Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 30, Bài 1: Chuyện quả bầu (Tiết 3+4)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức:
- Viết đúng kiểu chữ hoa  (kiểu 2) và câu ứng dụng; Tìm được từ ngữ chỉ sự vật (con vật), từ ngữ chỉ đặc điểm; điền đúng dấu chấm, dấu phẩy.
2.Kĩ năng:
- Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa  (kiểu 2) và câu ứng dụng; thực hành được bài tập tìm được từ ngữ chỉ sự vật (con vật), từ ngữ chỉ đặc điểm; điền đúng dấu chấm, dấu phẩy.
- Thực hiện được trò chơi Nhà văn nhí; nói được với bạn về tên em đã đặt.
3.Thái độ:
-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt;
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 . Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 30 CHỦ ĐIỂM 14: VIỆT NAM MẾN YÊU BÀI 1: CHUYỆN QUẢ BẦU (TIẾT 3, 4/SGK trang 99, 100) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1.Kiến thức: - Viết đúng kiểu chữ hoa  (kiểu 2) và câu ứng dụng; Tìm được từ ngữ chỉ sự vật (con vật), từ ngữ chỉ đặc điểm; điền đúng dấu chấm, dấu phẩy. 2.Kĩ năng: - Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa  (kiểu 2) và câu ứng dụng; thực hành được bài tập tìm được từ ngữ chỉ sự vật (con vật), từ ngữ chỉ đặc điểm; điền đúng dấu chấm, dấu phẩy. - Thực hiện được trò chơi Nhà văn nhí; nói được với bạn về tên em đã đặt. 3.Thái độ: -Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt; 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết. 5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên : Mẫu chữ  hoa kiểu 2. Bảng phụ : Ân sâu nghĩa nặng, ... 2.Học sinh : Vở tập viết, bảng con. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 3: VIẾT CHỮ HOA:  (kiểu 2) TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa  kiểu 2 Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ A hoa Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. Cách tiến hành: -Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, nêu quy trình viết chữ hoa  kiểu 2. -Giáo viên lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết. -Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh. - HS quan sát mẫu chữ  hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ  kiểu 2. Cấu tạo: Chữ  hoa gồm gồm nét cong kín (cuối nét lượn vào trong) và nét móc ngược phải và thêm 2 nét xiên nhỏ (dấu mũ) trên đầu chữ A. Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ (ĐK) dọc 2 giữa ĐK ngang 3 và 4, viết nét cong kín chữ O hoa. Lia bút lên theo ĐK dọc 3, giữa ĐK ngang 3 và 4, viết nét móc ngược phải, dừng bút giữa ĐK ngang 1 và 2, bên trái ĐK dọc 4. Sau đó, viết thêm 2 nét xiên nhỏ (dấu mũ) trên đầu chữ A. - HS quan sát giáo viên viết mẫu và nêu quy trình viết chữ hoa  kiểu 2. – HS viết chữ hoa  kiểu 2 vào bảng con. – HS tô và viết chữ  hoa vào VTV. 10’ Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ  hoa, câu ứng dụng “Ân sâu nghĩa nặng” Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. Cách tiến hành: - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết. - Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh. - Học sinh quan sát chữ mẫu, nêu quy trình viết. - Học sinh luyện viết bảng con chữ “” hoa; chữ “Ân sâu nghĩa nặng” -HS viết chữ  hoa, chữ Ân và câu ứng dụng vào VTV: “Ân sâu nghĩa nặng” 10’ Hoạt động 3: Luyện viết thêm Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ  hoa, đọc, viết và hiểu nghĩa câu thơ : “Ầm ầm bão táp mưa sa Ấy là mắt bão biển xa, chuyển về.” Nguyễn Như Mai Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. Cách tiến hành: - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết. - Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh. - Giáo viên hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao: “Ầm ầm bão táp mưa sa Ấy là mắt bão biển xa, chuyển về.” Nguyễn Như Mai - HS quan sát chữ mẫu - HS viết chữ  hoa, chữ Ân và câu thơ vào VTV: “Ầm ầm bão táp mưa sa Ấy là mắt bão biển xa, chuyển về.” Nguyễn Như Mai 5’ Hoạt động 4: Đánh giá bài viết Mục tiêu: Giúp học sinh biết đánh giá bài viết của bản thân và của bạn bè. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp. Cách tiến hành: - Giáo viên lắng nghe học sinh nhận xét bài viết của bạn bên cạnh. - Giáo viên nhận xét,tuyên dương bài viết của học sinh. - HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. - HS nghe giáo viên nhận xét một số bài viết. Tiết 4 : TỪ VÀ CÂU TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh 14’ Hoạt động 1: Luyện từ (Bài tập 3) Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của BT 3 và đọc đoạn văn Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm 4 Cách tiến hành: * Bài tập 3a/100 - Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách, đọc yêu cầu bài cá nhân, nhóm 4. - Giáo viên hướng dẫn HS tìm từ ngữ chỉ tên gọi và chỉ đặc điểm của các loài chim trong nhóm nhỏ. -Giáo viên tổ chức cho HS chơi tiếp sức viết tên gọi và đặc điểm của các loài chim - Giáo viên yêu cầu HS thực hiện BT vào VBT. - Giáo viên chốt – nhận xét: * Bài tập 3b/100 - Giáo viên yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3b. - Giáo viên hướng dẫn HS đọc các thẻ từ ghi tên các loài chim và quan sát tranh. - Giáo viên tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 để chọn tên gọi phù hợp với hình vẽ của từng loài chim theo yêu cầu BT. - Mời một vài HS chia sẻ kết quả trước lớp. - Giáo viên chốt – nhận xét Bài tập 3a/100: Tìm từ ngữ chỉ tên gọi và đặc điểm của các loài chim có trong đoạn văn sau: - Học sinh xác định yêu cầu của ВТ За và đọc đoạn văn. - HS tìm từ ngữ chỉ tên gọi và chỉ đặc điểm của các loài chim trong nhóm nhỏ. - HS chơi tiếp sức viết tên gọi và đặc điểm của các loài chim (Đáp án: chích choè - nhanh nhảu, khướu — lắm điều, chào mào — đỏm dáng, cu gáy — trầm ngâm). - HS thực hiện BT vào VBT. - HS nghe bạn và GV nhận xét. - HS xác định yêu cầu của BT 3b. - HS đọc các thẻ từ ghi tên các loài chim và quan sát tranh. - HS thảo luận nhóm bằng kĩ thuật Khăn trải bàn để chọn tên gọi phù hợp với hình vẽ của từng loài chim theo yêu cầu BT. - Một vài HS chia sẻ kết quả trước lớp. - HS nghe bạn và giáo viên nhận xét. 13’ Hoạt động 2: Luyện câu (Bài tập 4) Mục tiêu: Giúp HS biết đặt câu theo yêu cầu BT 4; Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: * Bài tập 4a/100 - Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. -Giáo viên tổ chức HS chơi trò chơi Truyền điện để nói miệng câu vừa đặt. - Giáo viên nhận xét - Giáo viên yêu cầu HS thực hiện ВТ 4a vào VBT. * Bài tập 4b/100 - Giáo viên yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4b - Giáo viên tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi đề làm bài tập. - Giáo viên yêu cầu HS làm bài vào VBT - Mời 1 vài HS đọc lại bài làm. - Giáo viên nhận xét Bài tập 4a/100: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm - HS xác định yêu cầu của BT 4a. -HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. -HS chơi trò chơi Truyền điện để nói miệng câu vừa đặt. -HS nghe bạn và giáo viên nhận xét câu. -HS thực hiện ВТ 4a vào VBT. Bài tập 4b/100: Chọn dấu câu phù hợp với mỗi o: - HS xác định yêu cầu của BT 4b. - HS thảo luận nhóm đôi để chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô trống. - HS viết lại đoạn văn đã điền dấu câu vào VBT. - HS chia sẻ kết quả trước lớp, đọc lại đoạn văn đã điền dấu. - HS nghe bạn và giáo viên nhận xét. 9’ Hoạt động 3: Vận dụng Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chơi trò chơi Nhà văn nhí Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi Cách tiến hành: -Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tên khác cho câu chuyện Chuyện quả bầu. - Mời 1 vài HS chia sẻ trước lớp - Giáo viên nhận xét. - HS tự đặt tên khác cho câu chuyện Chuyện quả bầu. - HS nói với bạn về tên đã đặt troiig nhóm đôi. - Một vài HS nói trước lớp. - HS nghe bạn và giáo viên nhận xét. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_30_bai.docx