Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 24, Bài 4: Hoa mai vàng (Tiết 1 đến 6)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 24, Bài 4: Hoa mai vàng (Tiết 1 đến 6)

I. Mục tiêu:

1. Yêu cầu cần đạt:

Sau tiết học HS biết:

- Giải được các câu đố về một loài hoa em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của hoa mai vàng - loài hoa tiêu biểu cho Tết ở miền Nam, biết liên hệ bản thân: Yêu quý thiên nhiên tươi đẹp.

- Nghe - viết đúng đoạn văn; phân biệt được ao/oa; ch/tr; ich/it.

- Mở rộng được vốn từ về thiên nhiên (từ ngữ chỉ màu sắc); đặt được câu có từ ngữ chỉ màu sắc của cây cối hoặc con vật.

- Nghe - kể được từng đoạn của câu chuyện Sự tích cá thờn bơn theo tranh và từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.

- Viết được 4 - 5 câu thuật việc được tham gia theo gợi ý.

- Chia sẻ được một bài đã đọc về thiên nhiên.

- Kể được tên các con vật theo gợi ý.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

 + Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

+ Lắng nghe và nhận xét bạn.

+ Liên hệ đến bản thân điều thú vị và học được trong bài.

+ Chia sẻ với bạn những gì em biết qua bài học.

 3. Phẩm chất

 Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, trường lớp, bạn bè.

 

doc 12 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 17690
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 24, Bài 4: Hoa mai vàng (Tiết 1 đến 6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn Tiếng việt 2
Ngày soạn: .................... Ngày dạy: ......................
Tuần 24 Chủ đề: Thiên nhiên muôn màu
Bài 4: Hoa mai vàng
I. Mục tiêu:
1. Yêu cầu cần đạt:
Sau tiết học HS biết:
Giải được các câu đố về một loài hoa em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của hoa mai vàng - loài hoa tiêu biểu cho Tết ở miền Nam, biết liên hệ bản thân: Yêu quý thiên nhiên tươi đẹp.
Nghe - viết đúng đoạn văn; phân biệt được ao/oa; ch/tr; ich/it.
Mở rộng được vốn từ về thiên nhiên (từ ngữ chỉ màu sắc); đặt được câu có từ ngữ chỉ màu sắc của cây cối hoặc con vật.
Nghe - kể được từng đoạn của câu chuyện Sự tích cá thờn bơn theo tranh và từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.	
Viết được 4 - 5 câu thuật việc được tham gia theo gợi ý.
Chia sẻ được một bài đã đọc về thiên nhiên.
Kể được tên các con vật theo gợi ý.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
 + Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng: 
+ Lắng nghe và nhận xét bạn.
+ Liên hệ đến bản thân điều thú vị và học được trong bài.
+ Chia sẻ với bạn những gì em biết qua bài học.
	3. Phẩm chất
	Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, trường lớp, bạn bè.
	II. Phương tiện dạy học
Đối với giáo viên
- Tranh ảnh hoa mai vàng và một số loài hoa khác.
	- Bảng phụ ghi đoạn từ Hoa mai cũng có năm cánh đến mượt mà.
	- Tranh ảnh, video clip truyện Sự tích cá thờn bơn (nếu có).
	- Thẻ từ, thẻ hình cho bài tập 3a.
b. Đối với học sinh
 	- Sách giáo khoa
- Vở Bài tập Tiếng việt 2 tập hai.
- HS mang tới lớp một bài đọc về thiên nhiên đã tìm đọc.
III. Các hoạt động dạy học
TIẾT 1, 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Hoạt động: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thực hiện: 
- Giáo viên hướng dẫn lớp chia thành 2 đội chơi trò chơi “Đố bạn hoa gì?
- GV nêu đặc điểm từng loài hoa.
- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng.
- GV dẫn dắt vào bài học: Cho học sinh xem tranh ảnh các loài hoa có trong trò chơi.Giới thiệu hoa mai vàng loài hoa tượng trưng cho mùa xuân ở miền Nam.
- GV giới thiệu bài Hoa mai vàng.
B. Khám phá và luyện tập
1. Đọc
1.1. Luyện đọc thành tiếng 
a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa.
b.Cách thực hiện
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng thong thả, chậm rãi.
- GV hướng dẫn HS phân đoạn.
-GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: phô,mượt mà, chùm, uyển chuyển, rập rờn,...
- GV yêu cầu hs đọc tiếp sức từng câu theo nhóm lớn.
- GV đính bảng phụ, giới thiệu và hướng dẫn HS các câu cần chú ý cách đọc.
- GV yêu cầu hs đọc từng đoạn tiếp sức.
- GV chia nhóm và yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét,tuyên dương.
1.2 Luyện đọc hiểu
a. Mục tiêu: Nắm nội dung bài và trả lời được các câu hỏi . 
b. Cách thực hiện
- GV gọi hs đọc lại bài.
- GV hướng dẫn học sinh tìm và giải nghĩa một số từ khó.
- GV gọi hs đọc câu hỏi .
- GV hướng dẫn các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
1. Hoa mai và hoa đào có đặc điểm gì giống nhau ?
2. Hoa mai khác hoa đào ở những điểm nào ?
3. Chọn từ ngữ phù hợp với mỗi hình ảnh ?
4. Em thích đặc điểm nào ở hoa mai ? Vì sao?
- GV theo dõi, giúp đỡ HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
- GV gợi ý HS nêu nội dung bài: Bài văn nói về điều gì?
- GV liên hệ thực tế - giáo dục HS yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
1.3. Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. Biết nghỉ hơi sau dấu câu.
 b. Cách thực hiện:
- GV gợi ý HS xác định giọng đọc toàn bài và một số từ cần nhấn giọng.
- GV đọc mẫu đoạn từ Hoa mai cũng có năm cánh đến mượt mà.
- GV hướng dẫn đọc và cho HS luyện đọc. 
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc tốt.
2. Viết
2.1. Nghe – viết 
a. Mục tiêu: Nghe – viết lại chính xác đoạn văn. Trình bày đúng hình thức 1 đoạn văn xuôi . 
b. Cách thực hiện :
- GV mẫu đọc đoạn văn .
- GV gọi 1 hs đọc lại 
- GV gợi ý HS nêu nội dung đoạn văn : Đoạn văn này nói về điều gì ?
- GV hướng dẫn HS tìm từ khó đọc, dễ viết sai.
- GV hướng dẫn HS luyện viết từ khó.
- GV nhắc HS cách trình bày bài viết.
- GV đọc từng cụm từ cho HS viết vào VBT.
- GV đọc lại bài cho HS soát lại .
- GV hướng dẫn HS đổi chéo bài soát lỗi.
- GV kiểm tra, nhận xét một số bài viết.
2.2. Luyện tập chính tả – Phân biệt ao/oa; ch/tr, ich/it 
2.2.1. Phân biệt ao/oa 
a.Mục tiêu: Giải đúng câu đố, phân biệt được ao/oa. 
b.Cách thực hiện:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài 2b.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi giải các câu đố và gọi vài đôi bạn trình bày.
 1.Như chiếc kèn nhỏ
 Có màu trắng xinh
 Có nhụy xinh xinh
 Hương thơm ngan ngát.
 (Là hoa gì?)
 2.Hoa gì màu đỏ
 Cánh mượt như nhung
 Chú gà thoáng trông
 Tưởng màu mình đấy ?
 (Là hoa gì?)
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV gợi ý HS tìm thêm từ ngữ chứa tiếng có vần ao hoặc vần oa, đặt câu với từ ngữ tìm được.
- Nhận xét, tuyên dương.
2.2.2. Phân biệt ch/tr, ich/it
a.Mục tiêu: Biết đặt câu để phân biệt các cặp từ có chứa “ ch/tr; ich/it.”
b. Cách thực hiện:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của BT 2(c) và đọc câu mẫu. 
- GV hướng dẫn HS chọn BT ch/tr hoặc ich/it và đặt câu với từ cho trước.
- GV yêu cầu HS viết các câu đặt được vào VBT.
- GV gọi vài HS trình bày.
- GV nhận xét.
-Lớp chia thành 2 đội tham gia trò chơi.
-Các đội chơi giành quyền trả lời.
-Quan sát tranh.
Lắng nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Hoa mai vàng.
- Nghe GV đọc mẫu 
- Phân đoạn theo gợi ý của giáo viên.
- Luyện đọc một số từ khó: phô, mượt mà, chùm, uyển chuyển, rập rờn,...
- Đọc nối tiếp từng câu theo nhóm lớn.
- Quan sát – Lắng nghe. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn tiếp sức nhau cho đến hết.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
- Giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: phô (để lộ ra), đơm (nảy ra từ trong cơ thể thực vật),...
-1hs đọc câu hỏi.
- Các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi.
1. Hoa mai và hoa đào có đặc điểm giống nhau là có vẻ đẹp độc đáo, bền bỉ sức sống, lâu tàn và có năm cánh.
2. Hoa mai khác hoa đào: cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào, nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích, hoa mai trổ từng chùm thưa thớt,không đơm đặc như hoa đào, cành mai uyển chuyển hơn cành đào 
3. Chọn từ ngữ phù hợp với mỗi hình ảnh ?
4. HS tự trả lời theo ý thích của mình và cho biết vì sao.
-1hs đọc câu hỏi, mời bạn trả lời.
- Lớp nhận xét,bổ sung.
- HS nêu nội dung bài: Miêu tả vẻ đẹp của hoa mai vàng - loài hoa tiêu biểu cho Tết ở miền Nam.
- HS liên hệ bản thân: Yêu quý thiên nhiên tươi đẹp.
- HS nêu cách hiểu của mình về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS nghe GV đọc lại đoạn từ Hoa mai cũng có năm cánh đến mượt mà.
- Đọc trong nhóm.
- Thi đọc các nhóm.
 - Lớp nhận xét.
- Vài em đọc cá nhân.
 - Lớp nhận xét.
-HS đọc đoạn văn.
- Nêu nội dung đoạn văn: Đoạn văn tả vẻ đẹp của hoa mai.
- HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo, VD: xoè, hoa; hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: phô, ngời, mịn màng,...
- Luyện viết từ khó vào bản con.
- HS nghe GV đọc từng cụm từ và viết vào VBT.
- Nghe GV đọc kiểm tra lại bài viết của mình.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
- HS nghe bạn và GV nhận xét một số bài viết.
-HS đọc yêu cầu của BT 2b.
-HS thảo luận nhóm đôi.
- Vài đôi bạn đọc câu đố - giải câu đố.
1. Đáp án: hoa loa kèn.
2. Đáp án : hoa mào gà.
- Lớp nhận xét – bổ sung.
- HS tìm thêm từ ngữ chứa tiếng có vần ao hoặc vần oa, đặt câu với từ ngữ tìm được: 
+ cao : Hàng cây bạch đàn cao vút.
+ báo : Em rất thích đọc báo nhi đồng.
+ xóa : Bọt nước trắng xóa.
+ hoa: Những đóa hoa hồng đỏ thắm.
- Cá nhân trả lời – Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu của BT 2(c) và đọc câu mẫu. 
- Chọn BT ch/tr hoặc ich/it và đặt câu với từ cho trước.
- Viết các câu đặt được vào VBT.
- Vài HS trình bày :
+ chẻ: Ông em đang chẻ tre vót nan để đan rổ.
+ trẻ: Trẻ em là mầm non của đất nước.
+ chông: Chông là vật nhọn bằng sắt hay bằng tre dùng để đánh bẫy quân địch.
+ trông: Chú mèo này trông rất đáng yêu.
+ ích: Trồng cây xanh là việc làm có ích cho môi trường sống.
+ ít: Lan có ít hơn Mai hai viên bi.
+ tích: Năm học vừa qua chị em đạt thành tích tốt.
+ tít: Hàng cây cao tít tắp.
- Nghe bạn và GV nhận xét.
TIẾT 3,4
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
3. Luyện từ 
a. Mục tiêu : Nêu được một số từ ngữ chỉ màu sắc.
b. Cách thực hiện:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của BT 3a, đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm ghép các thẻ từ với thẻ hình cho phù hợp.
- GV nhận xét.
-GV yêu cầu HS đọc câu 3b và đọc mẫu.
- GV nhận xét.
- GV hướng dẫn HS đặt câu có từ ngữ vừa tìm được.
- Nhận xét.
4. Luyện câu
a. Mục tiêu: Biết đặt câu có từ ngữ chỉ màu sắc của cây cối hoặc con vật.
b. Cách thực hiện:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của BT 4 và mẫu.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi đặt câu theo tranh minh họa ở bài tập 4.
- GV gọi vài HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, khuyến khích HS tìm thêm từ ngữ chỉ loài vật và đặc điểm ngoài tranh minh hoạ, khuyến khích HS nêu đặc điểm theo cách nhìn của các em, không áp đặt.
 - GV yêu cầu HS làm bài vào VBT câu có từ ngữ chỉ màu sắc của cây cối hoặc con vật. 
- GV gọi vài HS đọc bài trước lớp.
- GV nhận xét một số VBT của HS.
5. Kể chuyện (Nghe – kể)
a.Mục tiêu: Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Sự tích cá thờn bơn theo tranh và từ ngữ gợi ý.
b. Cách thực hiện:
5.1. Nghe kể chuyện 
- Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện:
+ Tranh 1 vẽ gì ? 
+ Tranh 2 các loài cá đang làm gì?
+ Tranh 3 vẽ gì ?
+ Tranh 4 vẽ gì?
- GV dẫn dắt HS vào câu chuyện: Để xem các em dự đoán đúng chưa thì bây giờ các em hãy lắng nghe câu chuyện Sự tích cá thờn bơn.
- GV kể chuyện lần thứ nhất, vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung chú ý của HS.
+ Tranh 1: Em hãy đoán xem các loài cá đang nói gì ?
 + Tranh 2: Em hãy đoán xem có những loài cá nào tham dự cuộc thi?
+ Tranh 3: Em hãy đoán xem ai là người dẫn đầu cuộc thi ?
+ Theo em vì sao trời lại kéo miệng thờn bơn lệch sang một bên?
- GV cho HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện. 
- GV nhận xét.
- GV kể chuyện lần thứ hai và kết hợp hướng dẫn HS quan sát từng tranh minh hoạ để ghi nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện. 
5.2. Kể từng đoạn câu chuyện
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và cụm từ gợi ý thảo luận nhóm để kể lại từng đoạn của câu chuyện .
- GV cho các nhóm trình bày trước lớp (Lưu ý: GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể, phân biệt giọng các nhân vật).
- GV nhận xét phần kể chuyện.
5.3. Kể toàn bộ câu 
- GV yêu cầu HS thảo luận phân vai kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm lớn.
- GV yêu cầu các nhóm đóng vai kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- GV nhận xét phần kể chuyện đóng vai của các nhóm.
- GV yêu cầu HS nói về nhân vật em thích, giải thích lí do. 
- GV nhận xét.
- GV gợi ý HS nêu nội dung câu chuyện: Câu chuyện nói về điều gì?
-GV nhận xét.
- HS nêu yêu cầu của BT 3a, đọc mẫu.
- HS trao đổi trong nhóm, tìm từ ngữ phù hợp: 
- HS đọc yêu cầu câu 3b và đọc mẫu.
- Vài cá nhân trình bày.
b. + Đỏ - đỏ tươi, đỏ chót, đỏ tía 
+ Xanh- xanh ngắt, xanh um, xanh lơ, xanh ngát ...
+ Vàng – vàng tươi, vàng hoe, vàng khè 
- Lớp nhận xét – bổ sung.
- HS đặt câu có từ ngữ vừa tìm được.
+ Những chùm hoa phượng nở đỏ tươi.
+ Cánh đồng lúa xanh um.
+ Mặt trời tỏa ánh nắng vàng tươi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu của BT 4 và mẫu.
- HS đặt câu theo yêu cầu trong nhóm đôi.
- HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu.
+ Chú chim bói cá có bộ lông xanh biêng biếc.
+ Những chiếc lá bàng non màu đỏ tía.
+ Bụi xương rồng xanh ngắt.
+ Chú gấu trúc có bộ lông màu đen trắng rất ngộ nghĩnh.
+ Con bồ câu nhà em có bộ lông trắng tinh.
+ Những bông hoa hướng dương màu vàng hoe đang đón nắng hè. 
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- HS viết vào VBTTV2 câu có từ ngữ chỉ màu sắc của cây cối hoặc con vật. 
- Vài HS đọc bài trước lớp.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
- HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.
+ Tranh 1 vẽ các loài cá.
+ Tranh 2 các loài cá đang xếp hàng tham dự thi bơi.
+ Tranh 3 vẽ cảnh các loài tôm, cua, rùa, mực đang reo hò cổ vũ các loài cá. 
+ Tranh 4 vẽ cảnh thờn bơn bị trời kéo miệng lệch sang một bên.
- HS chú ý lắng nghe và quan sát GV.
+ HS tự dự đoán: Chúng bàn nhau tổ chức thi bơi để chọn con bơi nhanh nhất làm chúa tể.
+ HS dự đoán :Cá măng, cá mòi, cá bống mú, cá thờn bơn 
+ HS dự đoán: Cá mồi là người dẫn đầu.
+ HS trả lời: Trời kéo miệng thờn bơn lệch sang một bên vì thờn bơn không có tài bơi ở mãi phía sau nhưng lại la lối ganh tị với cá mồi khi cá mồi dẫn đầu được các bạn cổ vũ.
- HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện. 
- Lớp nhận xét – bổ sung.
- HS nghe GV kể và quan sát tranh minh họa.
- HS quan sát tranh và cụm từ gợi ý thảo luận nhóm để kể lại từng đoạn của câu chuyện .
- Nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
-Lớp nhận xét phần kể chuyện của các nhóm.
- Các nhóm thảo luận phân vai kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét – bổ sung.
- HS nói về nhân vật em thích, giải thích lí do. 
+ Em thích cá mồi vì cá mồi tài giỏi, dẫn đầu cuộc thi bơi.
+ Em thích cá măng vì cá măng lao nhanh như tên bắn.
+ Em thích trời vì trời đã phạt cá thờn bơn kẻ hay tị nạnh lại còn la lối trong cuộc thi.
- Lớp nhận xét.
- Nêu nội dung câu chuyện: Giải thích lí do họ hàng cá thờn bơn đều lệch miệng.
- Lớp nhận xét – bổ sung.
TIẾT 5, 6
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
6. Luyện tập thuật việc được tham gia
a.Mục tiêu: Nói - Viết được 4 - 5 câu thuật lại việc được tham gia theo gợi ý.
b. Cách thực hiện: 
6.1. Nói về việc được tham gia
- GV gọi HS đọc yêu cầu của BT 6a. 
- GV yêu cầu cả lớp quan sát bức tranh và đọc gợi ý. 
- GV đưa câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận nhóm đôi kể lại việc em thích làm.
+ Em thích làm việc gì ?
+ Em làm việc ấy như thế nào ?
Trước hết, em làm gì?
Tiếp đến em làm gì?.....
Sau cùng em làm gì?
+ Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?
- GV gọi vài HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét.
6.2. Viết về việc được tham gia
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT 6b.
- GV yêu cầu HS viết nội dung đã nói vào VBT, cho 2 em viết vào bảng phụ.
- GV gọi 2 em làm bảng phụ trình bày trước lớp.
- GV nhận xét cách diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chữ viết, lỗi chính tả.
- GV gọi một vài HS đọc bài trước lớp.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng
1. Đọc mở rộng
a.Mục tiêu: Biết chia sẻ một bài đọc về thiên nhiên cùng bạn.
b.Cách thực hiện:
1.1. Chia sẻ một bài đọc về thiên nhiên
- GV gọi HS nêu yêu cầu của BT 1a.
- GV hướng dẫn HS thảo luận chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về phiếu sau:
- GV gọi một vài HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét.
1.2. Viết vào Phiếu đọc sách (VBT)
- GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tên tác giả, cảm xúc, thông tin.
- GV gọi một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp.
- GV nhận xét.
2. Kể tên các con vật
a. Mục tiêu :Kể được tên và đặc điểm một số con vật .	
b. Cách thực hiện:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của BT 2. 
* Trò chơi “Tôi là ai ?”
- GV hướng dẫn cách chơi:
+ GV yêu cầu lớp chia thành 2 đội.
+ GV hướng dẫn lần lượt các đội bắt thăm thẻ con vật (biết bay, biết bơi, chạy nhanh) để kể nhanh tên.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng.
- GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn về điều em thích ở các con vật đã kể tên.
- GV nhận xét. 
- GV liên hệ thực tế, giáo dục HS:
+ Con vật em thích có lợi ích gì không ?
+ Em làm gì để bảo vệ con vật đó?
- GV nhận xét.
6.1. Nói về việc được tham gia
- 1HS đọc yêu cầu BT 6a.
- Quan sát tranh và đọc gợi ý.
- Thảo luận nhóm đôi kể những việc em thích làm.
- Vài HS trình bày:
 Em thích nhất là chăm sóc vườn hoa trước nhà em. Trước hết, em tỉa những lá cây bị sâu và nhổ cỏ xung quanh. Tiếp đến em lấy phân hữu cơ mà ba để ở nhà kho bón cho cây.Sau đó em lấy chiếc bình tưới nước để trong góc nhà để tưới nước cho cây. Em thấy rất vui và hạnh phúc vì đã giúp ba mẹ chăm sóc vườn hoa. Em rất yêu vườn hoa nhà em.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT 6b.
- HS viết nội dung đã nói vào VBT và bảng phụ.
- 2 em làm bảng phụ trình bày trước lớp :
 Em thích nhất gấp quần áo của mình cất vào tủ. Đầu tiên em lấy quần áo rồi phân loại áo và quần ra riêng. Tiếp theo, em gấp những chiếc quần bỏ vào một ngăn tủ ở phía dưới cùng. Sau đó, những chiếc áo em sẽ gấp và bỏ vào ngăn tủ ở phía trên. Sau cùng là những chiếc khăn em sẽ gấp gọn gàng vào ngăn tủ ở trên cùng. Em cảm thấy rất vui vì đã tự tay mình gấp và sắp xếp áo quần gọn gàng đỡ cho mẹ.
- Lớp nhận xét – bổ sung.
-Vài HS đọc bài trước lớp.
- Lớp nhận xét- bổ sung.
- HS nêu yêu cầu của BT 1a.
- HS thảo luận chia sẻ với bạn về bài đọc.
- Một vài HS chia sẻ trước lớp.
+ Tên bài đọc
+ Tác giả
+ Thông tin
+ Cảm xúc 
- Lớp nhận xét.
- HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tên tác giả, cảm xúc, thông tin.
- Một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT 2. 
- HS nghe GV hướng dẫn cách chơi:
+ Lớp chia thành 2 đội.
+ Lần lượt các đội bắt thăm thẻ con vật (biết bay, biết bơi, chạy nhanh) để kể nhanh tên.( lần lượt mỗi đội cử 1 đại diện lên bắt thăm và nêu đặc điểm phía sau thẻ cho các bạn của đội mình đoán tên con vật)
- Nghe GV tổng kết trò chơi
- HS chia sẻ với bạn về điều em thích ở các con vật đã kể tên.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Con gà trống gáy ò ..ó..o gọi mọi người thức dậy .
+ Con vịt cho chúng ta lấy trứng, lấy thịt làm thức ăn.
+ Con mèo bắt chuột bảo vệ đồ đạc, thóc lúa.
+ Chăm sóc các con vật, cho con vật ăn, uống 
-Lớp nhận xét, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_24_bai.doc