng tươi.
- HS trả lời: Ví dụ:
+ Ngôi nhà của em được sơn màu trắng kem rất sáng và đẹp.
+ Cây bút chì mẹ mua cho em có màu hồng em rất thích. 
- Câu có chứa từ ngữ đã tìm được: xanh biếc, chăm chỉ, dịu dàng, vui vẻ.
+ Đặt câu: Sau khi tìm được mẹ, bò rùa vô cùng vui vẻ.
- HS viết bài.
- HS trả lời.
- HS thực hiện.
-Hs lắng nghe.
Toán ( Tiết 22)
9 CỘNG VỚI MỘT SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
2. Năng lực
*Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: 
- Thực hiện được phép tính 9 + 5
- Khái quát hóa được cách tính 9 cộng với một số
- Vận dụng:
+ Thực hiện tính nhẩm 9 cộng với một số (cộng qua 10 trong phạm vi 20)
+ Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng để kiểm chứng cách tính 9 cộng với một số.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử, ti vi, SGK, SGV.
- 20 khối lập phương
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Hỏi nhanh – đáp gọn
- GV đưa ra các câu hỏi:
+ 9 thêm mấy được 10?
+ 6 gồm 1 và mấy? 8 gồm 1 và mấy?.....
+ Có 1 chục và 4 đơn vị, ta được số mấy?
- GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới.
B. Hoạt động khám phá
Mục tiêu: HS thực hiện được phép tính 9 + 5 và các phép tính 9 cộng với một số.
Cách tiến hành:
Bước 1:Thực hiện phép tính 9 + 5
- GV cho HS thảo luận theo nhóm 4:
* Bước 1:Tìm hiểu vấn đề
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi, quan sát hình ảnh, nhận biết vấn đề cần giải quyết.
* Bước 2: Lập kế hoạch
- GV cho HS thảo luận cách tính 9 + 5, có thể dùng các công cụ hỗ trợ như các khối lập phương, ngón tay, hình vẽ, ..
(Khi giáo viên hỏi, HS chỉ cần thông báo làm bằng cách đếm hoặc tính)
* Bước 3: Tiến hành kế hoạch
- GV yêu cầu các nhóm thức hiện, viết phép tính ra bảng con
- GV gọi 1 vài nhóm trình bày ngắn gọn cách làm
* Bước 4: Kiểm tra lại
- GV giúp HS kiểm tra:
Kết quả
Phép tính có phù hợp vấn đề cần giải quyết 9 + 5?
Bước2: Giới thiệu 9 cộng với một số
- GV thể hiện phép tính bằng hình ảnh trực quan:
+ GV giới thiệu, giúp HS cảm nhận về số: số các khối lập phương có tất cả nhiều hơn 10, nên ta có số lớn hơn 10.
Số lớn hơn 10 nên nghĩ ngay tới chục và đơn vị.
Ta tách 1 khối lập phương ở 5 khối lập phương gộp với 9 khối lập phương cho đủ chục.
Có 1 chục và 4 đơn vị, có số 14
Vậy 9 + 5 = 14
- GV vừa viết vừa nói: Muốn lấy 9 cộng với một số, ta tách 1 ở số sau, cộng với 9 cho đủ chục rồi cộng lại.
+ Ta tách 1 ở số sau để làm gì?
+ Ta luôn Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập để VẬN DỤNG lại các kiến thức đã học
Cách tiến hành:
* Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT1
- GV cho HS tìm hiểu bài, và thực hiện các phép tính vào bảng con
- GV gọi 3 HS lên bảng thực hiện các phép tính 
- GV sửa bài, giúp HS nhận biết 9 + 1 + 6 = 9 + 7
Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2
- GV yêu cầu đọc đề, nhận biết các phép tính
- GV đặt câu hỏi:
+ Muốn cộng 9 với một số ta làm thế nào?
+ Làm sao để đủ chục?
- GV yêu cầu HS thực hiện tính nhẩm, đọc kết quả
- GV sửa bài, thường xuyên nhăc cho HS cách cộng 9 với một số
- HS trả lời nhanh, chính xác các câu hỏi của GV
- HS lắng nghe
- HS thảo luận, nhận biết vấn đề:
9 + 5 ?
- HS thảo luận, thống nhất cách tính
- Các nhóm viết phép tính ra bảng con
- Các nhóm trình bày. Có thể xảy ra một số tình huống:
+ Đếm: Đếm từ 1 đến 14
 Đếm từ 9 đến 14
 Đếm từ 5 đến 14
+ Tính:
Tách 1 ở 5, gộp với 9 cho đủ chục rồi lấy 10 cộng với 4.
Tách 5 ở 9, gộp với 5 cho đủ chục rồi lấy 10 cộng với 4.
- HS lắng nghe GV
- HS quan sát hình ảnh
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Để gộp với 9 cho đủ chục
- HS lặp lại nhiều lần
- HS tính các phép tính vào bảng con
- HS lên bảng thực hiện các phép tính
- HS lắng nghe
- HS nhận biết: các phép tính trong bài đều là 9 cộng với một số
- HS trả lời
+ Gộp đủ chục rồi cộng với số còn lại
+ Tách 1 số ở sau
- HS đọc kết quả
- HS lắng nghe
Ngày soạn: 28/09/2022
Ngày dạy: 05/10/2022
 Thứ tư, ngày 5 tháng 10 năm 2022 
Tiếng Việt ( Tiết 45,46)
ĐỌC BÀI: CÁNH ĐỒNG CỦA BỐ (TIẾT 1,2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ bố mẹ và người thân trong gia đình..
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. 
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập , trong các hoạt động sinh hoạt ở gia đình và ở trường.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động học tập ở nhà và ở trường, biết xử lý các tình huống liên quan đến bài học và điều chỉnh hành vi bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Tìm tòi, phát hiện, giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù: 
- Giới thiệu được với bạn bè về gia đình mình
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; 
- Hiểu nội dung bài đọc: tình cảm yêu thương, trìu mến vô bờ của bố dành cho con; biết liên hệ bản thân: yêu quý, kính trọng, biết ơn bố.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên :
Kế hoạch bài dạy,bài giảng điện tử, ti vi điện tử.
Máy tính, tivi
2. Học sinh :
SHS.
Tranh ảnh gia đình, người thân; sách báo có bài thơ về gia đình đã tìm đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
3 ‘
10 ‘
10 ‘
5’
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu tên bài học:
+ GV cho HS nghe bài hát Bố là tất cả của Nguyễn Thập Nhất, Đỗ Văn Khoái và yêu cầu HS giới thiệu ảnh, nói với các bạn về gia đình của em. 
+ GV dẫn dắt vào bài học: Bố mẹ là những người đã sinh ra các em và nuôi các em khôn lớn, trưởng thành. Chắc hẳn ai trong các em cũng dành những tình cảm đặc biệt cho đấng sinh thành, đặc biệt là người bố của mình. Trong bài hát chúng ta vừa nghe, bố được ví là tất cả, bố là tàu lửa, bố là thuyền nan và lúc bố mệt, bố là bố thôi. Hình ảnh người bố thật bình dị và thân thương. Nhân vật người con chúng ta cùng tìm hiểu trong bài đọc ngày hôm nay – Bài 2: Cánh đồng của bố cũng có một người bố. Chúng ta cùng tìm hiểu xem cảm nghĩ của bạn về bố mình như thế nào. 
II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ :
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng 
a. Mục tiêu: HS đọc văn bản Cánh đồng của bố SHS trang 45 với giọng đọc rõ ràng, thong thả, chậm rãi, trìu mến, nhấn mạnh các từ ngữ chỉ sự yêu thương bố dành cho con. 
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS trang 45 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả bức tranh và phán đoán về nội dung của bài học.
- GV đọc mẫu toàn bài: 
+ Giọng đọc rõ ràng, thong thả, chậm rãi, trìu mến, nhấn giọng các từ ngữ chỉ tình cảm yêu thương bố dành cho con: nhớ mãi, thốt lên, chưa bao giờ, vì tôi, để được nhìn thấy

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tieng_viet_va_toan_lop_2_tuan_5_nam_hoc_2022_202.docx