Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 22, Bài 1: Mùa đông ở vùng cao (Tiết 3+4)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 22, Bài 1: Mùa đông ở vùng cao (Tiết 3+4)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức:

1. Mở rộng được vốn từ bốn mùa (từ ngữ chỉ sự vật và chỉ màu sắc); đặt được câu hỏi Khi nào?; ghép được từ ngữ thành câu, sắp xếp câu thành đoạn văn.

2. Nghe – kể được từng đoạn của câu chuyện Sự tích mùa xuân và bộ lông trắng của thỏ theo tranh và từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.

2.Kĩ năng:

– Đặt được câu hỏi Khi nào?; ghép được từ ngữ thành câu, sắp xếp câu thành đoạn văn.

– Kể được từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.

3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bày tỏ sự ngạc nhiên thích thú.

4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV.

+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

 + Thẻ từ để HS làm BT 3.

 + Tranh ảnh, video clip truyện Sự tích mùa xuân và bộ lông trắng của thỏ (nếu có).

2.Học sinh: SHS, VTV, VBT, bảng con,

 

docx 8 trang Hà Duy Kiên 15960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 22, Bài 1: Mùa đông ở vùng cao (Tiết 3+4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: / /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 22
CHỦ ĐIỂM: BỐN MÙA TƯƠI ĐẸP
BÀI: MÙA ĐÔNG Ở VÙNG CAO (tiết 3 – 4, SHS, tr.39 – 40)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: 
1. Mở rộng được vốn từ bốn mùa (từ ngữ chỉ sự vật và chỉ màu sắc); đặt được câu hỏi Khi nào?; ghép được từ ngữ thành câu, sắp xếp câu thành đoạn văn.
2. Nghe – kể được từng đoạn của câu chuyện Sự tích mùa xuân và bộ lông trắng của thỏ theo tranh và từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.
2.Kĩ năng: 
– Đặt được câu hỏi Khi nào?; ghép được từ ngữ thành câu, sắp xếp câu thành đoạn văn.
– Kể được từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bày tỏ sự ngạc nhiên thích thú. 
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
 + Thẻ từ để HS làm BT 3.
 + Tranh ảnh, video clip truyện Sự tích mùa xuân và bộ lông trắng của thỏ (nếu có).
2.Học sinh: SHS, VTV, VBT, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi, 
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 3: MRVT: Bốn mùa (tiếp theo)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2p
Hoạt động khởi động 
– GV cho HS bắt bài hát
– GV giới thiệu bài
– GV ghi bảng tên bài
– HS hát.
– HS lắng nghe.
– HS quan sát.
15p
Hoạt động 1: Luyện từ (Tìm từ ngữ chỉ mùa, hoa, quả, màu sắc).
Mục tiêu: Giúp học sinh biết tìm từ ngữ chỉ mùa, hoa, quả, màu sắc.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận tìm từ ngữ theo kĩ thuật khăn trải bàn.
Cách tiến hành:	
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3. 
– HD HS tìm từ ngữ theo yêu cầu trong nhóm nhỏ và ghi vào thẻ từ. Chia sẻ kết quả trước lớp.
– Gọi HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được (nếu cần).
– Gọi HS nhận xét.
– GV nhận xét.
– HS xác định yêu cầu của BT 3
a. Chỉ mùa: xuân, hè, thu.
b. Chỉ hoa: bắp, bầu, mơ, phượng, vông.
 Chỉ quả: cam, quýt.
 Chỉ màu sắc: trắng, đỏ rực, vàng.
– HS tìm từ ngữ theo yêu cầu.
– HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được.
– HS nhận xét.
– HS lắng nghe.
19p
Hoạt động 2: Luyện câu
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đặt câu với từ ngữ chỉ hoạt động hoặc tính nết của trẻ em.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:	
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4a.
– HD HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. 
– HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu.
– Gọi HS nhận xét.
– GV nhận xét.
– Gọi HS xác định yêu cầu của BT 4b.
– HD HS viết vào VBT và chia sẻ kết quả trong nhóm đôi. 
– Gọi một vài nhóm trình bày.
– Gọi HS nhận xét.
– GV nhận xét.
– HD HS thực hiện yêu cầu của BT 4c, viết đoạn văn sau khi đã sắp xếp vào VBT.
– Yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
– HS xác định yêu cầu của BT 4a (Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm)
– HS làm việc trong nhóm đôi.
– HS chia sẻ trước lớp.
+ Hoa mơ nở trắng như tuyết khi nào? (Khi nào hoa mơ nở trắng như tuyết?)
+ Hoa phượng đỏ rực khi nào? (Khi nào hoa phượng đỏ rực?)
+ Cam quýt chín vàng khi nào? (Khi nào cam quýt chín vàng?)
+ Cúc họa mi nở rộ khi nào? (Khi nào cúc họa mi nở rộ?)
– HS nhận xét.
– HS lắng nghe.
– HS xác định yêu cầu của BT 4b (Chọn từ ngữ ở thẻ màu xanh phù hợp vơis từ ngữ ở thẻ màu hồng).
– HS viết vào VBT.
– HS trình bày.
– HS nhận xét.
– HS lắng nghe.
– HS thực hiện.
5
4
3
2
1
– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
TIẾT 4: Kể chuyện (Nghe – kể): Sự tích mùa xuân và bộ lông trắng của thỏ
SỰ TÍCH MÙA XUÂN VÀ BỘ LÔNG TRẮNG CỦA THỎ
 1. Ngày xưa chỉ có ba mùa hạ, thu, đông và mọi loài thỏ đều có bộ lông màu xám. Có hai mẹ con nhà thỏ sống trong khu rừng nọ. Mỗi khi chuyển từ mùa đông rét buốt sang mùa hạ nóng nực, thỏ mẹ lại bị ốm. Nó ao ước có một mùa ấm áp.
 2. Thỏ con nghe nói mùa ấm áp đó là mùa xuân. Nhưng mùa xuân chỉ đến khi có cầu vồng cùng muôn hoa chào đón. Thương mẹ, nó bàn với bác gấu:
 – Ta làm một chiếc cầu vồng để đón mùa xuân...
 – Nhưng bằng cách nào? – Bác gấu hỏi.
 – Cháu sẽ rủ các bạn góp những chiếc lông đẹp nhất...
 Tin truyền đi khắp nơi, chim muông góp những chiếc lông đẹp nhất, chim sâu kết lại làm cầu vồng bảy sắc.
 3. Còn thỏ con đi tìm gặp từng loài hoa xin giúp đỡ. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của thỏ, các loài hoa đều hứa khi chị gió báo tin sẽ cùng nở.
 Một buổi sáng cuối mùa đông, khi chim sâu dệt xong những mảng màu cuối cùng, cầu vồng xuất hiện. Chị gió nhanh chóng báo tin cho các loài hoa cùng nở. Thế là mùa xuân ấm sáp về.
 4. Từ đó, mặt đất có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Còn chú thỏ hiếu thảo, biết kết nối chim muông và các loài hoa để cùng đón xuân về được mùa xuân tặng một chiếc áo trắng tinh, mềm mại. Chiếc áo đó còn mãi đến bây giờ.
Theo Truyện cổ tích Việt Nam
15p
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện
Mục tiêu: Nghe được câu chuyện Sự tích mùa xuân và bộ lông trắng của thỏ. 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, đặt câu hỏi gởi ý để học sinh trả lời.
– Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.
 – GV kể chuyện lần thứ nhất (có thể dùng tệp ghi âm giọng kể) để kiểm tra phán đoán. GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung chú ý của HS. 
– HD HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện. 
– GV kể chuyện lần thứ hai (có thể dùng tệp ghi âm và ghi hình giọng kể phối hợp với tranh, hình ảnh động minh hoạ) kết hợp quan sát từng tranh minh hoạ để ghi nhớ nội dung từng đoạn của câu chuyện.
– HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện. 
– HS nghe GV kể lần 1.
– HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện.
– HS nghe GV kể chuyện lần thứ hai.
10p
Hoạt động 2: Nghe kể từng đoạn của câu chuyện
Mục tiêu: Giúp học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm, sắm vai.
Cách tiến hành: 
– Yêu cầu HS quan sát tranh và câu hỏi gợi ý để kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp.
 – HD HS kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm nhỏ. (GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân vật.)
 – HD Nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp. 
– Gọi HS nhận xét.
– GV nhận xét phần kể chuyện. 
– HS quan sát tranh 
– HS làm việc theo nhóm.
– HS kể trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện.
7p
Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện
Mục tiêu: Giúp học sinh kể toàn bộ câu chuyện. 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm, sắm vai.
Cách tiến hành: 
– Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.
 – Một vài HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. 
– Gọi HS nhận xét.
– GV nhận xét phần kể chuyện. 
– Yêu cầu HS nói về nhân vật em thích, giải thích lí do. Trao đổi về nội dung câu chuyện.
– HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.
– HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
– HS nhận xét.
– HS lắng nghe.
– HS chia sẻ
4p
Hoạt động củng cố và nối tiếp 
– Nêu lại nội dung bài 
– Nhận xét, đánh giá.
– Về học bài, chuẩn bị 
– HS nêu lại nội dung bài.
– Nhận xét, tuyên dương.
– Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_22_bai.docx