Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 7, Bài 2: Bưu thiếp (Tiết 9+10)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Viết lời xin lỗi. Viết phiếu đọc sách (tên bài văn, tên tác giả, từ ngữ hay câu văn mà em thích, bài học rút ra từ bài văn, .) .
2.Kĩ năng: Nói, viết được lời xin lỗi. Biết chia sẻ với bạn bè về một bài thơ về gia đình mà em đã đọc. Viết được phiếu đọc sách (tên bài văn, tên tác giả, từ ngữ hay câu văn em thích, bài học rút ra từ bài văn, .) .
3.Thái độ: Yêu thích môn học, yêu thích đọc sách, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 . Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 7 CHỦ ĐIỂM 4: ÔNG BÀ YÊU QUÝ BÀI 2: BƯU THIẾP (tiết 9 - 10, SHS, tr.64 - 65) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: Viết lời xin lỗi. Viết phiếu đọc sách (tên bài văn, tên tác giả, từ ngữ hay câu văn mà em thích, bài học rút ra từ bài văn, .) . 2.Kĩ năng: Nói, viết được lời xin lỗi. Biết chia sẻ với bạn bè về một bài thơ về gia đình mà em đã đọc. Viết được phiếu đọc sách (tên bài văn, tên tác giả, từ ngữ hay câu văn em thích, bài học rút ra từ bài văn, .) . 3.Thái độ: Yêu thích môn học, yêu thích đọc sách, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết. 5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV. + Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). 2.Học sinh: Sách, vở, vở bài tập, bảng con, III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 9: NÓI, VIẾT LỜI XIN LỖI TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Quan sát tranh và đọc lời các nhân vậ trong tranh. Mục tiêu: Giúp học sinh quan sát và đọc lại lời nói theo cảm xúc của từng nhân vật trong tranh. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận về bức tranh theo nhóm đôi. Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và đọc lời nhân vật trong nhóm đôi. Giáo viên đưa ra câu hỏi giúp học sinh biết khi nói lời xin lỗi thì phải em cần chú ý thể hiện cảm xúc qua (giọng, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, ) -Em nhận xét gì về cách bạn nhỏ nói lời xin lỗi ? -Giáo viên nhận xét –GD: Học sinh quan sát và đọc lại lời nói theo cảm xúc của từng nhân vật trong tranh rất tốt. Bài tập 6a/41: Đọc lời nói các nhân vật trong tranh. -Khi nói lời xin lỗi, giọng nói của bạn nhẹ nhàng nhưng rõ ràng. Nét mặt của bạn thể hiện sự hối lỗi, ánh mắt bạn thiết tha, lưng bạn hơi cúi xuống, hai tay cánh tay khoanh lại, hai bàn tay đan vào nhau. Hoạt động 2: Đóng vai để nói và đáp lời xin lỗi trong từng trường hợp: Mục tiêu: Giúp học sinh nói, viết được 2-3 câu xin lỗi trong các trường hợp. Biết khắc phục phần nào lỗi lầm mà em gây ra. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, đặt câu hỏi gởi ý để học sinh thảo luận. Giáo viên cho học sinh sắm vai để nói và đáp lời xin lỗi trong từng trường hợp. -Trong lúc đùa nghịch, em làm một bạn bị ngã thì em cần nói gì và có hành động gì để khắc phục lỗi mà em gây ra cho bạn? -Em lỡ tay làm đổ ấm pha trà của ông bà thì em cần nói gì và có hành động gì để khắc phục lỗi mà em gây ra? -Giáo viên nhận xét –GD: Học sinh biết nói và đáp lời xin lỗi, biết đưa ra giải pháp khắc phục lỗi rất tốt. Bài tập 6b/65: Cùng bạn đóng vai, nói và đáp lời xin lỗi trong từng trường hợp sau: -Trong lúc đùa nghịch, em làm một bạn bị ngã thì em sẽ chạy đến bên bạn ấy và nói lời xin lỗi : “ Ôi, chắc bạn đau lắm phải không? Mình xin lỗi bạn. Nhà mình gần đây, để mình đỡ bạn đến nhà mình rồi mình bôi thuốc cho bạn nhé !” -Khi em lỡ tay làm đổ ấm pha trà của ông bà thì em cần khoanh tay, cúi đầu nhận lỗi : “ Ôi,cháu thật sơ ý quá! Cháu xin lỗi bà. Cháu sẽ lấy khăn lau chỗ ướt này và rửa lại ấm trà cho bà nhé ! ” -Học sinh thảo luận nhóm đôi, phân vai bạn, bà, để nói và đáp lời xin lỗi phù hợp với mỗi tình huống. -Học sinh nói và đáp theo tình huống b trước lớp. -Nghe bạn và giáo viên nhận xét. c. Viết lời xin lỗi em vừa nói ở bài tập b. - Ôi, chắc bạn đau lắm phải không? Mình xin lỗi bạn. Nhà mình gần đây, để mình đỡ bạn đến nhà mình rồi mình bôi thuốc cho bạn nhé ! - Ôi, cháu thật sơ ý quá! Cháu xin lỗi bà. Cháu sẽ lấy khăn lau chỗ ướt này và rửa lại ấm trà cho bà nhé ! TIẾT 10: ĐỌC MỘT BÀI THƠ VỀ GIA ĐÌNH Hoạt động 1: Chia sẻ một bài thơ về gia đình và viết phiếu đọc sách (tên bài thơ, tên tác giả, hình ảnh mà em thích, bài học rút ra từ bài thơ, .). Mục tiêu: Giúp học sinh biết chia sẻ với bạn bè về một bài thơ mà mình đã đọc và viết được phiếu đọc sách (tên bài thơ, tên tác giả, hình ảnh mà em thích, bài học rút ra từ bài thơ, .). Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài và cho học sinh thảo luận, chia sẻ trong nhóm sau đó hướng dẫn học sinh viết phiếu đọc sách. -Giáo viên nhận xét –GD: Học sinh chia sẻ bài thơ mình đã đọc cho bạn rất tốt, các em viết vào phiếu đọc sách rõ ràng và chính xác . Bài tập 1/65: Đọc một bài thơ về gia đình: a. Chia sẻ về bài thơ đã đọc. Bạn Ánh chia sẻ cho bạn Mỹ: -Mình đã đọc bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”. Đây là bài thơ của tác giả Đặng Hiển trích trong sách Tiếng Việt 3 tập 1 bộ cũ. . -Mình thích hình ảnh “Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà.” -Qua bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”, mình nhận thấy rằng tình cảm gia đình ruột thịt là rất thiêng liêng. Dù có xa nhau nhưng lúc nào cũng nhớ về nhau và khi được sum họp bên nhau thì cảm thấy rất ấm áp và hạnh phúc . Bạn Mỹ cũng chia sẻ cho bạn Ánh: -Mình cũng đã đọc bài “Thương ông”. Đây là một bài thơ của tác giả Tú Mỡ trong sách Tiếng Việt 2 tập 1 bộ cũ. . -Mình thích hình ảnh “-Ông vịn vai cháu Cháu đỡ ông lên.” -Qua bài thơ “Thương ông” mình nhận thấy ngoài tình cảm của bố mẹ dành cho mình ra thì ông bà của mình cũng rất yêu thương mình. Do đó mình phải biết hiếu thảo, kính trọng và biết quan tâm chăm sóc ông bà của mình. . b. Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ. Số thứ tự Tên bài văn Tên tác giả Hình ảnh mà em thích 1 2 .. Mẹ vắng nhà ngày bão Thương ông Đặng Hiển Tú Mỡ Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà. -Ông vịn vai cháu Cháu đỡ ông lên. Hoạt động 2: Chia sẻ bưu thiếp tặng người thân. Mục tiêu: Giúp học sinh thực hành viết bưu thiếp tặng người thân. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, đặt câu hỏi gởi ý để học sinh thảo luận. - Em viết bưu thiếp để làm gì? -Với mục đích viết bưu thiếp mà em vừa nêu thì em sẽ viết những điều gì trong bưu thiếp? -Giáo viên nhận xét –GD: Học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập. Bạn Mai chia sẻ với bạn Nga: -Mình viết bưu thiếp để chúc mừng sinh nhật bà nội của mình. Mình sẽ viết lời chúc mừng sinh nhật cho bà và chúc bà luôn khỏe mạnh, sống vui vẻ, hạnh phúc bên con cháu. 20/12/2021 Nhân dịp sinh nhật lần thứ 70 của bà nội ngày 27/12, cháu xin chúc mừng sinh nội, kính chúc nội luôn khỏe mạnh, sống vui vẻ, hạnh phúc bên con cháu. Cháu nội của bà Ngọc Mai Người nhận : Bà Đỗ Thị Tư Xóm 4, xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre Bạn Nga cũng chia sẻ với bạn Mai: -Mình viết bưu thiếp để báo tin cho cô hai của mình. Mình báo tin cho cô rằng ông bà nội đã về sống chung với gia đình mình và nói cô hai hãy yên tâm làm việc, mình chúc cô thành công trong mọi việc. 20/2/2022 Cô hai kính mến, Ông bà nội đã về sống chung với gia đình cháu. Cô hai hãy yên tâm làm việc nhé. Cháu xin kính chúc cô hai thành công trong mọi việc. Cháu của cô hai Thanh Nga Người nhận : Cô Phan Thị Lý 51 phố Quán Sứ, Hà Nội V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_7_bai.docx