Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 29, Bài 2: Cây và hoa bên lăng Bác (Tiết 5+6)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 29, Bài 2: Cây và hoa bên lăng Bác (Tiết 5+6)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, học sinh:

1.Kiến thức:

- Chia sẻ được với bạn một vài điều em biết về Bác Hồ. Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài học qua tên bài và tranh ảnh.

- Nghe – viết đúng đoạn văn : « Trên quảng trường Ba Đình lịch sử trang nghiêm ».

2.Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa;

- Hiểu ý nghĩa của các từ mới: uy nghi, non sông gấm vóc.

- Hiểu nội dung bài đọc: Cây và hoa cũng mang tình cảm thiêng liêng như con người đối với Bác; biết liên hệ bản thân: Kính yêu Bác Hồ, giữ gìn, bảo vệ khu di tích văn hóa, lịch sử.

- Làm đúng các bài tập chính tả; phân biệt được ui /uy, s/x, ưc/ưt.

3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt;

4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.

5.Phẩm chất:

- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động đọc viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

- Có hứng thú học tập, ham thích lao động.

 

docx 7 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 13470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 29, Bài 2: Cây và hoa bên lăng Bác (Tiết 5+6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 29
CHỦ ĐIỂM 13: BÁC HỒ KÍNH YÊU
BÀI 2: CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC (tiết 5, 6, SHS, tr.93 - 94)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
- Chia sẻ được với bạn một vài điều em biết về Bác Hồ. Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài học qua tên bài và tranh ảnh.
- Nghe – viết đúng đoạn văn : « Trên quảng trường Ba Đình lịch sử trang nghiêm ».
2.Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa;
- Hiểu ý nghĩa của các từ mới: uy nghi, non sông gấm vóc.
- Hiểu nội dung bài đọc: Cây và hoa cũng mang tình cảm thiêng liêng như con người đối với Bác; biết liên hệ bản thân: Kính yêu Bác Hồ, giữ gìn, bảo vệ khu di tích văn hóa, lịch sử.
- Làm đúng các bài tập chính tả; phân biệt được ui /uy, s/x, ưc/ưt.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: 
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động đọc viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
- Có hứng thú học tập, ham thích lao động.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: SHS, VBT, SGV.
2.Học sinh: Sách, vở bài tập, bảng con, tranh về loài cây và hoa trong bài, video lăng Bác (nếu có).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 5 (TĐ): Cây và hoa bên lăng Bác (trang 93, 94)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động (4 – 5 phút):
Mục tiêu: GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên bài học: Cây và hoa bên lăng Bác 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, lưu ý tư thế cầm sách khi đọc
Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng. Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về một vài điều em biết về Bác Hồ.
- Lắng nghe.
- Đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc.
2.Khám phá và luyện tập:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, lưu loát từ ngữ,câu, đoạn, bài.
Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân (từ khó, câu) , nhóm (đoạn) . 
Cách tiến hành: 
Hướng dẫn luyện đọc từ khó:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1 (Gợi ý: giọng thong thả, chậm rãi, nhấn giọng một số từ ngữ chỉ đặc điểm của cây và hoa, giọng tình cảm, thiết tha ở câu cuối).
- GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau theo bàn.
- Nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai.
- Yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài.
- Gạch dưới những âm vần dễ lẫn
- Cho HS đọc từ khó
Luyện đọc đoạn : 
- Gv hướng dẫn cách đọc.
- Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm giúp học sinh. 
Hướng dẫn ngắt giọng : 
- GV đọc mẫu câu dài, câu cần ngắt giọng, yêu cầu học sinh lắng nghe và đọc ngắt giọng lại.
+ Trên bậc tam cấp,/ hoa dạ hương chưa đơm bông,/ nhưng hoa nhài trắng mịn,/ hoa mộc,/ hoa ngâu kết chùm,/ đang toả hương ngào ngạt.//
+ Cây và hoa của non sông gấm vóc/ đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng/ theo đoàn người vào lăng viếng Bác.//
- Hướng dẫn học sinh rút ra từ cần giải nghĩa (uy nghi, tụ hội, tam cấp, non sông gấm vóc, tôn kính.).
- Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm.
 + Thi đọc:
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
- HS nghe GV đọc mẫu.
- HS nghe giáo viên hướng dẫn đọc và luyện đọc 1 số từ khó: uy nghi,đâm chồi, gần gũi, tỏa, khỏe khoắn, 
- HS đọc đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp
- HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm tham gia thi đọc.
- Đại diện các nhóm nhận xét.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. 
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài.
Phương pháp,hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp, 
Cách tiến hành:
HD HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS. 
Giáo viên đặt câu hỏi: 
Lăng Bác Hồ được đặt ở đâu?
Kể tên các loại cây và hoa được trồng phía trước lăng Bác có trong đoạn 2?
Mỗi loài cây và hoa được tả bằng những từ ngữ nào?
Đọc đoạn văn cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác?
à GDHS
- YC HS nêu nội dung bài đọc. 
- Liên hệ bản thân.
- Nhận xét phần trả lời câu hỏi của học sinh.
- GDKNS: 
- HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.
- Được đặt ở quảng trường Ba Đình.
- Cây vạn tuế, hang dầu nước.
+ Cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự. Hàng dầu nước thẳng tấp, như những đóa hoa ban nở lứa đầu.
+ Những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Cây dạ lan hương chưa đơm bông, hoa nhài trắng mịn, hpa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương thơm ngào ngạt.
- Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vài lăng viếng Bác.
 - HS rút ra nội dung bài , rút ra bài học: Cây và hoa cũng mang tình cảm thiêng liêng như con người đối với Bác.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Giúp học sinh diễn cảm bài đọc 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
- HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài, từ đó xác định giọng đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu lại.
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn Sau lăng dến hết.
- HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp. 
- HD HS khá, giỏi đọc cả bài. 
- GVNX, tuyên dương.
- HS nêu
- HS đọc
TIẾT 6: NGHE – VIẾT CHÍNH TẢ: BÉ MAI ĐÃ LỚN
BẢNG CHỮ CÁI. PHÂN BIỆT C/K
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả
Mục tiêu: Giúp học sinh nghe – viết đúng 1 đoạn trong bài Bé Mai đã lớn, đoạn(từ đầu đến đồng hồ nữa). 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đọc mẫu thực hành, đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung của đoạn văn.
 - HD HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: uy nghi, tỏa ngát, vạn tuế, trang nghiêm, quảng trường, 
- HD HS viết một số từ khó.
- GV đọc từng cụm từ ngữ và viết đoạn văn vào VBT. (GV hướng dẫn HS: lùi vào một ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu. Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học).
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi. 
- Giáo viên đọc mẫu lần 3.
- Hướng dẫn học sinh kiểm tra lỗi.
- Tổng kết lỗi – nhận xét, tuyên dương học sinh viết chữ rõ ràng, trình bày sạch đẹp, viết đúng chính tả. Động viên những em có chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lỗi.
- Học sinh đọc thầm theo, gạch chân dưới từ khó cần luyện viết.
- Phân tích từ khó: thử, kiểu, túi xách, giày, 
- Viết bảng con từ khó: 1 học sinh lên bảng viết.
- Học sinh thực hành viết vở theo lời đọc của giáo viên.
- Học sinh đổi vở rà soát lỗi.
2.2. Luyện tập chính tả
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT 2b tr. 94 SHS. 
 - HS đọc thầm các từ ngữ trong ngôi sao.
- HS trao đổi nhóm đôi, chọn từ ngữ viết đúng.
Đáp án: huy hiệu, mũi tàu, thành lũy, gần gũi.
- GVNX các từ đúng và chỉnh lỗi các từ sai.
- Tuyên dương các nhóm đúng.
- HS đọc lại các từ đúng.
- HS đọc yêu cầu BT 
- HS đọc thầm.
- HS trao đổi.
 - HS đọc
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT 3c tr. 94 SHS. 
- HS quan sát tranh
- HS trao đổi nhóm 4 để chọn ra những chiếc lá và bông hoa phù hợp.
- GV tổ chức chơi trò chơi. (nêu luật chơi)
- Đội nào ghép những bông hoa và chiếc lá phù hợp với nghĩa của từ là đội chiến thắng.
- GV chọn ra đội chiến thắng, trao giải.
 - HS xác định yêu cầu của BT 2(c).
 - HS trao đổi nhóm 4
 - Lắng nghe
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_29_bai.docx