Giáo án Tập đọc 2 - Tuần 28: Những quả đào - Huỳnh Thị Cẩm Tiên

Giáo án Tập đọc 2 - Tuần 28: Những quả đào - Huỳnh Thị Cẩm Tiên

1. Khởi động: (2 phút)

- Trò chơi “ Hóa đá”

- Cách chơi: Khi âm nhạc vang lên thì học sinh nhảy tự do theo nhạc, khi nhạc dừng đột ngột thì học sinh cũng phải đứng im tại tư thế đang nhảy (hóa đá). Học sinh còn nhảy khi nhạc dừng sẽ thua cuộc và tham gia kiểm tra bài cũ.

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Trò chơi “ Lật mảnh ghép”

- Cách chơi: Giáo viên đưa ra 3 mảnh ghép có đánh số, mỗi mảnh ghép có một yêu cầu, giáo viên gọi học sinh thua cuộc trong trò chơi khởi động thực hiện yêu cầu để lật mảnh ghép và khám phá bí ẩn bên dưới những mảnh ghép.

- Các yêu cầu:

 Mảnh ghép 1: Đọc thuộc lòng bài thơ Cây dừa.

 Mảnh ghép 2: Trong bài thơ Cây dừa, quả dừa và tàu đừa được so sánh với những gì ?

docx 6 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 2761
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 2 - Tuần 28: Những quả đào - Huỳnh Thị Cẩm Tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh: Huỳnh Thị Cẩm Tiên
Hướng dẫn: Cô Lê Võ Thùy Linh
Lớp 2D
TUẦN 28
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
TẬP ĐỌC
NHỮNG QUẢ ĐÀO
Mục tiêu:
Biết ngắt nghỉ đúng chỗ; Bước đầu phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.
Hiểu nôi dung: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm.
Chuẩn bị:
Giáo viên: powerpoint, âm nhạc, SGK Tiếng Việt 2 tập 2.
Học sinh: SGK Tiếng Việt 2 tập 2, bút.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hình thức, phương pháp
Khởi động: (2 phút)
Trò chơi “ Hóa đá”
Cách chơi: Khi âm nhạc vang lên thì học sinh nhảy tự do theo nhạc, khi nhạc dừng đột ngột thì học sinh cũng phải đứng im tại tư thế đang nhảy (hóa đá). Học sinh còn nhảy khi nhạc dừng sẽ thua cuộc và tham gia kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Trò chơi “ Lật mảnh ghép”
Cách chơi: Giáo viên đưa ra 3 mảnh ghép có đánh số, mỗi mảnh ghép có một yêu cầu, giáo viên gọi học sinh thua cuộc trong trò chơi khởi động thực hiện yêu cầu để lật mảnh ghép và khám phá bí ẩn bên dưới những mảnh ghép.
Các yêu cầu:
Mảnh ghép 1: Đọc thuộc lòng bài thơ Cây dừa.
Mảnh ghép 2: 
Trong bài thơ Cây dừa, quả dừa và tàu đừa được so sánh với những gì ?
Quả dừa như chiếc lược, tàu dừa như đàn lợn.
Quả dừa như đàn lợn, tàu dừa như chiếc lược.
Cả 2 đáp án trên.
Giáo viên nhận xét, khen ngợi.
Bài mới: ( 28 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (3 phút)
Giáo viên cho học sinh khám phá bí ẩn sau những mảnh ghép.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát 2 bức tranh và hỏi:
Bức tranh 1 vẽ quả gì ?
Bức tranh 2 vẽ cảnh gì ?
Giáo viên giới thiệu: Bức tranh 2 vẽ ông đang chia đào cho bà và 3 đứa cháu là Xuân, Vân, Việt. Vậy 3 bạn ấy đã làm gì với quả đào của mình ? Để biết được, chúng ta cùng tìm hiểu với bài đọc ngày hôm nay Những quả đào.
Mời 2 học sinh đọc tựa bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc 
( 25 phút)
Đọc mẫu
Yêu cầu học sinh mở SGK Tiếng Việt 2 trang 91.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài đọc Những quả đào. Yêu cầu cả lớp đọc thầm theo dõi.
Luyện đọc câu:
Giáo viên hỏi: 
Bài đọc Những quả đào có bao nhiêu câu ?
Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng câu trong bài theo dãy bàn từ trên xuống.
Luyện đọc phát âm:
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ khó đọc sau đó nêu trước lớp. Giáo viên ghi nhận các từ khó.
Giáo viên đọc mẫu các từ khó đọc và yêu cầu học sinh đọc lại.
Luyện đọc đoạn:
Giáo viên hỏi: 
Bài Những quả đào có giọng đọc của những nhân vật nào ?
Bài đọc được chia làm mấy đoạn ? Các đoạn được phân chia như thế nào ?
Giáo viên mời 1 học sinh đọc đọan 1.
Giáo viên hỏi:
Giọng đọc của ông trong đoạn 1 thế nào ?
Hướng dẫn cách ngắt giọng lời của ông trong đoạn 1:
Quả to này / xin phần bà.// Ba quả nhỏ hơn/ phần các cháu.
Gọi 2 học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên mời 1học sinh đọc đoạn 2.
Giáo viên giải nghĩa từ cái vò.
Cái vò: một đồ đựng được làm từ đất nung, miệng tròn, thân phình ra, đáy nhỏ lại.
Giáo viên hỏi:
Giọng của bạn Xuân ở đoạn 2 như thế nào ? 
Hướng dẫn cách ngắt giọng lời bạn Xuân đoạn 2: 
Đào có vị rất ngon/ và mùi thật là thơm.// Cháu đã đem hạt trồng vào một cái vò.// Chẳng bao lâu nó sẽ mọc thành một cây đào to đấy,/ ông nhỉ ?//.
Gọi 1 học sinh đọc đoạn 2.
Giáo viên mời học sinh đọc đoạn 3.
Giáo viên hỏi : Thơ dại nghĩa là gì ?
Giáo viên hướng dẫn giọng đọc và cách ngắt giọng lời của bạn Vân:
Giọng của Vân: ngây thơ, tiếc nuối.
Đào ngon quá,/ cháu ăn hết mà vẫn thèm.// Còn hạt thì cháu vứt đi rồi.//
Gọi 1 học sinh đọc đoạn 3.
Giáo viên mời học sinh đọc đoạn 4.
Giáo viên giải nghĩa từ thốt:
Thốt: Bật lời ra một cách tự nhiên.
Giáo viên hỏi:
Tấm lòng nhân hậu nghĩa là gì ?
Giọng đọc của bạn Việt thế nào ? 
Giáo viên hướng dẫn ngắt giọng lời của Việt: Cháu ấy ạ ?// Cháu mang đào cho Sơn.// Bạn ấy bị ốm.// Nhưng bạn ấy không muốn nhận.// Cháu đặt quả đào trên giường / rồi trốn về.
Gọi 2 học sinh đọc đoạn 4.
Giáo viên mời tổ 1 đọc đồng thanh đoạn 1 và 2, tổ 2 đọc đồng thanh đoạn 3 và 4.
Giáo viên nhận xét.
Thi đọc:
Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm 4, mỗi học sinh một đoạn. Giáo viên theo dõi các nhóm hoạt động.
Giáo viên tổ chức thi đọc giữa các nhóm. Nhóm đọc to, rõ ràng, diễn cảm sẽ được tặng bông hoa điểm tốt.
Giáo viên nhận xét, khen ngợi.
Giáo viên mời 2 học sinh đọc toàn bài Những quả đào.
Củng cố, dặn dò: (5 phút)
Trò chơi: “ Hái đào”
Cách chơi: giáo viên đưa ra 3 quả đào yêu cầu học sinh chọn quả đào và thực hiện yêu cầu thì mới hái được quả đào.
Các yêu cầu:
Quả đào 1: Bài đọc Chuyện quả đào được chia làm mấy đoạn ? Hãy đọc đoạn 1 của câu chuyện.
Quả đào 2: Đọc đoạn 2 và đoạn 3 của bài đọc Chuyện quả đào.
Quả đào 3: Đọc đoạn 4 của bài đọc Chuyện quả đào.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Dặn dò: 
Đọc lại bài đọc Chuyện quả đào.
Chuẩn bị tìm hiểu bài tiết 2.
Học sinh nghe giáo viên phổ biến cách chơi và tham gia nhảy theo nhạc.
Học sinh tham gia lật mảnh ghép và thực hiện yêu cầu bên dưới mảnh ghép.
Các câu trả lời:
Học sinh đọc thuộc lòng đoạn 1 bài thơ Cây dừa.
Đáp án B.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh khám phá bức tranh bên dưới mảnh ghép: bức tranh về quả đào và tranh bài tập đọc Những quả đào.
Học sinh quan sát 2 bức tranh và trả lời:
Bức tranh 1 vẽ quả đào.
Bức tranh 2 vẽ ông đang chia quả đào cho bà và 3 người cháu.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tựa bài.
Học sinh mở SGK Tiếng Việt 2 trang 91.
Cả lớp theo dõi, lắng nghe.
Học sinh trả lời:
Bài đọc có 25 câu.
Học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy bàn.
Học sinh tìm các từ khó đọc và nêu trước lớp:, tiếc rẻ, tấm lòng, thốt lên, xoa đầu.
Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu từ khó sau đó đọc lại theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh trả lời:
Bài Những quả đào có giọng đọc của 5 nhân vật là giọng của người kể chuyện, giọng của người ông, giọng của Xuân, giọng của Vân, giọng của Việt.
Bài đọc được chia làm 4 đoạn:
Đoạn 1: Sau một chuyến có ngon không ?
Đoạn 2: Cậu bé Xuân nói Ông hài lòng nhận xét.
Đoạn 3: Cô bé Vân nói còn thơ dại quá !
Đoạn 4: Phần còn lại.
Học sinh đọc đoạn 1.
Học sinh trả lời:
Giọng của ông ôn tồn, tình cảm, trầm thấp.
Học sinh lắng nghe.
2 học sinh đọc lại đoạn1 theo hướng dẫn ngắt nghỉ của giáo viên.
Học sinh đọc đoạn 2.
Học sinh lắng nghe.
Giọng đọc của Xuân hồn nhiên, nhanh nhảu.
Học sinh theo dõi.
Học sinh đọc đoạn 2.
Học sinh đọc đoạn 3.
Học sinh trả lời: 
Thơ dại: là còn bé, chưa biết gì
Học sinh theo dõi và lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
Học sinh đọc đoạn 3.
Học sinh đọc đoạn 4.
Học sinh lắng nghe.
Tấm lòng nhân hậu: chỉ người hiền và giàu lòng thương người, chỉ muốn mang đến điều tốt đẹp cho mọi người.
Giọng Việt: lúng túng, rụt rè.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc đoạn 4.
Các tổ đọc đồng thanh các đoạn theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh lắng nghe.
Các nhóm đọc bài, mỗi thành viên đọc 1 đoạn.
Các nhóm thi đua đọc, mỗi lần có 2 nhóm thi đua đọc.
Học sinh lắng nghe. 
2 học sinh giơ tay đọc toàn bai Những quả đào.
Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn cách chơi, sau đó tham gia chơi, học sinh chọn quả đào và thực hiện yêu cầu:
Quả đào 1: Bài học Chuyện quả đào được chia làm 4 đoạn. Học sinh đọc đoạn 1 câu chuyện.
 Học sinh đọc đoạn 2 và đoạn 3 bài đọc Chuyện quả đào.
Học sinh đọc đoạn 4 bài đọc Chuyện quả đào.
Học sinh lắng nghe.
Cả lớp
Phương pháp: trò chơi.
Cá nhân.
Phương pháp: trò chơi, đàm thoại.
Cả lớp.
Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp, quan sát.
Cả lớp, cá nhân.
Phương pháp: luyện theo mẫu, thực hành.
Cá nhân.
Phương pháp: đàm thoại, thực hành
Cá nhân.
Phương pháp: thực hành, phân tích ngôn ngữ, luyện theo mẫu.
Cả lớp, cá nhân, tổ.
Phương pháp: vấn đáp, thực hành.
Nhóm, cá nhân.
Phương pháp: thực hành.
Cá nhân.
Phương pháp: trò chơi, thực hành, vấn đáp.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_2_tuan_28_nhung_qua_dao_huynh_thi_cam_tien.docx