Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 11, Bài 4: Cái bàn học của tôi (Tiết 7+8)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 11, Bài 4: Cái bàn học của tôi (Tiết 7+8)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, học sinh:

 1. Kiến thức: MRVT: Đồ vật (đồ dùng học tập, đồ chơi); đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm; đặt 1 - 2 câu về đồ dùng học tập.

 Xem – kể chuyện Con chó nhà hàng xóm.

 2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ chỉ đồ dùng học tập, đồ chơi; biết đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm ( Cái gì; Con gì?); biết đặt 1 - 2 câu về đồ dùng học tập ( Cái gì; Con gì?) thế nào? Biết diễn đạt, kể lại được câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.

 3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bày tỏ sự ngạc nhiên thích thú; Xem tranh và kể lại được câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.

 4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

 

docx 12 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 3400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 11, Bài 4: Cái bàn học của tôi (Tiết 7+8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 
Thứ ngày tháng năm 2021
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 
CHỦ ĐIỂM 5: NHỮNG NGƯỜI BẠN NHỎ
BÀI 4: CÁI BÀN HỌC CỦA TÔI (tiết 7 - 8, SHS, tr.95, 96)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: MRVT: Đồ vật (đồ dùng học tập, đồ chơi); đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm; đặt 1 - 2 câu về đồ dùng học tập.
Xem – kể chuyện Con chó nhà hàng xóm.
2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ chỉ đồ dùng học tập, đồ chơi; biết đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm ( Cái gì; Con gì?); biết đặt 1 - 2 câu về đồ dùng học tập ( Cái gì; Con gì?) thế nào? Biết diễn đạt, kể lại được câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bày tỏ sự ngạc nhiên thích thú; Xem tranh và kể lại được câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.. 
 4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
2.Học sinh: Sách, vở, vở bài tập, bảng con, phiếu luyện tập 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 7: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ VẬT ( tt)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ đồ vật, đồ chơi.
Mục tiêu: Giúp học sinh biết tìm từ ngữ chỉ đồ vật, đồ chơi qua câu hỏi.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận tìm từ ngữ theo Trò chơi Ô chữ kì diệu.
Cách tiến hành:	
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, tìm từ ngữ chỉ đồ vật, đồ chơi qua câu hỏi.
GV cho xuất hiện ô chữ như trong SGK, hướng dẫn câu mẫu 1.
GV cho HS chia sẻ với nhau trong nhóm 4 ( 2 phút).
GV chốt ý từng câu, tuyên dương, kết hợp giáo dục HS.
GV chuyển ý sang hoạt động 2
Bài tập 3/95: Giải ô chữ sau:
Đồ vật có dây hoặc bàn phím khi đánh phát ra tiếng nhạc.
Mẫu : Đàn
Đồ vật có lòng sâu, để nấu thức ăn.
Đồ vật để uống nước, có quai, thành đứng.
Đồ vật để quét nhà, sân, 
Đồ vật hường làm bằng vải, lụa, để cài hoặc buộc tóc.
Đồ vật thường làm bằng nhựa, khi thổi hoặc ấn vào thì phát ra tiếng để báo hiệu.
HS chia sẻ cho nhau nghe.
Thi đua 4 dãy mở ô chữ.
HS nhận xét theo tiêu chí.
Đàn
Nồi
Ca
Chổi
Nơ
Còi
Từ khoá : Đồ chơi
Hoạt động 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm Ai ( Cái gì, con gì).
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:	
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm 
Ai ( Cái gì, con gì).
GV chốt câu đúng, lưu ý HS khi đặt câu hỏi cuối câu cần có dấu chấm hỏi, đầu câu nhớ viết hoa.
Hoạt động 3: Đặt 1- 2 câu về đồ dùng học tập ( theo mẫu)
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đặt câu theo mẫu Ai ( Cái gì, con gì) thế nào?.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm 4.
Cách tiến hành:	
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, đặt câu theo mẫu Ai ( Cái gì, con gì) thế nào?.
GV chốt câu đúng, lưu ý HS khi đặt câu cuối câu cần có dấu chấm kết thúc câu, đầu câu nhớ viết hoa.
Bài tập 4a/95: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm.
Mẫu : - Cái hộp bút xinh xắn.
Cái gì xinh xắn?
HS đọc yêu cầu bài tập 4a.
Xuất hiện câu 
Chiếc nơ đỏ thắm.
HS thực hiện làm việc nhóm đôi.
HS trình bày, nhận xét.
Cái gì đỏ thắm?
Mặt bàn nhẵn bóng, thơm mùi gỗ mới.
èCái gì nhẵn bóng, thơm mùi gỗ mới?
HS trình bày, nhận xét.
HS thực hành viết vào phiếu luyện tập.
Bài tập 4b/95: Đặt 1 – 2 câu về đồ dùng học tập ( theo mẫu).
Mẫu : 
Ai ( cái gì, con gì)
thế nào?
Chiếc bút
nhỏ nhắn, xinh xinh.
HS thực hiện đặt câu.
TIẾT 8: XEM – KỂ CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
Khởi động: HS hát múa bài Con Cún con
GV giới thiệu bài- Ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: Phán đoán nội dung truyện Con chó nhà hàng xóm; Kể về nội dung mỗi bức tranh trong truyện.
Mục tiêu: Giúp học sinh quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung truyện.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, đặt câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời.
GV yêu cầu HS nêu nội dung từng tranh theo mình quan sát được.
- Quan sát tranh 1 , nói 1 – 2 câu về nội dung bức tranh 1
- GV có thể gợi ý khi HS nói chưa hay :
+ Bé và cún chơi ở đâu?
+ Thời tiết như thế nào?
Tương tự GV yêu cầu HS quan sát từng tranh 2, 3, 4 và cũng nói 1-2 câu về nội dung bức tranh. Gv cũng gợi ý bằng các câu hỏi.
VD : Tranh 2, bạn bè đến thăm bé nhưng khuôn mặt Bé thế nào?
Vì sao Bé buồn?
 Tranh 3 -Khi cún đến thăm Bé thì bé thế nào?
-Bé mong ước điều gì?
- Cún mong ước điều gì?
Tranh 4
- Điều mong ước của Bé và cún đã được thực hiện chưa?
- Bác sĩ đã nói gì với mẹ Bé?
-Giáo viên nhận xét –GD
Chuyển ý sang hoạt động 2 
- HS quan sát 4 bức tranh
* Tranh 1
 *Tranh 2
Tranh 3
* Tranh 4
- HS mở SHS/96- đọc yêu cầu 5a: Xem tranh, nói 1-2 câu về nội dung từng bức tranh.
HS quan sát tranh và trả lời ( có thể 1 tranh 2, 3 em nói)
HS chia sẻ ý kiến cho nhau. Nhận xét bạn.
Tranh 1: Vào một buổi sáng đẹp trời. Bé và cún chơi đùa với nhau trên bãi cỏ trong vườn. 
Tranh 2: Bé vấp phải khúc gỗ. Bé bị thương ở chân phải bó bột. Bạn bè tới thăm Bé.
Khuôn mặt Bé buồn.
Vì Bé nhớ Cún.
Bé rất vui.
Tranh 3 : Bác hàng xóm dẫn cún qua chơi. Bé rất vui mừng khi được gặp cún.
Tranh 4: Vết thương Bé mau lành vì có cún.
Hoạt động 2: Giúp học sinh kể từng đoạn của câu chuyện 
Mục tiêu: Giúp học sinh biết kể lại nội dung từng đoạn của câu chuyện trong nhóm 4. (GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân vật.)
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, kể chuyện.
Cách tiến hành: 
-Giáo viên cho học sinh thảo luận, kể cho nhau nghe trong nhóm 4 ( thời gian 5 phút)
GV nhận xét.
Hoạt động 3: Giúp học sinh kể toàn bộ câu chuyện 
Mục tiêu: Giúp học sinh biết kể lại toàn bộ nội dung của câu chuyện (GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân vật.)
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, kể chuyện.
Cách tiến hành: 
-Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim, Hs kể cho nhau nghe trong nhóm đôi ( thời gian 5 phút)
GV yêu cầu 2 đến 3 HS lên bảng kể lại toàn bộ câu chuyện
( kết hợp với tranh)
GV nhận xét tiết học, giáo dục HS.
- HS mở SHS/96- đọc yêu cầu 5b: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.
2 HS đọc yêu cầu.
HS kể trong nhóm 4
– Nhóm HS lên bảng kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp ( kết hợp vừa kể vừa chỉ vào từng tranh)
-Nghe bạn và giáo viên nhận xét. Lớp nhận xét.
HS xem phim ( đoạn phim về toàn bộ nội dung câu chuyện) Hoặc nghe GV kể mẫu lại toàn bộ câu chuyện.
 CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
 Bé rất thích chó nhưng nhà bé không nuôi con nào. Bé đành chơi với cún bông, con chó của hàng xóm. Bé và cún thường nhảy nhót tung tăng khắp vườn.
 Một hôm, mải chạy theo cún, bé vấp phải một khúc gỗ và ngã đau, không đứng dậy được. Bé khóc. Cún nhìn bé rồi chạy đi tìm người giúp. Mắt cá chân của bé sưng to, vết thương khá nặng nên bé phải bó bột, nằm bất động trên giường.
 Bè bạn thay nhau đến thăm, kể chuyện, mang quà cho bé. Nhưng khi các bạn về, bé lại buồn. Thấy vậy, mẹ lo lắng hỏi:
– Con muốn mẹ giúp gì nào?
Con nhớ cún mẹ ạ!
 Ngày hôm sau, bác hàng xóm dẫn cún sang với bé. Bé và cún càng thân thiết. Cún mang cho bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê... Bé cười, cún sung sướng vẫy đuôi rối rít. Thỉnh thoảng, cún muốn chạy nhảy và nô đùa cùng bé. Nhưng con vật thông minh hiểu rằng chưa đến lúc làm như vậy được.
 Ngày tháo bột đã đến. Bác sĩ rất hài lòng vì vết thương của bé đã lành hẳn. Nhìn bé vuốt ve cún, bác sĩ hiểu chính cún đã giúp bé mau lành.
 Theo Thuý Hà
HS lắng nghe, nhận xét theo tiêu chí:
+ Kể đúng, đủ nội dung
+ Giọng kể 
+ Cử chỉ, điệu bộ
* RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_11_bai.docx