Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 15, Bài 4: Bạn mới (Tiết 7+8)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 15, Bài 4: Bạn mới (Tiết 7+8)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: MRVT về trường học (từ ngữ chỉ hoạt động); đặt và trả lời câu hỏi làm gì?; đọc-kể truyện Chuyện của thước kẻ.

2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ chỉ hoạt động; biết đặt và trả lời câu hỏi làm gì?; biết sắp xếp các tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện; có thể kể lại toàn bộ câu chuyện.

3.Thái độ: Yêu thích môn học, yêu thích đọc sách, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV.

+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

2.Học sinh: Sách, vở, vở bài tập, bảng con,

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi,

2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp

 

docx 14 trang Hà Duy Kiên 11190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 15, Bài 4: Bạn mới (Tiết 7+8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần15
CHỦ ĐIỂM 7: BẠN THÂN Ở TRƯỜNG
BÀI 4: BẠN MỚI (tiết 7 - 8, SHS, tr.127 - 128)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: MRVT về trường học (từ ngữ chỉ hoạt động); đặt và trả lời câu hỏi làm gì?; đọc-kể truyện Chuyện của thước kẻ.
2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ chỉ hoạt động; biết đặt và trả lời câu hỏi làm gì?; biết sắp xếp các tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện; có thể kể lại toàn bộ câu chuyện.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, yêu thích đọc sách, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
2.Học sinh: Sách, vở, vở bài tập, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 7: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRƯỜNG HỌC (TT)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động . 
Mục tiêu: Giúp học sinh biết từ ngữ chỉ hoạt động trong trường học.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận tìm từ ngữ theo kĩ thuật khăn trải bàn.
Cách tiến hành:	
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, tìm từ ngữ chỉ hoạt động trong trường học có tiếng theo yêu cầu.
-Giáo viên nhận xét –GD:
Học sinh tìm từ ngữ chỉ hoạt động trong trường học rất nhanh và chính xác.
Bài tập 3/127: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động có tiếng:
- Các từ có tiếng: học tập, tập đọc, tập viết, tập chép, tập hát, tập thể dục, tập múa, tập làm văn,, tập làm toán,. 
- Các từ có tiếng : đọc sách, đọc bài, đọc truyện, đọc báo, 
- Các từ có tiếng : ca hát, múa hát, hát hò hát nhạc, hát bè, hát đệm, hát dân ca, .
Hoạt động 2: Hoạt động 2: Thực hiện các yêu cầu dưới đây.
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đặt câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3, tìm từ ngữ trả lời câu hỏi làm gì?
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:	
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài. Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu hỏi cho từng câu (Kim làm gì? Thước kẻ làm gì?) để HS tìm được từ ngữ trả lời câu hỏi làm gì?.
-Giáo viên nhận xét –GD:
Để tìm từ ngữ trả lời câu hỏi làm gì? thì các con đặt câu hỏi theo mẫu câu Ai(cái gì, con gì) làm gì?
Bài tập 4a/127: Đặt 1-2 câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3.
VD: -Trong giờ học hôm nay, Lâm tập viết chữ D hoa.
 -Giờ ra chơi, Minh xuống thư viện để đọc sách.
 - Nga và Thảo hát nhạc Tiếng Anh rất hay.
Bài tập 4b/127: Tìm từ ngữ trả lời câu hỏi làm gì? Trong từng câu dưới đây :
 *Kim trò chuyện với hai bạn mới.
 *Thước kẻ xin lỗi bút chì và bút mực.
 -Từ ngữ trả lời câu hỏi làm gì? là trò chuyện và xin lỗi.
-HS nghe bạn và GV nhận xét.
TIẾT 8: KỂ CHUYỆN
Hoạt động 1: Đọc lại truyện Chuyện của thước kẻ. Sắp xếp các tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện. 
Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại nội dung truyện (nhân vật, sự việc,..), nói được nội dung từng tranh và đọc lời nhân vật, sắp xếp các tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm 4.
Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh đọc cá nhân lại bài tập đọc Chuyện của thước kẻ, yêu cầu HS quan sát tranh, nói nội dung từng tranh và đọc lời nhân vật, đặt câu hỏi gởi ý để học sinh sắp xếp các tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện.
Gợi ý câu hỏi
+Qua nội dung các tranh mà em đã kể, em thấy các tranh có được xếp đúng theo trình tự sự việc trong truyện không?
+ Em hãy sắp xếp lại các tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện?
-Giáo viên nhận xét–GD: Học sinh quan sát, thảo luận rất sôi nổi. Các em sắp xếp các tranh theo đúng trình tự sự việc.
Bài tập 5/128: Kể chuyện
 -Trong tranh 1: Thước kẻ cho là mình giỏi hơn hai bạn bút mực và bút chì nên ngực của nó cứ ưỡn mãi lên.
-Trong tranh 2: Thước kẻ,bút mực, bút chì sống cùng nhau rất vui vẻ. Mỗi hình vẽ đẹp, mỗi đường kẻ thẳng tắp là niềm vui chung của cả ba. 
-Trong tranh 3: Thước kẻ bỏ đi và lạc vào bãi cỏ ven đường. Một bác thợ mộc trông thấy thước kẻ liền nhặt lên, đem về uốn lại cho thẳng.Thước kẻ cảm ơn bác thợ mộc và quay về xin lỗi bút mự, bút chì. Từ đó, chúng lại hòa thuận, chăm chỉ như xưa.
-Trong tranh 4: Thấy đường kẻ bị cong, bút mực nói với bút chì: “ Hình như thước kẻ hơi bị cong thì phải?”. Nghe vậy, thước kẻ vẫn thản nhiên đáp: “Tớ vẫn thẳng mà. Lỗi tại hai bạn đấy!”Bút mực cầm gương đến bên thước kẻ và nói: “ Bạn soi thử xem nhé!” Nhìn vào gương, thước kẻ cao giọng: “Đó không phải là tôi!”
- Qua nội dung các tranh mà em đã kể, em thấy các tranh không được xếp theo đúng trình tự sự việc trong truyện.
- Em sắp xếp lại các tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện như sau:
Thước kẻ, bút mực, bút chì sống cùng nhau rất vui vẻ. Mỗi hình vẽ đẹp, mỗi đường kẻ thẳng tắp là niềm vui chung của cả ba.
Thước kẻ cho là mình giỏi hơn hai bạn bút mực và bút chì nên ngực của nó cứ ưỡn mãi lên.
Thấy đường kẻ bị cong, bút mực nói với bút chì: “Hình như thước kẻ hơi bị cong thì phải?”. Nghe vậy, thước kẻ vẫn thản nhiên đáp: “Tớ vẫn thẳng mà. Lỗi tại hai bạn đấy!”Bút mực cầm gương đến bên thước kẻ và nói: “ Bạn soi thử xem nhé!” Nhìn vào gương, thước kẻ cao giọng: “Đó không phải là tôi!”
Thước kẻ bỏ đi và lạc vào bãi cỏ ven đường. Một bác thợ mộc trông thấy thước kẻ liền nhặt lên, đem về uốn lại cho thẳng.Thước kẻ cảm ơn bác thợ mộc và quay về xin lỗi bút mự, bút chì. Từ đó, chúng lại hòa thuận, chăm chỉ như xưa.
Hoạt động 2: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Mục tiêu: Giúp học sinh: Kể lại diễn cảm từng đoạn của câu chuyện.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm.
Cách tiến hành: 
-Giáo viên cho học sinh quan sát tranh để kể lại từng đoạn của câu chuyện. Giáo viên lưu ý cho HS khi kể phải sử dụng ánh mắt, cử chỉ và phân biệt giọng các nhân vật theo gợi ý như sau:
-Đoạn 1(tranh 2): Giọng kể vui tươi, môi nở nụ cười.
-Đoạn 2(tranh 1): Giọng kể buồn. 
-Đoạn 3(tranh 4): Giọng kể buồn. Lời nói của bút mực và bút chì thể hiện sự ngạc nhiên và buồn bã trước thay đổi của thước kẻ. Lời nói của thước kẻ thể hiện sự giận dỗi đối với hai bạn của mình.
-Đoạn 4(tranh 3): Giọng kể buồn sau đó chuyển sang vui. Ánh mặt tràn đầy nỗi xúc động trước sự quay trở lại của thước kẻ.
-Giáo viên nhận xét–GD: Học sinh kể rất diễn cảm từng đoạn của câu chuyện.
Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện và đặt tên khác cho câu chuyện. 
Mục tiêu: Giúp học sinh: kể lại diễn cảm toàn bộ câu chuyện. Đặt một tên khác cho câu chuyện.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm.
Cách tiến hành: 
-Giáo viên cho học sinh kể toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện và đặt tên khác cho câu chuyện. Giáo viên gợi ý cách đặt tên khác cho câu chuyện có thể theo ý nghĩa của câu chuyện, theo hành động, tính cách của nhân vật hay theo nội dung câu chuyện..Giáo viên đưa ra câu hỏi như sau:
- Em hãy đặt một tên khác cho câu chuyện? Giải thích lý do vì sao em đặt tên như vậy?
-Giáo viên nhận xét –GD: Khi nói và đáp lời chào hỏi, các con phải bày tỏ cảm xúc của cho lời nói của mình thêm hay và sinh động nhé.
Đoạn 1: Trong cặp sách, thước kẻ, bút mực, bút chì sống cùng nhau rất vui vẻ. Mỗi hình vẽ đẹp, mỗi đường kẻ thẳng tắp là niềm vui chung của cả ba.
Đoạn 2 : Nhưng ít lâu sau, thước kẻ nghĩ bút mực và bút chì phải nhờ đến mình mới làm được việc. Thước kẻ cho là mình giỏi hơn hai bạn bút mực và bút chì nên ngực của nó cứ ưỡn mãi lên.
Đoạn 3: Thấy đường kẻ bị cong, bút mực nói với bút chì: “ Hình như thước kẻ hơi bị cong thì phải?”. Nghe vậy, thước kẻ vẫn thản nhiên đáp: “Tớ vẫn thẳng mà. Lỗi tại hai bạn đấy!”Bút mực cầm gương đến bên thước kẻ và nói: “ Bạn soi thử xem nhé!” Nhìn vào gương, thước kẻ cao giọng: “Đó không phải là tôi!”.
Đoạn 4: Thước kẻ bỏ đi và lạc vào bãi cỏ ven đường. Một bác thợ mộc trông thấy thước kẻ liền nhặt lên, đem về uốn lại cho thẳng.Thước kẻ cảm ơn bác thợ mộc và quay về xin lỗi bút mực, bút chì. Từ đó, chúng lại hòa thuận, chăm chỉ như xưa.
Trong cặp sách, thước kẻ, bút mực, bút chì sống cùng nhau rất vui vẻ. Mỗi hình vẽ đẹp, mỗi đường kẻ thẳng tắp là niềm vui chung của cả ba. Nhưng ít lâu sau, thước kẻ nghĩ bút mực và bút chì phải nhờ đến mình mới làm được việc. Thước kẻ cho là mình giỏi hơn hai bạn bút mực và bút chì nên ngực của nó cứ ưỡn mãi lên. Thấy đường kẻ bị cong, bút mực nói với bút chì: “ Hình như thước kẻ hơi bị cong thì phải?”. Nghe vậy, thước kẻ vẫn thản nhiên đáp: “Tớ vẫn thẳng mà. Lỗi tại hai bạn đấy!”Bút mực cầm gương đến bên thước kẻ và nói: “ Bạn soi thử xem nhé!” Nhìn vào gương, thước kẻ cao giọng: “Đó không phải là tôi!”. Thước kẻ bỏ đi và lạc vào bãi cỏ ven đường. Một bác thợ mộc trông thấy thước kẻ liền nhặt lên, đem về uốn lại cho thẳng.Thước kẻ cảm ơn bác thợ mộc và quay về xin lỗi bút mực, bút chì. Từ đó, chúng lại hòa thuận, chăm chỉ như xưa.
- Khuyên chúng ta không được kiêu căng.
- Tên khác của câu chuyện là “Câu chuyện về ba người bạn”. Vì nội dung câu chuyện này xoay quanh chủ yếu ba người bạn là thước kẻ, bút chì và bút mực. 
- Tên khác của câu chuyện là “Sự kiêu căng của thước kẻ”. Vì thước kẻ có tính kiêu căng nên tình bạn của cả ba suýt chút nữa tan vỡ. 
- Tên khác của câu chuyện là “Bài học nhớ đời của thước kẻ”. Vì thước kẻ bỏ đi và bị lạc, may nhờ có bác thợ mộc giúp đỡ và thước kẻ cũng nhận ra lỗi lầm của mình, quay về với hai bạn của mình.
-Nghe bạn và giáo viên nhận xét phần kể chuyện.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_15_bai.docx