Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 5, Bài 1: Bọ rùa tìm mẹ (4 tiết) - Đoàn Hoàng Thắm

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 5, Bài 1: Bọ rùa tìm mẹ (4 tiết) - Đoàn Hoàng Thắm

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Chia sẻ với bạn về các hình ảnh em thấy trong bức tranh, nêu được phỏng đoán của bản thân về nhân vật chính qua tên bài học, tên bài đọc và tranh minh hoạ.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lượt lời của các nhân vật, lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Mọi người cần quan tâm, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác; biết liên hệ với bản thân: cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè; bước đầu biết đọc phân vai.

2. Năng lực: Phát triển kĩ năng đọc. Giúp HS nhận thức được tình cảm của mình đối với bố mẹ và người thân trong gia đình. Bước đầu thể hiện trách nhiệm với bố mẹ và người thân bằng các việc làm cụ thể.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SGV, máy chiếu/ bảng tương tác. Tranh, ảnh các con vật: bọ rùa, rái cá.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, Vở Tập viết, Vở bài tập.

 

docx 6 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 5041
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 5, Bài 1: Bọ rùa tìm mẹ (4 tiết) - Đoàn Hoàng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT 2
Chủ điểm 3: BỐ MẸ YÊU THƯƠNG 
Tuần 5. Bài 1: BỌ RÙA TÌM MẸ ( Tiết 1 – 2) 
Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm ... 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 	
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Chia sẻ với bạn về các hình ảnh em thấy trong bức tranh, nêu được phỏng đoán của bản thân về nhân vật chính qua tên bài học, tên bài đọc và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lượt lời của các nhân vật, lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Mọi người cần quan tâm, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác; biết liên hệ với bản thân: cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè; bước đầu biết đọc phân vai.
2. Năng lực: Phát triển kĩ năng đọc. Giúp HS nhận thức được tình cảm của mình đối với bố mẹ và người thân trong gia đình. Bước đầu thể hiện trách nhiệm với bố mẹ và người thân bằng các việc làm cụ thể.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: SGV, máy chiếu/ bảng tương tác. Tranh, ảnh các con vật: bọ rùa, rái cá.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, Vở Tập viết, Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
1.Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa chủ điểm Bố mẹ yêu thương.
* Phương pháp: Trực quan, Giảng giải
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân
Lắng nghe
HS chia sẻ trong nhóm
HS quan sát
- GV giới thiệu tên chủ điểm: Bố mẹ yêu thương
- HD HS quan sát tranh, chia sẻ với bạn về các hình ảnh em thấy trong tranh và phỏng đoán nội dung câu chuyện Bọ rùa tìm mẹ. 
- GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Bọ rùa tìm mẹ. 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
2.1 Luyện đọc thành tiếng.
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện. Hiểu các từ ngữ trong bài. 
Phương pháp: Thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
HS nghe đọc
HS nghe đọc
HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp
 - GV đọc mẫu (Gợi ý: lời của nhân vật bọ rùa: giọng và thái độ lo lắng; lời của nhân vật kiến: ôn tồn, cảm thông; lời của bọ rùa mẹ: trìu mến; lời người dẫn chuyện: từ tốn, chậm rãi có thay đổi nhịp điệu, tốc độ theo diễn tiến của câu chuyện, nhấn mạnh ở những từ ngữ, câu biểu thị ý chính của bài đọc, VD: Mẹ em / rất đẹp / ạ.; Bọ rùa / lấy bút / vẽ mẹ, kiến / xem rồi / bảo, ).
 - GV hướng dẫn đọc và đọc một số từ khó do ảnh hưởng của biến thể phương ngữ, như: rùa, rất, vẽ, quay, lạc, lao, ; hướng dẫn cách ngắt nghỉ theo logic ngữ nghĩa, như Chờ / một lúc lâu //, mệt quá //, bọ rùa / ngồi phịch xuống /, khóc.; Bọ rùa/ chạy ào tới, mẹ / ôm chặt / bọ rùa / và bảo; 
- Yêu cầu HS đọc thành tiếng bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
2.2 Luyện đọc hiểu.
Mục tiêu: Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài.
Phương pháp: hỏi đáp, thảo luận, quan sát 
Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
HS giải nghĩa
HS đọc thầm
ND: Mọi người cần quan tâm, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác.
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: bọ rùa, rái cá,... 
- GV hướng dẫn đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời các câu hỏi trong SHS. 
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS. 
- HD HS nêu nội dung.
 - HS liên hệ với bản thân: cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành 
3.1. Luyện đọc lại.
Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng những câu văn dài, toàn bài
Phương pháp: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
Hình thức: Cá nhân, lớp, nhóm
- HS nhắc lại nội dung bài
- HS nghe GV đọc 
 - HS luyện đọc 
. 
- Vài HS trình bày.
- Yêu cầu HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại đoạn từ đầu đến Mẹ em rất đẹp ạ; 
- HD HS luyện đọc lời người dẫn chuyện, lời bọ rùa, lời anh kiến và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ đầu đến Mẹ em rất đẹp ạ.
- HS khá, giỏi đọc cả bài 
3.2. Luyện tập mở rộng 
Mục tiêu: Nói với bạn một việc nhà mà em đã làm 
Phương pháp: Thảo luận, trình bày
Hình thức: Cá nhân, lớp, nhóm
- HS xác định yêu cầu 
- HS đọc phân vai trong nhóm 4 
- HS đọc phân vai trước lớp 
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Giọng ai cũng hay. 
- HD HS đọc phân vai trong nhóm 4 (HS có thể đổi vai, lưu ý: HS khá giỏi đọc theo vai người dẫn chuyện; không yêu cầu đọc diễn cảm; phần lời dẫn gián tiếp “Bọ rùa bèn cầm bức vẽ, đứng bên đường. Con vật nào đi qua, nó cũng hỏi: “Có thấy mẹ em ở đâu không?”. Các con vật đều trả lời không thấy và bảo nó đứng chờ” để HS đóng vai người dẫn chuyện đọc, riêng câu trong ngoặc kép, để HS đóng vai bọ rùa đọc. Có thể cho 2 HS đọc vai người dẫn chuyện). 
- HS nghe một vài nhóm đọc phân vai trước lớp và nghe GV nhận xét kết quả
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm của bài học.
* Phương pháp: Tự học.
* Hình thức tổ chức: Cá nhân
- HS nêu lại : Mọi người cần quan tâm, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe, về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Gọi HS nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT 2
Chủ điểm 3: BỐ MẸ YÊU THƯƠNG 
Tuần 5. Bài 1: BỌ RÙA TÌM MẸ (Tiết 3 + 4)
Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm ... 
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng:
- Viết đúng kiểu chữ hoa D, Đ và câu ứng dụng. 
- Phân biệt được từ chỉ màu sắc, hình dáng, tính tình; câu kể và câu miêu tả đặc điểm (màu sắc); đặt được 1 – 2 câu miêu tả màu sắc.
- Tham gia trò chơi Tìm đường về nhà, nói được 1 – 2 câu có sử dụng từ ngữ tìm được trên đường về nhà của bọ rùa. .
2. Năng lực: Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: , SGV, máy chiếu/ bảng tương tác. Tranh, ảnh các con vật: bọ rùa, rái cá, Mẫu chữ viết hoa D, Đ. Bảng phụ ghi đoạn từ đầu đến Mẹ em rất đẹp ạ.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, Vở Tập viết, Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động của Giáo viên 
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và dẫn dắt vào tiết học.
* Phương pháp: Trò chơi
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Cả lớp chơi trò chơi Đố bạn chữ gì?
- HS đọc: D,Đ -> cá nhân, nhóm , lớp 
- Tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi Đố bạn chữ gì?
- Tổng kết trò chơi, giới thiệu chữ in hoa D,Đ.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
2.1. Viết 
Mục tiêu: Viết đúng kiểu chữ hoa D,Đ và câu ứng dụng. 
PP: quan sát, hỏi đáp
HT: cá nhân, đôi bạn, nhóm, lớp.
* Luyện viết chữ D, Đ hoa 
HS quan sát mẫu 
Chú ý lắng nghe.
- HS quan sát GV viết mẫu
- HS viết chữ D ,Đ hoa vào bảng con.
- HS viết chữ D ,Đ hoa vào VTV.
- Cho HS quan sát mẫu chữ D, Đ hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ D, Đ hoa.
- Giới thiệu cấu tạo và cách viết Chữ D, Đ 
- GV yêu cầu HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ D hoa. 
So sánh cách viết chữ D và Đ
- GV yêu cầu HS viết chữ D, Đ hoa vào bảng con. 
- HD HS tô và viết chữ D, Đ hoa vào VTV.
* Luyện viết câu ứng dụng 
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng 
- HS nghe GV nhắc lại quy trình viết 
- HS viết vào vở BT
- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng “Đi hỏi về chào.” 
- GV nhắc lại quy trình viết chữ Đ hoa và cách nối từ chữ Đ hoa sang chữ i. 
- GV viết chữ Đi. 
- HD HS viết chữ Đi và câu ứng dụng “Đi hỏi về chào.” vào VTV
2.3. Luyện viết thêm 
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao
HS viết 
- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ.
- HD HS viết chữ Đ hoa, chữ Đêm và câu thơ vào VTV
* Đánh giá bài viết 
- HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
- HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
- GV nhận xét một số bài viết.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
3.1. Luyện từ
Mục tiêu: Phân biệt được từ chỉ màu sắc, hình dáng, tính tình. PP: quan sát, hỏi đáp, trò chơi
HT: cá nhân, đôi bạn, nhóm, lớp.
- HS xác định yêu cầu 
- HS xếp từ ngữ 
- HS chơi tiếp sức
- HS tìm thêm một số từ ngữ chỉ màu sắc, hình dáng, tính tình.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3. 
- HD HS xếp từ ngữ đã cho và chia thành 3 nhóm; chia sẻ kết quả trong nhóm đôi/ nhóm nhỏ (từ chỉ màu sắc: vàng, xanh, tím; từ chỉ hình dáng: cao, tròn, vuông; từ chỉ tính tình: hiền, ngoan).
 - HD HS chơi tiếp sức viết từ ngữ chỉ màu sắc, hình dáng, tính tình. 
- GV nhận xét kết quả.
3.2Luyện câu 
Mục tiêu: Phân biệt câu kể và câu miêu tả đặc điểm (màu sắc); đặt được 1 – 2 câu miêu tả màu sắc.
PP: quan sát, thảo luận
HT: cá nhân, đôi bạn, nhóm, lớp.
* Nhận diện câu chỉ đặc điểm (chỉ màu sắc) 
- HS xác định yêu cầu của BT 4
-HS làm BT
- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn
- HS xác định yêu cầu của BT 4a, đọc các đáp án cho trước. 
- HS chia sẻ đáp án với bạn trong nhóm nhỏ và trình bày trước lớp câu chỉ màu sắc: Bông hoa cúc vàng tươi. 
* Luyện tập đặt câu chỉ đặc điểm (chỉ màu sắc)
- HS xác định yêu cầu của BT 
- HS viết vào VBT 
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4b. 
- HD HS đặt câu đề nghị theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.
- HS nghe bạn và GV nhận xét câu. 
- HS viết vào VBT 2 câu chỉ màu sắc.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
Mục tiêu: Thực hiện tốt trò chơi Tìm đường về nhà. 
PP: Trò chơi
HT: Nhóm
- HS Chia sẻ 
- HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi.
- HS nói trước lớp và chia sẻ 
- HS khá giỏi có thể viết 1 – 2 câu đã nói vào VBT 
- HS trình bày trong nhóm ,trước lớp
- Lớp nhận xét.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu: Chơi trò chơi Tìm đường về nhà. 
- HD cách thực hiện trò chơi: chia nhóm nhỏ, hoặc nhóm đôi, thi tìm, nói câu có từ ngữ tìm được trên đường bọ rùa về nhà. 
- HS thực hiện trò chơi: 
+ Thi tìm nhanh đường về nhà.
+ Thi nói câu có từ ngữ đã tìm được, VD: nói câu có từ xanh biếc, chăm chỉ, dịu dàng, chăm chỉ, v.v.. 
- Nhận xét, đánh giá.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị cho tiết sau.
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_5_bai.docx