Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 22 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Lê Hồng Phong

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 22 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Lê Hồng Phong

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

*Kiến thức- Kỹ năng:

- Giải được câu đố về các mùa, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh học.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đírng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp thú vị của thiên nhiên mùa hè, bày tỏ tình yêu vạn vật quanh mình, thiên nhiên thanh bình; biết liên hệ bản thân: Yêu mến mùa hè, vạn vật quanh mình; nêu được một số từ ngữ chỉ đặc điểm của bầu trời, cây cối, hoa quả mùa hè.

* Phẩm chất và năng lực:

- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– SHS, VTV, VBT, SGV.

– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

 

doc 10 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 5872
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 22 - Năm học 2021-2022 - Trường TH Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KEÁ HOAÏCH BAØI DAÏY Tuần 22 
 MÔN: TIẾNG VIỆT Tiết 1+ Tiết 2 
 BÀI : DÀN NHẠC MÙA HÈ 
Ngày: 24 - 01 - 2022
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
*Kiến thức- Kỹ năng: 
- Giải được câu đố về các mùa, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh học. 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đírng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp thú vị của thiên nhiên mùa hè, bày tỏ tình yêu vạn vật quanh mình, thiên nhiên thanh bình; biết liên hệ bản thân: Yêu mến mùa hè, vạn vật quanh mình; nêu được một số từ ngữ chỉ đặc điểm của bầu trời, cây cối, hoa quả mùa hè.
* Phẩm chất và năng lực: 
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– SHS, VTV, VBT, SGV. 
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Khởi động: 
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi về các câu đố.
- GV giới thiệu tên bài.
Khám phá và luyện tập:
Đọc:
1 Luyện đọc thành tiếng:
- GV đọc mẫu (giọng đọc vui nhộn)
- Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó: loa, nhịp chày, sóng đôi, .
- GV kết hợp giải nghĩa từ cho HS xem tranh minh họa về 2 loại nhạc cụ này: 
- GV Mở rộng: Vì cùng có hai dây nên đàn hồ có cấu tạo giống như đàn nhị nhưng kích thước bầu cộng hưởng lớn hơn, âm thanh trầm hơn đàn nhị.
2 Luyện đọc hiểu: 
- GV gọi 1 HS đọc khổ thơ thứ nhất
+ Ai mở màn cho khúc nhạc mùa hè?
- GV gọi 2 HS đọc cả bài thơ.
+ Gọi tên những người bạn trong dàn nhạc mùa hè? (HS xem tranh minh họa những người bạn này trong SGK)
+ Hình ảnh nào trong khổ thơ cuối báo hiệu mùa hè đến?
+ Em thích người bạn nào trong dàn nhạc mùa hè? Vì sao?
+ Qua bài thơ này, em cảm nhận gì về mùa hè?
- GV chốt: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp thú vị của thiên nhiên mùa hè, bày tỏ tình yêu vạn vật quanh mình, thiên nhiên thanh bình. 
- Em sẽ làm gì để giữ mãi mùa hè đẹp như thế?
3 Luyện đọc lại: 
- GV tổ chức cho HS luyện đọc.
- GV nhận xét.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng.
- GV nhận xét và tuyên dương.
4 Luyện tập mở rộng: 
- GV tổ chức HS thảo luận nhóm 4: tìm những từ ngữ chỉ màu sắc của bầu trời, cây cối khi mùa hè đến.
- GV mở rộng: khí hậu Việt Nam khá là phức tạp khi mà miền Nam có 2 mùa nắng, mưa trong khi đó miền Bắc lại có tới đủ 4 mùa Xuân - Hạ -Thu - Đông.
5 Đánh giá tiết dạy: 
- GV yêu cầu HS tự đánh giá tiết học.
- GV nhận xét, khích lệ, khuyến khích HS tìm hiểu thêm về các mùa trong năm.
- HS thảo luận và giải câu đố:
+ Mùa xuân + Mùa hè
- HS quan sát tranh và ghi nhớ tên bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh.
- HS luyện đọc câu cả lớp.
- HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm.
- HS đọc đồng thanh cả bài.
- HS giải nghĩa từ: nhị, hồ, cung
- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Ve kim
+ Tu hú, chim bồ câu, sáo sậu, cào cào, ve sầu.
- Hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
- HS tự do phát biểu.
- HS nêu suy nghĩ.
- HS liên hệ bản thân: yêu thích mùa hè, yêu mọi vật khi mùa hè, thích nhìn ngắm vẻ đẹp hoa phượng.
- HS luyện đọc nhóm 4.
- HS đại diện nhóm đọc trước lớp.
- Cả lớp nhận xét.
- HS luyện đọc thuộc lòng.
- HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em yêu thích nhất. 
- HS nhận xét. 
- HS đọc yêu cầu của hoạt động Sắc màu mở rộng
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
- HS tự đánh giá tiết học.
 KEÁ HOAÏCH BAØI DAÏY Tuần 22 
 MÔN: TIẾNG VIỆT Tiết 1+ Tiết 2 
BÀI : VIẾT CHỮ HOA T – TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM, DẤU CHẤM
Ngày: 25 - 01 - 2022
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
*Kiến thức- Kỹ năng: 
- Viết đúng chữ T hoa và câu ứng dụng. Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm, câu kể và dấu chấm câu. Nói được các âm thanh yêu thích của mùa hè.
* Phẩm chất, năng lực.
Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên : Mẫu chữ T hoa. Bảng phụ 
2.Học sinh : Vở tập viết, bảng con. Mỗi HS mang 1 loại quả để thực hiện trò chơi 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.Hoạt động khởi động:
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa T và câu ứng dụng.
- GV ghi bảng tên bài
B. Khám phá và luyện tập
2. Viết 
2.1. Luyện viết chữ T hoa 
– Cho HS quan sát mẫu chữ T hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ T hoa.
– GV yêu cầu HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ R hoa. 
– GV yêu cầu HS viết chữ R hoa vào bảng con. 
– HD HS tô và viết chữ R hoa vào VTV.
2.2. Luyện viết câu ứng dụng
– Yêu cầuHS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng “Tấc đất tấc vàng.”
– GV nhắc lại quy trình viết chữ T hoa.
– GV viết chữ T và cách đặt dấu thanh.
–HD HS viết chữ T và câu ứng dụng “Tấc đất tấc vàng” vào VTV.
2.3. Luyện viết thêm 
– Yêu cầuHS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao:
 ““Ai ơi về miệt Đồng Tháp
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
– HS viết câu thơ vào VTV
2.4. Đánh giá bài viết
– GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
– GV nhận xét một số bài viết.
3.Luyện từ 
Tìm từ không cùng nhóm:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài 3a/ 36
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và ghi từ không cùng nhóm vào bảng con
Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài 3b/ 36
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 theo kĩ thuật Khăn phủ bàn.
- GV nhận xét, yêu cầu HS tìm thêm một vài từ chỉ đặc điểm khác.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Luyện câu 
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài 4/ 36
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm 2 và chọn cách ngắt đọan văn phù hợp.
- GV chốt kết quả để tất cả HS quan sát và viết cho đúng: 
- GV lưu ý HS: khi viết, sau dấu chấm em phải thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương các bạn viết nhanh và chính xác.
C. Vận dụng
- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK: Nói về những âm thanh em yêu thích vào mùa hè.
- GV gợi ý một số câu hỏi hoặc hình ảnh để HS nói với bạn về âm thanh mùa hè mà mình thích nhất:
- GV nhận xét.
Hoạt động củng cố và nối tiếp:
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
Hs hát
HS lắng nghe
-HS quan sát mẫu 
– HS quan sát GV viết mẫu
– HS viết chữ T hoa vào bảng con, VTV
– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng 
– HS nghe GV nhắc lại quy trình viết 
– HS viết vào vở VTV
– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao
HS viết 
– HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
– HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
- 2 HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm 4 và ghi vào bảng phụ: trong veo, vàng, nhỏ, tròn, ngọc bích
- Một số nhóm chia sẻ trước lớp.
- Các nhóm khác bổ sung.
- HS chia sẻ: chỉ màu sắc, hình dáng, kích thước.
- HS tìm.
- HS nhận xét.
- 2 HS đọc yêu cầu
- HS chia sẻ kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS đọc lại đoạn văn khi đã ngắt câu.
- HS chia sẻ: cuối câu có dấu chấm.
- HSviết vào VBT( nếu kịp giờ).
- HS đổi vở để kiểm tra bài viết của bạn.
– HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi.
– HS nói trước lớp và chia sẻ 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
 KEÁ HOAÏCH BAØI DAÏY Tuần 22 
 MÔN: TIẾNG VIỆT Tiết 1+ Tiết 2 
 BÀI : MÙA ĐÔNG Ở VÙNG CAO – NGHE VIẾT MƯA CUỐI MÙA
Ngày: 26 - 01 - 2022
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
*Kiến thức- Kỹ năng: 
– Đọc trôi chảy Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; Biết liên hệ bản thân. Hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của mùa đông ở vùng núi cao, bày tỏ tình yêu vẻ đẹp thanh bình của thiên nhiên đất nước; 
– Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được d/gi; iy/iêu, oăn/oăng.
* Phẩm chất, năng lực
Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ti vi/ máy chiếu/ tranh ảnh minh họa, thẻ từ, bảng viết hướng dẫn HS luyện đọc. 
- SGK, vở chính tả, bảng, phấn, VBT 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Khởi động :
– GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về những hình ảnh em thấy trong bức tranh.
- GV dẫn dắt vào bài mới: 
2.Khám phá và luyện tập:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Hướng dẫn luyện đọc từ khó:
-Giáo viên đọc mẫu lần 1
-GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau.
-Nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai.
- Yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài.
Luyện đọc :
-Gv hướng dẫn cách đọc.
- Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm giúp học sinh. 
Thi đọc:
-GV lắng nghe và nhận xét.
Luyện đọc hiểu
- GV yêu cầu HS đọc cả bài và trả lời các câu hỏi: 
- Hình dáng của chim vàng anh đẹp như thế nào? 
- Tiếng hót của chim vàng anh được tả bằng những từ ngữ nào? 
- Về đêm, trăng được so sánh với gì? 
- Những câu văn nào thể hiện tình cảm của Hà với khung cửa sổ? 
- Vì sao Hà thích ngồi bên cửa sổ nhà mình?
- Nội dung bài đọc nói về điều gì? 
- HS liên hệ bản thân: Yêu thương, giữ gìn từng góc nhỏ thân quen của ngôi nhà mình ở.
Luyện đọc lại
-Giáo viên đọc mẫu lại.
-Hướng dẫn học sinh đọc đúng.
 -Chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh.
Hoạt động 2: Nghe – viết chính tả
-- GV đọc mẫu đoạn viết. yêu cầu HS đọc lại. 
* Hướng dẫn HS viết từ khó:
- GV cho HS nêu các từ khó, dễ nhầm lẫn khi viết.
- GV ghi bảng, gọi HS đọc các từ khó. 
- GV lưu ý HS cách viết hoa tên riêng, những âm hoặc vần dễ nhầm lẫn khi viết.
-Giáo viên đọc mẫu lần 2.
-Giáo viên đọc từng từ ngữ,học sinh viết 
-Giáo viên đọc mẫu lần 3.
-Hướng dẫn học sinh kiểm tra lỗi.
-Tổng kết lỗi – nhận xét, tuyên dương học sinh viết chữ rõ ràng, trình bày sạch đẹp, viết đúng chính tả. Động viên những em có chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lỗi.
Hoạt động 2: Bài tập chính tả
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2. 
– Yêu cầu HS thực hiện.
– Yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình.
– HS nghe bạn nhận xét và GV nhận xét bài làm.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
Hoạt động củng cố và nối tiếp 
– Gọi HS nêu lại nội dung bài.
– Nhận xét, đánh giá.
– Dặn dò.
- HS tham gia trò chơi: Ô số may mắn 
- Cá nhân HS đọc và trả lời câu hỏi 
– HS nghe GV đọc mẫu 
- HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó
– HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
HS giải thích nghĩa của một số từ khó, 
– HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận 
-Các nhóm thi đọc . 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
- Thào luận đôi bạn để trả lời câu hỏi 
- HS quan sát tranh để hiểu các từ ngữ
- Nhiều HS nêu ý kiến cá nhân 
- Thảo luận nhóm 4 để rút ra nội dung bài tập đọc 
- HS liên hệ bản thân 
– HS nghe GV đọc lại đoạn từ Khi những chiếc lá đào đến sương muối.
- HS lắng nghe
- HS đọc đoạn văn Mưa cuối mùa, trả lời câu hỏi về nội dung.
- HS trả lời câu hỏi 
- HS đọc các từ khó 
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS thảo luận và làm bài tập theo yêu cầu. 
- Đại diện các nhóm trình bày 
– Nhóm khác lắng nghe, bổ sung.
- HS lắng nghe.
– HS nêu lại nội dung bài.
– HS lắng nghe.
– Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
 KEÁ HOAÏCH BAØI DAÏY Tuần 22 
 MÔN: TIẾNG VIỆT Tiết 1+ Tiết 2 
BÀI : MỞ RỘNG VỐN TỪ BỐN MÙA - NGHE – KỂ SỰ TÍCH MÙA XUÂN 
VÀ BỘ LÔNG TRẮNG CỦA THỎ
Ngày: 27 - 01 - 2022
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
*Kiến thức- Kỹ năng: 
Mở rộng được vốn từ bốn mùa (từ ngữ chỉ sự vật và chỉ màu sắc); đặt được câu hỏi Khi nào?; ghép được từ ngữ thành câu, sắp xếp câu thành đoạn văn.
Nghe – kể được từng đoạn của câu chuyện Sự tích mùa xuân và bộ lông trắng của thỏ theo tranh và từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.
* Phẩm chất, năng lực.
Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– SHS, VTV, VBT, SGV. 
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.Hoạt động khởi động:
GV cho HS hát GV đặt các câu hỏi cho HS trả lời:
- GV ghi bảng tên bài
B. Luyện từ
Luyện từ Tìm từ ngữ chỉ mùa, hoa, quả, màu sắc	
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3.
– HD HS tìm từ ngữ theo yêu cầu trong nhóm nhỏ và ghi vào thẻ từ. Chia sẻ kết quả trước lớp.
– Gọi HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được (nếu cần).
– GV nhận xét.
Luyện câu
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4a.
– HD đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. 
– HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu.
– Gọi HS nhận xét.
– GV nhận xét.
– Gọi HS xác định yêu cầu của BT 4b.
–HD HS viết vào VBT và chia sẻ kết quả trong nhóm đôi. 
– Gọi một vài nhóm trình bày.
– Gọi HS nhận xét.
– GV nhận xét.
– HD HS thực hiện yêu cầu của BT 4c, viết đoạn văn sau khi đã sắp xếp vào VBT.
– Yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
 Kể chuyện:
– Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.
 – GV kể chuyện lần thứ nhất (có thể dùng tệp ghi âm giọng kể) để kiểm tra phán đoán. GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung chú ý của HS. 
– – Yêu cầu HS quan sát tranh và câu hỏi gợi ý để kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp.
 – HD HS kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm nhỏ. (GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân vật.)
 – HD Nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp. 
- GV yêu cầu HS nhận xét, tuyên dương.
– Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.
 – Một vài HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. 
- HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện.
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:
 Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
Hs hát
HS lắng nghe
HS xác định yêu cầu của BT 3
– HS tìm từ ngữ theo yêu cầu.
– HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được.
– HS nhận xét.
– HS lắng nghe.- Thống nhất kết quả trong nhóm.
– HS xác định yêu cầu của BT 4a (Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm)
– HS làm việc trong nhóm đôi.
–HS chia sẻ trước lớp.
– HS nhận xét.
– HS lắng nghe.
– HS xác định yêu cầu của BT 4b (Chọn từ ngữ ở thẻ màu xanh phù hợp vơis từ ngữ ở thẻ màu hồng).
– HS viết vào VBT.
– HS trình bày.
– HS nhận xét.
– HS lắng nghe.
– HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện. 
- HS quan sát tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
- HS kể lại từng đoạn của câu chuyện trong nhóm 4.
- HS trình bày kể từng đoạn trước lớp.
Nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
- HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.
- HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- HS nghe bạn kể và nhận xét phần kể chuyện.
- HS trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Hs nghe bạn và giáo viên nhận xét.
 KEÁ HOAÏCH BAØI DAÏY Tuần 22 
 MÔN: TIẾNG VIỆT Tiết 1+ Tiết 2 
 BÀI : LUYỆN TẬP THUẬT VIỆC ĐƯỢC CHỨNG KIẾN- 
 ĐỌC MỘT BÀI VĂN KỂ BỐN MÙA 
Ngày: 28 - 01 - 2022
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
*Kiến thức- Kỹ năng: Viết được 4 – 5 câu thuật việc đã chứng kiến theo gợi ý. Chia sẻ được một bài văn đã đọc về bốn mùa. Chia sẻ được điều mình biết về một mùa trong năm. Biết thuật lại việc đã chứng kiến. Biết chia sẻ một bài văn đã đọc về bốn mùa, về một mùa trong năm.
* Phẩm chất, năng lực.
Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
– SHS, VTV, VBT, SGV. 
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động khởi động (3p)
– GV cho HS bắt bài hát
– GV giới thiệu bài
– GV ghi bảng tên bài
Hoạt động 1: Nói về việc làm tốt của một người bạn. 
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6a.
– Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi gợi ý.
+ Bạn em đã làm việc tốt đó khi nào? Ở đâu?
+ Bạn ấy đã thực hiện việc đó như thế nào?
+ Em nghĩ gì về việc làm tốt của bạn?
– Gọi một vài nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp. 
– Gọi HS nhận xét.
– GV nhận xét.
–GV nhận xét – GD: Các em cần mạnh dạn, tự tin khi nói về việc làm tốt của bạn em.
Hoạt động 2: Viết về việc làm tốt của một người bạn. 
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6b. 
– Yêu cầu HS viết 4 – 5 câu về nội dung vừa nói ở BT 6a.
– Gọi một vài HS đọc bài viết trước lớp.
– Gọi HS nhận xét.
– GV nhận xét.
Hoạt động 1: Giúp học sinh biết chia sẻ về truyện đã đọc, biết viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ. 
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1a. 
– HD HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài văn, tên tác giả, tên mùa, nét riêng của mùa,...
– Một vài HS chia sẻ trước lớp. 
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
– Yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài văn, tên tác giả, tên mùa, nét riêng của mùa,...
 – HD Một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp. 
–GV nhận xét
Hoạt động 2:Chia sẻ về một mùa trong năm.
– Gọi HS xác định yêu cầu của BT2.
– HD HS trao đổi trong nhóm đôi điều em biết về một mùa trong năm.
– Gọi HS nhận xét.
– GV nhận xét.
Hoạt động củng cố và nối tiếp 
– Gọi HS nêu lại nội dung bài.
– Nhận xét, đánh giá.
– Dặn dò.
–HShát.
– HS lắng nghe.
– HS quan sát.
– HS xác định yêu cầu của BT(Nói 4 –5 câu về việc làm tốt của một người bạn dựa vào gợi ý)
– HS thảo luận nhóm đôi.
+ Buổi sáng, buổi trưa, tan học về, giờ ra chơi,...; Ở trong lớp, ở sân trường, ở nhà,...
+ Chăm sóc, lo lắng cho em; nhặt đồ của em; mua quà bánh cho em,...
+ Biết ơn bạn, bạn là người bạn tốt,...
– HS chia sẻ trước lớp
– HS nhận xét.
– HS lắng nghe.
– HS xác định yêu cầu của BT(Viết 4 – 5 câu về nôi dung em vừa nói).
 – HS viết.
– HS đọc.
– HS nhận xét.
– HS lắng nghe.
– HS nhắc lại nội dung bài
– HS lắng nghe.
– HS chia sẻ.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
– HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả, thông tin em biết.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
–HS chia sẻ.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
– HS xác định yêu cầu(Chia sẻ điều em biết về một mùa trong năm).
– HS thực hiện.
– HS nhận xét.
– HS lắng nghe.
– HS nêu lại nội dung bài.
– HS lắng nghe.
– Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_22_nam.doc