Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài 4: Út Tin (6 tiết)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài 4: Út Tin (6 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nói về những điểm đáng yêu ở một người bạn của em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Nét đáng yêu của Út Tin sau khi cắt tóc; biết liên hệ bản thân: tôn trọng nét đáng yêu của mỗi người; giữ gìn những nét đẹp đáng yêu.

- Nhìn – viết đúng đoạn thơ; làm quen với tên gọi của một số chữ cái; phân biệt g/gh.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- Biết liên hệ bản thân: tôn trọng nét đáng yêu của mỗi người; giữ gìn những nét đẹp đáng yêu.

 

docx 14 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 25711
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài 4: Út Tin (6 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tiếng việt 2
Tuần 2 CHỦ ĐỀ 1: EM ĐÃ LỚN HƠN
Tiết 5,6 Bài 4: Út Tin ( Tiết 1, 2)
Thời gian thực hiện: ngày tháng năm .
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Nói về những điểm đáng yêu ở một người bạn của em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Nét đáng yêu của Út Tin sau khi cắt tóc; biết liên hệ bản thân: tôn trọng nét đáng yêu của mỗi người; giữ gìn những nét đẹp đáng yêu.
- Nhìn – viết đúng đoạn thơ; làm quen với tên gọi của một số chữ cái; phân biệt g/gh.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: tôn trọng nét đáng yêu của mỗi người; giữ gìn những nét đẹp đáng yêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- SHS, VTV, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Bài viết đoạn từ Quanh hai tai đến trong mắt em để hướng dẫn HS luyện đọc.
- Bài viết chính tả để HS nhìn – viết.
- Tranh ảnh, audio, video clip truyện Thử tài (nếu có).
- Thẻ từ ghi sẵn các chữ cái, tên các chữ cái ở BT 2b để tổ chức cho HS chơi trò chơi. Bảng tên chữ cái hoàn thiện.
Học sinh:
SHS, VTV.
- HS mang tới lớp bài đọc đã đọc.
- HS chuẩn bị bút màu và vật dụng để trang trí thời gian biểu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
A. Hoạt động Mở đầu:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Phương pháp: Trực quan, thảo luận
Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm đôi
- Đọc yêu cầu.
- Quan sát tranh.
- HS thảo luận nhóm đôi nói với bạn về những điểm đáng yêu ở một người bạn .
- Vài HS trình bày:
 Bạn em luôn có buộc hai bím tóc dễ thương. Da bạn trắng hồng và mũm mĩm. Bạn là người hoà đồng luôn giúp đỡ các bạn trong lớp. Đặc biệt bạn giỏi môn toán có thể giúp đỡ em ôn luyện toán hằng ngày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Út Tin.
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, tên gọi, điểm đáng yêu của nhân vật, 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu quan sát tranh.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nói với bạn về những điểm đáng yêu ở một người bạn (có thể chọn bạn cùng lớp hoặc bạn ở nhà).
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Nhận xét. Dẫn dắt giới thiệu HS vào bài mới, ghi tên bài đọc mới Út Tin.
- Yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, tên gọi, điểm đáng yêu của nhân vật, 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Đọc:
Hoạt động 1. Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc Út Tin, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa.
Phương pháp: Làm mẫu, Đàm thoại
Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân
- HS nghe GV đọc mẫu .
- HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: xén, lém lỉnh, trêu, .
- HS luyện đọc câu dài.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- Đọc mẫu với giọng thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm riêng của Út Tin sau khi cắt tóc. Hai câu cuối giọng vui, tự hào vì Út Tin đã lớn hơn.
- Hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: xén, lém lỉnh, trêu, ; 
- Hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Tôi thấy như/ có trăm vì sao b é tí/ cùng trốn trong mắt em. //; Hai má phúng phính/ bỗng thành cái bánh sữa/ có rắc thêm mấy hạt mè. //; 
- Cho HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- Theo dõi, giúp đỡ.
Hoạt dộng 2. Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Nắm nội dung bài: Nét đáng yêu của Út Tin sau khi cắt tóc và trả lời được các câu hỏi . 
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận
Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm 
- Vài HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- + vệt : hình dài nổi rõ trên bề mặt một vật, do tác động của một vật khác đi qua. + dô: lồi cao lên hoặc nhô ra phía trước quá mức bình thường.
+ lém lỉnh : tỏ ra tinh khôn.
+ hếch : chếch lên phía trên.
+ hệt : giống đến mức trông không khác một chút nào.
+ phúng phính : béo, căng tròn: thường dùng gợi tả mặt, má của trẻ em.
+ bẹo : véo.
- HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong SHS.
+ Sau khi cắt tóc gương mặt Út Tin trông lém lỉnh hẳn.
+ Đôi mắt của Út Tin hệt đang cười, có trăm vì sao bé tí cùng trốn trong mắt.
+ Tác giả nghĩ Út Tin không thích bị bẹo má vì ngày mai Út Tin đã là HS lớp 2, đã lớn nên không thích bị bẹo má.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nêu nội dung bài đọc: Nét đáng yêu của Út Tin sau khi cắt tóc.
- HS liên hệ bản thân: cần tôn trọng nét đáng yêu của mỗi người; giữ gìn những nét đẹp đáng yêu
- Gọi HS giải nghĩa một số từ khó.
- HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong SHS.
+ Sau khi cắt tóc gương mặt Út Tin như thế nào?
+ Đôi mắt của Út Tin có gì đẹp?
+ Vì sao tác giả nghĩ Út Tin không thích bị bẹo má?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài. Gợi ý HS liên hệ bản thân.
Hoạt động 3. Luyện đọc lại
Mục tiêu: Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. Biết nghỉ hơi sau dấu câu.
Phương pháp: Thực hành, Hoạt động nhóm
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân, Nhóm 
- HS nghe GV đọc lại đoạn từ Quanh hai tai đến trong mắt em bước đầu xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Quanh hai tai đến trong mắt em.
- HS khá, giỏi đọc cả bài.
- Thi đua đọc bài.
- Lớp nhận xét.
- Đọc lại đoạn từ Quanh hai tai đến trong mắt em và yêu cầu HS xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- Hướng dẫn HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Quanh hai tai đến trong mắt em.
- Gọi HS đọc bài.
- Cho HS thi đua đọc bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
* Viết
Hoạt động 1. Nhìn – viết
Mục tiêu: Chép lại chính xác đoạn thơ. Trình bày đúng hình thức đoạn thơ . 
Phương pháp: Vấn đáp, Thực hành luyện tập
Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân
- HS đọc đoạn thơ.
- Nêu nội dung của đoạn thơ: Chúng ta cần làm những việc có ích, chăm chỉ học hành để không lãng phí thời gian.
- HS đánh vần luyện viết một số tiếng/ 
từ khó đọc, dễ viết sai vào bảng con : gặt hái, ước mong,...
- HS nhìn viết từng dòng thơ vào VBT. 
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
- HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
- Gọi HS đọc đoạn thơ.
- Yêu cầu HS nêu nội dung của đoạn thơ.
- Hướng dẫn HS luyện viết từ khó : gặt hái, ước mong,...
- Hướng dẫn HS nhìn viết từng dòng thơ vào VBT. 
- Nhắc HS: lùi vào 3 – 4 ô đầu mỗi dòng thơ. Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cho HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
- Nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2. Làm quen với tên gọi một số chữ cái
Mục tiêu: Thuộc tên các chữ cái: g; h; i ; k ;l ; m; n ;o ; ô; ơ.
Phương pháp: Trực quan, thảo luận
Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm đôi
- HS đọc yêu cầu BT và bảng tên chữ cái tr.22 SHS.
- Thảo luận tìm chữ cái phù hợp với tên trong nhóm nhỏ.
- Các nhóm chơi trò Tiếp sức ghép thẻ từ ghi chữ cái phù hợp với thẻ từ ghi tên chữ cái.
- HS đọc lại bảng tên chữ cái đã hoàn thành.
- Lớp nhận xét.
- HS học thuộc bảng chữ cái.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT và bảng tên chữ cái tr.22 SHS.
- Cho HS thảo luận nhóm tìm chữ cái phù hợp với tên .
- Tổ chức cho HS chơi trò Tiếp sức ghép thẻ từ ghi chữ cái phù hợp với thẻ từ ghi tên chữ cái.
- Nhận xét, tổng kết trò chơi, chốt ý.
- Cho HS học thuộc bảng chữ cái.
Hoạt động 3. Luyện tập chính tả – Phân biệt g/gh
Mục tiêu: Nắm được quy tắc sử dụng g, gh trong từng trường hợp cụ thể.
Phương pháp: Trực quan, Vấn đáp
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- HS xác định yêu cầu của BT 2(c).
- HS quan sát tranh, thực hiện BT vào VBT.
- HS nêu kết quả và nói thời gian bạn nữ làm mỗi việc trong ngày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời: Khi đứng trước các âm “ i , ê, e” thì viết âm /gh/. Khi đứng trước các âm còn lại o, ô, a, ư, thì viết /g/
- Nhận xét, bổ sung.
- Trả lời câu hỏi:
+ Thời gian biểu là bản kê thời gian và trình tự làm các công việc khác nhau theo quy định (thường là trong ngày, trong tuần lễ).
+ Thời gian biểu giúp kiểm soát được thời gian, vừa hoàn thành công việc vừa nghỉ ngơi một cách hiệu quả.
- Lắng nghe.
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT 2(c).
- Yêu cầu HS quan sát tranh, thực hiện BT vào VBT.
- Gọi vài HS nêu kết quả và nói thời gian bạn nữ làm mỗi việc trong ngày.
- Nhận xét, chốt ý: 
+ 6 giờ: ngủ dậy, xếp chăn gối.
+ 7 giờ: đi học.
+ 4 giờ: tan học.
+ 5 giờ: tắm gội.
+ 6 giờ: ăn tối, lau bàn ghế.
+ 9 giờ: đi ngủ.
- Gọi HS nêu luật chính tả g, gh.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Thời gian biểu là gì?
+ Thời gian biểu có ích lợi gì?
- Nhận xét, liên hệ thực tế yêu cầu HS lập thời gian biểu cho mình để có kế hoạch học tập, vui chơi hợp lí.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TRẢI NGHIỆM
 Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm của bài học. Chuẩn bị tốt bài học của tiết sau.
 Phương pháp: Tự học.
 Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Lắng nghe.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những bạn tích cực xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà lập thời gian biểu cho mình. Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Gọi HS nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 . ..
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tiếng việt 2
Tuần 2 CHỦ ĐỀ 1: EM ĐÃ LỚN HƠN
Tiết 7, 8 Bài 4: Út Tin ( Tiết 3, 4)
Thời gian thực hiện: ngày tháng năm .
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- MRVT về trẻ em (từ ngữ có tiếng sách, học); đặt câu với từ ngữ tìm được.
- Nghe – kể: Thử tài.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: tôn trọng nét đáng yêu của mỗi người; giữ gìn những nét đẹp đáng yêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- SHS, VTV, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Bài viết đoạn từ Quanh hai tai đến trong mắt em để hướng dẫn HS luyện đọc.
- Bài viết chính tả để HS nhìn – viết.
- Tranh ảnh, audio, video clip truyện Thử tài (nếu có).
- Thẻ từ ghi sẵn các chữ cái, tên các chữ cái ở BT 2b để tổ chức cho HS chơi trò chơi. Bảng tên chữ cái hoàn thiện.
Học sinh:
SHS, VTV.
- HS mang tới lớp bài đọc đã đọc.
- HS chuẩn bị bút màu và vật dụng để trang trí thời gian biểu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
1.Hoạt động Mở đầu:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Phương pháp: Đàm thoại
Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Hs hát
- HS lắng nghe
- Nêu lại tựa bài.
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: Luyện từ, Luyện câu
- GV ghi bảng tên bài
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
 Hoạt động 1. Luyện từ:
Mục tiêu: Biết cách ghép từ vào tiếng sách và tiếng học để tìm được các từ ngữ có tiếng sách, có tiếng học.
Phương pháp: Đàm thoại, Thảo luận
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Nhóm
- HS xác định yêu cầu của BT 3, quan sát mẫu.
- Chú ý lắng nghe.
- Thảo luận tìm từ ngữ theo yêu cầu trong nhóm nhỏ bằng kĩ thuật Khăn trải bàn, mỗi HS tìm 2 từ cho mỗi nhóm, ghi vào thẻ từ. 
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nghe GV nhận xét kết quả.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT3.
- Hướng dẫn HS cách ghép từ: Có thể ghép từ vào trước tiếng sách/ học hoặc sau tiếng sách/học ví dụ như:
+ Ghép vào trước tiếng sách/học : sách vở, học bài 
+ Ghép vào sau tiếng sách/ học : đọc sách, bài học 
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm ghi vào bảng phụ theo kĩ thuật khăn trải bàn.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Nhận xét, chốt ý:
+ Có tiếng sách: sách vở, quyển sách, cặp sách, sách giáo khoa,...
+ Có tiếng học : học bài, đi học, học hành, chăm học, học hỏi,...
Hoạt động 2 Luyện câu:
Mục tiêu: Biết dùng các từ vừa tìm được ở BT3 đặt thành câu.
Phương pháp: Thảo luận
Hình thức tổ chức: Nhóm
- HS đọc yêu cầu của BT4.
- HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.
- HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu:
+ Em soạn sách vở trước khi đến lớp.
+ Em chăm chỉ học hành.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS viết vào VBT một câu có chứa từ ngữ tìm được ở BT 3.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT4.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi đặt câu có từ ngữ tìm được ở BT3.
- Gọi vài cặp HS trình bày.
- Nhận xét câu.
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập.
- Nhận xét VBT của HS.
3. Hoạt động Luyện tập thực hành:
* Kể chuyện (Nghe – kể)
Hoạt động 1. Nghe GV kể chuyện Thử tài
Mục tiêu: Ghi nhớ nội của câu chuyện.
Phương pháp: Động não, Giảng giải minh họa
Hình thức tổ chức: Cả lớp
- HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện
- HS nghe GV kể chuyện lần thứ nhất (có thể dùng tệp ghi âm giọng kể) để kiểm tra phán đoán.
- HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện.
-HS nghe và quan sát GV kể chuyện lần thứ hai (có thể dùng tệp ghi âm và ghi hình giọng kể phối hợp với tranh, hình ảnh động minh hoạ) kết hợp quan sát từng tranh minh hoạ để ghi nhớ nội dung từng đoạn của câu chuyện.
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK
- GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung chú ý của HS.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện.
- GV kể chuyện lần thứ hai (có thể dùng tệp ghi âm và ghi hình giọng kể) phối hợp với tranh, hình ảnh động minh hoạ
Hoạt động 2. Kể từng đoạn của câu chuyện
tiêu: Biết quan sát tranh và câu gợi ý để kể lại từng đoạn câu chuyện.
Phương pháp: Trực quan, Thảo luận
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Nhóm
- Thảo luận nhóm quan sát tranh và câu gợi ý để kể lại từng đoạn của câu . 
- Các nhóm trình bày mỗi thành viên kể một đoạn tiếp sức nhau kể từng đoạn câu chuyện trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và dựa vào câu gợi ý thảo luận nhóm để kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
- GV hướng dẫn HS kết hợp sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân vật.)
- Gọi các nhóm HS trình bày.
- Nhận xét.
Hoạt động 3. Kể toàn bộ câu chuyện
Mục tiêu: Hiểu được nội dung và kể lại được câu chuyên.
Phương pháp: Đàm thoại, Thảo luận
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Nhóm
- Thảo luận kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.
- Một vài HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS nói về nhân vật em thích, giải thích lí do. 
- Nêu nội dung câu chuyện: Nhà vua thử tài cậu bé thông minh và đưa cậu vào trường học để nuôi dạy thành tài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi vài HS trình bày.
- Nhận xét. 
- Yêu cầu HS nói về nhân vật em thích, giải thích lí do. 
- Trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Nhận xét.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: 
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm của bài học. Chuẩn bị tốt bài học của tiết sau.
Phương pháp: Đàm thoại, Thảo luận
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân, Nhóm
- Tìm từ có tiếng sách, có tiếng học và đặt câu , nghe - kể chuyện Thử tài.
- Chú ý lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS nêu các nội dung vừa học.
- Dặn HS về nhà chia sẻ câu chuyện với người thân. Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 . ..
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tiếng việt 2
Tuần 2 CHỦ ĐỀ 1: EM ĐÃ LỚN HƠN
Tiết 9, 10 Bài 4: Út Tin ( Tiết 5, 6)
Thời gian thực hiện: ngày tháng năm .
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Lập được thời gian biểu một buổi trong ngày.
- Chia sẻ được một bài đã đọc về trẻ em.
- Trang trí được thời gian biểu và nói với bạn một việc làm em viết trong thời gian biểu.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: tôn trọng nét đáng yêu của mỗi người; giữ gìn những nét đẹp đáng yêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- SHS, VTV, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Bài viết đoạn từ Quanh hai tai đến trong mắt em để hướng dẫn HS luyện đọc.
- Bài viết chính tả để HS nhìn – viết.
- Tranh ảnh, audio, video clip truyện Thử tài (nếu có).
- Thẻ từ ghi sẵn các chữ cái, tên các chữ cái ở BT 2b để tổ chức cho HS chơi trò chơi. Bảng tên chữ cái hoàn thiện.
Học sinh:
SHS, VTV.
- HS mang tới lớp bài đọc đã đọc.
- HS chuẩn bị bút màu và vật dụng để trang trí thời gian biểu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
1. Hoạt động Mở đầu:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Phương pháp: Trò chơi
Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Lớp chia thành hai đội.
- Lắng nghe GV giới thiệu trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ” và cách chơi, luật chơi.
- Hai đội thi đua chơi trò chơi.
- Nêu lại tựa bài.
- Chia lớp thành hai đội.
- Giới thiệu trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ” và cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ”
- Nhận xét, tổng kết trò chơi. Dẫn dắt HS vào bài mới.
- Ghi tựa bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
* Viết thời gian biểu
Hoạt động 1. Phân tích mẫu
Mục tiêu: Nhận biết cách trình bày thời gian biểu.
Phương pháp: Thảo luận
Hình thức tổ chức: Nhóm đôi
- HS xác định yêu cầu của BT 6a.
- Đọc lại bài Thời gian biểu và trả lời câu hỏi trong nhóm đôi.
- Một vài HS nói trước lớp. 
+ Bạn Đình Anh lập thời gian biểu cho những buổi sáng, trưa, chiều, tối.
2
+ Mỗi cột trong thời gian biểu của bạn Đình Anh viết thời gian công việc cần thực hiện.
- HS nhận xét về cách bạn Đình Anh trình bày thời gian biểu.
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT 6a.
- Yêu cầu HS đọc lại bài Thời gian biểu và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+ Bạn Đình Anh lập thời gian biểu cho những buổi nào trong ngày?
+ Mỗi cột trong thời gian biểu của bạn Đình Anh viết những nội dung gì?
- Nhận xét, chốt ý: Thời gian biểu của bạn Đình Anh viết trong một ngày với thời gian là buổi sáng, trưa, chiều, tối. Được chia thành 2 cột là cột thời gian và cột công việc.
Hoạt động 2. Viết thời gian biểu
Mục tiêu: Viết được thời gian biểu một buổi trong ngày của mình.
Phương pháp: Thảo luận, Đàm thoại
Hình thức tổ chức: Nhóm, Cả lớp
- HS xác định yêu cầu của BT 6b.
- Thảo luận nhóm đôi nói với bạn những việc em làm của một buổi trong ngày và thời gian làm mỗi việc.
- HS viết thời gian biểu một buổi trong ngày.
- Một vài HS đọc bài trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT6b.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nói với bạn những việc em làm của một buổi trong ngày và thời gian làm mỗi việc.
- Cho HS viết thời gian biểu một buổi trong ngày.
- Nhận xét, chốt ý:
THỜI GIAN BIỂU
Thời gian
Công việc
- 6 giờ - 7 giờ 
- 7 giờ 30 – 10 giờ 40 phút
-Vệ sinh cá 
nhân, ăn sáng. 
-Học ở trường.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Hoạt động 1. Đọc mở rộng
a) Chia sẻ một bài đã đọc về trẻ em
Mục tiêu: Biết chia sẻ về tên bài đọc, tên tác giả, thông tin em biết, 
Phương pháp: Thảo luận
Hình thức tổ chức: Nhóm 
- HS xác định yêu cầu của BT 1a.
- HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài đọc, tên tác giả, thông tin em biết, 
- Một vài HS chia sẻ trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1a.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài đọc, tên tác giả, thông tin em biết, 
- Gọi vài HS trình bày.
- Nhận xét.
b) Viết Phiếu đọc sách (VBT)
Mục tiêu: Viết những điều mình đã chia sẻ về tên bài đọc, tên tác giả, thông tin em biết, vào phiếu đọc sách.
Phương pháp: Thực hành, luyện tập
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả, thông tin em biết.
- Một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả, thông tin em biết.
- Gọi vài HS chia sẻ phiếu đọc sách.
- Nhận xét.
Hoạt động 2. Chơi trò chơi Hoạ sĩ nhí.
a) Trang trí thời gian biểu
Mục tiêu: Trang trí được thời gian biểu một buổi trong ngày và chia sẻ với bạn cách trang trí của mình.
Phương pháp: Luyện tập, thực hành
Hình thức tổ chức: Cá nhân
- HS xác định yêu cầu của BT 2a.
- HS trang trí thời gian biểu một buổi trong ngày và chia sẻ với bạn cách trang trí của em.
- Vài HS trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2.
- Yêu cầu HS trang trí thời gian biểu một buổi trong ngày và chia sẻ với bạn cách trang trí của em.
- Gọi vài HS trình bày.
- Nhận xét về cách trang trí thời gian biểu của HS.
b) Nói với bạn việc làm em viết trong thời gian biểu
Mục tiêu: Nói được những việc làm mình viết thời gian biểu cùng bạn.
Phương pháp: Thảo luận
Hình thức tổ chức: Nhóm
- HS xác định yêu cầu của BT 2b.
- HS trao đổi trong nhóm đôi.
- Lớp nhận xét.
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT 2b.
- Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm đôi: Nói với bạn việc làm em viết trong thời gian biểu .
- Nhận xét.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
Mục tiêu: Biết thực hiện những việc cần làm theo thời gian biểu để không lãng phí thời gian và làm việc khoa học hơn, hợp lí hơn.
Phương pháp: Đàm thoại
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- Lắng nghe.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những bạn tích cực xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà chia sẻ thời gian biểu với người thân. Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Gọi HS nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 . ..

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_2_bai.docx