Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 21, Bài 2: Chuyện bốn mùa (Tiết 1+2)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 21, Bài 2: Chuyện bốn mùa (Tiết 1+2)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

1.1. Năng lực ngôn ngữ:

- Nói: Kể tên các mùa trong năm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.

 Kể tên được một số loại hoa, quả thường có trong mỗi mùa.

- Đọc: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng đấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Thế giới thiên nhiên vô cùng diệu kì. Từ đó thể hiện tình yêu thiên nhiên và kích thích sự ham hiểu biết, tìm hiểu về thiên nhiên.

- Nghe : Lắng nghe và nhận xét phần đọc bài, trả lời câu hỏi của bạn.

1.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

2. Phẩm chất:

- Nhân ái: Yêu quý thiên nhiên, cảnh vật bốn mùa.

- Chăm chỉ: Chăm học, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Tham gia tốt các hoạt động học tập.

II. Phương tiện dạy học

- Giáo viên: Giáo án điện tử

- Học sinh: SGK

 

docx 4 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 10111
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 21, Bài 2: Chuyện bốn mùa (Tiết 1+2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 21
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2
CHỦ ĐIỂM : BỐN MÙA TƯƠI ĐẸP
BÀI 2: CHUYỆN BỐN MÙA (tiết 1, 2_ SHS, tr.26 - 27)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực ngôn ngữ: 
- Nói: Kể tên các mùa trong năm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.
 Kể tên được một số loại hoa, quả thường có trong mỗi mùa.
- Đọc: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng đấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Thế giới thiên nhiên vô cùng diệu kì. Từ đó thể hiện tình yêu thiên nhiên và kích thích sự ham hiểu biết, tìm hiểu về thiên nhiên. 
- Nghe : Lắng nghe và nhận xét phần đọc bài, trả lời câu hỏi của bạn.
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
Phẩm chất: 
- Nhân ái: Yêu quý thiên nhiên, cảnh vật bốn mùa.
- Chăm chỉ: Chăm học, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tham gia tốt các hoạt động học tập.
II. Phương tiện dạy học
- Giáo viên: Giáo án điện tử
- Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
A. Khởi động (5’)
 Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và dẫn dắt vào bài mới.
 Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm đôi
 Cách tiến hành:
- GV giới thiệu tên chủ điểm Bốn mùa tươi đẹp.
và hỏi HS : “ Em có suy nghĩ gì về tên chủ điểm Bốn mùa tươi đẹp.
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với bạn về về tên của các mùa mà em biết.
- Cho HS trình bày trước lớp
- GV nhận xét kết hợp giới thiệu bài mới Chuyệ̣n bốn mùa 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nói về việc gì, 
B. Khám phá và luyện tập
HĐ1: Luyện đọc thành tiếng (30’)
Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng, lưu loát từ ngữ, câu, đoạn, bài.
Phương pháp, hình thức tổ chức: rèn luyện theo mẫu, đọc cá nhân, nhóm 2(từ khó, câu), nhóm 3(đoạn), thi đọc
Cách tiến hành:
- Đọc mẫu toàn bài.
- Nêu cách đọc: đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của từng mù̀a, giọng nàng Đông buồn bã, giọng nàng Xuân vui tươi, giọng nàng Thu nhỏ nhẹ, giọng nàng Hạ tinh nghịch, giọng bà Đất hiền từ
- Yêu cầu HS đọc bài theo nhóm 2 và lưu ý các từ khó đọc.
- Yêu cầu HS nêu từ khó đọc 
- Hướng dẫn cách đọc từ khó 
- Mời một số HS luyện đọc lại 
- Nhận xét
- Hướng dẫn cách ngắt nghỉ ở một số câu dài, nhấn giọng ở một số từ ngữ: 
Nhưng phả̉i có nắng của em Hạ,/ cây trong vườn/ mới đơm trái ngọt.
 Cháu có công ấp ủ mầm sống/ để cây cối đâm chồi/ nảy lộc.//
- Yêu cầu HS luyện đọc câu theo nhóm 2.
- Mời 1, 2 nhóm đọc lại.
- Hướng dẫn giải nghĩa từ cần lưu ý. Cho HS xem hình ảnh minh hoạ (lộc, rước đèn phá cỗ, bập bùng bếp lửa nhà sàn)
- Chia bài làm 3 đoạn. Yêu cầu HS đọc đoạn theo nhóm 3. 
- Cho các nhóm thi đọc
- Hướng dẫn học sinh nhận xét bạn đọc.
- HS nghe GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu suy nghĩ của mình về tên chủ điểm Bốn mùa tươi đẹp.
- HS hoạt động nhóm đôi chia sẻ với bạn về tên của các mùa mình biết:
VD: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông, mùa nắng, mùa mưa, 
- HS trình bày trước lớp
- HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Chuyệ̣n bốn mùa, nhắc lại tên bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc, nhân vật, lời nói, hành động của các nhân vật, 
- Lắng nghe
- HS đọc nối tiếp trong nhóm 2
- HS nêu từ khó đọc. VD: sung sướng, nảy lộc, phá cỗ
- HS luyện đọc từ khó đọc.
- Lắng nghe, theo dõi SGK
- HS luyện đọc
- HS đọc câu
HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: lộc (chồi lá non), 
- Luyện đọc theo nhóm 3, mỗi HS đọc 1 đoạn.
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- Đại diện các nhóm nhận xét.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
HĐ2: Luyện đọc hiểu (10’)
Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi trong sách. Biết liên hệ bản thân
Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm 4.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu thảo luận nhóm 4 và thực hiện các yêu cầu sau:
* Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Yêu cầu lớp phó học tập điều khiển các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, hỏi HS về nội dung bài đọc.
- Hỏi HS: Qua bài đọc trên, em có suy nghĩ gì về thiên nhiên, cảnh vật bốn mùa.
Thư giãn : - GV cho HS xem đoạn phim về bốn mùa
HĐ3: Luyện đọc lại (15’)
Mục tiêu: HS nêu được nội dung bài, đọc bài lưu loát, đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của từng mù̀a, giọng nàng Đông buồn bã, giọng nàng Xuân vui tươi, giọng nàng Thu nhỏ nhẹ, giọng nàng Hạ tinh nghịch, giọng bà Đất hiền từ.
Phương pháp, hình thức tổ chức: rèn luyện theo mẫu, vấn đáp, thi đọc.
Cách tiến hành:
- GV hỏi: Qua bài Chuyện bốn mùa, em hiểu được điều gì?
- GV: Vậy các em cần đọc bài với giọng thế nào?
- GV đọc mẫu lại đoạn 3 từ Các cháu đến đáng yêu.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 3 trong nhóm 2.
- GV cho HS thi đọc đoạn 3 trước lớp, HS khá, giỏi thi đọc cả bài.
HĐ4: Luyện tập mở rộng (10’)
Mục tiêu: HS kể tên được các loại hoa quả thường có ở mỗi mùa.
Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm 4, trò chơi Hoa thơm trái ngọt
Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm 4 về các loại hoa quả thường có ở mỗi mùa.
- Tổ chức trò chơi Hoa thơm trái ngọt. GV nói Hoa trái mùa nào thì các nhóm sẽ nhanh chóng viết ra bảng nhóm càng nhiều loại hoa trái mùa đó càng tốt trong thời gian 2 phút.
Đội nào viết nhiều và đúng hoa trái theo mùa thì sẽ giành chiến thắng.
- Tổng kết trò chơi. Tuyên dương đội chiến thắng.
- GV lưu ý: có những loại hoa quả có trong 4 mùa: chuối, mười giờ, cúc bách nhật,...
Hiện nay, nhờ kĩ thuật lai tạo giống, có những loài hoa quả có ở cả 4 mùa, VD: hoa cúc, cam, xoài, bưởi, dưa hấu
- GV có thể mở rộng cho HS biết về hoa, quả
vùng miền theo mùa).
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo nhóm 4 để trả lời câu hỏi trong SGK.
- Trình bày trước lớp
- Lắng nghe, nhận xét phần trình bày của bạn
- HS nêu nội dung bài đọc: Mỗi mùa trong năm đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
- HS liên hệ bản thân: Yêu quý thiên nhiên, cảnh vật bốn mùa.
- HS nêu cách hiểu của mình. 
- HS nêu giọng đọc bài, xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS nghe GV đọc lại đoạn từ Các cháu đến đáng yêu.
- HS luyện đọc trong nhóm 2, đọc trước lớp đoạn 3
- HS thi đọc, nhận xét bài đọc của bạn
- HS thảo luận nhóm 4 về các loại hoa quả thường có ở mỗi mùa.
- Tham gia trò chơi Hoa thơm trái ngọt theo nhóm 4.
VD: 
mùa xuân: hoa đào, hoa mai, cam, quýt mùa hè: hoa phượng, hoa bằng lăng, quả vải, quả mận 
mùa thu: hoa cúc, quả hồng, quả bưởi, quả xoài
mùa đông: hoa dong riềng, quả lựu, quả lê
- Lắng nghe
 RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_21_bai.docx