Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chủ điểm: Nơi thân quen

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chủ điểm: Nơi thân quen

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực

- Giúp HS hình thành và phát triển:

+ Năng lực đặc thù: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ : Mở rộng vốn từ về nơi thân quen (từ ngữ chỉ tình cảm với nơi thân quen); dấu chấm, dấu phẩy; đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Lúc nào? Bao giờ?

+ Năng lực chung:

* Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động dạy học của GV.

* Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết giúp đỡ, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.

2. Phẩm chất:

- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, làm bài tập.

- Rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm gìn giữ ngôi nhà mình ở.

- Có tinh thần đồng đội khi tham gia hoạt động học tập.

 

docx 9 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 16281
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Chủ điểm: Nơi thân quen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2
CHỦ ĐIỂM: NƠI THÂN QUEN
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực
- Giúp HS hình thành và phát triển:
+ Năng lực đặc thù: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ : Mở rộng vốn từ về nơi thân quen (từ ngữ chỉ tình cảm với nơi thân quen); dấu chấm, dấu phẩy; đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Lúc nào? Bao giờ?
+ Năng lực chung:
* Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động dạy học của GV.
* Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết giúp đỡ, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.
2. Phẩm chất:
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, làm bài tập.
- Rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm gìn giữ ngôi nhà mình ở.
- Có tinh thần đồng đội khi tham gia hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Đối với giáo viên: Sách GV, bài giảng điện tử, bảng nhóm, bút lông, phiếu bài tập.
Đối với học sinh: SGK, VBT, bút.
III. NỘI DUNG DẠY HỌC
Nội dung 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động
- GV cho HS hát bài : Ba ngọn nến lung linh.
- GV đặt câu hỏi:
+ Trong bài hát có những ai?
+ Ba mẹ, con cái cùng chung sống với nhau thì được gọi là gì?
+ Hãy giới thiệu đôi chút về gia đình em.
- GV nhận xét.
Chuyển ý: “ chúng ta thấy đó, gia đình là một nơi rất thân quen, gần gũi với tất cả chúng ta. Là nơi chúng ta sum vầy bên nhau trò chuyện,nô đùa, Ngoài gia đình thì chúng ta còn có những nơi thân quen khác như trường học nè, ở đó có bạn bè, thầy cô luôn yêu thương, giúp đỡ chúng ta, Vậy thì để thể hiện sự thân quen thì ta sẽ có những từ gì, ta đi vào bài học của ngày hôm nay: MRVT Nơi thân quen”
-GV giới thiệu bài và ghi bảng.
- HS hát.
+ HS: “ có ba, mẹ, con”
+ Được gọi là mái nhà, gia đình.
+ HS giới thiệu về gia đình của mình.
- HS lắng nghe.
B. Bài mới
Hoạt động 1: Luyện từ
*Mục tiêu : Hiểu và biết sử dụng các từ chỉ tình cảm với nơi thân quen.
* Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp, trò chơi, trực quan.
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 3 trang 23.
- GV đặt câu hỏi: 
+ Ai cho cô biết trên hình là cây gì nào? 
+ Trên hình cô có tất cả bao nhiêu chiếc lá chứa chữ ?
+ Mỗi chiếc lá chứa tiếng gì nào?
 - GV nhận xét.
-GV chia lớp thành các nhóm 4, phát bảng nhóm các nhóm.
- GV phổ biến luật chơi: Các nhóm ghép các tiếng thích hợp để có được từ chỉ tình cảm với nơi thân quen, nhóm nào làm nhanh nhất sẽ gắn lên bảng, trình bày cho cả lớp.
- GV yêu cầu đại diện nhóm làm bài nhanh nhất lên bảng trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung thêm.
- GV cho 1-2 HS đọc các tiếng chứa trong bài.
- GV cho HS giải nghĩa 1 số từ:
 + Quen thuộc: quen tới mức biết rất rõ.
+ Thiết tha, tha thiết: có tình cảm thắm thiết, luôn nghĩ đến nhau.
- GV chốt kiến thức: ở bài tập 3, với các từ đã cho sẵn, ta ghép được các từ chỉ tình cảm với nơi thân quen như sau: quen thuộc, thiết tha, tha thiết, thân quen, quen thân, thân thiết, thân thuộc, thân thương . 
Hoạt động 2: Luyện câu 
a. Dấu câu nên đặt ở đâu?
* Mục tiêu: Hiểu và biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy; đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Lúc nào? Bao giờ?
* Phương pháp: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp, thực hành.
 - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 4 phần a) (STV trang 23), sau đó trả lời câu hỏi:
+ Hãy kể tên các dấu câu em đã được học?
 + Khi nào em dùng dấu chấm? 
+ Sau dấu chấm, ta viết thế nào?
+ Khi nào em dùng dấu phẩy?
- GV nhận xét câu trả lời, bổ sung ý.
Vậy bây giờ cô mời 1 bạn lên bảng làm bài này giúp cô nhé! Các bạn dưới lớp hãy làm bài vào phiếu bài tập đi nào.
- GV cho HS điền dấu vào phiếu bài tập.
- GV gọi 1-2 HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét cả lớp.
Các bạn nhớ chúng ta dùng dấu phẩy để tách các câu dài thành các câu ngắn và sử dụng dấu chấm khi kết thúc câu và hãy nhớ sau dấu chấm phải viết hoa chữ cái đầu tiên nhé!
b. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Lúc nào? Bao giờ? 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 4 phần b (STV trang 23).
 - GV hướng dẫn câu mẫu:
 Sáng sớm, đường phố bắt đầu nhộn nhịp.
 +Trong câu này, từ nào được in đậm? 
+ Sáng sớm là từ chỉ gì?
- GV nhận xét: Để đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm chỉ thời gian trong câu, ta có thể dùng từ ngữ khi nào, lúc nào, bao giờ. Khi đặt câu hỏi với các từ ngữ khi nào, lúc nào, bao giờ, ta có thể viết đầu câu hay cuối câu.
“ Vậy thì với câu mẫu cô vừa nêu ra, chúng ta có thể đặt câu hỏi như thế nào?”
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để đặt câu hỏi.
 - GV yêu cầu HS làm bài vào phiếu bài tập.
 -GV gọi 3-4 HS trình bày bài làm trước lớp.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét, bổ sung ý: Khi mà đặt câu hỏi về thời gian, chúng ta nên sử dụng các từ : Khi nào? Lúc nào? Bao giờ? Các con nhé!
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
*Mục tiêu: củng cố kiến thức bài học cho học sinh.
*Phương pháp: trò chơi.
- GV cho học sinh tham gia trò chơi Lật mảnh ghép và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi số 1:
 Da tôi màu trắng
Bạn cùng bảng đen
Hãy cầm tôi lên
Tôi làm theo bạn
Là cái gì ? ( Viên phấn)
Câu hỏi số 2:
 Đi học lóc cóc theo cùng
Khi về lại bắt khom lưng cõng về
Là cái gì ?( Là cái balo/ Cặp sách)
 Câu hỏi số 3:
Con gì đuôi ngắn tai dài
Mắt hồng lông mượt
Có tài chạy nhanh
Là con gì? (Con thỏ).
Câu hỏi số 4:
 Như cái kẹo nhỏ
Chữ hỏng xóa ngay
Học trò ngày nay
Vẫn dùng đến nó
Là cái gì? (Cục tẩy/ Cục gôm)
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương một số học sinh hăng hái phát biểu, nhắc nhở một số học sinh chưa nghiêm túc trong giờ.
- GV nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Ghép các tiếng sau thành từ ngữ chỉ tình cảm với nơi thân quen .
+ Là cây nho.
- Có tất cả 6 chiếc lá có chứa chữ.
+ Tiếng: thân, quen, tha, thuộc, thiết, thương.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo nhóm.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS giải thích một số từ.
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu: Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô trống. Viết hoa chữ cái đầu câu. 
+ HS: Dấu phẩy, dấu chấm... 
+ Dùng dấu chấm: khi kết thúc câu .
+ Sau dấu chấm, phải viết hoa chữ cái đầu câu tiếp theo.
+ Dấu phẩy: tách các câu. 
- HS lắng nghe.
- HS làm bài tập.
- HS nhận xét bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu: Dùng từ ngữ khi nào, lúc nào, bao giờ đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm. 
- Sáng sớm.
- Là từ chỉ thời gian.
- HS lắng nghe.
+ Khi nào đường phồ bắt dầu nhộn nhịp?
 + Đường phố bắt đầu nhộn nhịp khi nào? 
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS làm bài vào phiếu bài tập.
- HS trình bày bài trước lớp.
-HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi.
- Là viên phấn.
- Là chiếc ba lô.
- Con thỏ.
- Cục gôm.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
 -HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_chu_diem_no.docx